SKKN Một số biện pháp lan toả xây dựng mô hình trường mầm non xanh cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

Để giáo dục trẻ có ý thức xây dựng trường mầm non xanh hiệu quả nhằm mục đích xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực tôi luôn suy nghĩ tìm ra những biện pháp hình thức tổ chức để hướng dẫn trẻ có những kiến thức sơ đẳng ban đầu về lợi ích của việc bảo việc bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng đối với cuộc sống con người. Từ đó, hình thành cho trẻ ý thức quan tâm đến chính môi trường mà trẻ đang sống, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp trong thiên nhiên, hơn nữa giúp cho trẻ có ý thức biết bảo vệ, hành động vì môi trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề xây dựng mô hình trường mầm non xanh cho trẻ. Tôi đã mạnh dạn đề xuất đề tài: “Một số biện pháp lan toả xây dựng mô hình trường mầm non xanh cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non
Mục đích của việc lan toả xây dựng mô hình trường mầm non xanh nhằm nâng cao về nhận thức và tạo được sự chuyển biến cơ bản trong mỗi trẻ về ý nghĩa của công tác giáo dục môi trường. Từ đó, trẻ thấy được và phát huy những mặt tốt, cùng khắc phục những mặt tồn tại của môi trường lớp học, trường học nói riêng và trong cộng đồng nói chung.
Tôi nhận thấy trong công tác giáo dục trẻ mầm non, ngoài việc chăm lo sức khỏe cho trẻ thật tốt, cung cấp những kiến thức cơ bản theo lứa tuổi thì việc trang bị cho trẻ kỹ năng lễ giáo là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với trẻ 5 - 6 tuổi, bởi đây là giai đoạn trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1, trẻ cần được trang bị một hành trang vững vàng, những kiến thức cơ bản để sẵn sàng bước vào một môi trường mới.
docx 16 trang skmamnonhay 06/08/2024 830
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp lan toả xây dựng mô hình trường mầm non xanh cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp lan toả xây dựng mô hình trường mầm non xanh cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp lan toả xây dựng mô hình trường mầm non xanh cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
 1
 ĐẶT VẤN ĐỀ
 Môi trường là nơi nuôi dưỡng con người cả về thể chất lẫn tinh thần. Đối với 
con người thì “Môi trường sống” là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, kinh 
tế, xã hội bao quanh có ảnh hưởng tới sự sống, phát triển của từng cá nhân và cộng 
đồng con người. Nhưng thực trạng các vấn đề về môi trường đang diễn ra ngày 
càng trầm trọng hơn - trái đất đang nóng lên và Việt Nam là một trong 10 nước 
chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu đã và đang tác 
động mạnh mẽ đến chúng ta, với các biểu hiện như: nước biển dâng, nhiệt độ tang, 
sự bất thường về khí hậu và các hiệ tượng thời tiết cực đoan (như nắng nóng, giá 
rét, bão, lũ lụt, hạn hán...) gia tang và khó dự đoán hơn. Những ảnh hưởng trực 
tiếp của biến đổi khí hậu làm s uy giảm đa dạng sinh học mất rừng, ô nhiễm không 
khí, ô nhiễm nguồn nước, khủng hoảng năng lượng quá tải rác thải... ảnh hưởng 
nghiêm trọng đến thiên nhiên và cuộc sống của con người. Nguyên nhân là do dân 
số tăng nhanh, sự nghèo nàn, di dân và quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa 
đất nước đã ảnh hưởng mạnh tới môi trường. Tình hình ô nhiễm đất, nước, không 
khí, bụi, hóa chất ở các khu nhà máy, cơ sở sản xuất ngày càng nhiều. Sự thiếu 
hiểu biết của con người là một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên sự ô 
nhiễm và suy thoái môi trường
 Việc lan toả xây dựng mô hình “Trường mầm non xanh” để trẻ có những hiểu 
biết về môi trường, có ý thức, thói quen và hành động bảo vệ môi trường cần được 
quan tâm ngay từ lứa tuổi mầm non. Chính ở lứa tuổi này trẻ rất thích tiếp xúc với 
thiên nhiên và cuộc sống xung quanh, dễ hấp thụ và hình thành những nề nếp thói 
quen, những giá trị tốt đẹp, tạo cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách sau 
này.
 Giáo dục trẻ có ý thức xây dựng “Trường mầm non xanh” là quá trình hình 
thành và phát triển ở trẻ ý thức và những hiểu biết về môi trường sống xanh, giúp 
trẻ có thái độ tích cực với môi trường xung quanh, đồng thời bước đầu hình thành 
những năng lực cần thiết để trẻ tham gia vào các hoạt động thực tế tìm hiểu và giữ 
gìn môi trường phù hợp với lứa tuổi.
 Vì vậy, lan toả ý thức xây dựng trường mầm non xanh là một vấn đề cấp bách 
có tính toàn cầu và là vấn đề mang tính xã hội sâu sắc cần được chú trọng ngay từ 
thuở ấu thơ. Tuổi nhỏ cần: “Hành động nhỏ nhưng ý nghĩa lớn ”, trẻ em là chủ 
nhân tương lai của đất nước nên rất cần có vốn tri thức về môi trường sống xanh 
và hành động thân thiện với môi trường để có được cuộc sống tốt đẹp cho sau này. 
“Bảo vệ môi trường” - “Cứu lấy Trái Đất” đang là những thông điệp khẩn cấp cho 
tất cả mọi quốc gia trên toàn thế giới. Chính vì vậy, xây dựng “Trường mầm non 
xanh” là yêu cầu cấp bách mang tính kinh tế, khoa học và xã hội sâu sắc. Lan toả 3
“Bậc mầm non” bởi giai đoạn mầm non là giai đoạn ươm mầm, hình thành nền 
tảng cho việc phát triển kiến thức, ngôn ngữ, lối sống cho trẻ. Do đó, chương trình 
giáo dục mầm non có ảnh hưởng rất lớn đối với tương lai của trẻ.
 Với phương châm “Giáo dục không chỉ chuẩn bị cho cuộc sổng mà giáo dục 
chính là cuộc sổng của trẻ ”, thì việc chung tay xây dựng môi trường sống và học 
tập thân thiện trong trường mầm non cho trẻ là trách cộng đồng và xã hội. Vấn nạn 
môi trường hiện nay là một trong những vấn đề nóng bỏng của toàn xã hội và được 
đặc biệt quan tâm, nó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống con người, ảnh hưởng xấu 
đến sức khoẻ và mọi sinh hoạt của con người.
 Trước những thách thức to lớn này, trường học, các thầy cô giáo và các em 
học sinh có thể làm gì?
 Trường học cần thay đổi để trở nên xanh hơn, không chỉ là nơi để dạy và học, 
trường học là nơi lý tưởng để tạo cơ hội cho trẻ tìm hiểu về các vấn đề môi trường 
- phát triển, để đương đầu với những thử thách thiện tại và đối mặt với những lựa 
chọn trong tương lai.
 Trường học có thể xanh nếu đảm bảo được các yếu tố: Không khí sạch, không 
gian xanh, năng lượng sử dụng tiết kiệm, giảm rác thải hiệu quả. Và để tạo một 
ngôi trường xanh và bền vững thì chính chúng ta là giáo viên mầm non cần phải 
định hướng cùng nhau tổ chức các hoạt động với mục tiêu chú trọng kỹ năng sinh 
thái và vươn ra cộng đồng.
 Trường học là nơi cung cấp những kiến thức, kỹ năng và thái độ tích cực về 
môi trường sống của trẻ. Giúp trẻ có ý thức tham gia các công việc vừa với sức 
của mình như: giữ gìn lớp học sạch sẽ, chăm sóc vật nuôi, cây trồng, thu gom lá 
rác thải ở sân trường, không khạc nhổ bừa bãi, không hái hoa, làm ồn, sắp xếp đồ 
dùng, đồ chơi trong và ngoài lớp gọn gàng, ngăn nắp, biết tắt điện khi không sử 
dụng, khóa vòi nước không để chảy tràn là những hành động giữ cho môi trường 
lành mạnh, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục hậu quả 
xấu do con người và thiên nhiên gây ra.
 II.CƠ SỞ THỰC TIỄN:
 1. Đặc điểm chung.
 Trường mầm non A Thị Trấn Văn Điển có bề dày đạt được nhiều thành tích 
cao như: Liên tục đạt tập thể lao động xuất sắc cấp thành phố, cờ thi đua dẫn đầu 
Thành phố năm 2013 - 2014; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2014; 
Bằng khen của UBND Thành phố năm 2015; Bằng khen Bộ Giáo dục và Đào tạo 
năm 2018. Đặc biệt năm học 2013 - 2014 làm điểm Thành phố đón đoàn cán bộ, 
giáo viên cốt cán toàn quốc về “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung 
tâm”. Năm học 2015 - 2016 làm điểm cấp huyện chuyên đề “Đổi mới hình thức 5
dụng chiếc điện thoại thông minh hay máy tính rồi gửi cho cô giáo.
 * Trẻ: Để việc thực hiện đạt hiệu quả, ngay từ đầu năm học tôi có làm một 
cuộc khảo sát nhằm đánh giá nhận thức của trẻ và thực trạng những kỹ năng thực 
hiện xây dựng trường mầm non xanh cho trẻ trước khi thực hiện đề tài. Kết quả 
khảo sát cho thấy thực trạng những kỹ năng của trẻ còn kém, chưa có kiến thức 
trong việc xây dựng trường mầm non xanh.
 Kết quả khảo sát của trẻ về thực trạng những kỹ năng thực hiện xây dựng
 trường mầm non xanh cho trẻ trước khi thực hiện đề tài:
 Trẻ có ý thức sử 
 Trẻ có ý thức bảo vệ Trẻ có thái độ không đồng 
 dụng năng lượng tiết 
 môi trường tình với những hành vi 
 kiệm
 làm ô nhiễm môi trường
 Tổng số
 Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ
 trẻ
 40 15 25 12 28 17 23
 % 37,5 62,5 30 70 42,5 57,5
 * Phụ huynh: Ngoài khảo sát trẻ trong lớp về kiến thức và kỹ năng. Tôi còn 
khảo sát phụ huynh thông qua phiếu điều tra thăm dò ý kiến phụ huynh bằng cách 
gửi đường link. Để phụ huynh mở trả lời câu hỏi bằng Excel trích xuất từ Google 
qua chiếc điện thoại thông minh hoặc máy tính và gửi lại cho cô giáo.( Phụ lục 1)
 Kết quả: Tôi nhận được là phụ huynh và trẻ nắm được các kiến thức và kỹ 
năng xây dựng trường mầm non xanh là chưa sâu và chưa biết cách. Việc khảo sát 
bằng phiếu điều tra gửi tới phụ huynh và những câu hỏi trắc nghiệm với trẻ làm 
cơ sở để tôi xác định rõ ràng hơn trong việc lan toả xây dựng mô hình trường mầm 
non xanh.
 2. Biện pháp 2: Tham mưu tới Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch hoạt 
động lan toả mô hình “Trường mầm non xanh”.
 Ban giám hiệu nhà trường là một móc xích quan trọng trong việc xây dựng 
trường mầm non xanh.
 Ngay từ đầu năm học, tôi đã bán sát chỉ đạo của phòng giáo dục và đào tạo 
huyện Thanh Trì, kế hoạch nhiệm vụ năm học của nhà trường tham mưu tới ban 
giám hiệu nhà trường tạo điều kiện để chúng tôi giáo viên được tham gia các buổi phải xây dựng lớp học của mình thành lớp xanh. Làm sao để xây dựng một lớp 
học xanh gần gũi với thiên nhiên, thân thiện với môi trường.
 Được sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường lớp mẫu giáo lớn A3 làm điểm 
chuyên đề xây dựng mô hình “Lớp học tái chế - Bé với bìa cottong” và “Lớp học 
xanh”. Chính vậy, việc xây dựng không gian xanh cho trẻ gần gũi với thiên nhiên 
tôi thống nhất với các đồng nghiệp trong lớp cần có 1 góc thiên nhiên sao cho phù 
hợp gần gũi với trẻ. Và việc đưa cây xanh bố trí linh hoạt trong lớp, nhà về sinh 
vừa thanh lọc không khí, làm đẹp không gian, vừa tạo cơ hội cho trẻ thực hành 
chăm sóc cây hàng ngày. Nhờ vậy mỗi khi đến lớp trẻ được tiếp cúc gần gũi hơn 
với thiên nhiên. Việc xây dựng không gian thân thiện với môi trường, bố trí lại 
không gian hợp lý tại các góc lớp, trang trí lớp bằng các nguyên vật liệu tái sử 
dụng thân thiện với môi trường. Đặc biệt, tôi đã sử dụng các bìa cotong, tân dụng 
những nguyên vật liệu đã qua sử dụng để sử dụng trang trí, làm đồ dùng đồ chơi 
sáng tạo trong lớp.
 Kết quả: Ban gián hiệu nhà trường tạo điều kiện tôi được tham gia buổi chia 
sẻ “Xây dựng mô hình trường MN xanh”. Đầu tư trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi 
hoàn toàn bằng gỗ thân thiện với môi trường, Trang bị cây xanh bố trí làm xanh 
thêm các góc hoạt động ngoài trời, cầu thành hành lang các lớp. Hàng tháng khối 
tôi các lớp có 1 ngày trẻ được hoạt động vui chơi bên ngoài sân trường làm tiết 
kiệm giảm thiếu tối đa nguồn năng lượng sử dụng trong ngày. Môi trường trong 
và ngoài của lớp đã có sự thay đổi không chỉ phủ xanh lớp bằng cây xanh mà các 
lớp cũng đã sử dung những nguyên vật liệu tái sử dụng, thân thiện gần gữi với 
thiên nhiên để trang trí các góc lớp. (Phụ lục 4: Hình ảnh minh hoạ)
 3. Biện pháp 3: Lồng ghép giáo dục giúp trẻ có ý thức xây dựng trường 
mầm non xanh thông qua các hoạt động trong ngày.
 Các hoạt động của trẻ hàng ngày, cô giáo giúp trẻ được quan sát, được thực 
hiện một số kỹ năng đơn giản giúp bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm năng 
lượng làm phong phú vốn kinh nghiệm của trẻ, giúp trẻ tiếp nhận những kiến thức 
và những hiểu biết ban đầu về môi trường sống xanh. Qua đó hình thành cho trẻ 
thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ 
bằng những công việc vừa với sức của mình.
 * Cách làm cũ:
 Trước đây các bài học được truyền thụ tới học sinh theo phương pháp truyền 
thống một chiều "cô nói, trẻ nghe", giáo viên chọn việc trình chiếu cho trẻ xem 
hơn là việc tổ chức cho trẻ được hoạt động, lớp học thụ động bị cuốn theo các hiệu 
ứng trên màn hình làm loãng đi trọng tâm của bài học, hiệu quả đạt được 9
nước phục vụ cho vật nuôi, cây trồng, phục vụ cho đời sống con người.
Qua đó tôi giáo dục trẻ nguồn nước do thiên nhiên ban tặng sẽ bị cạn kiệt khi chúng 
ta sử dụng bừa bãi, không tiết kiệm thì trong tương lai không xa cây cối và vạn vật 
chúng ta không có để sử dụng nữa: Cây sẽ héo khô, người và vật sẽ bị chết khát. 
Từ đó cô giáo dẫn dắt giáo dục trẻ dùng nước phải biết tiết kiệm, khóa vòi nước 
khi không sử dụng.
 * Trong hoạt động văn học:
 Trẻ được làm quen với tác phẩm văn học, kể chuyện sáng tạo, thơ, ca dao, 
đồng dao về thiên nhiên tươi đẹp, về con người và những việc làm có lợi, có tác 
hại tới môi trường, nguyên nhân ô nhiễm môi trường, tác hại của môi trường đến 
sức khỏe đời sống con người.
 + Khi hướng dẫn trẻ mẫu giáo tìm hiểu về cây xanh có thể thiết kế các hoạt 
động:
 - Hát, đọc thơ, kể chuyện chơi trò chơi về cây xanh: Em yêu cây xanh, Cây 
dây leo, Gieo hạt...
 - Nội dung bài thơ “Trường mầm non” tôi giáo dục trẻ biết vâng lời người 
lớn, biết rửa tay trước khi ăn để bảo vệ sức khỏe.
 - Nội dung câu chuyện “Gấu con đau răng” nhắc nhở trẻ biết vệ sinh đánh 
răng trước khi ngủ tránh bị sâu răng.
 - Bài thơ: “Em yêu nhà em” giáo dục trẻ tình cảm với con người và môi 
trường xung quanh.
 - Nội dung: “Nghề nghiệp” bài thơ “Mẹ đi vắng” và “Xe chữa cháy” trẻ biết 
được một số nghề trong xã hội. Giáo dục trẻ cách phòng và biết gọi khi có cháy.
 - Nội dung “Động Vật” từ các bài thơ, câu chuyện “Đàn gà con”, “Rong và 
cá”, “Ong và Bướm”, kể chuyện sáng tạo “thức dậy đi nào” trẻ gần gũi hơn với 
các con vật, qua đó giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc và bảo vệ chúng.
 - Nội dung bài thơ “Mùa hạ tuyệt vời, Ông mặt trời”, truyện “Giọt nước tí 
xíu” giúp trẻ hiểu thêm về ý nghĩa của những nguồn năng lượng sạch, tác dụng 
của những hiện tượng tự nhiên xung quanh.
 3.2. Lồng ghép nội dung giáo dục trong hoạt động lao động.
 Thông qua hoạt động lao động, tôi đã trực tiếp hướng trẻ tới nội dung quan 
sát và nhận xét như: Con thấy sân trường, lớp học như thế nào? Sạch hay bẩn? Vì 
sao? Các con cần phải làm gì để sân trường lớp học được sạch sẽ.
 Trước khi giáo dục trẻ, trước hết giáo viên giáo dục trẻ có ý thức về bản thân: 
Biết quý trọng và giữ gìn quần áo, thân thể luôn luôn sạch sẽ, gọn gàng. Việc trẻ 
phục vụ tốt bản thân cũng là việc làm có lợi cho môi trường như: không khạc nhổ 
bừa bãi, đi đại tiện, tiểu tiện đúng chỗ, đi xong biết xả nước, bỏ rác vào thùng. Qua 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_lan_toa_xay_dung_mo_hinh_truong_mam_no.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp lan toả xây dựng mô hình trường mầm non xanh cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm.pdf