SKKN Một số biện pháp khơi nguồn cảm hứng đọc sách cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong thời gian nghỉ dịch

Để tăng sự gần gũi và thấu hiểu giữa cha mẹ với con cái thì hoạt động trò chuyện, vui chơi, đọc sách tại nhà của trẻ cùng cha mẹ là một trong những hoạt động rất cần thiết, đó là những cơ hội rất tốt để cha mẹ gắn với đời sống thực của trẻ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tư duy, phát triển cảm xúc tích cực, hình thành tình cảm kỹ năng xã hội phù hợp với lứa tuổi góp phần phát triển toàn diện nhân cách và chuẩn bị tốt tâm thế sẵn sàng cho việc học tập sau này của trẻ đạt kết quả tốt.
Hiểu được ý nghĩa của việc đọc sách với sự phát triển của trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng, nhà trường luôn chỉ đạo giáo viên các lớp chú trọng việc tạo ra những hoạt động nhằm mục đích giúp trẻ có nhiều cơ hội được tiếp xúc với sách, tận dụng thời gian trẻ nghỉ ở nhà để hướng dẫn phụ huynh cho trẻ làm quen với kỹ năng ‘tiền biết đọc, tiền biết viết”. Là một giáo viên tâm huyết với nghề, tôi được phân công phụ trách lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, luôn trăn trở làm sao có thể giúp trẻ ham thích đọc sách hơn nhất là thời điểm trẻ nghỉ dài ở nhà. Vì vậy, năm học 2021 - 2022, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp khơi nguồn cảm hứng đọc sách cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong thời gian nghỉ dịch” với mong muốn đóng góp những kinh nghiệm nhỏ của mình vào khơi nguồn cảm hứng đọc sách cho trẻ để “Sách” trở thành người bạn thân thiết của mình giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, tự tin sẵn sàng bước vào lớp Một.
docx 35 trang skmamnonhay 02/10/2024 2291
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp khơi nguồn cảm hứng đọc sách cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong thời gian nghỉ dịch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp khơi nguồn cảm hứng đọc sách cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong thời gian nghỉ dịch

SKKN Một số biện pháp khơi nguồn cảm hứng đọc sách cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong thời gian nghỉ dịch
 MỤC LỤC
 Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài:..............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu: ......................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu:.....................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................3
5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:....................................................................3
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..................................................................................4
1. Cơ sở lí luận:....................................................................................................4
2. Cơ sở thực tiễn:................................................................................................6
3. Biện pháp thực hiện:......................................................................................10
3.1. Biện pháp 1: Tư vấn phụ huynh có thói quen đọc sách và xây dựng thời khóa
biểu cho trẻ đọc sách trong thời gian nghỉ dịch ở nhà ........................................10
3.2. Biện pháp 2: Hướng dẫn phụ huynh xây dựng tủ sách và tạo không gian kích
thích trí tò mò hào hứng đọc sách của trẻ ở nhà .................................................12
3.3. Biện pháp 3: Giáo viên, cha mẹ phải là những cuốn sách biết nói, lựa chọn
sách cho trẻ 5-6 tuổi............................................................................................14
3.4. Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin tạo kho sách online để khơi 
nguồn
cảm hứng cho trẻ tại gia đình..............................................................................18
3.5. Biện pháp 5: Lập kế hoạch tuyên truyền, kết hợp với cha mẹ trẻ khơi dậy
hứng thú đọc sách từ gia đình .............................................................................22
4. Kết quả đạt được............................................................................................25
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..............................................................28
1. Kết luận:.........................................................................................................28
2. Khuyến nghị: .................................................................................................31 2
hứng thú học hỏi. Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy những trẻ được làm quen, 
tiếp xúc với sách từ khi còn nhỏ có thành tích học tập tốt hơn. Trong độ tuổi mẫu 
giáo, trẻ đang phát triển khả năng ngôn ngữ và việc nghe, đọc sách sẽ giúp trẻ phát 
triển vốn từ và cách phát âm, đặc biệt làm chủ ngôn ngữ tốt hơn khi trưởng thành. 
Khi đọc sách cho trẻ nghe hay trẻ tự đọc sách, đọc từ trên xuống dưới giáo viên đã 
giúp trẻ hình thành nên kĩ năng đọc căn bản: đọc từ trái qua phải hình thành kỹ 
năng “tiền đọc, tiền viết” cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Nên, đưa sách vào chương trình 
giáo dục mầm non sẽ giúp ích và chuẩn bị được tâm thế tốt cho trẻ bước vào trường 
tiểu học.
 Đặc biệt, hiện nay dịch Covid đang diễn biến hết sức phức tạp, có thời điểm 
toàn xã hội phải thực hiện giãn cách, các trường học phải đóng cửa cho học sinh 
tạm dừng đến trường trong đó có học sinh mầm non để đảm bảo sức khỏe và phòng 
chống dịch bệnh cho trẻ. Một kỳ nghỉ dài với các bé mầm non mang theo sự lo lắng 
của cha mẹ, thầy, cô giáo và toàn xã hội đang ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh 
thần của trẻ. Thực tế trong thời gian trẻ ở nhà, sinh hoạt bị xáo trộn, trẻ ăn ngủ 
không điều độ, nhiều trẻ ở nhà với ông bà, người giúp việc chăm sóc, được nuông 
chiều theo ý thích của trẻ nên trẻ ỉ lại, không có kỹ năng tự phục vụ bản thân, hạn 
chế giao tiếp và vận động mà trẻ chỉ làm bạn với điện thoại, ti vi, ipad, đồ chơi dẫn 
đến trẻ không được thỏa mãn nhu cầu của mình nên trẻ rất dễ "cuồng chân, cuồng 
tay". Hơn nữa, trong thời gian dài ở nhà một số hành vi tiêu cực của trẻ bắt đầu 
phát sinh khiến phụ huynh đau đầu hơn như chạy nhảy, la hét và làm trái yêu cầu 
người lớn, dễ khóc lóc và ăn vạ khiến cha, mẹ cũng rất căng thẳng, mệt mỏi vì vừa 
phải đi làm, vừa phải lo lắng chăm sóc và bảo vệ con khiến bầu không khí trong 
gia đình có thể thiếu đi sự tích cực và ấm áp, các cơn giận dữ vô cớ dễ bùng nổ. 
Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của trẻ. Bên cạnh đó, khi trẻ nghỉ ở nhà 
nhiều bố, mẹ vẫn phải đi làm, bận rộn với công việc chưa dành thời gian chơi cùng 
con, khuyến khích con tham gia các hoạt động giáo viên chia sẻ trên zalo nhóm 
lớp, đặc biệt thời gian đọc sách, đọc truyện cho trẻ nghe hầu như không có, hơn 
nữa không phải gia đình nào cũng có sách dành cho trẻ em sẵn tại nhà.
 Chính vì vậy, để tăng sự gần gũi và thấu hiểu giữa cha mẹ với con cái thì 
hoạt động trò chuyện, vui chơi, đọc sách tại nhà của trẻ cùng cha mẹ là một trong 
những hoạt động rất cần thiết, đó là những cơ hội rất tốt để cha mẹ gắn với đời sống 
thực của trẻ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tư duy, phát triển cảm xúc tích 
cực, hình thành tình cảm kỹ năng xã hội phù hợp với lứa tuổi góp phần phát triển 
toàn diện nhân cách và chuẩn bị tốt tâm thế sẵn sàng cho việc học tập sau này của 
trẻ đạt kết quả tốt.
 Hiểu được ý nghĩa của việc đọc sách với sự phát triển của trẻ mầm non nói 4
trong đó mà kiến thức loài người đã tích lũy được” Sách được xem là kho tri thức 
giá trị, không những mang lại nhiều thông tin. Thêm vào đó sách còn là trải nghiệm 
hay trong cuộc sống. Vì vậy, các nhà khoa học cho rằng: Bố mẹ nên đọc sách cho 
trẻ nghe ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ. Vì thế, mà sợi dây tình cảm sẽ thắt chặt 
hơn theo mỗi ngày tháng trẻ khôn lớn. Đọc sách tạo ra một nền tảng cơ sở giúp trẻ 
học tập và phát triển các khả năng khác. Đọc sách được xem là một trong những 
hoạt động phát triển tư duy vô cùng hiệu quả góp phần phát triển toàn diện nhân 
cách cũng như phát triển kỹ năng ngôn ngữ cần thiết ở trẻ. Bởi vì khi đọc trẻ sẽ tiếp 
nhận thêm thông tin và các cấu trúc câu, cách sử dụng từ ngữ, ngôn ngữ hiệu quả, 
linh hoạt, vốn từ phong phú làm cho trẻ sẽ tự tin giao tiếp và xử lý tình huống phù 
hợp với thực tế. Phát triển trí tưởng tượng của trẻ. Thực tế cho thấy, những đứa trẻ 
ham đọc sách sẽ sáng tạo, có khả năng liên tưởng tốt hơn những đứa trẻ ít đọc sách. 
Thông qua hoạt động đọc sách cung cấp thêm nhiều hiểu về con người cũng như 
thế giới xung quanh qua nhiều góc nhìn khác nhau. Những câu chuyện mang tính 
nhân văn sẽ giúp trẻ biết chia sẻ, cảm thông và yêu thương mọi người. Đọc sách 
giúp trẻ tăng cường khả năng ghi nhớ, trẻ chủ động bộc lộ bản thân và nói lên những 
điều mình nghĩ. Hơn nữa, đọc sách giúp trẻ thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi, 
hào hứng đón nhận kiến thức mới, khám phá điều hay, tăng cường sự tập trung chú 
ý, rèn luyện tính kỷ luật, khả năng ghi nhớ giúp trẻ phát triển và thay đổi nhanh về 
nhận thức, tâm lí, tình cảm. Bên cạnh đó, việc đọc sách giúp gắn kết cha mẹ với 
con cái, hiểu con cái hơn và kéo gần khoảng cách giữa hai thế hệ.
 Trước tình hình diễn biến của dịch Covid-19, năm học 2021-2022 toàn ngành 
Giáo dục chỉ đạo tổ chức tốt việc dạy học ứng phó với dịch Covid-19 với phương 
châm “Tạm dừng đến trường, không dừng việc học”. Bậc học GDMN yêu cầu 
không tổ chức dạy học trực tuyến đối với trẻ mầm non, cần duy trì hoạt động kết 
nối với gia đình, trẻ em bằng kênh liên lạc phù hợp. Tổ chức phối hợp, hỗ trợ, 
hướng dẫn phụ huynh thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý và tổ chức 
cho trẻ em hoạt động vui chơi tại nhà. Hình thành các nhóm qua zalo lớp để giữa 
giáo viên và các phụ huynh có thể chia sẻ, tư vấn việc nuôi dưỡng chăm sóc giáo 
dục trẻ em. Đối với trẻ em mẫu giáo 5-6 tuổi, lựa chọn những nội dung cốt lõi, cần 
thiết, hướng dẫn phụ huynh tổ chức giáo dục trẻ em ở nhà phù hợp với điều kiện 
của gia đình. Chính vì vậy, trong thời gian trẻ nghỉ ở nhà để phòng, chống dịch 
Covid-19, ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo giáo viên lớp mẫu giáo lớn chủ động 
tổ chức quay video clip có nội dụng giáo dục phù hợp với lứa tuổi, chia sẻ, kết nối 
phụ huynh hướng dẫn trẻ học ở nhà như giáo dục, rèn luyện các kỹ năng vệ sinh, 
kỹ năng sống, tự bảo vệ bản thân, vệ sinh phòng chống dịch bệnh, hoạt động làm 
quen chữ cái, nhận biết số lượng, chữ số và số thứ tự trong phạm vi 10, hoạt động 6
đọc sách cho trẻ ở độ tuổi này là rất phù hợp và cần thiết với bối cảnh dịch Covid-
19 hiện nay.
 2. Cơ sở thực tiễn
 a. Đặc điểm chung:
 Trường tôi đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ 2. Trường có 3 cơ sở với tổng 
diện tích xây dựng là 8445.7 m2. Cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ lớp học rộng 
rãi, sân chơi thoáng mát. Năm học 2021-2022, nhà trường có 20 lớp với 576 trẻ. 
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 68 đồng chí. Đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt 
huyết, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
 Năm học này, tôi được ban giám hiệu phân công dạy trẻ lớp mẫu giáo lớn 
A6 với 31 trẻ, trong đó 16 cháu nam và 15 cháu nữ. Lớp có 02 cô trình độ chuyên 
môn trên chuẩn. 63 % phụ huynh làm nông nghiệp, 12% phụ huynh làm công nhân 
viên chức và 25% phụ huynh làm nghề tự do.
 Dựa vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 và tình hình thực 
tế của nhà trường. Tôi đã xây dựng kế hoạch kết nối với phụ huynh trong công tác 
chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại nhà trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 
bám sát kế hoạch của tổ chuyên môn, nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường phù hợp 
với lứa tuổi và điều kiện gia đình trẻ. Với các nội dung giáo dục kết nối cốt lõi và 
thiết thực với trẻ mẫu giáo lớn như tư vấn dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh 
phòng chống dịch, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, hoạt động học tập, vui chơi an toàn 
tại nhà, cung cấp các kiến thức, kỹ năng cần thiết “tiền đọc, tiền viết” qua hoạt động 
đọc sách nhằm chuẩn bị tâm thế cho trẻ sẵn sàng bước vào lớp Một. Từ thực tế trên 
khi thực hiện đề tài tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
 * Thuận lợi:
 - Cơ sở vật chất khang trang, lớp học được trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi 
tối thiểu theo thông tư 01 và các phương tiện hiện đại.
 - Nhà trường có phòng thư viện kismart với đa dạng các loại sách truyện 
phong phú về thể loại như sách vải, truyện tranh, họa báo, truyện cổ tích, truyện 
thiếu nhi, gấu bống với nội dung đa dạng hấp dẫn với trẻ lứa tuổi mầm non như câu 
chuyện về giáo dục kỹ năng sống, giáo dục tình cảm kỹ năng xã hội, thí nghiệm 
khoa học vui, đố vui, những điều kỳ diệu về thế giới xung quanh,... giúp trẻ hứng 
thú hơn mỗi khi được “đọc sách” khi trở lại trường.
 - Ban Giám hiệu và tổ chuyên môn luôn quan tâm, sát sao bồi dưỡng về 
chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên, thường xuyên tổ chức các 
lớp bồi dưỡng tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn đội ngũ giáo viên đáp ứng 
yêu cầu giáo dục mầm non phù hợp với bối cảnh địa phương. Tạo điều kiện thuận 
lợi cho đội ngũ giáo viên trong việc tự học, tự bồi dưỡng, chia sẻ kinh nghiệm cũng 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_khoi_nguon_cam_hung_doc_sach_cho_tre_m.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp khơi nguồn cảm hứng đọc sách cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong thời gian nghỉ dị.pdf