SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi khám phá khoa học, khám phá xã hội
Trong công tác giáo dục trẻ mầm non thì việc cho trẻ khám phá khoa học,khám phá xã hội về môi trường xung quanh là không thể thiếu . Môi trường xung quanh có tác dụng giáo dục về mọi mặt đối với trẻ như là : Ngôn ngữ, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể lực ... Khám phá khoa học,khám phá xã hội là phương tiện để giao tiếp và khám phá khoa học, để giao lưu và bày tỏ nguyện vọng của mình và đồng thời là công cụ của tư duy. Vì vậy các nhà giáo dục sử dụng nhiều phương pháp để cho trẻ tiếp cận với thế giới xung quanh.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi khám phá khoa học, khám phá xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi khám phá khoa học, khám phá xã hội
MỤC LỤC 1. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................2 1.1 Lý do chọn đề tài: ................................................................................................2 1.1.1 Cơ sở khoa học:............................................................................................2 1.1.2. Cơ sở thực tiễn.............................................................................................3 1.1.3 Mục đích nghiên cứu: ...................................................................................4 1.1.4 Đối tượng nghiên cứu:..................................................................................4 1.1.5 Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu:.......................................................4 1.1.6 Nhiệm vụ nghiên cứu: ..................................................................................4 1.1.7 Phương pháp nghiên cứu:.............................................................................4 1.1.8 Phạm vi thời gian nghiên cứu:......................................................................4 2. PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYÉT VẤN ĐỀ.................................................5 2.1 NHỮNG NỘI DUNG LIÊN QUAN TỚI VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: ................5 2.2. Thực trạng vấn đề:..............................................................................................5 2.2.1. Tình trạng trước khi thực hiện đề tài...........................................................5 2.2.2 Số liệu điều tra trước khi thực hiện..............................................................5 2.3. Những biện pháp tiến hành ................................................................................6 2.3.1. ....................................................................................................................... Biện pháp 1: Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức:......................7 2.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường học tập................................................7 2.3.3. Biện pháp 3: Làm đồ dùng đẹp, sáng tạo để tiết dạy thêm sinh động, hấp dẫn. ...................................................... . ............................................................... 8 2.3.4. Biện pháp 4: Làm giàu vốn hiểu biết về môi trường xung quanh thông qua tiết học ....................................................................................................................9 2.3.5. Biện pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.....................11 2.3.6. Biện pháp 7: Kết hợp giữa phụ huynh và cô giáo để đạt kết quả dạy trẻ cao nhất: ......................................................................................................................11 2.4. Hiệu quả SKKN ...............................................................................................12 3. PHẦN THỨ BA: KÉT LUẬN- KIÉN NGHỊ ............................................13 3.1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm .................................................................13 3.2. Nhận định của người viết sáng kiến.................................................................13 3.3. Bài học kinh nghiệm: .......................................................................................13 1/23 Cho trẻ khám phá khoa học,khám phá xã hội sẽ cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết những gì xung quanh mình , từ môi trường tự nhiên (cỏ cây, hoa lá, chim muông) đến môi trường xã hội (công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ của con người với nhau). Và trẻ hiểu biết về chính bản thân mình, mặt khác việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh trong trường mầm non đang gặp một số khó khăn về cơ sở vật chất Nếu giáo viên không quan tâm tạo điều kiện học tập cho trẻ, không sáng tạo trong việc tổ chức, tổ chức hoạt động nhằm làm cho trẻ hứng thú, tập chung chú ý vào hoạt động thì hiệu quả không cao . Trên thực tiễn hiện nay các hoạt động khám phá khoa học,xã hội cho trẻ 5- 6 tuổi còn rất tẻ nhạt, trẻ chưa có hứng thú học tập vì vậy “nâng cao hoạt động Khám phá khoa học,khám phá xã hội về môi trường xung quanh” là rất cần thiết, chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài này 1.1.2. Cơ sở thực tiễn Do đặc điểm tâm sinh lý của trẻ dễ nhớ nhanh quên và tư duy hình tượng là chủ yếu và ở tuổi mẫu giáo lớn trẻ thường thích tìn tòi, khám phá, trẻ có nhu cầu rất cao về việc nhận thức, trẻ say mê chơi, thích ngắm nhìn và thích hỏi, trẻ muốn tìm hiểu về bản thân đôi khi thích làm người lớn, thích hoà nhập với xã hội của người lớn. Đứng trước thực tế ở lớp tôi, tôi thấy có nhiều cháu vẫn chưa gọi đúng tên một số sự vật, hiện tượng, chưa phân biệt được một đặc điểm, hành động của đồ vật, con vật ........có nhiều trẻ vẫn chưa tìm tòi và quan sát được sự giống và khác nhau trong môi trường tự nhiên, cách phát âm của nhiều cháu chưa được chuẩn và một số cháu chưa yêu thich môn học, chưa thể hiện được tình cảm thẩm mĩ với thiên nhiên xung quanh, chưa biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên. Hoạt động khám phá khoa học,xã hội vẫn chưa được các bậc phụ huynh quan tâm bởi trong lứa tuổi mẫu giáo lớn các bậc phụ huynh chỉ cần biết con mình biết chữ, tập đếm số còn về hoạt động khám phá khoa học,khám phá xã hội là một môn học lạ với phụ huynh của trẻ. Bản thân tôi thấy rằng hoạt động khám phá khoa học,khám phá xã hội có ý nghĩa rất lớn và có tác động mạnh đến cuộc sống hàng ngày của trẻ và nó cũng có một phần ảnh hưởng đến những môn học và các hoạt động khác. Vì vậy cần phải cung cấp cho trẻ một vốn kiến thức về khám phá khoa học,khám phá xã hộithật sâu sắc hơn để trẻ cảm nhận và nhận thức được mọi thứ xung quanh mình đều có ý nghĩa và có ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân giúp trẻ phát triển toàn diện. Từ những nhận thức trên tôi luôn trăn trở suy nghĩ, minh phải làm gì để giúp trẻ nhận thức sâu sắc về mổi trường xung quanh, nên tôi đó mạnh dạn chọn đề tài: 3/23 gia. - Kế hoạch số 56/KH-BGD về việc triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” Giai đoạn 2016-2020 - “Kiến thức khoa học” là những kiến thức chính xác ở mức độ cao, được chia làm 2 lĩnh vực: khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. “Nghiên cứu khoa học” là hoạt động tìm tòi, khám phá của loài người để phát minh ra các tri thức có thể giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội. - Đối với lứa tuổi mầm non: khoa học là những hiểu biết về thế giới xung quanh mà trẻ phát hiện, tích lũy trong các hoạt động tìm kiếm khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh. 2.2. Thực trạng vấn đề: 2.2.1. Tình trạng trước khi thực hiện đề tài 2.2.1.1Thuận lợi: Được sự quan tâm của Phòng GD - ĐT quận thanh Xuân, Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Bản thân luôn yêu nghề mến trẻ, tích cực nghiên cứu tài liệu, ham học hỏi nâng cao chuyên môn. Tìm tòi và tự làm một số đồ dùng, đồ chơi để phục vụ các hoạt động của trẻ. Nhất là hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội. Trường đóng trên địa bàn dân cư nên tỉ lệ chuyên cần của trẻ cao. 2.2.1.2 Khó khăn : Cơ sở vật chất thiếu thốn , phòng học chật hẹp , đồ dùng phục vụ hoạt động còn rất thiếu thốn như : Những vật mẫu ,những con vật thật ,đồ vật ... Góc tự nhiên còn nghèo, số cây ít, loại cây chưa phong phú, đồ chơi, đồ dùng còn ít ... Vốn hiểu biết về môi trường xã hội còn hạn chế . Đồ dùng phục vụ tiết dạy còn nghèo nàn , đồ chơi của trẻ cũng rất ít , thiếu những hình ảnh đẹp, sinh động để trẻ quan sát . 2.2.2 Số liệu điều tra trước khi thực hiện 5/23 hiểu bài tốt thì trước tiên cô phải nắm vững phương pháp, biện pháp và cách thức tổ chức một giờ học. Trước hết để dạy trẻ khám phá khoa học,khám phá xã hội được tốt thì cô phải là người nắm vững phương pháp về lí luận diễn giải, đàm thoại, cách thức quan sát bên cạnh đó cần có lời nói diễn cảm, thuyết phục. Đó là phương pháp chính giúp trẻ mầm non khám phá. Tôi phải học hỏi bạn bè nghiên cứu kĩ chương trình day khám phá khoa học,khám phá xã hội thường xuyên học tập trên các phương tiện thông tin đại chúng, xem sách báo....về những vấn đề có liên quan đến khám phá khoa học,khám phá xã hội Thường xuyên tự rèn luyện để có năng lực, kĩ năng vận dụng thành thạo và sáng tạo trong các tiết dạy. Tôi luyện tâp phương pháp nói chuẩn nói diễn cảm thu hút trẻ vào tiết học, đưa ra những câu hỏi gợi mở để trẻ thích thú tìm tòi và khám phá về những điều mới lạ trong cuộc sống., thiên nhiên, xã hội. Trong tiết học tạo điều kiện cho trẻ được nhìn, được sờ mó đồ vật và làm thí nghiệm, được so sánh đặc điểm giống và khác nhau trong đồ vật. Vai trò của người giáo viên đó là trở thành người hướng dẫn và tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động nhưng yêu cầu trong tiết học vẫn phải đảm bảo về nội dung nguyên tắc. Khi trao đổi với trẻ về nội dung trong bài tôi phải chân thành và cởi mở để làm cầu nối giữa trẻ với bài học bởi trẻ vẫn chưa am hiểu về môi trường sống xung quanh mình, tư duy vẫn còn non nớt vì thế cô là người có ảnh hưởng lớn đến trẻ. Khi cho trẻ khám phá khoa học, khám phã xã hội tôi cố gắng sử dụng hết ngôn từ mình có để diễn giải cho trẻ hiểu về đặc điểm, hành dỏng, công dụng của đồ vật, cây cối, hoa quả, con vật.. ..sử dụng những đồ dựng trực quan sống động để trẻ thích thú và yêu quý môn học hơn. Qua việc học hỏi và nắm bắt được cách thức tổ chức một giờ học như trên mà mỗi khi bước lên lớp tôi thấy tự tin hơn 2.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường học tập. Đồ dùng trực quan , đồ chơi phục vụ tiết học như: Bàn ,ghế, bảng, tranh, mô hình, các từ gắn với mỗi hình ảnh, vật mẫu ... Cần phải đầy đủ cho cô và trẻ cùng hoạt động . Đồ dùng của trẻ cũng phải đẹp, hấp dẫn, phong phú sinh động nhằm kích thích hứng thú, tò mò lòng ham hiểu biết của trẻ, tôi thường sử dụng đồ thật, vật thật hoặc hình ảnh động cho tiết học sinh học . Dựa vào yêu cầu thực tế dạy trẻ, tôi đề nghị với BGH nhà trường trang bị thêm thiết bị, đồ dùng dạy học như : Bảng, tranh ảnh, lôtô, và với mỗi tiết cần có 7/23 Ngoài việc chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ trực quan ra thì ngôn ngữ hình thể của cô giáo cũng là một phương tiện trực quan hỗ trợ làm sâu sắc hơn, sống dậy hơn trong các hoạt động khám phá khoa học,khám phá xã hội. Trẻ được tiếp xú c với thế giới tự nhiên đa dạng phong phú là kho tàng vô tận giúp trẻ mở mang tri thức từ đó phát triển nhân cách ở trẻ. Trẻ có thể cảm nhận được và có niềm say mê, thích ngắm nhìn, quan sát, thích hỏi về những điều xung quanh mình qua cách dẫn dắt thể hiện cảm xúc của cô bằng ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ. Bởi vậy, nếu 1 hoạt động khám phá khoa học,khám phá xã hôi không thể thể hiện được điều đó thì sẽ không thể làm trẻ hứng thú với tiết học, cần phải kích thí ch để trẻ mong muốn được tìm hiểu, được khám phá. Khi được cô giáo cho làm quen với hình ảnh thật, tranh, đồ vật nhựa trẻ sẽ hiểu dẽ hơn về cấu tạo của từng loại đồ vật, con vật, cây cối hoặc hoa quả, trẻ tự tìm tòi khám phá đưa ra những câu hỏi hỏ, trẻ cóthể so sánh được sự giống và khác nhau, hiểu được công dụng của những thứ trẻ tìm hiểu từ đó tạo dựng trong lòng trẻ một tình yêu với thiên nhiên, với cuộc sống biết hướng tới cái đẹp. 2.3.4. Biện pháp 4: Làm giàu vốn hiểu biết về môi trường xung quanh thông qua tiết học. Biểu tượng về thế giới xung quanh đến với trẻ qua nhiều hình thức: Câu đố, bài hát, ca dao, tục ngữ, đồng dao, tranh ảnh, đồ vật, vật thật ... Giúp trẻ không bị nhàm chán, lại dễ tiếp thu để trẻ ghi nhớ và chính xác hoá thành biểu tượng của mình . Ví dụ : Cho trẻ làm quen với con cua : “ Con gì tám cẳng hai càng. Đầu thì không có bò ngang cả đời” Trẻ đoán ngay được đó là con cua. Nhưng trong đầu trẻ biểu tượng về con cua được chính xác là con cua có hai càng to, có tám chân này, lại bò ngang nữa. Cho trẻ làm quen với con cá, tôi dùng câu đố. “Con gì có vẩy có vây Không đi trên cạn mà đi dưới hồ” Trẻ trả lời đó là con cá. Nhưng trẻ lại biết thêm con cá có đặc điểm cụ thể, có vây có đuôi, vẩy, môi trường sống của chúng... Từ đó trẻ có thể so sánh xem con cá và con cua có đặc điểm gì giống nhau,có đặc điểm gì khác nhau? Sau đó trẻ có thể phân nhóm. Ngoài ra tôi còn dùng cách khác để vào bài cung cấp biểu tượng thế giới xung quanh cho trẻ, qua hình ảnh mô hình, con vật thật ... Vì cho trẻ khám phá khoa học, khám phá xã hội nên trong mỗi hoạt động với mỗi mẫu vật, hay tranh ảnh, tôi đều cho trẻ quan sát kỹ, cho trẻ đưa ra nhiều ý 9/23
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cho_tre_5_6_tuoi_k.docx
- SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi khám phá khoa học khám phá xã hội.pdf