SKKN Một số biện pháp lồng ghép phương pháp STEAM vào các hoạt động cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non

STEAM là phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Giáo dục STEM tập trung vào những yếu tố quan trọng như: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Math (Toán học). Theo đó, Mô hình giáo dục STEM là quá trình tích hợp kiến thức giữa các môn khoa học, kỹ thuật, toán học, công nghệ, qua đó xây dựng cho học sinh các kỹ năng được kết hợp hài hòa từ kiến thức của các bộ môn nói trên để sử dụng khi làm việc trong thế giới công nghệ ngày nay. Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Trẻ mầm non không học lý thuyết hàn lâm, qua những lời nói suông, giảng giải mà chúng học qua chính những trải nghiệm - thực làm, thực học. Đặc điểm tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan. Vì thế khi cho trẻ quan sát và thực hiện một thí nghiệm khoa học, hãy chỉ tập trung vào việc đặt câu hỏi để trẻ tự nói ra những thay đổi, những hiện tượng mà trẻ nhìn thấy và nghe thấy. Tránh giải thích dài dòng về nguyên lý khoa học, mà hãy tập trung vào giúp trẻ phát hiện những thay đổi, những diễn biến của hiện tượng. Với các nguyên lý khoa học phức tạp trẻ sẽ tiếp tục được tiếp cận ở các cấp học cao hơn. Giáo dục STEAM sẽ phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc một cách sáng tạo.
Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật trên thế giới hiện nay thì nhu cầu việc làm liên quan đến STEAM ngày càng lớn đòi hỏi ngành giáo dục cũng phải có những sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Giáo dục STEAM có thể tạo ra những con người có thể đáp ứng được nhu cầu công việc của thế kỷ mới có tác động lớn đến sự thay đổi nên kinh tế đổi mới. Không phải là những cách đào tạo, những bí quyết học cao siêu để dạy học sinh thành tài, thành những nhà toán học, khoa học vĩ đại… mà phương pháp này sẽ phát triển các kỹ năng cho trẻ để chúng có thể sử dụng trong cuộc sống tương lại, đặc biệt với môi trường công nghệ hóa, hiện đại hóa như hiện nay.
Là một giáo viên đứng lớp, hàng ngày được tiếp xúc gần gũi với trẻ, hiểu được mức độ nhận thức của trẻ, bản thân tôi luôn mong muốn được áp dụng phương pháp học tập này cho học sinh của mình để trẻ sáng tạo hơn, chủ động hơn để các con tìm ra nguyên lý khoa học ngay trong những hoạt động đơn giản. Với mong muốn trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp lồng ghép phương pháp STEAM vào các hoạt động cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non”.
docx 16 trang skmamnonhay 27/03/2025 1170
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp lồng ghép phương pháp STEAM vào các hoạt động cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp lồng ghép phương pháp STEAM vào các hoạt động cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp lồng ghép phương pháp STEAM vào các hoạt động cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non
 thích dài dòng về nguyên lý khoa học, mà hãy tập trung vào giúp trẻ phát hiện 
những thay đổi, những diễn biến của hiện tượng. Với các nguyên lý khoa học phức 
tạp trẻ sẽ tiếp tục được tiếp cận ở các cấp học cao hơn. Giáo dục STEAM sẽ phá đi 
khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm 
việc một cách sáng tạo.
 Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật trên thế giới hiện nay 
thì nhu cầu việc làm liên quan đến STEAM ngày càng lớn đòi hỏi ngành giáo dục 
cũng phải có những sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Giáo dục STEAM 
có thể tạo ra những con người có thể đáp ứng được nhu cầu công việc của thế kỷ 
mới có tác động lớn đến sự thay đổi nên kinh tế đổi mới. Không phải là những cách 
đào tạo, những bí quyết học cao siêu để dạy học sinh thành tài, thành những nhà 
toán học, khoa học vĩ đại mà phương pháp này sẽ phát triển các kỹ năng cho trẻ 
để chúng có thể sử dụng trong cuộc sống tương lại, đặc biệt với môi trường công 
nghệ hóa, hiện đại hóa như hiện nay.
 Là một giáo viên đứng lớp, hàng ngày được tiếp xúc gần gũi với trẻ, hiểu 
được mức độ nhận thức của trẻ, bản thân tôi luôn mong muốn được áp dụng 
phương pháp học tập này cho học sinh của mình để trẻ sáng tạo hơn, chủ động hơn 
để các con tìm ra nguyên lý khoa học ngay trong những hoạt động đơn giản. Với 
mong muốn trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp lồng ghép phương 
pháp STEAM vào các hoạt động cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng 
kết kinh nghiệm.
1.1 Cơ sở lý luận:
 STEAM không phải là phương pháp có thể áp dụng một cách dễ dàng, 
nhưng hiệu quả giáo dục mà nó mang lại cho trường học nói chung và trẻ mầm non 
nói riêng là vô cùng lớn. Trường học sẽ không còn là nơi chỉ giảng dạy cho trẻ 
những lý thuyết mơ hồ mà nó còn trở thành nơi cho chúng những trải nghiệm thú vị 
nhất, được khôn lớn, trưởng thành qua kiến thức trong đời thực, theo đúng tiêu chí 
chơi thông minh và học tập cũng vui vẻ. Con đường trải nghiệm STEAM là con 
đường vô cùng lý thú. Khi được học tập theo phương pháp này, bạn sẽ thấy trẻ rất 
tập trung, say sưa khám phá, qua đó trí tò mò được thỏa mãn và trên hết là giúp 
khơi gợi niềm đam mê, tình yêu mãnh liệt đối với khoa học và công nghệ.
 2/12 cách đơn giản, nhẹ nhàng, gần gũi với những bài học, đồ dùng, mang đến cho trẻ 
những điều thú vị trong hoạt động.
 Phương pháp STEM kết hợp với Art mang đến một chiến lược giáo dục cải 
tiến hiệu quả cao cho lĩnh vực giáo dục mầm non.Thông qua hình thức tích hợp với 
nghệ thuật, trẻ sẽ dễ dàng khám phá ra các giai đoạn khác nhau của vấn đề thông 
qua bài học.
1.2 Cơ sở thực tiễn.
 Yếu tố chìa khóa của steam là sự kết hợp và tính thực tế. Thay vì giảng dạy 
các môn độc lập, có bài học tuần tự, khô khan và hỏi đáp dựa trên ghị nhớ vô thức 
của trẻ mầm non thì steam được xây dựng để giúp trẻ mâm non thực hành và tìm 
hiểu các vấn đề thực tế trong cuộc sống hàng ngày. Các kiến thức của steam được 
giảng dạy và được sử dụng đòi hỏi 1 kỹ năng toán học, vật lý thuần túy kích thích 
sự tò mò, tìm tòi và sáng tạo của trẻ. Nói một cách đơn giản giáo dục STEM phản 
ánh cuộc sống thực tế. Trong cuộc sống đều phải áp dụng các kiến thức khác nhau, 
rất hiếm có công việc chỉ sử dụng một kiến thức đặc thù. Chính vì vậy chúng ta cần 
giáo dục trẻ em kết hợp các kiến thức với nhau và ứng dụng chúng trong thực tế 
cuộc sống. Chúng ta cần khuyến khích, khơi dậy đam mê khoa học, sự sáng tạo 
trong trẻ em. Chúng ta không cần trẻ ghi nhớ các kiến thức khô khan, rời rạc, thiếu 
thực tế nữa. Phương pháp giáo dục tương lai không còn là sự ghi nhớ, học vẹt các 
kiến thức nữa mà thay vào đó là về việc học cách suy nghĩ phân tích và đánh giá 
thông tin. Trẻ em cần phải học cách làm thế nào để áp dụng các kiến thức đã học, 
học cách nghiên cứu và học các kỹ năng để giải quyết vấn đề một cách khoa học, 
khéo léo. Các kỹ năng nêu trên cần phải được dạy theo phương pháp áp dụng và 
phải được xây dựng bài học có hệ thống và bài bản. 
 STEM giúp trẻ gắn kết các kiến thức với nhau theo rất nhiều cách từ đó giúp 
trẻ em học hỏi và làm việc ngay từ rất sớm. Cách tốt nhất để kích thích tình yêu của 
trẻ dành cho STEM là khuyến khích sự tò mò. Từ khi còn nhỏchúng ta hãy khuyến 
khích trẻ đặt các câu hỏi, khám phá và chơi. Hãy tìm kiếm niềm đam mê của trẻ và 
giúp trẻ theo đuổi những đam mê đó. Ngay cả khi nhận thấy trẻ em thay đổi đam 
mê hàng tuần thì điều này là hoàn toàn bình thường, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. 
Trong trường hợp đó chúng ta tiếp tục khuyến khích trẻ. Rồi kết quả sẽ vô cùng 
ngạc nhiên và phấn khích khi trẻ trở nên đam mê học tập, nghiên cứu và sáng tạo.
 4/12 - Môi trường sư phạm nhà trường khang trang và được đầu tư cơ sở vật chất, thiết 
bị dạy học đáp ứng yêu cầu giảng dạy cho giảng viên như máy tính, máy chiếu, loa 
đài...
- Được sự quan tâm hỗ trợ của các bậc phụ huynh đã hưởng ứng tham gia các 
phong trào của nhà trường, của lớp nhiệt tình, tổ chức cho các cháu đến trường đầy 
đủ, thường xuyên ủng hộ những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và vui 
chơi cho các cháu.
- Đa số trẻ đến lớp đều khoẻ mạnh, đúng độ tuổi có nề nếp học tập và đặc biệt trẻ 
rất ham tìm tòi và khám phá.
- Bản thân được đi kiến tập các tiết dạy steam do nhà trường tổ chức, tôi đã nhận 
thức được sự quan trọng và tính cấp thiết về việc đổi mới phương pháp dạy học 
steam nên tôi cũng mạnh dạn áp dụng phương pháp steam vào quá trình soạn bài và 
lên lớp.
2.2 Khó khăn
- Chỉ một số giáo viên trong nhà trường được tham gia lớp học bồi dưỡng. Giáo 
viên còn hạn chế về thời gian và giáo viên tự nghiên cứu tài liệu về phương pháp 
giáo dục steam qua mạng internet. 
- Cơ sở vật chất nhà trường đã khang trang hơn, tuy nhiên phòng học để đáp ứng 
cho việc giảng dạy phương pháp STEAM hiện nay của trường cũng chưa thể đáp 
ứng đầy đủ mà từng bước khắc phục dần theo kế hoạch.
- Trẻ chưa quen với việc sử dụng và ứng dụng các công nghệ trong hoạt động, chưa 
thực sự tích cực trong việc tham gia hoạt động trải nghiệm, việc áp dụng phương 
pháp giảng dạy tích cực cũng phần nào bị hạn chế.
- Trẻ vẫn còn thụ động chưa thật sự sáng tạo trong suy nghĩ.
3. Các biện pháp đã tiến hành:
3.1. Nghiên cứu tài liệu về phương pháp STEAM
 Năm học 2019 – 2020 tôi được nhà trường cử đi tham gia lớp học “Dạy học 
theo phương pháp Steam” do Sở giáo dục và đào tạo tổ chức. Thông qua lớp học 
tôi nhận thấy việc dạy học ứng dụng phương pháp Steam là cực kỳ cần thiết cho 
giáo dục mầm non. Sau khóa học tôi phần nào cũng đã hiểu rõ được những ưu việt 
cùa phương pháp này trong giáo dục mầm non. Ngoài việc tham gia tập huấn tôi 
còn được chuyên gia cung cấp các tài liệu về các kênh thông tin. Từ đó tôi thông 
 6/12 thành công sẽ tạo cho trẻ hứng thú, động lực để khám phá dự án một cách tích cực. 
Hoạt động Mở dự án giúp cho giáo viên khảo sát được kiến thức của trẻ về đề tài 
đã lựa chọn để chủ động định hướng hoạt động của trẻ. Trẻ được tái hiện lại những 
kiến thức mình đã biết về đề tài và liệt kê ra những điều mình muốn biết thêm về đề 
tài, giáo viên có thể gợi ý để trẻ tìm ra vấn đề. Từ đó trẻ tự lập được kế hoạch cho 
mình trong quá trình khám phá dự án: Tìm câu trả lời cho những thắc mắc bằng 
cách nào? ở đâu? Khi nào?Giai đoạn kết nối thông tin về dự án. Đây là quá trình trẻ 
thực hành tìm hiểu các kiến thức trả lười cho các thắc mắc của mình bằng các hoạt 
động với các kỹ năng: tìm kiếm, thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin, tham gia các 
hoạt động trải nghiệm thực tế. Trong giai đoạn này giáo viên sẽ giúp trẻ lên kế 
hoạch tìm kiếm thông tin qua các phương tiện như máy ảnh, máy tính, chuyến đi, 
vẽ. sau đó trẻ sẽ báo cáo lại kết quả tìm được thông tin đó.Đóng dự án là bước 
triển khai cuối cùng trong một dự án học. Ở bước đóng dự án này, trẻ được thể hiện 
lại những kiến thức, kỹ năng trẻ lĩnh hội đươc qua quá trình khám phá dự án. Để 
làm được điều đó đòi hỏi trẻ phải có kỹ năng ghi nhớ, tổng hợp, thuyết trình Giai 
đoạn tổng kết, đóng dự án trẻ có thể so sánh minh chứng, bằng chứng với những 
cái trẻ đã biết và muốn biết, sau đó cùng nhau thảo luận về cách trình bày, thể hiện 
với mọi người. Cuối cùng các bé có thể mời bố mẹ, khách, bạn bè tới tham dự buổi 
tổng kết để chứng kiến và xem mình thể hiện sự hiểu biết thông qua những vấn đề 
trong dự án vừa học.
 ( Theo em chỗ này chị kẻ bảng xây dựng các dự án theo các tháng)
 Thời gian thực hiện
 STT Tháng Dự án ( Chị ghi ở dưới là bao 
 tuần hoặc bao nhiêu buổi)
 1 11 Tết trung thu 7 buổi
 2 12
 3 1
 4 2
 5 3
 6 4
 Tôi đã tìm hiểu những dự án cụ thể để lồng ghép vào trong các tháng một 
cách hiệu quả nhất, mỗi tháng có thể lồng ghép một hoặc 2 dự án phù hợp. Tháng 
 8/12 Trong hoạt động học: Các cô sẽ cùng trẻ trò chuyện, khám phá về những câu 
chuyện xung quanh bắp ngô: “những điều con biết về bắp ngô?”, “Con muốn biết 
thêm gì về bắp ngô?”, “Bắp ngô gồm những gì”? “Ngô có thể làm thành những 
món ăn nào”? “Có bao nhiêu loại ngô, đó là những loại ngô nào”? “Cây ngô mọc 
lên từ đâu”? “Bắp ngô hình thành như thế nào”? Để tìm được câu trả lời cho những 
câu hỏi trên, trẻ phải tự tìm và thu thập kiến thức từ các nguồn khác nhau: xem 
tranh/ảnh/sách về ngô, hỏi người lớn, xem trên internetvà hệ thống các kiến thức 
thu được bằng hình ảnh, thu âm, video hay bảng biểutùy theo cách của từng trẻ.
 Trong hoạt động thăm quan: Bên cạnh đó trẻ sẽ được trải nghiệm thực tế để 
biết cây ngô mọc lên từ đâu, lá ngô như thế nào, hoa (cờ) ngô ra làm sao? Ăn ngô 
có tốt cho sức khỏe không”? Hay trẻ được trải nghiệm làm các món ăn từ ngô: ngô 
luộc, bánh ngô, bỏng ngô, sữa ngô
 Trong hoạt động góc: Trẻ còn được dùng chính các phần của bắp ngô hoặc 
được thể hiện kiến thức của mình về ngô thông qua các hoạt động tạo hình: vẽ, nặn, 
cắt, bồi, đan tếtvà các hoạt động nghệ thuật như đóng kịch, đọc thơ, thậm chí với 
các bạn lớp lớn còn có thể tự sáng tác các bài thơ về ngô. Kết thúc dự án, tất cả trẻ 
đều có cơ hội để thể hiện, giới thiệu về kết quả của mình khi tham gia dự án.
 Qua các tháng của từng dự án, trẻ được củng cố, rèn luyện kiến thức, kĩ năng 
trẻ đã biết, đồng thời thu nhận các kiến thức, kĩ năng mới một cách tự nhiên, thông 
qua trải nghiệm chứ không phải chỉ từ lời nói của người lớn.Điều quan trọng nhất 
trong mỗi dự án học tích hợp đó là làm sao để trẻ cảm thấy hứng thú với dự án 
đang được học. Điều này sẽ kích thích sự khám phá, tìm tòi xuất phát từ nhu cầu 
của bản thân trẻ và hứng thú hơn nữa khi trẻ được khám phá bằng chính những trải 
nghiệm trực tiếp của mình. Những trải nghiệm đó khiến cho bé nhớ lâu hơn và cảm 
thấy yêu thích việc học tập, kiến thức từ đó cũng được “ngấm” một cách tự nhiên.
 Trong giáo dục STEAM, khi đặt các câu hỏi cho trẻ tôi sử dụng những câu 
hỏi ở dạng “mở” để trẻ có thể trả lời được, tránh những câu hỏi mà trẻ chỉ là lời 
“có” hoặc “không”. Không nên hỏi những câu như: Đây có phải là viên kẹo bị 
loang màu không? Quả cam này tròn à? Xe ô tô này chạy được vì cái bánh xe đúng 
không? Tôi hỏi những câu hỏi giúp trẻ huy động vốn kinh nghiệm, hiểu biết, như: 
Con gì đây? Con biết gì về quả cam? Con có thể kể cho mẹ nghe con đã xếp ngôi 
nhà này như thế nào không?... hay các câu hỏi kích thích trẻ tìm hiểu, thử nghiệm, 
như: Tại sao con không thử làm xem?... hoặc khuyến khích trẻ suy luận, phán đoán, 
 10/12

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_long_ghep_phuong_phap_steam_vao_cac_ho.docx