SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với biểu tượng số lượng, con số và phép đếm ở trường mầm non

Tôi nghiên cứu đề tài xây dựng một số biện pháp hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm cho trẻ nhằm mục đích nâng cao hiệu quả giáo dục, phát triển ở trẻ khả năng nhận biết, trẻ biết đếm đến 10, so sánh, thêm bớt, tách gộp 1 nhóm trong phạm vi 10, nhận biết các chữ số từ 1 đến 10. Nghiên cứu quá trình hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, từ đó tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5- 6 tuổi học lập số môn làm quen với toán.
doc 30 trang skmamnonhay 13/05/2024 1151
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với biểu tượng số lượng, con số và phép đếm ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với biểu tượng số lượng, con số và phép đếm ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với biểu tượng số lượng, con số và phép đếm ở trường mầm non
 Biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen biểu tượng số lượng, con số và phép đếm
 MỤC LỤC
TT NỘI DUNG Trang
 A/ PHẦN MỞ ĐẦU 2
 I/ Lý do chọn đề tài 2
II/ Mục đích nghiên cứu 3
 B/ PHẦN NỘI DUNG 4
 I/ Cơ sở lý luận 4
II/ Cơ sở thực tiễn 5
III/ Thực trạng 6
 1/ Những thuận lợi và khó khăn 6
 2/ Điều tra thực trạng 7
IV/ Những biện pháp giải quyết 8
 1/ Biện pháp 1: Tạo môi trường toán học cho trẻ 8
 2/ Biện pháp 2: Sáng tạo, linh hoạt, thay đổi hình thức trong 11
 việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ.
 3/ Biện pháp 3: Phát huy tính tích cực cho trẻ 18
 4/ Biện pháp 4: Sáng tạo một số trò chơi nhằm ôn luyện, củng 19
 cố kiến thức cho trẻ.
 5/ Biện pháp 5: Sử dụng phiếu học tập trong quá trình dạy học 23
V/ Kết quả đạt được 24
 1/ Về phía giáo viên 24
 2/ Về phía học sinh 24
VI/ Bài học kinh nghiệm 26
 C/ PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 27
 I/ Kết luận 27
II/ Kiến nghị 28
 1/ Với phòng Giáo dục và Đào tạo 28
 2/ Với nhà trường 28
 3/ Với giáo viên 28
 D/ TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
 1 Biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen biểu tượng số lượng, con số và phép đếm
đẩy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-
6 tuổi làm quen với biểu tượng số lượng, con số và phép đếm ở trường mầm 
non”.
 II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 Tôi nghiên cứu đề tài xây dựng một số biện pháp hình thành biểu tượng 
về số lượng, con số và phép đếm cho trẻ nhằm mục đích nâng cao hiệu quả giáo 
dục, phát triển ở trẻ khả năng nhận biết, trẻ biết đếm đến 10, so sánh, thêm bớt, 
tách gộp 1 nhóm trong phạm vi 10, nhận biết các chữ số từ 1 đến 10. Nghiên cứu 
quá trình hình thành biểu tượng về số lượng, con số và phép đếm cho trẻ mẫu 
giáo 5 – 6 tuổi, từ đó tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5- 6 tuổi học 
lập số môn làm quen với toán.
 3 Biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen biểu tượng số lượng, con số và phép đếm
quen với các con số có tác dụng phát triển tư duy trìu tượng cho trẻ, phát triển 
khả năng trừu suất số lượng khỏi những vật cụ thể, dậy trẻ thao tác với các ký 
hiệu con số. Như vậy, cần tiếp tục phát triển biểu tượng về tập hợp cho trẻ mẫu 
giáo 5-6 tuổi, bước đầu cho trẻ làm quen với một số phép tính trên tập hợp, điều 
đó tạo cơ sở cho trẻ học các phép tính đại số sau này ở trường phổ thông. Tiếp 
tục dạy trẻ phép đếm trong phạm vi 10, trẻ lớn không chỉ đếm từng vật riêng lẻ, 
mà còn đếm từng nhóm vật. Nhờ vậy mà tư duy của trẻ tiếp tục được phát triển, 
giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn khái niệm đơn vị, tạo tiền đề cho trẻ hiểu bản chất của 
các phép tính đại số mà trẻ sẽ học ở trường phổ thông.
 Việc cho trẻ làm quen với biểu tượng số lượng nhằm giúp trẻ thấy được 
sự phong phú, đa dạng về vẻ đẹp của thế giới đồ vật xung quanh trẻ, là phương 
tiện giúp trẻ định hướng rõ ràng hơn, hình thành ở trẻ hoạt động đếm, so sánh số 
lượng các nhóm đối tượng.
 II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN
 Như chúng ta đã biết để đạt được biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ thì 
chúng ta phải biết xây dựng cho trẻ một hệ thống các khái niệm về kiến thức 
toán học cơ bản, ban đầu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ trực quan 
đến trừu tượng Đồng thời phải chỉ ra mối quan hệ tương ứng kiến thức nhằm 
giúp trẻ hiểu và có khả năng vận dụng kiến thức của trẻ phải được diễn ra thông 
qua các hoạt động chơi hoặc các hoạt động mang tính chất vui chơi. Là người 
giáo viên mầm non, ngoài việc quan tâm và nhiệt tình chăm sóc giáo dục trẻ, tôi 
còn dành thời gian nghiên cứu học hỏi để có những sáng tạo riêng cho bộ môn 
toán. Tôi thấy việc đổi mới giáo dục “làm quen với toán”(LQVT) cũng đã có 
định hướng đổi mới hình thức thực hiện trên cơ sở khoa học, đảm bảo tính đặc 
thù của hoạt động toán sơ đẳng. Với yêu cầu nâng cao kỹ thuật thực hành giúp 
trẻ cảm nhận toán một cách thoải mái, đồng thời tạo cho trẻ có kỹ năng kiến 
thức phong phú về toán.
 Qua quá trình dạy trẻ hoạt động LQVT, tôi nhận thấy trẻ thích được hoạt 
động với toán chưa cao, các kỹ năng còn gò ép nên trẻ hoạt động với toán chưa 
hứng thú, chưa thể hiện hết khả năng về toán của mình. Việc dạy trẻ làm quen 
với số lượng còn mang tính chung chung, nội dung giữa các tiết học còn lẫn lộn, 
nhiều giáo viên còn chưa phân biệt được mỗi loại tiết cần thực hiện từng phần ra 
sao, còn chưa chú trọng đến kiến thức mình cần truyền đạt thậm chí còn truyền 
đạt sai kiến thức cơ bản, vì thực tiễn giáo dục mầm non đã làm nảy sinh các mâu 
thuẫn. Chính vì lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao 
 5 Biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen biểu tượng số lượng, con số và phép đếm
biệt trẻ bị thiếu hụt kiến thức rất nhiều. Đây cũng là một trong những khó khăn 
khi giáo viên truyền thụ kiến thức cho trẻ. Đặc biệt là môn toán, kiến thức theo 
chương trình có sự liên quan, có trình tự từ dễ đến khó.
-Về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động làm quen với toán chưa đầy đủ.
- Tôi rất quan tâm đến việc dạy toán cho các cháu, soạn bài đầy trước khi lên 
lớp, trên lớp tôi dạy đúng thời gian biểu, không cắt xén giờ dạy, các bài được 
dạy đúng theo kế hoạch chuyên môn, có đồ dùng trực quan. Tôi dạy theo đúng 
phương pháp bộ môn. Qua khảo sát cho thấy kết quả: Các cháu chưa tập trung 
học, nhất là việc diễn đạt các nội dung kiến thức rất kém.
 2. Điều tra thực trạng 
 Đầu năm học, tôi được Ban giám hiệu phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo 
lớn 1. Khi nhận lớp tôi đã bắt đầu đi vào tìm hiểu và nhận thấy khả năng hứng 
thú và tính tích cực của trẻ chưa được phát huy và kết quả trẻ nắm kiến thức còn 
thấp. Tôi tiến hành khảo sát 100% số trẻ trong lớp (42 cháu). Qua khảo sát trên 
tôi thấy số trẻ nắm được kiến thức và kỹ năng tham gia hoạt động còn thấp, khả 
năng nhận biết số lượng, so sánh thêm bớt và chia nhóm đối tượng của trẻ chưa 
đạt kết quả cao, trẻ hoạt động chưa tích cực, tự tin.
 Qua thực tế trên lớp, trao đổi với phụ huynh, trao đổi, thảo luận giữa các 
đồng nghiệp và dùng phiếu đánh giá dựa trên các chỉ số tôi nhận thấy: Nhiều 
học sinh còn yếu các kỹ năng cơ bản: kỹ năng đếm, kỹ năng thêm bớt, so sánh, 
kỹ năng phân nhóm
 Kết quả khảo sát đầu năm:
 Khảo sát trẻ thực hành về số Trước thực nghiệm
 Số trẻ
 lượng, con số, phép đếm Tốt Khá T.B Yếu
 Đếm đúng số lượng 42 9 19 12 2
 So sánh, thêm bớt 42 8 15 15 4
 Chia nhóm đối tượng 42 9 10 21 2
 Mức độ chung 100% 21% 35% 38% 6%
 Thực tế đó chính là điều tôi suy nghĩ. Làm thế nào để đưa trẻ vào hoạt 
động với toán một cách tự nguyện và hứng thú, nắm vững các kiến thức và kỹ 
năng thực hành? 
 7 Biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen biểu tượng số lượng, con số và phép đếm
 Ảnh: Giờ hoạt động góc
 Một môi trường học tập tốt có hiệu quả là môt trường gây hứng thú cho 
trẻ, phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo cho trẻ. Chính vì vậy tôi luôn cố 
gắng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn trang trí xung quanh lớp. Ví dụ cắt 
những chú thỏ bằng mút gián lên tường, vẽ các bức tranh con vât, phương tiện 
giao thông, treo những chiếc vòng nhiều màu sắc..v..v.. nói chung trang trí theo 
chủ đề, cho trẻ đếm và có thể học các môn khác.
 Chúng ta biết rằng trẻ nhỏ luôn yêu thích các đẹp, trí tưởng tượng của trẻ 
là vô cùng phong phú do vậy môi trường học tập xung quanh trẻ là một yếu tố 
cực kỳ quan trọng kích thích đứa trẻ tư duy và sáng tạo. Ta cần tạo cho trẻ một 
tâm lý thật thoải mái, coi lớp học như ngôi nhà thân yêu của mình và trong ngôi 
nhà đó trẻ được tham gia dọn dẹp, trang trí, sáng tạo theo ý mình.chính vì vậy 
tôi dã khuyến khích trẻ sưu tầm đồ chơi, tranh ảnh để trang trí lớp học theo chủ 
đề.
 Tôi xây dựng góc toán phong phú, nhiều chủng loại sắp xếp bố trí đồ chơi 
gọn gàng, đồ chơi luôn để ở tư thế “mở’’ để kích thích trẻ hứng thú hoạt động, 
đồ dùng đồ chơi phải đảm bảo thuận tiện cho thao tác sử dụng,được xắp xếp sao 
cho dễ lấy, dễ cất và đặc biệt có thể sử dụng vào các môn học và các hoạt động 
khác. Góc toán phải được bố trí thật nổi, thật đẹp mắt, vừa đảm bảo tính thẩm 
mỹ, lại vừa đảm bảo tính chính xác. Các đồ dùng đồ chơi trong góc toán được 
phân chia thành từng “mảng” riêng biệt.
 9 Biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen biểu tượng số lượng, con số và phép đếm
 Thông thường thì những hành động thoải mái và có tính khám phá đối với 
trẻ sẽ không đảm bảo cho việc học và việc nhận thức sâu các khái niệm. Ta phải 
tạo điều kiện thuận lợi để tạo môi trường, khuyến khích môi trường tư duy toán 
học ta cần nhận thức được điều gì trẻ muốn học. John Holt đã nói “Khi chúng ta 
kích thích sự khát khao khám phá, để nhận thức cái mới của trẻ và dành được 
quyền kiểm soát nó, không cố gắng bắt buộc trẻ phải nhanh hơn và hơn nữa khi 
trẻ đã sẵn sàng thì cả thầy và trò đều cảm thấy thoải mái và tạo được nhiều tiến 
bộ”.
 2/ Biện pháp 2: Sáng tạo, linh hoạt, thay đổi hình thức trong việc hình 
thành các biểu tượng toán học cho trẻ.
 Trẻ nhỏ không học các khái niệm toán học bằng cách học vẹt hay bằng 
các quy tắc. Trẻ được khuyến khích trong quá trình học, biết tìm kiếm các chuẩn 
mực. Giải quyết các vấn đề nếu chỉ đơn thuần dạy trẻ đếm, so sánh, thêm bớt, 
chia nhóm theo hình thức thông thường, một số tiết học về số lượng nội dung 
lặp đi lặp lại như thế sẽ rất nhàm chán và đơn điệu, cứng nhắc, sự hứng thú của 
trẻ sẽ giảm đi. Do vậy, ta cần có sự linh hoạt thay đổi các hình thức tiết học để trẻ 
học không nhàm chán.
 2.1. Gây hứng thú cho trẻ ở phần giới thiệu bài
 Trong tiết học toán, việc sử dụng lời nói đầu, dẫn dắt vào bài mới lạ, gây 
ấn tượng, thì mới thu hút sự chú ý của trẻ, làm cho trẻ hứng thú, tinh thần thoải 
mái khi học.
Ví dụ: Khi dạy trẻ biết tạo nhóm có 6 đối tượng, nhận biết chữ số 6 ở chủ đề 
“bản thân”.Tôi đã nghĩ ra chủ đề xuyên suốt giờ học đó là “sinh nhật búp bê tròn 
6 tuổi”. Mở đầu tiết dạy trong tiếng nhạc “chúc mừng sinh nhật” các cháu được 
lên đốt nến và thổi nến, nói những lời chúc mừng sinh nhật có ý nhĩa, trẻ được 
đếm số nến, tặng quà cho búp bê. Sau đó trẻ sẽ được bày cỗ sinh nhật búp bê. 
Như vậy trẻ rất thích thú. Việc đặt ra các tình huống có vấn đề để cô và trẻ cùng 
giải quyết sẽ gây cho trẻ được sự tò mò và thích thú.
 2.2. Chọn chủ đề và dạy tích hợp theo chủ đề
 Quá trình tổ chức tiết học cần phải lồng ghép chủ điểm một cách xuyên 
suốt từ phần vào bài đến phần kết thúc giữa các nội dung trong bài cần có sự 
chuyển tiếp, lồng chủ đề một cách nhẹ nhàng, hoặc bằng những câu chuyện hấp 
dẫn lôi cuốn trẻ, giúp trẻ tiếp thu kiến một cách tự nhiên.
 Ví dụ: Dạy bài về số lượng, thêm bớt trong phạm vi 6 trong chủ đề “Gia 
đình” chẳng hạn. Tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện “Nhổ củ cải” bằng mô hình rối 
dẹt tôi đã thay thế 3 nhân vật là các bạn nhỏ trong lớp. Vừa kể cô vừa mời các 
 11

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cho_tre_mau_giao_5.doc