SKKN Một số biện pháp làm sinh động trò chơi Âm nhạc giúp trẻ 5-6 tuổi Trường Mầm non Định Trung phát triển khả năng Âm nhạc

Trên thực tế một số giáo viên nghĩ rằng loại tiết đó mới quá? Lạ quá? Chưa có nhiều người dạy nên thôi cứ chọn một nội dung trọng tâm khác cho “an toàn”. Thực tế cho thấy: Nếu như giáo viên không quan tâm tạo điều kiện học tập cho trẻ, không sáng tạo trong việc tổ chức, việc dạy học chỉ là hình thức thực hiện cho xong thì giờ học sẽ trở nên gò bó, căng thẳng, cô giáo luôn luôn phải cố gắng bắt ép sự chú ý của trẻ thì đương nhiên hiệu quả dạy học sẽ không cao.
Là một giáo viên trẻ có tình yêu đối với nghề dạy học, tôi thiết nghĩ: Tại sao mình không tìm hiểu để sáng tạo ra những cách tổ chức trò chơi âm nhạc hay nhằm gây hứng thú và làm sinh động hơn các trò chơi âm nhạc? Làm được điều đó, chắc chắn trẻ của tôi sẽ tham gia vào các hoạt động tích cực hơn: Tự giác, chủ động và hứng thú hơn rất nhiều. Các trò chơi âm nhạc mới không chỉ giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu được chơi mà qua đó trẻ phát triển tính sáng tạo, sự tự tin, mạnh dạn cũng như thỏa thích vận động phù hợp theo giai điệu của âm nhạc theo cách của riêng mình. Với niềm mong muốn đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp làm sinh động trò chơi âm nhạc giúp trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Định Trung phát triển khả năng âm nhạc” để nghiên cứu áp dụng trong năm học 2018 - 2019 này.
docx 18 trang skmamnonhay 03/11/2024 30
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp làm sinh động trò chơi Âm nhạc giúp trẻ 5-6 tuổi Trường Mầm non Định Trung phát triển khả năng Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp làm sinh động trò chơi Âm nhạc giúp trẻ 5-6 tuổi Trường Mầm non Định Trung phát triển khả năng Âm nhạc

SKKN Một số biện pháp làm sinh động trò chơi Âm nhạc giúp trẻ 5-6 tuổi Trường Mầm non Định Trung phát triển khả năng Âm nhạc
 hát/ Dạy vận động hoặc nghe hát chứ rất ít giáo viên chọn việc dạy trò chơi mới. 
Trên thực tế một số giáo viên nghĩ rằng loại tiết đó mới quá? Lạ quá? Chưa có 
nhiều người dạy nên thôi cứ chọn một nội dung trọng tâm khác cho “an toàn”. 
Thực tế cho thấy: Nếu như giáo viên không quan tâm tạo điều kiện học tập cho 
trẻ, không sáng tạo trong việc tổ chức, việc dạy học chỉ là hình thức thực hiện 
cho xong thì giờ học sẽ trở nên gò bó, căng thẳng, cô giáo luôn luôn phải cố 
gắng bắt ép sự chú ý của trẻ thì đương nhiên hiệu quả dạy học sẽ không cao.
 Là một giáo viên trẻ có tình yêu đối với nghề dạy học, tôi thiết nghĩ: Tại 
sao mình không tìm hiểu để sáng tạo ra những cách tổ chức trò chơi âm nhạc 
hay nhằm gây hứng thú và làm sinh động hơn các trò chơi âm nhạc? Làm được 
điều đó, chắc chắn trẻ của tôi sẽ tham gia vào các hoạt động tích cực hơn: Tự 
giác, chủ động và hứng thú hơn rất nhiều. Các trò chơi âm nhạc mới không chỉ 
giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu được chơi mà qua đó trẻ phát triển tính sáng tạo, sự tự 
tin, mạnh dạn cũng như thỏa thích vận động phù hợp theo giai điệu của âm nhạc 
theo cách của riêng mình. Với niềm mong muốn đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề 
tài: “Một số biện pháp làm sinh động trò chơi âm nhạc giúp trẻ 5-6 tuổi 
trường mầm non Định Trung phát triển khả năng âm nhạc” để nghiên cứu áp dụng 
trong năm học 2018 - 2019 này.
 2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp làm sinh động trò chơi âm nhạc 
giúp trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Định Trung phát triển khả năng âm nhạc”.
 3. Tác giả sáng kiến
 Họ và tên: Hồ Thị Huế
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị: Trường Mầm non Định Trung
 Điện thoại: 0349 599 636 Email: hohue.hhvp@gmail.com
 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường mầm non Định Trung.
 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ lứa tuổi 
mẫu giáo lớn tại các trường mầm non.
 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: tháng 9 năm 2018
 7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 7.1. Nội dung sáng kiến
 7.1.1. Thực trạng trước khi thực hiện đề đài:
 Năm học 2018 - 2019, trường Mầm non Định Trung có 6 lớp mẫu giáo 
lớn (5 - 6 tuổi) được chia làm hai khu (khu Đồng Vèo và khu Gia Viễn) với 
tổng số 176 trẻ và 12 giáo viên. Trong năm học này, tôi được nhà trường phân 
 2 Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên mà tôi muốn đi sâu nghiên 
cứu, tìm hiểu và đưa ra một số biện pháp làm sinh động trò chơi âm nhạc giúp 
trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Định Trung phát triển khả năng âm nhạc.
 Mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu này, ngay từ đầu năm học tôi đã thực 
hiện một cuộc khảo sát đầu năm về khả năng âm nhạc của trẻ lớp mình. Kết quả 
thu được như sau:
 Bảng 1. Khảo sát thực trạng kĩ năng âm nhạc của trẻ 5- 6 tuổi đầu năm.
 (Tổng số: 176 trẻ)
 Kết quả đầu năm
 Tiêu chí
 STT Tỉ lệ Chưa Tỉ lệ
 đánh giá Đạt
 (%) đạt (%)
 Trẻ yêu thích hoạt động trò chơi âm 
 1 nhạc 146 83% 30 17%
 Nghe và cảm nhận giai điệu âm nhạc
 (Phân biệt được sự nhanh / chậm 
 2 của các trạng thái âm nhạc 74 42% 102 58%
 Kĩ năng vận động theo nhạc
 3 ( Mềm dẻo, tự tin, thể hiện động tác 62 35,2% 114 64,8%
 có hồn)
 Khả năng sáng tạo các động tác 
 vận động minh họa phù hợp giai 
 4 điệu 51 29% 125 71%
 ( Sáng tạo ra động tác phù hợp với 
 âm thanh theo cách riêng của mình)
 Qua việc điều tra - khảo sát trên tôi đã nắm bắt được những vấn đề còn 
tồn đọng và những khiếm khuyết cần bổ sung và tôi đã hình dung được những 
công việc mình cần làm tiếp theo cho trẻ ở lớp của mình.
 Tôi thấy rằng, trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi trường Mầm non Định Trung 
đều yêu thích hoạt động trò chơi âm nhạc, vì thế trẻ cũng khá tích cực tham gia 
vào hoạt động này. Tuy nhiên, một số trẻ khả năng nghe - cảm nhận giai điệu 
âm nhạc, nhịp điệu của bài hát (phân biệt được sự nhanh / chậm của các trạng 
thái âm nhạc) và thực hiện vận động nhịp nhàng phù hợp với bài hát, bản nhạc 
theo mẫu còn hạn chế, trẻ ít có khả năng phối kết hợp với cô và các bạn để thực 
hiện các vận động theo nhạc một cách phong phú. Thậm chí, số trẻ có thể đứng 
lên để biểu diễn một cách mạnh dan, tự tin là chưa nhiều. Có nhiều trẻ thực hiện 
 4 Tháng 10 Chúng ta Những bản nhạc Những quả Tiết học 
( Bản là những không lời về trường Chuông, Khăn có nội 
thân- người mầm non, bản thân bung bay dung trọng 
Ngày vận động tâm là: Trò 
20/10) theo nhạc chơi âm 
 nhạc
Tháng 11 Nghệ sĩ Những bản nhạc - Trang phục biểu Hoạt động 
(Nghề tài ba không lời hay và có diễn: Váy cho trẻ chiều: 
nghiệp – giai điệu thay đổi - Nơ buộc đầu ( Hướng 
Ngày tốc độ khác nhau Làm từ những dẫn trò 
20/11) chiếc khăn bung chơi
 bay), dải Ruy 
 băng, mũ hoa, nơ 
 tay,
Tháng 12 Vũ công Những bản nhạc Mũ con vật, mặt Hoạt động 
( Động của rừng beat chủ đề động vật nạ con vật, những chiều: 
vật – Tết xanh/Cuộ chiếc lá Hướng 
Noel) c thi tài dẫn trò 
 của rừng chơi
 xanh
Tháng 1 Chuyến Những bản nhạc chủ Nơ tay, những Hoạt động 
(Phương tàu vui đề giao thông, âm chiếc Kèn, ... chiều: 
tiện giao vẻ thanh của các Hướng 
thông ) phương tiện giao dẫn trò 
 thông chơi
Tháng 2 Vũ điệu Âm thanh của - Lá cờ, giải lụa, Tiết học 
(Tết pháo hoa những tiếng pháo nổ nơ tay ( hoa đào, có nội 
Nguyên vui tai, có giai điệu hoa mai), dung trọng 
đán – nhanh/ chậm, tí tách - Trang phục: tâm là: Trò 
Các lễ khác nhau Những bộ áo Tết chơi âm 
hội mùa của trẻ. nhạc
xuân)
Tháng 3 Vũ điệu Những bản nhạc - Bộ sưu tập các Tiết học 
(Thực của không lời / nhạc cổ loại lá khác nhau có nội 
vật – những điển/ nhạc giao - Những dải Ruy dung trọng 
Ngày 8/3) chiếc lá hưởng, có sắc thái băng nhiều màu tâm là: Trò 
 6 + Thời gian hợp lý với độ tuổi của trẻ (Thời gian tối đa: 3 phút)
 * Biện pháp 3: Biên đạo một số động tác nhảy/ múa/ vận động phù hợp 
với trò chơi.
 Sau khi đã làm được nhạc phù hợp cho ý tưởng của mỗi trò chơi, tôi bắt 
đầu lên ý tưởng cho các động tác vận động phù hợp để gợi ý cho trẻ. Tùy thuộc 
vào từng sắc thái âm thanh, tôi sáng tạo ra các động tác vận động với các tính 
chất mềm dẻo/ vui tươi/ khỏe khoắn,... phù hợp theo luồng ý tưởng chủ đạo 
trong từng trò chơi của mình. Tôi thường áp dụng một số động tác sau:
 * Các động tác múa dân gian, dân tộc:
 - Guộn cổ tay, ngón tay
 + Hái đào 1 tay ( Tính chất: Mềm, nhẹ nhàng):
 Chuẩn bị: Chân đứng thế 5 ( Kí ở cạnh chân trụ), tay bên chân trụ chống 
ngang thắt lưng, người nghiêng và hơi cúi về bên chân kí, tay làm động tác.
 Nhịp 1: Tay làm động tác để dọc theo người, bàn tay ngửa về phía trước, 
tay từ từ đưa lên cao ngang thắt lưng và xế góc 45o, giữ nguyên khuỷu tay.
 Nhịp 2: Cổ tay guộn một vòng, sau đó dựng bàn tay.
 Nhịp 3: cánh tay úp và vuốt xuống sát bên đùi.
 Nhịp 4: Lật bàn tay ngửa.
 Khi đứng vuốt lên, chân trụ đứng thẳng, tay vuốt xuống, chân nhún mềm.
 Đầu hơi cúi xuống và ngẩng lên theo tay.
 + Hái đào 2 tay (Tính chất: Nhẹ nhàng, mềm):
 Phần tay: Hai tay để thế 6b ( Một tay đưa sang một bên cao ngang đầu, 
khuỷu tay hơi gập, cổ tay bẻ, lòng bàn tay ngửa. Một tay đưa vào cùng bên tay 
cao, bàn tay đỡ vào bên tay cao, khuỷu tay ngang ngực, lòng bàn tay cảm giác 
đỡ tay trên, hai tay đỡ cùng hàng với người), guộn cổ tay và ngón tay rồi vuốt 
xuống, bàn tay dựng, sau lại đưa lên vị trí cũ hoặc vuốt sang và đổi bên.
 Phần chân: Đứng thế 5 (Kí- Một chân trụ, một chân sau đặt ngửa bàn chân – kiễng 
gót sát lòng bàn chân trụ), chân kí ngược bên tay làm động tác.
 Người trên: Lưng thẳng, người nghiêng bên chân kí, đầu mặt ngẩng theo tay.
 Động tác làm kết hợp nhún tại chỗ hoặc bước đi hư hái đào một tay.
 + Xốc tay - Dân tộc Khơ me (Tính chất: Dịu dàng, e lệ)
 Gạt tay ở trước ngực hoặc trước chán.
 Một tay ngửa, mũi ngón tay hướng thẳng ra trước, khuỷu tay khép, gốc 
bàn tay gần người hoặc gần chán. Một tay nằm ngang trên gốc bàn tay kia, lòng 
bàn tay hướng ra trước, khuỷu tay nâng. Từ từ gạt bàn tay từ gốc bàn tay ngửa ra 
ngoài hết một nhịp, trong khi đó, bàn tay ngửa hơi kéo từ ngoài vào sát người 
hoặc sát trán. Sau đó, cả hai bàn tay guộn và đổi ngược lại, bàn tay gạt để ở tư 
thế ngửa, bàn tay di chuyển để ở tư thế nằm ngang để gạt.
 8 * Một số động tác cổ điển châu âu, một số tư thế Ba- lê (Chủ yếu để trẻ 
hưởng ứng theo cô): Các tư thế tay, Bát- tơ- măng, Ba- lăng-xê,...
 - Batements (Bát- tơ – măng)
 Là chuyển động của chân ra một hướng nào đó rồi quay lại hướng chân 
trụ ở vị trí duỗi thẳng. Động tác tiến hành với nhịp 2/4 hoặc 4/4 nhanh, chân thế 
1 (Chữ V - hai gót chân sát nhau, mũi chân nọ cách mũi chân kia một bàn chân) 
mở, thế 2b (Hai bàn chân song song sát nhau). Một chân làm trụ, một chân miết 
sàn đưa ra và kéo chân về đều đặn theo các phía trước, sang bên cạnh và về đằng 
sau. Trong thời gian chuyển động của chân, đầu gối thẳng, xương hông mở, cân 
bằng và nâng lên.
 Với tính chất nhẹ nhàng- uyển chuyển của các động tác Ba-lê, tôi thường 
áp dụng để thể hiện các vận động khi âm nhạc có giai điệu nhẹ nhàng, êm ái. ( 
Ví dụ: Trong trò chơi “Nhảy múa cùng gió” tôi áp dụng khi âm nhạc lắng xuống 
- cơn bão qua đi - gió thổi nhẹ hơn cũng chính là ở thời gian cuối trò chơi nhằm 
mục đích thư giãn các cơ của toàn thân sau quãng thời gian vận động tích cực 
theo giai điệu của âm nhạc.
 * Biện pháp 4: Lên ý tưởng và nội dung cho từng trò chơi. (Để truyền 
cảm hứng cho trẻ và hướng dẫn trẻ cách chơi).
 * Ví dụ 1: Trò chơi “Nhảy múa cùng gió”
 Tổ chức trong giờ học âm nhạc, NDTT là dạy TCÂN mới)
 Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên
 - Cách chơi:
 Các con hãy nhắm mắt lại, giữ thật yên tĩnh và lắng nghe thật tinh: Dường 
như những làn gió đang đến chơi với lớp mình đấy! Khi âm nhạc nổi lên chính 
là lúc những làn gió của tự nhiên vào đến lớp mình rồi. Khi đó, các con hãy thức 
dậy và cùng nhau nhảy múa cùng gió nhé! Khi âm nhạc có giai điệu nhẹ nhàng 
tức là những làn gió đang thổi nhẹ - Khi đó, các con hãy làm những động tác 
nhẹ nhàng, uyển chuyển. Khi âm nhạc có giai điệu nhanh hơn tức là gió đã thổi 
mạnh hơn rồi! Khi gió thổi mạnh thì các con cũng sẽ làm những động tác nhanh 
nhẹn hơn. Và khi âm nhạc lên đến đỉnh điểm nhanh nhất thì tức là khi bão đã về! 
Bão về thì gió sẽ thổi như thế nào? Cây cối lúc này ra sao? Gió thổi nhanh- 
mạnh – ào ào giống như muốn cuốn đi tất cả mọi thứ..... vậy thì các con cũng 
hãy nghĩ ra những động tác thật là nhanh – khỏe mạnh ( có thể là nhảy – múa 
đôi với nhau). Sau đó, âm nhạc sẽ lại lắng xuống – Cơn bão đã qua đi! Khi bão 
qua đi gió lại thổi như thế nào? Bầu trời lại ra sao? Các con hãy lại cùng nhau 
vận động nhẹ nhàng và khi cơn bão đã qua hẳn thì những làn gió lại cùng nhau đi 
ngủ - làm động tác đi ngủ.
 - Luật chơi:
 10

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_lam_sinh_dong_tro_choi_am_nhac_giup_tr.docx