SKKN Một số biện pháp kích thích trẻ 5-6 tuổi hoạt động tích cực trong giờ hoạt động tạo hình
Xuất phát từ đặc điểm trên, Là một giáo viên trực tiếp dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi A2 trường Mầm non Quang Trung tôi chọn đề tài này để nghiên cứu mong muốn qua thực hiện tìm được phương pháp, biện pháp hay, tích cực nâng cao chất lượng giáo dục trong hoạt động tạo hình ở trường mầm non.
tôi thấy nhiệm vụ quan trọng mà giáo việc cần phải giải quyết khi hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ, đó là phải tạo cho trẻ hứng thú thật sự trong giờ học. Có như vậy, sản phẩm trẻ làm ra mới đạt kết quả cao. Vì vậy, tôi thấy việc tạo hứng thú cho trẻ trong giờ học tạo hình là cần thiết.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, nhiều năm qua và đặc biệt là trong những năm đầu triển khai chuyên đề phát triển thẩm mỹ, tôi đã cố gắng thực hiện tốt chuyên đề, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, nhiên cứu các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm truyền thụ đến trẻ sao cho trẻ tiếp thu một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Từ nhận thức trên, tôi đã đưa vào một số biện pháp để giúp trẻ hoạt động tích cực hơn trong giờ tạo hình. Dưới đây là: "Một số biện pháp kích thích trẻ 5-6 tuổi hoạt động tích cực trong giờ tạo hình”
tôi thấy nhiệm vụ quan trọng mà giáo việc cần phải giải quyết khi hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ, đó là phải tạo cho trẻ hứng thú thật sự trong giờ học. Có như vậy, sản phẩm trẻ làm ra mới đạt kết quả cao. Vì vậy, tôi thấy việc tạo hứng thú cho trẻ trong giờ học tạo hình là cần thiết.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, nhiều năm qua và đặc biệt là trong những năm đầu triển khai chuyên đề phát triển thẩm mỹ, tôi đã cố gắng thực hiện tốt chuyên đề, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, nhiên cứu các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm truyền thụ đến trẻ sao cho trẻ tiếp thu một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Từ nhận thức trên, tôi đã đưa vào một số biện pháp để giúp trẻ hoạt động tích cực hơn trong giờ tạo hình. Dưới đây là: "Một số biện pháp kích thích trẻ 5-6 tuổi hoạt động tích cực trong giờ tạo hình”
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp kích thích trẻ 5-6 tuổi hoạt động tích cực trong giờ hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp kích thích trẻ 5-6 tuổi hoạt động tích cực trong giờ hoạt động tạo hình
MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................1 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ...................................................................................2 1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................2 2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................3 2.1. Thuận lợi: .......................................................................................................3 3. Biện Pháp thực hiện ..........................................................................................5 3.1. Biện Pháp 1:Tự học tự bồi dưỡng ..................................................................5 3.2. Biện Pháp 2:Phương pháp hướng dẫn phải dựa vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm.........................................................................................................................6 3.3. Biện pháp 3: Thay đổi các hình thức vào bài để gây hứng thú cho trẻ ..........7 3.4. Biện pháp 4:Tạo cho trẻ yêu thích nghệ thuật bằng cách cho trẻ tiếp xúc với các xu hướng nghệ thuật tạo hình dân gian (tranh Đông Hồ, tranh thêu, tranh lụa) và hiện đại (Các trường phái tranh của các họa sĩ nổi tiếng trên thế giới, tranh trừu tượng) ...............................................................................................8 3.5. Biện pháp 5:Tổ chức đa dạng các hình thức và các nguyên liệu trong hoạt động tạo hình........................................................................................................9 3.6. Biện pháp 6: Dạy tạo hình thông qua các hoạt động khác: ..........................11 3.7. Biện pháp 7: Thay đổi hình thức trưng bày sản phẩm và nhận xét tranh.....14 4. Kết quả đạt được .............................................................................................15 III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...............................................................16 1. KẾT LUẬN .....................................................................................................16 2. Khuyến nghị ....................................................................................................18 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................19 Một số biện pháp kích thích trẻ 5-6 tuổi hoạt động tích cực trong giờ tạo hình tưởng của mình. Hơn nữa, giờ học tạo hình còn hình thành ở trẻ những kỹ năng như ngồi ngay ngắn, kỹ năng cầm bút, càm kéo kỹ năng bao quát kỹ năng phân chi bố cục... Đó là những kỹ năng rất cần thiết cho trẻ và cũng là bước đệm cho trẻ sau này bước vào lớp 1. Căn cứ sự chỉ đạo của Ban giám hiệu Trường MN Quang Trung về đẩy mạnh nhiệm vụ “Nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ” đối với toàn thể cán bộ giáo viên trong trường. Mục đích làm cho toàn thể cán bộ giáo viên trong trường nhận thức sâu sắc trong việc giúp trẻ phát huy năng khiếu bẩm sinh vốn có trong con người trẻ góp phần thực hiện tốt chuyên đề mà ngành Giáo dục đã đề ra. Với trẻ mầm non khi tham gia hoạt động tạo hình, là cách giúp trẻ tái tạo lại hình tượng các đồ vật, hiện tượng quen thuộc mà trước đó chúng đã tri giác được. Chính yếu tố đó góp phần thúc đẩy tư duy trực quan hình tượng của trẻ phát triển. Nhưng làm thế nào để chúng ta có thể thúc đẩy tư duy trực quan hình tượng của trẻ phát triển? Xuất phát từ đặc điểm trên, Là một giáo viên trực tiếp dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi A2 trường Mầm non Quang Trung tôi chọn đề tài này để nghiên cứu mong muốn qua thực hiện tìm được phương pháp, biện pháp hay, tích cực nâng cao chất lượng giáo dục trong hoạt động tạo hình ở trường mầm non. tôi thấy nhiệm vụ quan trọng mà giáo việc cần phải giải quyết khi hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ, đó là phải tạo cho trẻ hứng thú thật sự trong giờ học. Có như vậy, sản phẩm trẻ làm ra mới đạt kết quả cao. Vì vậy, tôi thấy việc tạo hứng thú cho trẻ trong giờ học tạo hình là cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng đó, nhiều năm qua và đặc biệt là trong những năm đầu triển khai chuyên đề phát triển thẩm mỹ, tôi đã cố gắng thực hiện tốt chuyên đề, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, nhiên cứu các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm truyền thụ đến trẻ sao cho trẻ tiếp thu một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Từ nhận thức trên, tôi đã đưa vào một số biện pháp để giúp trẻ hoạt động tích cực hơn trong giờ tạo hình. Dưới đây là: "Một số biện pháp kích thích trẻ 5-6 tuổi hoạt động tích cực trong giờ tạo hình” II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Nghệ thuật tạo hình là một loại hình nghệ thuật hấp dẫn với trẻ và là môn học quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. Đó là phương tiện quan trọng trong giáo dục thẩm mỹ và có tác dụng to lớn trong việc hình thành nhân cách cho trẻ. Giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện lại một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động 2/19 Một số biện pháp kích thích trẻ 5-6 tuổi hoạt động tích cực trong giờ tạo hình - Được ban giám hiệu tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cũng như chuyên môn. - Giáo viên có trình độ chuyên môn, được tham gia các lớp kiến tập do phòng giáo dục và nhà trường tổ chức, sáng tạo khi tổ chức các hoạt động cho trẻ. * Thuận lợi: -Số lượng cháu vắng so với số cô (42 trẻ/ 3 cô) nên giáo viên có điều kiện tổ chức tốt các hoạt dộng cho trẻ. Đa số phụ huynh có trình độ học vấn luôn quan tâm đến con cái, phối hợp tốt với giáo viên trong qua trình nuôi dạy trẻ. Lớp có 3 giáo viên, có trình độ chuyên môn và nắm vững phương pháp bộ môn, đã có kinh nghiệm nhiều năm dạy trẻ. Cả ba đều có tinh thần học hỏi tìm tòi sáng tạo để thu hút trẻ trong giờ học cũng như trong mọi hoạt động trong ngày. * Khó khăn: - Về phía trẻ: + Tuy trẻ trong lớp có cùng một độ tuổi nhưng khả năng nhận thức, nề nếp, các kỹ năng hoạt động của trẻ hoàn toàn khác nhau. Có những trẻ mới đến lớp, hiếu động, khả năng tập trung kém... khả năng nhận thức của trẻ còn bị hạn chế: Kỹ năng cơ bản của lứa tuổi thực hiện các hoạt động tạo hình (cầm bút đúng cách, vẽ các nét vẽ cơ bản, kết hợp các nét vẽ để tạo hình ảnh, chọn mầu và tô mầu, xé dán, nặn, cầm kéo....): Tuấn Anh, Minh Phong, Đăng Khoa, Minh Quang, Minh Nghĩa, Nam Dương, Minh Quân, Ngọc Diệp Tuàng Lâm, ...... yếu tố này cũng làm cho trẻ không hứng thú tham gia vào hoạt động tạo hình, trẻ chóng chán, không tôn trọng các sản phẩm tạo hình. + Bên cạnh đó ở lớp lại có những trẻ tăng động không những không tập trung chú ý vào hoạt động mà trẻ lại còn hay phá rối những trẻ xung quanh, có những trẻ có cá tính thích hoạt động một mình, không thích giao tiếp trò chuyện, hoạt động cùng với những người xung quanh. + Thực trạng: Qua khảo sát đánh giá đầu năm trên trẻ tôi thấy việc dạy cho trẻ biết cảm nhận cái đẹp và hứng thú tham gia vào bộ môn tạo hình là một vấn đề tôi phải đầu tư suy nghĩ. 4/19 Một số biện pháp kích thích trẻ 5-6 tuổi hoạt động tích cực trong giờ tạo hình phương pháp tổ chức các hoạt động sao cho trẻ không bị nhàm chán, phù hợp với khả năng của trẻ mình phụ trách. Trẻ 5-6 tuổi có những khả năng nhận thức, trẻ bắt đầu biết được ý thức của những việc mình làm hàng ngày, muốn tự thể hiện mình trước bạn bè và những người xung quanh...... để nắm bắt được điều này tôi phải tranh thủ đọc các tài liệu về tâm lý lứa tuổi, gần gũi tìm hiểu cá tính, khả năng của từng trẻ để đưa ra những yêu cầu, hình thức phù hợp với nhận thức và tâm lý của trẻ. Tôi cũng tìm tòi, học hỏi thêm các hình thức tổ chức giúp trẻ có điều kiện sáng tạo trong các hoạt động, tạo cho trẻ biết tự thể hiện khả năng của bản thân dần dần trẻ thấy vui và yêu thích bộ môn tạo hình. Ngoài ra tôi cũng chú ý học hỏi, tự mầy mò thêm cách tạo ra những sản phẩm tạo hình sáng tạo, sưu tầm tạo ra một số sản phẩm phong phú làm tài liệu mẫu, tìm phương pháp hướng dẫn trẻ sao cho trẻ hứng thú và dễ hiểu nhất, phù hợp với nhận thức, khả năng của trẻ. * Theo quan điểm của tôi, khi người giáo viên có vốn kiến thức vững vàng, có kỹ năng sư phạm tốt, nhiệt tình tâm huyết với nghề, gần gũi yêu thương trẻ thì chắc chắn sẽ thành công khi tổ chức các hoạt động cho trẻ. 3.2. Biện Pháp 2:Phương pháp hướng dẫn phải dựa vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm. Trong giờ học nói chung và giờ học tạo hình nói riêng hãy để trẻ tự thể hiện, cô luôn là người động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo. Trẻ cần được động viên để thể hiện được ý muồn, tình cảm, cảm xúc và những hiểu biết của trẻ đối với sự vật, trẻ muốn được lựa chọn. + Cái trẻ muốn làm (nội dung) + Làm thế nào để đạt được (quá trình) + Cái hoàn thành sẽ như thế nào (kết quả, sản phẩm) Mong muốn của trẻ cần được tự thể hiện với những phương tiện tạo hình khác nhau. Sự thể hiện mang tính cá nhân, bởi vì trẻ luôn tiếp cận theo đặc tính riêng của mình.chẳng hạn sau chuyến đi thăm quan “trường tiểu học’một nhóm trẻ được khuyến khích hoạt động tạo hình, một trẻ vẽ trường tiểu học, 5 trẻ khác lắp ghép, trẻ thì xé dán trường tiểu học. Mỗi trẻ tự lựa chọn bằng cách được phản ánh bằng xé dán, vẽ, lắp ghép và các hình thức khác nhau để thực hiện cái có ý nghĩa đối với cá nhân trẻ. Tăng cường các câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và áp dụng những kinh nghiệm đã lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau, động viên trẻ suy nghĩ, thăm dò, tìm cách giải quyết vấn đề của trẻ. Hãy để trẻ tự miêu tả những gì trẻ biết và có thể làm. 6/19 Một số biện pháp kích thích trẻ 5-6 tuổi hoạt động tích cực trong giờ tạo hình bất ngờ, thay đổi không gian lớp để thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học. Qua đó, giờ học trở nên hào hứng, không gò bó mà vẫn đạt kết quả cao. Gây hứng thú cho trẻ bằng một đoạn nhạc, Cho trẻ lắng nghe 1đoạn nhạc trẻ có thể hình thành các ý tưởng và bức tranh theo con mắt trẻ thơ của mình. Trẻ có thể vẽ hoặc nặn những bức tranh theo cách mà âm nhạc tạo cảm xúc trong trẻ (=> Ví dụ 1: Tôi cho trẻ “Vẽ vườn cây ăn quả”. Gây hứng thú tôi cho trẻ nghe bài hát “Vườn cây của Ba” Trẻ có thể Trẻ tưởng tượng ra vườn cây ăn quả và qua một vài gợi ý của cô trẻ đã rất thích thú thực hiện đạt được kết quả cao. Ngoài ra còn rất nhiều cách gây hứng thú khác như: Ví dụ 2: Với tiết trang trí trang phục - Tôi cho trẻ biểu diễn thời trang bằng các trang phục tôi thiết kế sau đó cho trẻ tự chọn trang phục mà trẻ thích và tự tìm hiểu khám phá xem mẫu đó được tranh trí như thế nào bằng các nguyên vật liệu gì?Từ đó trẻ rất hào hứng hứng thú khám phá và cùng thực hiện những mẫu thiết kế theo ý tưởng của trẻ... Kết quả không những trẻ khá vẽ được mà những trẻ yếu cũng tạo ra sản phẩm có nội dung và mầu sắc bức tranh thật sinh động. Ngoài ra tôi còn cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, xã hội, giúp trẻ có cảm xúc tốt. Trên cơ sở đó, bộc lộ trí tưởng tượng sáng tạo bằng các đường nét đơn giản có tính khái quát cao, mầu sắc tươi sáng và quan trọng là trẻ sẽ gửi vào đó các ấn tượng của mình về thế giới xung quanh. Ví dụ: Những giờ học cho trẻ học ngoài trời để tiếp xúc với thiên nhiên như: Vẽ hoa mùa xuân, vẽ trường mầm non, vẽ vườn cây, vẽ theo ý thích, thổi hoa từ màu nước, làm cây quất, làm cây thông Noel... Với cách thay đổi các hình thức vào bài, các tiết học tôi thấy trẻ có cảm giác sảng khoái, hứng thú và bài có kết quả cao. 3.4. Biện pháp 4:Tạo cho trẻ yêu thích nghệ thuật bằng cách cho trẻ tiếp xúc với các xu hướng nghệ thuật tạo hình dân gian (tranh Đông Hồ, tranh thêu, tranh lụa) và hiện đại (Các trường phái tranh của các họa sĩ nổi tiếng trên thế giới, tranh trừu tượng) Ở lớp học tôi xây dựng các góc Tạo hình có hình ảnh gần gũi, có mầu sắc nổi bật, với những bức tranh lụa, tranh thêu cho trẻ ngắm và quan sát Cho trẻ cảm nhận vẻ đẹp khi có những hình ảnh trang trí, nhận xét đường nét, mầu sắc, bố cục của hình ảnh. Với những trẻ còn lạ lẫm tôi đã giới thiệu với trẻ:“Tranh Đông Hồ là dòng tranh dân gian được biết đến nhiều nhất ở Việt Nam. Ngoài các đặc điểm về đường nét và bố cục, nét dân gian của tranh Đông Hồ còn nằm ở màu sắc và 8/19
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_kich_thich_tre_5_6_tuoi_hoat_dong_tich.doc