SKKN Một số biện pháp kết hợp với phụ huynh chăm sóc - Giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tại nhà trong mùa dịch Covid-19
Phát triển thể chất cho trẻ có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với trẻ mầm non đặc biệt đối với trẻ 5-6 tuổi. Nó giúp cho trẻ có một niềm tin, sự mạnh dạn, tự tin, bền bỉ, khéo léo, cơ thể khỏe mạnh, phát triển cân đối, hài hòa và khả năng nhanh nhẹn trong các hoạt động là nền tảng về thể chất và tinh thần để giúp trẻ chuẩn bị tâm thế vào lớp 1. Xuất phát từ mục tiêu trên, các giải pháp mới có tác dụng đảm bảo sự phát triển toàn diện, cân đối cho trẻ trong thời gian trẻ không được đến trường để thực hiện công tác phòng dịch chuẩn bị cho trẻ có một sức khỏe tốt chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ vào lớp một và việc học trong các giai đoạn tiếp theo.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp kết hợp với phụ huynh chăm sóc - Giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tại nhà trong mùa dịch Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp kết hợp với phụ huynh chăm sóc - Giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tại nhà trong mùa dịch Covid-19
2 dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng của quá trình giáo dục thể chất cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Vì vậy, tôi luôn tìm hiểu làm thế nào để trẻ thật sự ham thích và hứng thú tham gia vào hoạt động giáo dục thể chất khi trẻ đang trong thời gian nghỉ phòng dịch Covid-19? Làm sao để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện? Vấn đề đó luôn làm tôi trăn trở nên tôi quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp kết hợp với phụ huynh chăm sóc - giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tại nhà trong mùa dịch Covid-19”. 2. Mục Đích Nghiên cứu Phát triển thể chất cho trẻ có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với trẻ mầm non đặc biệt đối với trẻ 5-6 tuổi. Nó giúp cho trẻ có một niềm tin, sự mạnh dạn, tự tin, bền bỉ, khéo léo, cơ thể khỏe mạnh, phát triển cân đối, hài hòa và khả năng nhanh nhẹn trong các hoạt động là nền tảng về thể chất và tinh thần để giúp trẻ chuẩn bị tâm thế vào lớp 1. Xuất phát từ mục tiêu trên, các giải pháp mới có tác dụng đảm bảo sự phát triển toàn diện, cân đối cho trẻ trong thời gian trẻ không được đến trường để thực hiện công tác phòng dịch chuẩn bị cho trẻ có một sức khỏe tốt chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ vào lớp một và việc học trong các giai đoạn tiếp theo. 3. Đối tượng nghiên cứu “Một số biện pháp kết hợp với phụ huynh chăm sóc - giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tại nhà trong mùa dịch Covid-19 ”. 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm 23 trẻ lớp 5 tuổi A7 Trường mầm non Vạn Thắng 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra thực trạng - Phương pháp trao đổi đàm thoại - Phương pháp quan sát. - Phương pháp thực hành, trải nghiệm. 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu Đề tài này được thực hiện trong năm học 2021-2022 tại lớp 5 tuổi A7 gồm 4 19”. 2. Khảo sát thực trạng Trong quá trình thực hiện áp dụng đề tài “Một số biện pháp kết hợp với phụ huynh chăm sóc - giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi tại nhà trong mùa dịch Covid-19 ” tôi có những thuận lợi, khó khăn như sau: 2.1. Thuận lợi: Trường Mầm non Vạn Thắng luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Ba Vì. Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên đi dự giờ, học hỏi thêm kinh nghiệm của các trường bạn. Nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện đầu tư về cơ sở vật chất (Sân chơi, các đồ chơi ngoài trời, các bộ đồ chơi phục vụ các vận động ở lĩnh vực phát triển thể chất...) để cho trẻ học tập và tổ chức các hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời. Bản thân tôi là giáo viên có trình độ đại học, được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5 tuổi đã nhiều năm lên có trình độ chuyên môn vững vàng và hiểu biết sâu về tâm lý đối với các cháu 5-6 tuổi. Trẻ của lớp tôi đồng đều một độ tuổi, đa số các cháu đều phát triển khỏe mạnh, 15/23 các cháu là nam, nên các cháu rất hiếu động. 2.2. Khó khăn: Do diễn biến của dịch Covid-19 phức tạp tỷ lệ ca mắc trên phạm vi cả nước tăng cao và đặc biệt là trên địa bàn xã Vạn Thắng, nên trẻ em không được đến trường học cùng cô và các bạn, nhiều gia đình cha, mẹ bận đi làm công ty, trẻ ở nhà với ông, bà hoặc anh, chị nên công tác chăm sóc và quan tâm tới giáo dục thể chất của trẻ còn nhiều hạn chế. Nhận thức của một số phụ huynh về hoạt động giáo dục thể chất không quan trọng mà chỉ cần các con đọc thông, viết thạo là vào lớp 1 sẽ học tốt. Kết quả khảo sát trẻ khi chưa áp dụng các biện pháp (Tổng 23 trẻ) Qua 3 tháng đầu năm học nhờ sự tương tác giữa tôi và phụ huynh và trẻ tôi nhận thấy và đã đưa ra được kết quả khảo sát khi chưa áp dụng các biện pháp như 6 Hoạt động với đồ chơi làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ, vừa làm cho đôi bàn tay khéo léo, đôi chân dẻo dai cơ thể mềm mại, hình dáng phát triển cân đối hài hòa, vừa chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học vừa có thể tham gia tốt vào cuộc sống xã hội sau này. Để có được đồ dùng phục vụ cho lĩnh vực phát triển thể chất của trẻ tại nhà tôi đã hướng dẫn phụ huynh sưu tầm: vải vụn, lốp xe ô tô, vỏ hộp bánh kẹo, vỏ hộp sữa bột, ống nhựa, chai nước ngọt,... tận dụng từ những nguyên vật liệu sẵn có tại gia đình nhờ tới sự tích cực tham gia của phụ huynh các nguyên liệu đã biến chúng trở thành những đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ tại nhà. Ví dụ: Với hộp sữa bột, tôi yêu cầu phụ huynh rửa sạch, thiết kế thành chiếc thùng để trẻ chơi trò chơi gánh nước. Hay với những vỏ chai nước ngọt tôi hướng dẫn phụ huynh rửa sạch cho một ít viên sỏi vào đó để cho trẻ chơi booing hay chơi ném vòng vào cổ chai, từ những vỏ hộp bánh kẹo xếp thành hàng thẳng dãn cách nhau 40cm giúp trẻ nhảy bật qua 4-5 chướng ngại vật. Từ chiếc lốp xe hỏng phụ huynh có thể cho trẻ tập với bài tập chui qua cổng, làm đồ chơi bập bênh, từ những chiếc gáo dừa, chai nhựa phụ huynh có thể cho trẻ chơi với cát, với nước. Từ những vật dụng tưởng chừng như phải bỏ đi nhưng tôi đã tuyên truyền hướng dẫn phụ huynh sử dụng có hiệu quả trong việc tạo ra các đồ dùng cho trẻ tập luyện tại nhà để giúp trẻ phát triển thể chất khi trẻ không được đến trường trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. ( Minh chứng 2. Một số hình ảnh phụ huynh làm đồ dùng, đồ chơi cho các bé học tại nhà) 4.2. Biện pháp 2: Chọn thời điểm, thời lượng vận động phù hợp với trẻ Thời điểm và thời lượng vận động rất quan trọng trong phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Tôi hướng dẫn phụ huynh cụ thể trong ngày thời điểm tốt nhất để trẻ tham gia các hoạt động thể chất là buổi sáng thời gian từ 7h - 9h hoặc buổi chiều từ 17h-18h. Còn thời lượng vận động thì ít nhất mỗi ngày trẻ được tự do vận động 1 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, không phải trẻ mầm non nào cũng áp dụng nguyên tắc này. Bố 8 những việc vừa sức) 4.3. Biện pháp 3: Giáo dục thể chất thông qua các bài tập vận động Thực hiện sự chỉ đạo của phòng Giáo dục&Đào tạo các nhà trường xây dựng kế hoạch lựa chọn các bài học có tính chọn lọc mang tính cốt lõi của các lĩnh vực phát triển và căn cứ vào mục tiêu cần đạt của độ tuổi, tôi đã kết hợp với tổ chuyên môn lựa chọn nội dung phù hợp để làm các video, clip đăng tải trên nhóm zalo của trường, của lớp để phối hợp với phụ huynh hướng dẫn trẻ học tại nhà. Qua việc khảo sát trẻ của lớp về hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ thông qua các bài tập vận động tôi đặc biệt qua tâm, vì trẻ có được sức khỏe, nhanh nhẹn, khéo léo, mạnh dạn, tự tin chủ yếu thông qua các động tác các bài tập vận động cơ bản, tác động lên giác quan của trẻ và những động tác đó thông qua quá trình tập luyện. Vì vậy khi làm mẫu trong video tôi phải chọn vị trí đứng sao cho phù hợp, tất cả trẻ trong lớp trông thấy rõ cô làm mẫu và nghe được lời giảng của cô. Ví dụ: Như bài vận động cơ bản “Tung và bắt bóng” tôi đề nghị phụ huynh chuẩn bị cho trẻ quả bóng vừa tầm tay cầm của trẻ, khuyến khích phụ huynh lựa chọn vị trí cho trẻ tập sao cho tránh được hướng gió lùa và mặt trời chiếu thẳng vào mắt trẻ, sau gáy trẻ khi điều khiển bài tập, các động tác, các trò chơi ... khi làm mẫu cô phải tập và phân tích đúng, chính xác, nhẹ nhàng: Hai tay cô cầm bóng đưa về trước ngang tầm bụng, dùng sức của cơ tay, vai tung bóng lên cao, mắt nhìn theo bóng, khi bóng rơi dùng 2 tay bắt được bóng, để trẻ có ấn tượng đúng về bài tập vận động kích thích trẻ thực hiện tốt hơn. Đồng thời giáo viên cũng nhìn thấy rõ từng cử động của trẻ, khi trẻ tập tôi luôn quan sát trẻ và đặc biệt là những trẻ được phụ huynh phản ánh về phát triển thể chất chưa được như mong muốn, qua video tôi động viên, khen và khuyến khích trẻ sửa chữa những động tác sai cho trẻ tập luyện kịp thời, và động viên phụ huynh cùng tập với con khi sắp xếp được thời gian trong ngày, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho trẻ, khi trẻ tập luyện xong tôi yêu cầu phụ huynh nhắc nhở trẻ cất dọn đồ dùng đúng nơi quy định và vệ sinh cơ thể sạch sẽ để phòng tránh dịch bệnh. Quá trình xây dựng kế hoạch làm video tôi luôn tuân thủ nguyên tắc dạy trẻ từ đơn giản đến phức tạp từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều, việc giúp trẻ khắc phục 10 rất thu hút trẻ tham gia. Thông qua trò chơi vận động hình thành tính trung thực, kiên trì ở trẻ. Khi tổ chức trò chơi vận động giáo viên cần xác định được chủ đề để thiết kế trò chơi hợp lí nhằm đạt kết quả cao. Ví dụ: Trò chơi vận động “Cùng nhảy theo một điệu nhạc”cho trẻ bắt chước làm các người mẫu biểu diễn, trẻ có thể lắc mông nhún nhảy, xoay cổ tay, giậm chân “Trò chơi bật nhảy”: Chụm chân nhảy qua chướng ngại vật, như bục gỗ, hoặc qua một dòng suối tự tạo, hay những đường vẽ ngoằn nghèo theo đường dích dắc trên nền nhà và những trò chơi đi một chân trên những ô vuông bỏ cách ... đều rất tốt cho trẻ, hoặc cho trẻ chơi trò chơi “Bắt bướm” trẻ sẽ chạy theo con bướm, nhảy lên để bắt hay treo các quả bóng lên tường cao hơn trẻ khoảng 20-30 cm, yêu cầu trẻ nhảy lên bắt và đập bóng, qua chơi đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ làm sao nhảy bật để lấy được bóng và từ đó trí tuệ ngôn ngữ thể lực của trẻ sẽ phát triển bền bỉ hơn. Tất cả các trò chơi này đều rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển thể chất của trẻ, đặc biệt là phát triển chiều cao cho trẻ, Khi cho trẻ dạo chơi ngoài trời có thể cho trẻ kết hợp chơi trò chơi “Gieo hạt”, “Bàn tay phải bàn tay trái”, “Cò bắt ếch” “Cáo ơi ngủ à”, “Bịt mắt đá bóng”, “Mèo đuổi chuột”, “Rồng rắn lên mây ”... Tôi đã sưu tầm được những bài hát có vận động ngộ nghĩnh, các trò chơi với các ngón tay, các trò chơi dân gian có luật chơi đơn giản. Những trò chơi trẻ đã được chơi ở lớp, qua các trò chơi này trẻ được củng cố cách chơi, trẻ được chạy, nhảy đứng lên ngồi xuống, giơ tay lên thả tay xuống, vươn duỗi thân trên, bật nhảy cao, nhảy xa một cách tự nhiên tạo cho trẻ không khí vui tươi thoải mái nhờ đó mệt mỏi sẽ tiêu tan trẻ sẽ có một thân thể khỏe mạnh tiếp thu bài học một cách hiệu quả hơn. Thông qua trò chơi phát triển sức khỏe thể lực ngôn ngữ cho trẻ, tạo cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin trong khi vận động trẻ được chạy nhảy hồn nhiên, trẻ sẽ ghi nhớ lâu hơn thể lực của trẻ được phát triển ngày càng bền bỉ hoàn thiện hơn. Ví dụ: Chủ đề “Thế giới động vật”, cho trẻ chơi trò chơi: Nhảy như thỏ, đi như gấu, chơi bắt bướm...để rèn kĩ năng bật, đi. Hay với chủ đề “phương tiện giao thông” có thể cho trẻ chơi: Về đúng đường, tín hiệu giao thông, ...rèn luyện phản xạ nhanh, nhạy cho trẻ. Với các trò chơi trên tôi đã làm video hướng dẫn cách chơi, 12 Như chúng ta đã biết dịch bệnh Covid-19 đang lây lan nhanh ra cộng đồng, để giúp trẻ tăng sức đề kháng phòng chống dịch bệnh, thì chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ là rất quan trọng. Sau đây tôi xin chia sẻ với các bậc phụ huynh về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ mầm non. Ở lứa tuổi mầm non, não bộ và thể chất của trẻ phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, trẻ cần rất nhiều năng lượng để đảm bảo các hoạt động vui chơi, học tập, đặc biệt trẻ 5-6 tuổi rất cần một tâm thế, thể lực tốt để trẻ chuẩn bị vào học lớp 1. Do đó trẻ em trong độ tuổi 5-6 tuổi rất cần được chăm sóc bởi một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Các bậc phụ huynh cần trang bị nhiều kiến thức để xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho trẻ khoa học và đúng cách đó là: * Thực phẩm tinh bột Nguồn cung cấp tinh bột chủ yếu hàng ngày cho trẻ là cơm được nấu từ gạo. Tuy nhiên ngoài cơm, phụ huynh có thể bổ sung những thức ăn từ bánh mì, khoai lang, khoai tây, ngũ cốc, mì ống...Để tránh tình trạng trẻ nhàm chán, biếng ăn, phụ huynh có thể thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm, làm đa dạng hơn thực đơn hàng ngày của trẻ. * Thực phẩm giàu protein Thịt, cá, trứng, sữa và các chế phầm từ sữa hay các loại đậu, ngũ cốc là nguồn cung cấp đạm tuyệt vời cho trẻ. Trẻ cần ăn một ngày 2 bữa đầy đủ đạm. * Thực phẩm chứa chất béo có lợi Chất béo rất cần thiết cho một chế độ dinh dưỡng hợp lý của trẻ. Ở độ tuổi này, trẻ cần được cung cấp chất béo cần thiết cho quá trình tăng trưởng thể chất và phát triển trí tuệ. Theo các chuyên gia, khoảng 60% não của trẻ được cấu thành từ chất béo trong những năm đầu đời. Do đó trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ không thể nào thiếu dầu, thịt, bơ, sữa, phomai... * Sữa và các sản phẩm từ sữa Sữa là nguồn thực phẩm rất quen thuộc và dường như không thể thiếu với trẻ nhỏ. Sữa giàu canxi, vitamin và khoáng chất có lợi cho trí não của trẻ. 2 ly sữa mỗi ngày là đủ cho trẻ ở độ tuổi mầm non. Ngoài ra váng sữa, phô mai, sữa chua cũng là những nguồn bổ sung vitamin D cực kỳ tốt cho bé. Tuy nhiên không phải
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ket_hop_voi_phu_huynh_cham_soc_giao_du.docx
- SKKN Một số biện pháp kết hợp với phụ huynh chăm sóc - giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi.pdf