SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen chữ cái trong trường mầm non

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội loài người. Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể hiểu được nhau. Và ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu để trẻ em có thể bày tỏ nguyện vọng của mình để người lớn có thể chăm sóc, điều khiển, giáo dục trẻ vì thế ngôn ngữ là một điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động, đặc biệt là trong hoạt động hình thành nhân cách trẻ.
Công cụ để phát triển tư duy, trí tuệ chính là ngôn ngữ. Vì vậy ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển của tâm lí trẻ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Phát triển ngôn ngữ nhằm rèn luyện, phát triển các kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết. Đó là các kỹ năng cần thiết để giao tiếp với mọi người xung quanh và cũng là kỹ năng ban đầu cần phải trang bị cho trẻ trước khi vào lớp 1. Hoạt động làm quen với chữ cái giúp trẻ bước đầu nhận biết 29 chữ cái Tiếng Việt. Từ đó phát triển ở trẻ khả năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp để trẻ nhận biết, phân biệt và phát âm đựơc chuẩn 29 chữ cái trong tiếng Việt… Ngôn ngữ phát triển khi trẻ đã thuộc và phát âm chuẩn, nhận biết đặc điểm của các chữ cái thì trẻ sẽ dễ dàng làm quen với cách tô và sao chép chữ để chuẩn bị cho việc tập viết chữ khi bước vào lớp 1.
docx 10 trang skmamnonhay 02/12/2024 250
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen chữ cái trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen chữ cái trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen chữ cái trong trường mầm non
 + Đối tượng“Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 
tuổi làm quen chữ cái trong trường mầm non” 
 + Phạm vi: Trẻ 5 – 6 tuổi đang theo học tại Trường mầm non , năm học 2019 – 
2020.
4. Phương pháp nghiên cứu:
 + Phương pháp quan sát. + Phương pháp đánh giá- tổng hợp.
 + Phương pháp thực hành. + Phương pháp đàm thoại.
 + Phương pháp trao đổi với phụ huynh.
5: Kế hoạch nghiên cứu:
- Biện pháp này được thực hiện từ tháng 09/2019 đến nay.
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Nội dung lý luận.
 Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội loài người. Nhờ 
có ngôn ngữ mà con người có thể hiểu được nhau. Và ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu 
để trẻ em có thể bày tỏ nguyện vọng của mình để người lớn có thể chăm sóc, điều 
khiển, giáo dục trẻ vì thế ngôn ngữ là một điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào 
mọi hoạt động, đặc biệt là trong hoạt động hình thành nhân cách trẻ.
 Công cụ để phát triển tư duy, trí tuệ chính là ngôn ngữ. Vì vậy ngôn ngữ giữ vai 
trò quyết định sự phát triển của tâm lí trẻ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là 
một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Phát triển ngôn ngữ nhằm rèn luyện, phát triển các 
kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết. Đó là các kỹ năng cần thiết để giao tiếp với mọi 
người xung quanh và cũng là kỹ năng ban đầu cần phải trang bị cho trẻ trước khi vào 
lớp 1. Hoạt động làm quen với chữ cái giúp trẻ bước đầu nhận biết 29 chữ cái Tiếng 
Việt. Từ đó phát triển ở trẻ khả năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp để trẻ nhận 
biết, phân biệt và phát âm đựơc chuẩn 29 chữ cái trong tiếng Việt Ngôn ngữ phát 
triển khi trẻ đã thuộc và phát âm chuẩn, nhận biết đặc điểm của các chữ cái thì trẻ sẽ 
dễ dàng làm quen với cách tô và sao chép chữ để chuẩn bị cho việc tập viết chữ khi 
bước vào lớp 1.
2. Thực trạng vấn đề.
Trước khi thực hiện tôi đã tiến hành khảo sát 41 trẻ của lớp và thu được kết quả 
như sau:
 TT Nội dung Đạt Chưa đạt
 1 Kỹ năng phát âm chuẩn 32=78% 9=22%
 2 /10 Như chúng ta đã biết, với trẻ mầm non lớp học chính là ngôi nhà thứ hai của trẻ. 
Khi đến lớp phản xạ tự nhiên của trẻ là nhìn xung quanh xem có những gì đặc biệt, 
có gì mới lạ, có đẹp không? Chính vì vậy, môi trường giáo dục trong lớp có tác 
dụng tốt đến quá trình giáo dục trẻ. Để trẻ được làm quen với chữ cái ở mọi góc 
trong lớp tôi luôn cố gắng tạo môi trường chữ viết thật đẹp và thể hiện được những 
mẫu chữ cho trẻ làm quen, phát âm để cuốn hút trẻ. 
 • Góc học tập: 
 Với trẻ mẫu giáo thì những gì đẹp mắt, mới lạ, hấp dẫn là gây được sự chú
ý của trẻ. Vì thế tôi chọn vị trí của góc chính giữa đúng trung tâm của lớp, chỗ
trẻ dễ quan sát nhất. 
 Trong góc học tập tôi dán chữ “Bé học chữ cái”, ở đó tôi tạo những mảng mở 
cho trẻ hoạt động như: Tìm chữ cái bé đã học, các kiểu chữ cái (Chữ viết thường, 
in thường, in hoa), in và tô màu chữ, xếp theo chữ mẫu, bé tìm chữ theo yêu cầu, 
bé tập ghép từ, bù chữ còn thiếu...Cho trẻ tìm chữ còn thiếu trong từ, sau đó nối 
với từ dưới các hình ảnh có sẵn hoặc nối chữ cái theo yêu cầu có trong từ dưới hình 
ảnh có sẵn với các chữ cái in đậm.Ngoài ra, tôi còn chuẩn bị những chiếc hộp đựng 
hột hạt có dán chữ (tên hột hạt như hạt ngô, hạt gấc), bảng con để cho trẻ sử dụng 
hột hạt xếp chữ cái đã học. Không chỉ có vậy, tôi còn in các bài thơ, bài ca dao, 
đồng dao rồi dán vào bìa lịch để cho trẻ tìm và gạch chân những chữ cái đã học 
trong đó. Trước khi cho trẻ tìm tôi hướng dẫn trẻ để không bỏ sót chữ nào, trẻ phải 
tìm lần lượt từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. Việc tạo môi trường chữ trong 
góc học tập đã giúp trẻ được rèn luyện các kỹ năng tô, xếp, in, đồ chữ,Qua đó giúp 
trẻ nhớ được mặt chữ, phát âm chính xác. Không chỉ ở góc học tập, ở các góc khác, 
các bảng biểu hay đồ dùng được trang bị tôi đều dán chữ để trẻ dễ dàng quan sát 
các chữ cái đã học.
 • Góc xây dựng: 
Tôi sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp, mỗi loại tôi đều in tên gọi
và gắn bên cạnh, tôi hướng dẫn trẻ cách đọc từ, trẻ ghi nhớ. Sau khi trẻ đã chơi
xong phải cất đồ chơi đúng theo tên gọi của nó như: Đèn giao thông, ô tô
*Tạo môi trường chữ ngoài lớp học:
 Trẻ đến trường ngoài những hoạt động với môi trường trong lớp, trẻ còn 
được hoạt động với môi trường bên ngoài như: Góc thiên nhiên, khu vực để đồ 
dùng cá nhân của trẻ, sân trường. Đây là nơi trẻ thường xuyên hoạt động nên có tác 
 4 /10 3.3. Biện pháp 3: Tích hợp làm quen chữ cái vào hoạt động khác.
Như chúng ta đã biết, trẻ nhỏ dễ nhớ nhưng lại mau quên. Vì vậy cô giáo luôn phải 
tạo ra được những tình huống hợp lý nhằm giúp trẻ đựơc ôn luyện một cách 
thường xuyên. Một trong những tình huống cô có thể tạo ra một cách tự nhiên và 
đạt hiệu quả là lồng ghép chữ cái vào các hoạt động khác.
* Hoạt động giáo dục âm nhạc: Tôi không chỉ dạy trẻ hát đúng nhạc, rõ lời mà 
còn chú ý rèn cho trẻ phát âm chuẩn.
* Hoạt động làm quen với toán: Tôi cho trẻ hoạt động dưới dạng trò chơi giúp 
cho trẻ luyện các chữ mà trẻ đã học.
* Hoạt động phát triển vận động: Ôn chữ i, t, c, l, n, m.
 • Trò chơi: “Bật qua 4 -5 vòng” ôn chữ l, n, m 
+ Luật chơi: Trẻ nhảy bật qua vòng và đọc chữ cái trong vòng
+ Cách chơi: Cho 3 đội thi đua nhau xem đội nào bật qua vòng liên tục. Vừa bật, 
vừa đọc được các chữ cái trong vòng l, n, m.
* Hoạt động làm quen văn học: Lồng ghép các trò chơi, bài hát để luyện phát âm 
l, n, m - b, d, đ. 
Ví dụ: Luyện phát âm l, n, m qua các bài thơ
* Giờ hoạt động góc: Các góc chơi đều có môi trường chữ cho trẻ tự tìm hiểu như 
làm các bài tập gắn, đính, viết và gài chữ theo mẫu, in đồ chữ v.v
* Giờ hoạt động ngoài trời: Tôi thường tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian 
có đọc đồng dao như trò chơi “Rồng rắn lên mây” trong lúc đọc các từ “Rồng rắn, 
lúc lắc” trẻ phải uốn cong lưỡi lên vì có chữ “l và r”. Qua đó trẻ sẽ phát âm 
chuẩn hơn. Hoặc chơi trò chơi “Bật qua các ô”bật vào ô nào thì đọc to chữ cái 
trong ô đó lên. Hoặc giờ hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ xếp sỏi, hột, hạt thành các 
chữ, xếp chữ từ lá cây, hay chơi xếp chữ theo tổ, nhóm, viết bằng phấn trên sân.
 * Giờ vệ sinh - ăn trưa - ngủ trưa: Khi trẻ vệ sinh rửa tay cho trẻ ngồi bàn đọc 
các bài vè hoặc đồng dao để trẻ luyện cách đọc các chữ cái. Ăn trưa xong trước khi ngủ 
trẻ được đọc sách, truyện có các hình ảnh và chữ kèm theo ở góc thư viện.
 * Giờ hoạt động chiều: Cho trẻ chơi các trò chơi với chữ cái để ôn luyện 
củng cố như đố chữ, in chữ, cắt chữ trong sách báo làm albumNhờ việc làm 
quen với chữ cái mọi lúc mọi nơi như vậy giúp trẻ được củng cố nhận biết, phát âm 
chữ cái, trẻ nhớ lâu hơn, việc làm quen chữ cái đạt hiệu quả cao.
3.4. Biện pháp 4: Thiết kế, sưu tầm một số trò chơi chữ cái.
 6 /10 chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà trường. Tôi trao đổi với phụ huynh về kiến 
thức, sự cần thiết của việc phát triển ngôn ngữ đặc biệt là làm quen với chữ cái. Tôi 
đề nghị các bậc phụ huynh cần quan tâm tìm hiểu cách giáo dục ở trường để tìm ra 
phương pháp hiệu quả kết hợp cùng nhà trường chăm sóc giáo dục trẻ.Lên kế 
hoạch, thông báo chương trình dạy trẻ, ghi rõ nội dung dạy vào bảng tuyên truyền 
ngoài cửa lớp để phụ huynh theo dõi, kiểm tra kiến thức cho các con ở nhà. Tôi 
thường xuyên trao đổi với phụ huynh qua giờ đón và trả trẻ về vấn đề học chữ và 
tô chữ của trẻ trong chương trình của lớp để phụ huynh nắm được để rèn thêm cho 
trẻ ở nhà về nhận biết chữ, cách cầm bút, cách tô, cách phát âm, cách nói mạch lạc 
đồng thời sửa ngọng cho những trẻ còn ngọng. Từ việc tuyên truyền, phối kết hợp 
tốt với phụ huynh nên đa số phụ huynh của lớp đã hiểu và nắm được tầm quan 
trọng của việc dạy trẻ làm quen chữ cái. Phụ huynh đã quan tâm nhiều tới con 
mình như xem kế hoạch hoạt động học, trao đổi với cô xem cháu nhận biết, phát 
âm chữ cái, kỹ năng cầm bút, mở vở có tốt không, đã mạnh dạn tự tin chưa, dạo 
này cháu có chú ý học bài không và cùng cô giáo rèn trẻ phát huy tiến bộ ngày 
càng càng cao hơn. Do vậy đã nâng cao được chất lượng trong hoạt động làm quen 
chữ cái giúp trẻ nhận biết đúng 29 chữ cái, biết phát âm đúng, biết cách cầm bút, tô 
chính xác.
 III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
 1. Kết luận.
Qua thời gian áp dụng “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 
tuổi làm quen chữ cái trong trường mầm non”, bản thân tôi rút ra bài học kinh 
nghiệm sau:
 Tạo môi trường học tập phong phú hấp dẫn, làm đồ dùng đồ chơi tự tạo sinh 
động, hấp dẫn, luôn luôn làm mới các góc theo chủ đề, sự kiện. 
 Giáo viên tích cực thiết kế, sưu tầm các trò chơi sáng tạo, mới lạ phù hợp.
 Giáo viên phải tận tâm, tận lực với nghề luôn luôn học hỏi sáng tạo thay đổi 
hình thức hoạt động sao cho thật linh hoạt, phong phú, hấp dẫn và phù hợp với 
điều kiện thực tế của lớp. Phải có kế hoạch cụ thể cho từng thời gian, từng cá nhân 
trẻ, phải theo dõi đánh giá kết quả để có sự điều chỉnh cho phù hợp. Phải tạo cơ hội 
cho trẻ được giao tiếp nhiều trải nghiệm kiến thức của mình ở mọi lúc mọi nơi và 
trong mọi hoạt động.
 8 /10 PHỤ LỤC:
 • Biện pháp 1: Môi trường trong lớp học
 Góc ngôn ngữ Góc học tập Góc xây dựng
 • Biện Pháp 2:Gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động làm quen chữ cái
 Hình ảnh: Gây hứng thú cho trẻ trong tiết dậy chữ cái
 • Biện pháp 4: Thiết kế,sưu tầm một số trò chơi chữ cái
 Hình ảnh: Các trò chơi về chữ cái
 10 /10

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cho_tre_mau_giao_5.docx