SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với Toán
Toán học đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, giúp trẻ làm quen với thế giới xung quanh, ngay từ đầu các cháu nhỏ đã tiếp xúc với người lớn và thế giới đồ vật đa dạng xung quanh, tất cả những thứ đó đều ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của trẻ, dần dần trẻ có được những khái niện giản đơn nhất về thế giới xung quanh có nhu cầu muốn tìm tòi, phám phá về tính chất, đặc điểm của sự vật hiện tượng, tập hợp các số lượng, hình dạng, màu sắc, kích thước, vị trí, sắp xếp của chúng trong không gian…. qua các hoạt động đa dạng dưới sự hướng dẫn của người lớn. Khi chơi với đồ vật trẻ muốn biết tại sao vật này lại lăn được nhưng vật kia lại không lăn được hình dạng, kích thước và chất liệu của chúng khác nhau như thế nào? Hoặc trẻ muốn biết từng nhóm đồ vật có bao nhiêu vật và cách so sánh các nhóm với nhau trẻ muốn biết nhóm này có số lượng nhiều hay ít hơn nhóm kia bắt đầu trẻ muốn biết làm thế nào để cho hai nhóm được bằng nhau.v.v.. Từ đó trong tư duy của trẻ đã nảy sinh khái niệm thêm bớt một cách giản đơn nhất về phép cộng, trừ của bậc tiểu học.
Xuất phát từ nhu cầu đó mà việc làm thế nào để dạy trẻ những khái niệm về toán học mang tính chất trừu tượng nhưng lại phải phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Đòi hỏi giáo viên phải biết lựa chọn nội dung, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, tạo nhiều đồ chơi sáng tạo cho trẻ hoạt động giúp trẻ lĩnh hội kiến thức dễ dàng nhằm hình thành những kiến thức ban đầu về toán học cho trẻ.
Xuất phát từ nhu cầu đó mà việc làm thế nào để dạy trẻ những khái niệm về toán học mang tính chất trừu tượng nhưng lại phải phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Đòi hỏi giáo viên phải biết lựa chọn nội dung, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, tạo nhiều đồ chơi sáng tạo cho trẻ hoạt động giúp trẻ lĩnh hội kiến thức dễ dàng nhằm hình thành những kiến thức ban đầu về toán học cho trẻ.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với Toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với Toán
1 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ TÊN ĐỀ TÀI: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với toán”. I . LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Biểu tượng về toán học cho giáo dục mầm non là một nội dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục Mầm non. Cho trẻ làm quen với toán là trẻ được tiếp xúc tìm hiểu, quan sát sự vật hiện tượng xung quanh một cách có mục đích, hình thành ở trẻ các biểu tượng và phát triển ngôn ngữ, kích thích trẻ tìm tòi khám phá ham hiểu biết, rèn các thao tác tư duy như: Khái quát, tổng hợp, so sánh, phân loại một cách có hệ thống đầy đủ và chính xác, cung cấp cho trẻ một số kiến thức toán sơ đẳng góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ một cách tốt nhất. Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động làm quen với toán là một trong những hoạt động giúp trẻ phát triển toàn diện một cách tốt nhất. Thông qua làm quen với toán trẻ sớm hình thành khả năng tìm tòi, quan sát khám phá ham hiểu biết rèn các thao tác như tư duy, so sánh phân tích tổng hợp, khái quát phân loại một cách có hệ thống, đầy đủ và chính xác. Trên cơ sở đó bổ sung thêm vốn ngôn ngữ và góp phần tích cực vào việc phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Việc dạy trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với toán có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu cho trẻ trước khi vào trường tiểu học. Từ thực tế trong quá trình dạy học môn toán cho trẻ mầm non như đếm, tạo nhóm, nhận biết mặt chữ số, thêm bớt số lượng, phân chia trong phạm vi 10, nhận biết số lớn số bé, nhận biết hình khối, hình dạng, xác định không gian.... mang tính “trừu tượng” khó định hình đòi hỏi sự tư duy lô zích cao bởi trẻ dễ nhớ, nhanh quên còn mang nặng cảm tính. Chủ yếu nhận thức bằng dấu hiệu bên ngoài của đối tượng. Nếu ngay từ khi học mẫu giáo, trẻ đã nắm vững các khái niệm đơn giản về số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian, thì sau này trẻ sẽ vững vàng, tự tin khi tiếp nhận những kiến thức môn toán học ở lớp một. Vì vậy làm thế nào cho trẻ tiếp thu một cách tự nhiên không bị gò ép phù hợp với sự nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lúa tuổi này “Học mà chơi, chơi mà học”. Đây là câu hỏi đặt cho tất cả giáo viên mầm non và tôi cũng Đề Tài: “Một số biện phát nâng cao chất lượng cho trẻ 5 -6 tuổi làm quen với toán”. 3 người lớn và thế giới đồ vật đa dạng xung quanh, tất cả những thứ đó đều ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của trẻ, dần dần trẻ có được những khái niện giản đơn nhất về thế giới xung quanh có nhu cầu muốn tìm tòi, phám phá về tính chất, đặc điểm của sự vật hiện tượng, tập hợp các số lượng, hình dạng, màu sắc, kích thước, vị trí, sắp xếp của chúng trong không gian. qua các hoạt động đa dạng dưới sự hướng dẫn của người lớn. Khi chơi với đồ vật trẻ muốn biết tại sao vật này lại lăn được nhưng vật kia lại không lăn được hình dạng, kích thước và chất liệu của chúng khác nhau như thế nào? Hoặc trẻ muốn biết từng nhóm đồ vật có bao nhiêu vật và cách so sánh các nhóm với nhau trẻ muốn biết nhóm này có số lượng nhiều hay ít hơn nhóm kia bắt đầu trẻ muốn biết làm thế nào để cho hai nhóm được bằng nhau.v.v.. Từ đó trong tư duy của trẻ đã nảy sinh khái niệm thêm bớt một cách giản đơn nhất về phép cộng, trừ của bậc tiểu học. Xuất phát từ nhu cầu đó mà việc làm thế nào để dạy trẻ những khái niệm về toán học mang tính chất trừu tượng nhưng lại phải phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Đòi hỏi giáo viên phải biết lựa chọn nội dung, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, tạo nhiều đồ chơi sáng tạo cho trẻ hoạt động giúp trẻ lĩnh hội kiến thức dễ dàng nhằm hình thành những kiến thức ban đầu về toán học cho trẻ. 2. Cơ sở thực tiễn Tôi là một giáo viên được nhà trường phân công dạy trẻ 5 - 6 tuổi rất nhiều năm. Trong quá trình hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động, tôi nhận thấy khả năng hứng thú của trẻ với hoạt động làm quen với toán chưa cao, trẻ chưa mạnh dạn, chưa tự tin, hay mất tập trung. Khả năng nhận biết của trẻ về toán còn hạn chế. Một số giáo viên còn chưa nhận thức sâu về tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen với toán. Chưa chủ động, linh hoạt trong việc lựa chọn khi thực hiện để phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Giáo viên còn chưa linh hoạt trong việc lựa chọn các phương pháp, hình thức, sao cho phù hợp với khả năng của trẻ. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế. Trẻ nhận thức không đồng đều, một số trẻ còn nhút nhát. Phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ học toán ở tuổi mầm non. Đề Tài: “Một số biện phát nâng cao chất lượng cho trẻ 5 -6 tuổi làm quen với toán”. 5 - Giáo viên còn lúng túng trong việc sử dụng các phương pháp hình thức tổ chức các hoạt động theo hướng tích hợp của chương trình giáo dục mầm non.Vì thế trẻ chưa chủ động tìm tòi, sáng tạo trong các hoạt hoạt động, thậm chí cô còn gò bó áp đặt trẻ. - Trình độ ngoại ngữ hạn chế nên gặp khó khăn trong việc nghiên cứu tài liệu. * Về phía phụ huynh: - Một số phụ huynh nhận thức chưa sâu, chưa quan tâm đến trẻ, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo dục mầm non về môn toán. * Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài - Đối với giáo viên: Ngay từ đầu năm tôi đã thực hiện 5 tiết dạy cho trẻ làm quen với toán và được BGH dự đánh giá và kết quả đạt được như sau: STT Phân loại Số tiết Tỷ lệ % Ghi chú 1 Tốt 1/5 20% 2 Khá 4/5 80% 3 Trung bình 0/5 0% - Tôi tiến hành khảo sát với số cháu là 35 trẻ. Kết quả như sau: Kết quả STT Tiêu chí đánh giá Đạt Chưa đạt SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1 Tập chung chú ý 21/35 60% 14/35 40% 2 Kỹ năng đếm, thêm bớt, tách gộp 19/35 54,2% 16/35 45,7% Kỹ năng so sánh, phân tích tổng 3 hợp 18/35 51,4% 17/35 48,5% Trẻ nhận biết, phân biệt chính 4 xác về hình dạng và kích thước 22/35 62,8% 13/35 37.1% Kỹ năng đong, đo và xác định vị 5 trí trong không gian 18/35 51,4% 17/35 48,5% Đề Tài: “Một số biện phát nâng cao chất lượng cho trẻ 5 -6 tuổi làm quen với toán”. 7 Ngoài những giờ hoạt động học ra ở các thời gian khác tôi cho trẻ ôn lại toán đã học dưới các dạng trò chơi, các bài tập toán giúp trẻ vừa được học vừa được chơi trẻ thấy thoải mái và rất vui vẻ. Từ đó trẻ hứng thú hơn với hoạt động làm quen với toán. Khi kế hoạch đã được Ban giám hiệu phê duyệt tôi tiến hành soạn giáo án chi tiết được Ban giám hiệu phê duyệt trước 1 đến 2 tuần. Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung phù hợp với khả năng của trẻ thì với tôi việc xác định kiến thức, kỹ năng cho hoạt động cũng rất quan trọng và cần thiết. Theo tôi kiến thức là những gì trẻ học được còn kỹ năng là những gì trẻ làm được khi tham gia vào hoạt động. Để xác định đúng kiến thức và kỹ năng của hoạt động tôi phải nghiên cứu xem hoạt động đó mang lại cho trẻ những gì và trẻ sẽ làm được gì. Ví dụ như ở tháng 11 có tiết (Đếm đến 7, nhận biết nhóm có số lượng là 7. Số 7) để dạy trẻ trước tiên tôi phải xác định được kiến thức, kỹ năng của hoạt động. * Kiến thức: - Trẻ biết cách đếm đến 7, nhận biếtnhóm có số lượng là 7 - Nhận biết số 7, vị trí số 7 - Biết chơi trò chơi * Kỹ năng: - Trẻ đếm được đến 7. - Trẻ tìm được nhóm có số lượng là 7. - Trẻ có kỹ năng xếp tương ứng 1:1 - Trẻ tham gia thành thạo các trò chơi * Thái độ: - Trẻ hứng thú học bài và tham gia các trò chơi Hay tiết (Nhận biết khối vuông - khối chữ nhật) * Kiến thức. - Trẻ biết tên gọi và đặc điểm nổi bật của khối vuông và khối chữ nhật. - Trẻ biết phân biệt khối vuông, khối chữ nhật. - Biết chơi trò chơi * Kĩ năng. - Trẻ nêu được một số đặc điểm hình dáng của khối vông, khối chữ nhật. - Trẻ so sánh được điểm giống và khác nhau giữa các khối. - Chơi tốt trò chơi Đề Tài: “Một số biện phát nâng cao chất lượng cho trẻ 5 -6 tuổi làm quen với toán”. 9 Khi làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ làm quen với toán phục vụ nội dung dạy giáo viên phải suy nghĩ, tìm tòi để làm ra những cặp đồ dùng đồ chơi có mối quan hệ lôgích và hợp lý. Ví dụ : Khi dạy trẻ sắp xếp theo quy tắc của sự kiện 8/3 tôi đã sử dụng đồ dùng là hoa và lá để làm cặp sắp xếp hay tiết toán số 10 của chủ đề nước vả hiện tượng tự nhiên thì tôi sử dụng mặt trăng và sao ...(Để có được những đồ dùng này tôi đã sử dụng dạ nỉ, bìa sốp...) để tạo nên đồ dùng cho trẻ học. Việc gây hứng thú ngay từ đầu tiên tiết học bằng đồ dùng trực quan không những tạo được sự chú ý cho trẻ ngay từ đầu mà còn tạo cho trẻ một tâm lý thoả mái để trẻ dễ dàng tiếp thu nội dung trọng tâm và tạo được sự hấp dẫn lôi cuốn vào tiết học 3. Biện pháp 3: Sáng tạo, linh hoạt thay đổi hình thức trong việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ. Trẻ nhỏ không học các khái niệm toán học bằng cách học vẹt hay bằng các quy tắc. Trẻ được khuyến khích trong quá trình học, biết tìm kiếm các chuẩn mực. Giải quyết các vấn đề nếu ta chỉ đơn thuần dạy trẻ xác định vị trí trong không gian nhận biết hình khối, đếm, so sánh, thêm bớt, chia theo hình thức thông thường, một số tiết học về số lượng nội dung lại lặp đi lặp lại như thế sẽ rất nhàm chán và đơn điệu, cứng nhắc, sự hứng thú của trẻ sẽ giảm đi. do vậy ta cần có sự linh hoạt thay đổi các hình thức tiết học để trẻ học không nhàm chán. a. Gây hứng thú cho trẻ ở phần giới thiệu bài Trong tiết học toán, việc sử dụng lời nói đầu, dẫn dắt vào bài mới lạ, gây ấn tượng, thì mới thu hút sự chú ý của trẻ, làm cho trẻ hứng thú, tinh thần thoải mái khi học. Ví dụ: Dạy bài khối vuông, khối chữ nhật, khối cầu, khối trụ. Phần giới thiệu bài tôi nói: “Các cầu thủ bóng đá của lớp ta vừa đi thi đấu về, sau đây là lễ trao giải.” Tiếng nhạc nổi lên, hai đội đi ra giơ tay vẫy. Giải quả bóng vàng được trao cho cầu thủ A, các cháu thấy bạn A nhận được quả bóng như thế nào? vào giờ học xung quanh chủ đề thể thao, cho trẻ xếp gôn bằng các khối và tập đá bóng bằng các khối cầu. Trẻ rất hứng thú chơi nhưng không biết là mình đang học một tiết toán về các khối. Hoặc ta dạy bài khối vuông, khối chữ nhật trong chủ đề ngành nghề, giới thiệu cho trẻ về nghề xây dựng dẫn trẻ đi thăm một số công trình xây dựng bằng các khối ... Khi dạy trẻ biết tạo nhóm có 6 đối tượng, nhận biết chữ số 6 ở chủ đề “bản thân”. Tôi đã nghĩ ra chủ đề xuyên suốt giờ học đó là “Sinh nhật búp bê Đề Tài: “Một số biện phát nâng cao chất lượng cho trẻ 5 -6 tuổi làm quen với toán”.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cho_tre_5_6_tuoi_l.doc