SKKN Một số biện pháp làm đồ dùng đồ chơi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

Là một giáo viên bản thân tôi luôn học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tôi tham gia các lớp tập huấn do phòng tổ chức. Ngoài ra tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt học tập tại trường, bên cạnh đó tôi học hỏi đồng nghiệp đi trước có nhiều kinh nghiệm trong cách làm đồ dùng đồ chơi phục vụ tiết học, hoạt động vui chơi. Tôi tự học qua tài liệu, qua sách báo như sách “ Hướng dẫn làm đồ chơi bằng vật liệu dễ tìm” của tác giả Phạm Thị Việt Hà nhà xuất bản Giáo Dục. Đồng thời, tôi tự học qua các trang mầm non trên mạng, các hội nhóm trên facebook như nhóm “Đồ dùng dạy học mầm non”, nhóm “ Đồ chơi tự tạo mầm non” hay trên You Tube hướng dẫn cách làm đồ dùng đồ chơi tự tạo,…
Để có thể thực hiện tốt hoạt động làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ trước hết tôi không chỉ nghiên cứu nắm vững mục đích yêu cầu của hoạt động mà tôi còn cần phải nắm chắc được cách tạo ra các đồ dùng đồ chơi có tính thẩm mỹ, đảm bảo an toàn, nguyên liệu dễ tìm, có thể sử dụng vào nhiều nội dung giáo dục khác nhau để giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó, áp đặt giúp trẻ hiểu bài sâu và vận dụng những điều đã học vào thực tế hàng ngày của trẻ.
Như vậy, Qua việc tự học tập, tự nghiên cứu tài liệu và tự bồi dưỡng những kiến thức làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo tôi đã nhận thấy bản thân mình đã học hỏi và tích lũy được nhiều kiến thức hơn, mở mang tầm mắt hơn và nâng cao được kỹ năng hơn trong việc làm đồ dùng, đồ chơi. Ngoài ra bản thân còn hiểu biết và nắm bắt kịp thời được tâm lý của trẻ lớp mình. Từ đó tôi đã đưa ra cho mình một số biện pháp thiết thực trong việc làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu tự nhiên để giúp trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động và đạt hiệu quả cao.
Để lên kế hoạch làm đồ chơi, đồ dùng dạy học, tôi cần căn cứ theo Chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dựa vào danh mục đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu đối chiếu với danh mục trên, với thực tế hiện trạng cơ sở vật chất và độ tuổi của lớp học để lựa chọn nội dung, chủ đề tổ chức hoạt động giáo dục cho phù hợp từ đó lập kế hoạch sưu tầm, tận dụng những nguồn vật liệu sẵn có để phát huy khả năng sáng tạo của trẻ trong việc làm đồ chơi cho phù hợp với nội dung đã lựa chọn. Tôi lập một kế hoạch cụ thể về những nguyên vật liệu và đồ dùng đồ chơi cần làm cho từng chủ đề trong suốt một năm học.
doc 13 trang skmamnonhay 21/06/2024 1400
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp làm đồ dùng đồ chơi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp làm đồ dùng đồ chơi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp làm đồ dùng đồ chơi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 9 năm 2020.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Cơ sở của đề tài:
7.1.1. Cơ sở lý luận: 
 - Phát triển tình cảm - xã hội: Trong quá trình chơi với đồ chơi tự tạo, trẻ sẽ 
học cách giao tiếp, ứng xử một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, qua đó góp phần hình 
thành nhân cách cho trẻ. Thông qua hoạt động làm và chơi với các đồ dùng đồ chơi 
mà phát triển ở trẻ tinh thần hợp tác, gắn kết, chia sẻ giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với 
cô.
 - Phát triển thẩm mỹ: Sau khi hoàn thành một đồ dùng đồ chơi do mình làm 
ra trẻ sẽ rất vui vẻ, thỏa mái khi giới thiệu sản phẩm và chơi cùng sản phẩm của 
mình. Tôn trọng, giữ gìn sản phẩm do mình và người khác làm ra. Biết cần phải biết 
bảo vệ môi trường. 
 Việc tận dụng những nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu để làm đồ dùng, 
đồ chơi cho trẻ hoạt động là một việc làm rất có ý nghĩa, vừa tiết kiệm được tiền 
mua sắm nguyên vật liệu, tạo ra những đồ dùng, đồ chơi mang tính sáng tạo, phong 
phú vừa làm tăng số lượng đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, mà hiệu quả sử dụng lại khá 
cao đồng thời góp phần làm giảm thiểu lượng rác thải, giảm chi phí cho công tác vệ 
sinh môi trường. 
 Hiểu được tầm quan trọng của đồ dùng đồ chơi đối với trẻ và hiểu được việc 
làm thế nào để thu hút được trẻ tham gia vào hoạt động làm đồ dùng đồ chơi từ các 
nguyên vật liệu thiên nhiên và nguyên vật liệu phế thải nên tôi đã nghiên cứu và 
thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này.
7.1.2. Cơ sở thực tiễn:
* Khó khăn: 
 Đồ chơi hiện có trong lớp còn chưa đa dạng, hạn chế về số lượng, ít được 
thay đổi và chưa đáp ứng được thông tư 01/VBHN- BGD&ĐT ngày 23/03/3015 về 
ban hành danh mục đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục 
mầm non.
 Đồ dùng đồ chơi sử dụng từ năm này sang năm khác nên không đảm bảo 
tính thẩm mỹ trong các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ.
 Trẻ ít được tham gia làm đồ dùng đồ chơi trong các hoạt động hàng ngày 
cùng cô.
 Phụ huynh chưa thấy rõ được tầm quan trọng của đồ dùng đồ tự tạo trong các 
hoạt động học và chơi của trẻ, do bận nhiều công việc trong lao động sản xuất chưa 
quan tâm đến việc chơi và sử dụng đồ chơi của con em mình và sợ khi con tham gia 
hoạt động với nguyên liệu tái chế mất vệ sinh, không an toàn.
 1 Để có thể thực hiện tốt hoạt động làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ trước hết tôi 
không chỉ nghiên cứu nắm vững mục đích yêu cầu của hoạt động mà tôi còn cần 
phải nắm chắc được cách tạo ra các đồ dùng đồ chơi có tính thẩm mỹ, đảm bảo an 
toàn, nguyên liệu dễ tìm, có thể sử dụng vào nhiều nội dung giáo dục khác nhau để 
giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó, áp đặt giúp trẻ hiểu 
bài sâu và vận dụng những điều đã học vào thực tế hàng ngày của trẻ. 
 Như vậy, Qua việc tự học tập, tự nghiên cứu tài liệu và tự bồi dưỡng những 
kiến thức làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo tôi đã nhận thấy bản thân mình đã học hỏi và 
tích lũy được nhiều kiến thức hơn, mở mang tầm mắt hơn và nâng cao được kỹ 
năng hơn trong việc làm đồ dùng, đồ chơi. Ngoài ra bản thân còn hiểu biết và nắm 
bắt kịp thời được tâm lý của trẻ lớp mình. Từ đó tôi đã đưa ra cho mình một số biện 
pháp thiết thực trong việc làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu tự nhiên để giúp 
trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động và đạt hiệu quả cao. 
 Để lên kế hoạch làm đồ chơi, đồ dùng dạy học, tôi cần căn cứ theo Chương 
trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dựa vào danh mục đồ dùng, 
đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu đối chiếu với danh mục trên, với thực tế hiện 
trạng cơ sở vật chất và độ tuổi của lớp học để lựa chọn nội dung, chủ đề tổ chức 
hoạt động giáo dục cho phù hợp từ đó lập kế hoạch sưu tầm, tận dụng những nguồn 
vật liệu sẵn có để phát huy khả năng sáng tạo của trẻ trong việc làm đồ chơi cho phù 
hợp với nội dung đã lựa chọn. Tôi lập một kế hoạch cụ thể về những nguyên vật 
liệu và đồ dùng đồ chơi cần làm cho từng chủ đề trong suốt một năm học.
Kế hoạch sưu tầm nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi cho từng chủ đề:
 Ngoài ra, để sử dụng đồ dùng đồ chơi tự làm có hiệu quả thì phải có sự tính 
toán ngay từ khi chuẩn bị làm (làm cái gì? Làm nhằm phục vụ cho hoạt động 
nào?) . 
 Trước khi làm một sản phẩm gì thì tôi sẽ định hình phát họa trước đồ dùng đồ 
chơi đó có dạng hình, khối gì, cần phải có những nguyên vật liệu, phụ liệu gì để 
làm. Đây là khâu quan trọng để khi thực hiện không bị lúng túng.
 Định hình các chủ đề, các chủ điểm các con học cần làm, cần dùng các loại 
đồ chơi có thể làm từ các nguyên vật liệu nào ? Góc chơi nào cần những loại đồ 
chơi gì và trong lớp mình đang thiếu hoặc cần thiết làm thêm những gì thiết thực 
phục vụ buổi chơi hoặc phục vụ cho bài dạy của mình.
các vật liệu tái chế tìm thấy trong gia đình, ngoài cửa hàng, trong sinh hoạt hằng 
ngày của trẻ ở lớp: 
 - Nguyên vật liệu từ thiên nhiên: Đá, sỏi, đất sét, lá cây, cành cây khô, các loại 
hột hạt, bẹ ngô, xơ mướp, rơm rạ, chai lọ, vỏ hộp,.... những nguyên vật liệu này dễ 
tìm thấy và gần gũi với trẻ.
 - Nguyên vật liệu tái chế: chai nhựa, giấy bìa, tạp chí, thùng giấy,Đây là 
nguồn nguyên liệu vô cùng phong phú, dễ kiếm để tạo thành các đồ chơi thân thiện, 
 3 Ví dụ: Giờ hoạt động âm nhạc: Nếu như ở tiết hoạt động này chỉ có hát, múa 
và vỗ tay không thôi chưa đủ mà cần phải có các đồ dùng bổ trợ có như vậy hoạt 
động đó mới đạt kết quả cao và truyền tải hết nội dung. Từ đó tôi thường nghiên 
cứu, sáng tạo các trang phục biểu diễn phù hợp các vùng miền như trang phục tứ 
thân, bà ba, những chiếc váy xinh xắn, những bộ trang phục của các loài chim, cá 
bằng vải hoặc bằng chất liệu ni lông bóng, với chất liệu này vừa rẻ tiền, vừa đẹp 
mắt, phong phú các màu sắc. Sau khi thiết kế tôi cắt theo mẫu và đính các mép lại 
bằng băng dính, trang trí đường diềm, hoạ tiết bằng giấy đề can. Để thêm sinh động 
khi biểu diễn tôi làm thêm các mũ múa như: hoa xanh, hoa đỏ, hoa vàng, mũ mèo, 
cáo, thỏ, chim.
 Ngoài việc thiết kế trang phục khi biểu diễn tôi còn nghiên cứu làm đồ dùng 
đồ chơi như: thanh gõ, trống lắc, xắc xô, nơ bằng các chất liệu phát ra âm thanh 
khi có sự tác động vào nó, trang trí đẹp mắt, kích thích trẻ hoạt động khi trẻ lên biểu 
diễn trẻ sẽ sử dụng những dụng cụ này để vỗ, gỏ theo nhịp bài hát, mỗi loại sẽ có 
một âm thanh khác nhau rất thú vị.
 Từ thanh tre làm phách gõ, hòn sỏi bỏ vào ống bơ để chơi lúc lắc tạo thành 
nhịp, những ống trúc làm sáo, quả bầu khô, gáo dừa làm đàn bầu, nhị, ống nứa làm 
đàn tơ rưng; hộp bánh làm dàn trống, xốp làm đàn ghi ta đã tạo cho trẻ được làm, 
được chơi và tìm hiểu khám phá về dụng cụ âm nhạc các vùng miền. 
 Với hoạt động tạo hình: Tôi có thể cho trẻ làm bưu thiếp, hộp quà, nơ, hoa 
để tặng bạn mừng ngày sinh nhật hoặc làm các bức tranh từ vỏ sò, ốc, hột hạt dán 
lên bìa cứng tạo nên những bức tranh phong cảnh, những bông hoa xinh xắn, có thể 
cho trẻ hoạt động theo nhóm, theo tổ để tạo nên một bức tranh, hay một sản phẩm. ..
+ Phần nhận biết cho trẻ đếm luyện với các loại rau ăn lá xếp tương ứng rau cải, rau 
muống, để trẻ luyện đếm và thêm một đối tượng.
+ Phần trò chơi: Cho trẻ làm bác nông dân “ Thu hoạch mùa” tôi làm cho mỗi tổ 
một đôi gióng gánh và một chiếc xe, một số củ (củ cải, củ cà rốt) bằng xốp. Yêu 
cầu mỗi lần chơi được gánh về xe một củ và trong một thời gian nhất định các tổ 
phải chuyển về xe số củ cô yêu cầu hoặc chơi cắm hoa, chuẩn bị cho mỗi tổ một 
bình hoa và các cành hoa bằng giấy, yêu cầu các tổ cắm đủ số lượng bông hoa vào 
bình.
 Ở hoạt động làm quen tác phẩm văn học: Đây là môn học cơ bản để phát triển 
ngôn ngữ cho trẻ mầm non, vì vậy tôi phải nghiên cứu ra nhiều hình thức kể chuyện 
cho trẻ như:
+ Kể với mô hình: Tôi làm một mô hình bằng sa bàn phản ánh rõ hình ảnh xuyên 
suốt của tác phẩm và các nhân vật có thể bằng đất nặn, bìa cứng, ống nhựakhi kể 
tôi dùng tay dịch chuyển các nhân vật theo nội dung câu chuyện.
 5 đảm bảo tính thẩm mỹ, tính an toàn khi trẻ hoạt động. Vì vậy, sau mỗi bài dạy trẻ 
không cảm thấy nhàm chán mà còn có sự tích cực tham gia vào hoạt động. Đây là 
kết quả mà không một giáo viên mầm non nào khi dạy xong một hoạt động mà 
không mong đợi.
 * Qua hoạt động góc:
 Ở hoạt động góc, tùy theo từng chủ đề, tôi lựa chọn nguyên vật liệu và làm 
những đồ dùng, đồ chơi cho các góc phù hợp với chủ đề đang thực hiện. Để trẻ 
được thỏa mãn nhu cầu chơi cũng như sự sáng tạo của trẻ tôi chú ý tới việc bố trí 
môi trường hoạt động mở. Ở các góc chơi trong lớp tôi để các rổ hột hạt, lá cây, sỏi, 
bìa, ống hút, kéo, giấyđể trẻ có thể lựa chọn khi hoạt động. 
 Ví dụ: Ở góc xây dựng, chủ đề trường mầm non, tôi đã sử dũng các hộp sữa 
probi sơn màu cho trẻ xếp hàng rào, dùng nắp chai cho trẻ sắp xếp và chia các khu 
vực trong trường, làm cây xanh từ túi nhựa, ngôi trường từ que kem, bông hoa từ 
ống hút, cổng bằng ống chỉ,các đồ chơi đó đều làm theo tiêu chí tháo lắp được. 
Trẻ sẽ sử dụng lắp ghép lại và xây trường mầm non của bé, giúp phát triển khả năng 
tư duy, sáng tạo cho trẻ.
+ Khi trẻ chơi ở góc tạo hình: Tôi luôn luôn chuẩn bị nhiều nguyên vật liệu như vỏ 
ngao, các loại hột hạt, sỏi, hộ sữa chua, chai nước ngọt, lá cây khô, màu nước, 
keo, Tôi hướng dẫn trẻ sử dụng các hộp sữa tươi, hộp giấy các loại gắn lại với 
nhau tạo thành ô tô, tàu hoả, dây điện cũ uốn làm xe đạp, thuyền buồm từ hộp giấy 
ăn và xốp màu, hộp bia, xốp màu thành máy bay để phục vụ chủ đề giao thông. Hay 
trong chủ đề động vật tôi cho trẻ sử dụng cây bèo tây, hạt đỗ đen để làm con lợn, lá 
mít, dây buộc làm con trâu, làm đàn cá từ các loại lá cây, các loại hột hạt gắn thành 
các con vật, Nhờ vậy, khả năng thẫm mỹ ở trẻ ngày càng phát triển tốt hơn.
+ Góc bé tập làm nội trợ: Tôi hướng dẫn trẻ làm các loại bánh, nem rán, củ cà rốt 
từ miếng xốp ép, đĩa, cốc nhựa dùng1 lần, giấy bóng, xốp màu, tre gọt làm thành 
những đôi đũa.
+ Góc Bán hàng: Tôi sử dụng các loại can rửa bát, hộp sữa chua, dầu ủ tóc, làm nên 
những bộ đồ dùng gia đình cho trẻ chơi như ấm chén, phích nước, làn giỏ, những 
đôi dép, 
+ Góc Bác sỹ: Tủ thuốc nhỏ được làm bằng những hộp bánh các loại, vỏ, hộp thuốc 
đã sử dụng hết được vệ sinh sạch sẽ, an toàn cho trẻ chơi
+ Góc học tập: Từ chiếc đĩa nhạc cũ, tôi tạo ra bông hoa kỳ diệu, trên mỗi cánh hoa 
có gắn số hoặc chữ cái, hình ảnh về chủ đề,giúp trẻ làm quen với toán, tìm hiểu 
môi trường xung quanh, nhận biết chữ cái,Từ đó, giúp phát triển khả năng nhận 
thức ở trẻ.
 Như vậy, thông qua các hoạt động chơi trẻ được tiếp xúc với các nguyên vật 
liệu, các đồ dùng đồ chơi, trẻ được thể hiện mình qua các "vai chơi". Vì vậy để trẻ 
có thể được chơi một cách vui vẻ và thoải mái nhất và ở bất kỳ chủ đề nào tôi cũng 
 7

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_lam_do_dung_do_choi_nham_nang_cao_chat.doc