SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A3 Trường mầm non Tân Liễu làm quen với tác phẩm văn học

Trẻ mầm non thì thơ ca, chuyện kể là món ăn tinh thần không thể thiếu và là một trong những cách thức nhận biết thế giới một cách hấp dẫn với trẻ. Vì thế từ lâu văn học đã được sử dụng như một trong những phương tiện giáo dục hữu ích nhằm mở rộng sự hiểu biết về thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, giáo dục đạo đức và bồi đắp xúc cảm thẩm mỹ cho trẻ. Vậy phải làm thế nào và có những biện pháp thiết thực gì để có thể nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen văn học một cách có hiệu quả nhất trong khi đặc điểm của trẻ mầm non là “ Học bằng chơi, chơi mà học và dễ nhớ mau quên”.
Nhận thức được rằng mình cần phải tìm tòi, đưa ra những biện pháp đổi mới nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học, góp phần phát triển tính chủ động, tích cực của trẻ. Từ những suy nghĩ trên tôi đã mạnh dạn đưa ra: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi A3 Trường mầm non Tân Liễu làm quen với tác phẩm văn học”.
docx 19 trang skmamnonhay 26/07/2024 770
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A3 Trường mầm non Tân Liễu làm quen với tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A3 Trường mầm non Tân Liễu làm quen với tác phẩm văn học

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A3 Trường mầm non Tân Liễu làm quen với tác phẩm văn học
 2
 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Văn học là phương tiện hữu hiệu nhất để hình thành và phát triển nhân cách 
cho trẻ một cách toàn diện. Ngay từ thủa ấu thơ trẻ đã được làm quen với câu truyện 
cổ tích, các bài thơ, ca dao, đồng dao đã đi vào tâm hồn trẻ thơ một cách hồn nhiên, 
sâu sắc nhất. Trẻ yêu mến thế giới xung quanh biết tỏ lòng yêu cái thiện, ghét cái 
ác. Qua đó giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương đất nước từ đó khơi dậy 
ở trẻ tình yêu và lòng tự hào dân tộc. Văn học còn giúp trẻ phát ngôn ngữ như nói 
rõ ràng mạch lạc, phát âm chuẩn, trẻ thuộc nhiều thơ, truyện... Từ đó vốn từ của 
trẻ ngày càng phong phú.
 Và như chúng ta đã biết với trẻ mầm non thì thơ ca, chuyện kể là món ăn tinh 
thần không thể thiếu và là một trong những cách thức nhận biết thế giới một cách 
hấp dẫn với trẻ. Vì thế từ lâu văn học đã được sử dụng như một trong những phương 
tiện giáo dục hữu ích nhằm mở rộng sự hiểu biết về thế giới xung quanh, phát triển 
ngôn ngữ, giáo dục đạo đức và bồi đắp xúc cảm thẩm mỹ cho trẻ. Vậy phải làm thế 
nào và có những biện pháp thiết thực gì để có thể nâng cao chất lượng cho trẻ làm 
quen văn học một cách có hiệu quả nhất trong khi đặc điểm của trẻ mầm non là “ 
Học bằng chơi, chơi mà học và dễ nhớ mau quên”.
 Nhận thức được rằng mình cần phải tìm tòi, đưa ra những biện pháp đổi mới 
nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học, góp phần phát triển tính 
chủ động, tích cực của trẻ. Từ những suy nghĩ trên tôi đã mạnh dạn đưa ra:
 “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi A3 Trường 
mầm non Tân Liễu làm quen với tác phẩm văn học”.
 PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1.Thực trạng vấn đề
 1.1. Ưu điểm:
 - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, cơ sở vật chất của nhà trường ngày 
một khang trang sạch đẹp, phòng học đảm bảo diện tích ánh sáng, đầy đủ trang 
thiết bị đồ dung, đồ chơi phục vụ cho hoạt động dạy và học.
 - Tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức dự giờ bồi dưỡng chuyên môn cho 
giáo viên 4
 1.2.4. Cơ sở GDMN
 - Môi trường cho trẻ tham gia hoạt động làm quen văn học còn chưa phong phú.
 - Mặc dù nhà trường đã đầu tư mua đồ dùng như tranh truyện, thơ để phụ vụ cho 
hoạt động làm quen văn học, nhưng đa số tranh là tranh tĩnh nên không tạo được sự 
hấp dẫn đối với trẻ.
 => Từ thực trạng vấn đề trên, đồng thời để nắm bắt được đặc điểm tâm lí của 
từng trẻ trong lớp nên ngay sau khi nhận trẻ vào lớp tôi đã trao đổi trực tiếp với 
phụ huynh về tính cách, ngôn ngữ, sở thích của trẻ. Trên lớp tôi gần gũi tạo cơ hội 
để trò truyện với trẻ, kể cho trẻ nghe những câu chuyện, đọc cho trẻ những bài thơ 
ca dao, đồng dao để biết được khả năng nghe hiểu sự tập trung chú ý của trẻ vào 
bài. Qua trò truyện tôi cho trẻ đọc một số bài thơ đã thuộc để khảo sát khả năng 
làm quen văn học của trẻ, tôi nhận thấy:
 Trước khi áp dụng các biện pháp
 Nội dung khảo sát Số lượng Tỉ lệ %
 ( Trẻ)
Trẻ nhớ tên bài thơ, truyện, tên tác giả, 
 25/33 75%
nhớ tên nhân vật và hiểu nội dung.
Trẻ hiểu và thể hiện được nội dung bài học 24/33 72%
Trẻ thuộc và đọc diễn cảm 22/33 66%
Trẻ hứng thú vào bài học 21/33 63%
Trẻ hiểu và nói mạch lạc 20/33 60%
 => Qua việc tìm hiểu đặc điểm của trẻ và kết quả khảo sát đã giúp tôi đưa ra 
một số biện pháp cụ thể sau. 
 2. Biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A3 Trường 
mầm non Tân Liễu làm quen với tác phẩm văn học
 2.1. Biện pháp 1: Tạo môi trường cho trẻ làm quen với văn học.
 2.1.1. Nội dung biện pháp 6
 2.1.3. Kết quả áp dụng biện pháp:
 - Qua biện pháp này trẻ lớp tôi thích hoạt động ở góc sách truyện nhiều hơn 
cụ thể như trước khi áp dụng chỉ có 3 – 4 bạn nhưng sau khi áp dụng biện pháp này 
có 9 – 10 bạn thích hoạt động ở góc sách truyện mỗi khi tham gia hoạt động góc.
 - Đồng thời việc trẻ tham gia cùng cô trang trí góc sách truyện trẻ thích thú 
hơn với các nhân vật mình tự làm, giúp trẻ tư duy sáng tạo hơn khi kể chuyện, đồng 
thời giúp trẻ nhớ hình dung được phần nào về đặc điểm, tính cách của nhân vật đó 
từ đó khi được làm quen với tác phẩm văn học trẻ dễ tiếp cận hơn, ghi nhớ nhân 
vật, tên bài thơ, truyện và hiểu nội dung của tác phẩm sâu sắc hơn.
 2.2. Biện pháp 2: Sử dụng đồ dùng trực quan, ứng dụng công nghệ thông 
tin vào giảng dạy
 2.2.1. Nội dung biện pháp
 - Việc sử dụng đồ dùng trực quan rất quan trọng nhằm thu hút sự hứng của 
trẻ vì thế tôi phải sử dụng đồ dùng trực quan một cách khoa học và triệt để, đồ dùng 
của cô đưa ra phải đúng lúc, đúng chỗ. Cách biểu đạt của cô giáo phải phù hợp với 
tính cách nhân vật, nội dung của tác phẩm.
 - Đưa công nghệ thông tin vào việc dạy và học cho trẻ làm quen với văn học 
sẽ giúp cho giáo viên giải quyết được những khó khăn về giáo cụ trực quan, phát 
triển được nhiều hình thức luyện tập, tích hợp các hoạt động thuận lợi hơn. Trẻ có 
nhiều trò chơi linh hoạt, giờ học, giờ chơi sinh động phong phú và dễ tiếp thu hơn.
 2.2.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp
 * Đối với việc sử dụng đồ dùng trực quan:
 - Tôi thường sử dụng đồ dùng trực quan ở phần gây hứng thú để dẫn dắt vào 
bài nhằm tạo sự hứng thú cho trẻ như sử dụng vật thật, hay đóng vai nhân vật có 
trong nội dung bài học 8
 - Ngoài ra tôi còn sử dụng rối tay trong giờ học: Rối tay tôi làm từ vải dạ, bìa 
cát tông từ những nguyên vật liệu đó tôi tạo thành hình dáng đặc trưng của các 
nhân vật trong truyện. Sau đó tôi sử dụng rối tay để kể lại câu chuyện và đã thu hút 
sự chú ý, tò mò của trẻ vào hoạt động.
 Hình ảnh: cô làm đồ dùng trực quan rối Hình ảnh: video cô sử dụng đồ dùng trực 
 tay, rối dẹt quan vào tiết học
 * Đối với ứng dụng công nghệ thông tin:
 - Đưa công nghệ thông tin vào việc dạy và học cho trẻ làm quen với văn học 
sẽ giúp cho giáo viên giải quyết được những khó khăn về giáo cụ trực quan, phát 
triển được nhiều hình thức luyện tập, tích hợp các hoạt động thuận lợi hơn. Trẻ có 
nhiều trò chơi linh hoạt, giờ học, giờ chơi sinh động phong phú và dễ tiếp thu hơn.
 - Để hoạt động cho trẻ làm quen với văn học đạt hiệu quả cao tôi đã ứng dụng 
công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học, ở lần kể chuyện hay đọc thơ lần 
2 tôi kết hợp đọc kể theo video với những hình ảnh động. Tùy vào từng đề tài mà 
tôi lựa chọn những hình ảnh, video có nội dung phù hợp giúp trẻ hứng hứng và 
hiểu nội dung hơn. 10
 2.2.3. Kết quả áp dụng biện pháp:
 - Trẻ có kĩ năng đóng vai các nhân vật khi cô tổ chức cho trẻ đóng kịch. 
 - Với đặc điểm trẻ em hiện nay thường thích xem tivi, máy tính nên khi trẻ 
được làm quen văn học qua những video với hình ảnh sinh động tái hiện lại chân 
thực nội dung của bài thơ, câu truyện trẻ hứng thú, ghi nhớ nhân vật, nội dung một 
cách sâu sắc hơn. Trước khi áp dụng số trẻ hứng thú vào bài học là 21 trẻ chiếm 
75%, sau khi áp dụng số trẻ hứng thú tăng lên đáng kể 33 trẻ đạt 100% tăng 25%.
 - Khi cô và trẻ cùng đàm thoại nội dung bài thơ, câu truyện qua powerpoit, 
đồng thời trẻ được tương tác với các thiết bị như máy tính để trả lời trẻ hăng hái 
phát biểu, tiết học sôi nổi hơn.
 2.3. Biện pháp 3: Tổ chức cho trẻ làm quen với văn học trong HĐ học và 
lồng ghép cho trẻ làm quen với văn học qua các hoạt động khác
 2.3.1. Nội dung biện pháp
 - Tổ chức cho trẻ làm quen với văn học trên tiết học. Đây là hoạt động quan 
trọng nhất. Bởi trong hoạt động học trẻ được tiếp cận tác phẩm một cách cụ thể, 
sâu sắc nhất từ đó giúp trẻ cảm nhận văn học và phát triển một cách toàn diện nhất 
như: phát triển ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc, giúp trẻ mạnh dạn tự tin,....
 - Ngoài việc dạy trẻ thơ, truyện, ca dao, đồng dao trong hoạt động học tôi còn 
dạy trẻ thơ, truyện, ca dao, đồng dao ở mọi lúc mọi nơi.
 2.3.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp
 * Đối với việc tổ chức cho trẻ LQVH trên tiết học:
 - Trước khi tiến hành một hoạt động học, cho trẻ làm quen với văn học, tôi 
nghiên cứu bài dạy, lựa chọn phương pháp, tiến hành soạn giáo án, chuẩn bị đầy 
đủ đồ dùng phục vụ cho hoạt động dạy và học. Trong quá trình dạy trẻ tôi sử dụng 
đồ dùng một cách khoa học đạt hiệu quả cao. 
 - Như trong giờ kể câu chuyện “Bông hoa cúc trắng” tôi chuẩn bị đầy đủ đồ 
dùng sân khấu rối, rối tay, video nội dung câu chuyện, đồ dùng trực quan để gây 
hứng thú, máy tính, loa... khi tiến hành tiết dạy tôi sử dụng tối đa đồ dùng một cách 
linh hoạt phù hợp với từng hoạt động trong bài: phần gây hứng thú tôi dùng vật 12
 - Trong giờ đón trẻ tôi cho trẻ ngồi gần trò chuyện và kể cho trẻ một câu 
chuyện mới, đọc cho trẻ nghe một bài thơ mới hoặc các bài ca dao, đồng dao trong 
chủ đề đang học.
 - Để góp phần nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học tôi đã lồng 
ghép trong các môn học khác như làm quen chữ cái, khám phá, hoạt động ngoài 
trời....
Ví dụ: Ở phần gây hứng thú hay phần kết thúc tôi cho trẻ đọc những bài thơ, đồng 
dao về chủ đề có liên quan để dẫn dắt vào bài hoặc chuyển hoạt động.
 - Vào các buổi chiều tôi đọc truyện cho trẻ nghe, dạy trẻ đóng kịch hoặc kể 
chuyện sáng tạo, đọc ca dao, đồng dao.
 - Trước khi ngủ tôi kể cho trẻ nghe một câu chuyện nhẹ nhàng có ngôn ngữ 
hay và có tính nhạc “chuyện giọng hót chim sơn ca”...
 Hình ảnh: Cô kể chuyện cho trẻ trước khi trẻ ngủ trưa 14
trẻ được hoạt động thoải mái, trẻ tham gia vào các hoạt động làm quen với văn học 
một cách tự tin.
 - Đối với việc cho trẻ LQVH thông qua các hoạt động khác trẻ ghi nhớ, khắc 
sâu hơn về nội dung của tác phẩm, đồng thời là cầu nối, bước chuyển tiếp giúp trẻ 
hứng thú hơn vào hoạt động tiếp
 - Qua đó trẻ yêu thích các tác phẩm văn học hơn
 2.4. Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng 
cho trẻ làm quen với văn học
 2.4.1. Nội dung biện pháp:
 - Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em là chóng nhớ mau quên nên cần thường 
xuyên ôn luyện tuy vấn đề đó hết sức đơn giản nhưng lại rất cần thiết, ngoài việc 
cho trẻ làm quen với văn học ở trường thì môi trường gia đình cũng rất quan trọng 
vì vậy việc phối hợp với phụ huynh với cô giáo trong hoạt động cho trẻ làm quen 
với văn học là thiết thực.
 2.4.2. Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp
 - Đầu năm học tôi tiến hành họp phụ huynh trao đổi về tình hình chung của 
lớp đầu năm học mới trong đó tôi có trao đổi với phụ huynh về tình hình, khả năng 
tham gia vào hoạt động cho trẻ làm quen với văn học ở trường.
 Hình ảnh: Họp phụ huynh lớp 5 tuổi A3 đầu năm học 16
 Hình ảnh: Góc tuyên truyền
 - Vì hiện nay do tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp nên công tác đón trả trẻ 
thực hiện ở ngoài cổng trường nên việc tuyên truyền cho phụ huynh về nội dung 
bài học của trẻ tôi đã soạn thư gửi phụ huynh đăng lên nhóm zalo của lớp để phụ 
huynh cập nhật kịp thời.
 Hình ảnh: Nhóm zalo phụ huynh lớp 5 tuổi A3 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cho_tre_mau_giao_5.docx