SKKN Một số biện pháp lồng ghép giáo dục môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5-6 tuổi trong Trường Mầm non Sao Mai

Đã từ lâu biển là một bộ phận không thể thiếu của dân tộc Việt Nam, là chỗ dựa tinh thần và vật chất cho người dân. Biển luôn gắn bó chặt chẽ với mọi hoạt động sản xuất, đời sống của dân tộc và ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng. Vậy chúng ta phải làm gi? Và làm như thế nào để biển luôn là nguồn phát triển kinh tế lớn nhất. Đó là những câu hỏi mà tôi thường xuyên đặt ra.
Vì thực tế cho thấy trong những năm gần đây thật đáng buồn khi con người đã khai thác và làm suy kiệt nguồn tài nguyên. Môi trường ngày càng đang bị hủy hoại một cách nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Ô nhiếm môi trường là nguyên nhân khiến nước ta đã phải đón nhận những trận bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt.. .không chỉ người dân ven biển mà người dân trong cả nước đã phải gồng mình gánh chịu. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người.Từ những thực tế trên tôi luôn suy nghĩ phải làm thế nào để’ có thể’ giúp cho tất cả mọi người ai ai cũng nhìn thấy những đều ấy.
Bản thân là một giáo viên mầm non, với vốn kiến thức nhỏ nhoi tôi biết mình không thể’ làm được điều đó với tất cả mọi người nhưng với lòng yêu quê hương yêu biển, hải đảo vô tận, tôi quyết định đem vốn kiến thức ít ỏi của mình để dạy lại cho thế hệ tương lai. Đối với trẻ mầm non, giáo dục để trẻ hiểu về quê hương đất nước, yêu biển đảo là một việc làm quan trọng nhưng giáo dục như thế nào để đem lại hiệu quả cao là một việc làm càng quan trọng hơn và tôi nghĩ bằng cách thông qua các môn học là cách truyền đạt và chuyển tải nội dụng gần gũi và thiết thực nhất.
docx 36 trang skmamnonhay 23/10/2024 401
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp lồng ghép giáo dục môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5-6 tuổi trong Trường Mầm non Sao Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp lồng ghép giáo dục môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5-6 tuổi trong Trường Mầm non Sao Mai

SKKN Một số biện pháp lồng ghép giáo dục môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5-6 tuổi trong Trường Mầm non Sao Mai
 Một sô biện pháp lồng ghép giáo dục môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi
 trong trường mầm non sao mai
giáo viên có được kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết trong việc tích hợp nội dung 
giáo dục về tài nguyên môi trường biển, hải đảo cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi thông qua các 
hoạt động hàng ngày của trẻ. Thực hiện tốt nội dung tích hợp giáo dục tài nguyên môi 
trường biển, hải đảo là giáo dục trẻ tình yêu, lòng tự hào ý thức bảo vệ, gữi gìn biển đảo 
quê hương, góp phần xây dựng biển đảo quê hương, đất nước Việt Nam càng thêm xanh, 
sạch đẹp, phát triển bền vững.
 Do vậy, tôi luôn mong muốn có được những giải pháp để giúp giáo viên tăng thêm 
hiệu quả dạy học, cụ thể là công tác giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, tài nguyên biển, hải 
đảo quê hương. Nhằm mục đích cho trẻ tiếp thu với nền văn hóa truyền thống một cách 
tích cực, phù hợp hoạt động của trẻ. Đồng thời thông qua lời của những bài hát, hay 
những câu chuyện có thể sẽ giúp trẻ nhận biết về biển đảo quê hương mình.
 Xuất phát từ những lý do trên, tôi thiết nghĩ rằng cần phải hướng đến giáo dục cho 
trẻ có được ý thức sống hòa đồng với môi trường, từ đó có cách bảo vệ môi trường. Vì 
thế, tôi xin đề xuất “Một số biện pháp lồng ghép giáo dục môi trường biển, hải đảo cho 
trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non sao mai” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
 2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
 a. Mục tiêu của đề tài:
 Đã từ lâu biển là một bộ phận không thể thiếu của dân tộc Việt Nam, là chỗ dựa 
tinh thần và vật chất cho người dân. Biển luôn gắn bó chặt chẽ với mọi hoạt động sản 
xuất, đời sống của dân tộc và ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng. Vậy chúng ta 
phải làm gi? Và làm như thế nào để biển luôn là nguồn phát triển kinh tế lớn nhất. Đó là 
những câu hỏi mà tôi thường xuyên đặt ra.
 Vì thực tế cho thấy trong những năm gần đây thật đáng buồn khi con người đã 
khai thác và làm suy kiệt nguồn tài nguyên. Môi trường ngày càng đang bị hủy hoại một 
cách nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, 
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Ô nhiếm môi 
trường là nguyên nhân khiến nước ta đã phải đón nhận những trận bão, áp thấp nhiệt đới, 
lũ lụt.. .không chỉ người dân ven biển mà người dân trong cả nước đã phải gồng mình 
gánh chịu. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do sự thiếu 
hiểu biết, thiếu ý thức của con người.
 Từ những thực tế trên tôi luôn suy nghĩ phải làm thế nào để’ có thể’ giúp cho tất 
cả mọi người ai ai cũng nhìn thấy những đều ấy.
 Bản thân là một giáo viên mầm non, với vốn kiến thức nhỏ nhoi tôi biết mình 
không thể’ làm được điều đó với tất cả mọi người nhưng với lòng yêu quê hương yêu 
biển, hải đảo vô tận, tôi quyết định đem vốn kiến thức ít ỏi của mình để dạy lại cho thế 
hệ tương lai. Đối với trẻ mầm non, giáo dục để trẻ hiểu về quê hương đất nước, yêu biển 
đảo là một việc làm quan trọng nhưng giáo dục như thế nào để đem lại hiệu quả cao là 
một việc làm càng quan trọng hơn và tôi nghĩ bằng cách thông qua các môn học là cách 
truyền đạt và chuyển tải nội dụng gần gũi và thiết thực nhất.
 Chính vì vậy ngay từ đầu năm học, tôi đã thử lồng ghép một số bài hát, bài thơ có 
nội dung về biển đảo vào các chủ điểm. Tôi nhận thấy rằng trẻ đặc biệt hứng thú và nhớ 
 Giáo viên: Trần Thị Tỷ2 Một sô biện pháp lồng ghép giáo dục môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi
 trong trường mầm non sao mai
 1. Cơ sở lí luận:
 Mỗi người dân Việt Nam đều biết đến câu thành ngữ “Rừng vàng biển bạc”. Đó 
là câu nói quen thuộc của ông cha ta chỉ sự giàu có, trù phú của nước ta về tài nguyên 
thiên nhiên. Câu nói thể hiện lòng tự hào, niềm yêu quý của chúng ta đối với của cải, 
giang sơn gấm vóc của đân tộc Đại Việt. Chúng ta có thể tự hào rằng nước ta có đường 
bờ biển dài 3260km, phần biển có diện tích hơn 1.000.000km vuông, có khoảng hơn 
4.000 hòn đảo, ở trong miền nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên đa dạng, có nguồn khoáng 
sản phong phú, nhiều đồng bằng rộng lớn, có hàng chục nghìn loài sinh vật sống và 
phân bố khắp mọi miền đất nước, có rừng nhiệt đới gió mùa...tạo nên nhiều hệ sinh thái 
khác nhau. Tài nguyên thiên nhiên nước ta rất phong phú và đa dạng, nhất là tài nguyên 
biển. Mỗi người phải biết giữ gìn, bảo vệ và khai thác hợp lý thì tài nguyên không bị 
cạn kiệt và trở thành vàng bạc thực sự. Môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng, gây 
nên sự mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến chất 
lượng cuộc sống. Trong những năm gần đây một số vùng biển nước ta xảy ra tình trạng 
ô nhiễm và suy thoái môi trường biển gây trở ngại và thiệt hại cho một số vùng kinh tế, 
ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Ô nhiếm môi trường là nguyên nhân khiến bà mẹ 
thiên nhiên nổi giận, năm 2012 nước ta đã phải đón nhận 11 trận bão, áp thấp nhiệt đới, 
lũ lụt.. .không chỉ người dân ven biển mà người dân trong cả nước đã phải gồng mình 
gánh chịu. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do sự thiếu 
hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ 
môi trường trở thành một vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu.
 Mỗi học sinh Việt Nam cần phải hiểu biết về đất nước gồm cả đất liền, hải đảo, 
vùng biển và vùng trời . Đặc biệt là hiện nay môi trường biển nước ta đang bị ô nhiễm 
nặng nề . Việc bảo vệ môi trường biển, đảo là vấn đề cấp thiếc hiện nay , không phải một 
cá nhân mà làm được, cần có cộng đồng xã hội cùng góp sức để bảo vệ. Giáo viên cần 
cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường: Môi trường tự nhiên, môi trường 
xã hội - mối quan hệ giữa con người và môi trường, sự ô nhiễm môi trường và bảo vệ 
môi trường. Từ đó hình thành cho trẻ thói quen, kỹ năng hành động và các hành vi phù 
hợp với môi trường. Qua đó giúp trẻ hình thành cho trẻ thói quen, kỹ năng hành động và 
các hành vi phù hợp với môi trường góp phần hình thành nhân cách trẻ ngay từ khi còn 
nhỏ. “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, tôi tin rằng tương lai môi trường biển sẽ không 
còn bị ô nhiễm.
 2. Thực trạng (Cơ sở thực tiễn):
 Việc chỉ đạo giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường 
biển, hải đảo cho trẻ em 5 tuổi hiện nay có rất nhiều giáo viên ở các cơ sở giáo dục mầm 
non thực hiện, mỗi người một phương pháp, biện pháp khác nhau và hiệu quả đạt được 
tùy thuộc của mỗi người, song mục đích chung là góp phần hình thành nhân cách cho trẻ.
 Trường mầm non Sao Mai là một trong những trường nông thôn thuộc huyện 
Krông ana, trường có 3 địa điểm khang trang sạch sẽ với khu trung tâm thôn 2 và 2 cụm 
lẻ Quảng đà và E chai.
 - Hiện nay ý thức bảo vệ môi trường của trẻ chưa cao. Trẻ sống ở vùng cao 
 Giáo viên: Trần Thị Tỷ4 Một sô biện pháp lồng ghép giáo dục môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi
 trong trường mầm non sao mai
kiến thức.
 - Có một số trẻ còn nhút nhát; chưa mạnh dạn tự tin thể hiện mình trong môi 
trường hợp tác, giao lưu giữa cô với trẻ, giữa trẻ với cô, và giữa trẻ với trẻ.
 - Trẻ thụ động khi tiếp thu bài. Phương pháp nghe - nói chưa phát huy hiệu quả.
 -Một số phụ huynh nhận thức về bảo vệ môi trường còn hạn chế.
 - Kiến thức về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo của giáo viên còn chưa 
sâu.
 Nguyên nhân:
 - Quan niệm của một số phụ huynh còn lạc hậu, xem cô giáo dạy con mình chỉ là 
người giữ trẻ, chơi tự do là chính.
 - Trẻ lần đầu đến lớp biết bao nhiêu bỡ ngỡ, việc tích cực vận động trong lồng 
ghép giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo chưa cao.
 - Nhiều giáo viên trẻ mới vào nghề chưa có kinh nghiệm trong công tác giảng 
dạy.
 - Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ phát triển không đồng điều, trẻ chưa cảm nhận thế 
nào là hoạt động giáo dục lồng ghép tài nguyên môi trường biển, hải đảo một cách tích 
cực...
 - Đồ dùng trang thiết bị chưa được phong phú, màu sắc chưa hấp dẫn trẻ, nhận 
thức của phụ huynh chưa cao, trẻ chưa qua các lớp nhỏ đào tạo. Như vậy đây là một 
vướng mắc mà đòi hỏi chúng ta phải tìm hướng giải quyết. Bước đầu chúng ta khắc phục 
bằng nhiều cách: Tự làm hoặc vận động chị em trong trường cùng làm đồ dùng, đồ chơi. 
Thường xuyên tuyên truyền kiến thức nuôi dạy trẻ có lồng ghép tài nguyên và môi trường 
biển, hải đảo cho các bậc cha mẹ học sinh được biết. Có sự động viên, khích lệ kịp thời 
cho các cháu, đó là tình yêu thương mà trẻ cảm nhận được từ cô giáo của mình. Từ đó trẻ 
hứng thú, tự tin hơn trong mọi hoạt động nhất là tích cực vận động trong phát triển ý thức 
về tài nguyên và môi trường biển hải đảo.
 Tiếp tục phát huy và kế thừa những thuận lợi, đào sâu nghiên cứu, tìm tòi, có kế 
hoạch cụ thể trong môi trường giáo dục của chính mình. Do vậy phải thay đổi cách làm 
việc và các phương pháp lên lớp trước đây sao cho phù hợp theo định hướng hiện nay. - 
Bước đầu đã có những thành công, những hạn chế trong công tác dạy và học nhưng chưa 
như mong muốn. Đó là cái mà triệu triệu Môi trường giáo dục nào cũng muốn giải quyết, 
cũng như mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó để chúng ta biết tìm hiểu về nguyên nhân, hậu quả 
là do đâu? Và lý do gì lại có nhiều mâu thuẫn như vậy? Liệu khi thực hiện các giải pháp, 
phương pháp mới này liệu có đem lại kết quả thực sự cao hơn không? Chất lượng học 
sinh có thay đổi không?
 Đó là những gì bản thân tôi trăn trở trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài của 
mình. Xuất phát từ những thực tế trên tôi đã đề ra một số biện pháp thực hiện sau.
 3. Các biện pháp, giải pháp:
 3.1.Mục tiêu của các biện pháp, giải pháp:
 - Hình thành cho trẻ kiến thức về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trong 
quá trình hoạt động.
 Giáo viên: Trần Thị Tỷ6 Một sô biện pháp lồng ghép giáo dục môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi
 trong trường mầm non sao mai
 Bước đầu khảo sát kết quả cho thấy:
 S Nội dung tiêu chí khảo sát
 Đạt Chưa đạt
 TT
 Số Tỷ lệ Tỷ lệ
 Số lượng
 lượng % %
 1 Biết tên 1 số bãi biể’n, đảo nổi tiếng của 28 66.7 14 33,3
 nước ta
 2 Biết chăm sóc và bảo vệ cây 32 76 10 24
 3 25 59,5 17 40,5
 Biết giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng, vệ 
 sinh trường lớp.
 4 28 66.7 14 33,3
 Biết cất dọn đồ dùng, dồ chơi đúng nơi quy 
 định
 5 Không vứt rác ra đường, biết gom rác vào 30 71,4 12 28,6
 thùng rác
 6 Không la hét to 25 59,5 17 40,5
 7 20 47,6 22 52,4
 Phân biệt được những hành động đúng - sai 
 đối với môi trường biển và hải đảo
 8 Biết tiết kiệm nước khi sử dụng 28 66.7 14 33,3
 9 Nhắc nhở người lớn tiết kiệm điện. 25 59,5 17 40,5
 Qua cuộc khảo sát tôi nhận thấy rằng trẻ có kiến thức trong việc bảo vệ môi 
trường còn chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy việc giáo dục trẻ có ý thức 
giữ gìn và bảo vệ môi trường trẻ sống, tài nguyên và môi trường biển, hải đảo là một 
trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình hình thành và phát triể’n toàn diện 
nhân cách trẻ.
 Từ thực tế trên tôi đã bàn bạc với giáo viên cùng lớp thống nhất về phương pháp 
và đưa ra nhiều biện pháp thực hiện tích hợp giáo dục tài nguyên và môi trường biể’n, 
hải đảo cho trẻ 5 tuổi hiệu quả nhất.
 Biện pháp 2: Tìm hiểu, sưu tập tài liệu về tài nguyên và và môi trường biển, 
hải đảo Việt Nam hiện nay.
 a. Thực trạng môi trường hiện nay.
 Giáo viên: Trần Thị Tỷ8

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_long_ghep_giao_duc_moi_truong_bien_hai.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp lồng ghép giáo dục môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5-6 tuổi trong Trường Mầm.pdf