SKKN Một số biện pháp hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi sử dụng nguyên vật liệu mở vào hoạt động tạo hình

Thông qua hoạt động tạo hình trẻ được thử sức mình trong việc thể hiện và sáng tạo thế giới theo cách riêng của mình, nhất là với trẻ mẫu giáo lớn " 5- 6 tuổi", trẻ có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh, thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ, hấp dẫn trẻ, trẻ dễ bị cuốn hút trước cảnh vật đẹp, những bức tranh sinh động hay những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu được làm từ những nguyên liệu gần gũi với trẻ như bức tranh chùa một cột từ cành khô, lá khô hay những con thỏ từ quả cà ...chính vì vậy hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo lớn, nó giúp trẻ tìm hiểu khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh
Năm học 2019- 2020 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp A4 độ tuổi 5 - 6 tuổi . Tôi thấy rằng trẻ 5 - 6 tuổi thông minh, nhanh nhẹ và khá hiếu động nhưng những sản phẩm mà trẻ tạo ra trong hoạt động tạo hình hay ở các hoạt động khác còn khá đơn điệu chưa sáng tạo các nguyên liệu trẻ sử dụng trong hoạt động tạo hình mới chỉ dừng lại ở những nguyên liệu đơn thuần như đất nặn, giấy màu, bút sáp màu nước… chưa có sự đa dạng về nguyên liệu từ đó sự sáng tạo trong sản phẩm còn ít, trẻ còn bị thụ động chưa hứng thú khi tham gia vào hoạt động tạo hình. Vậy cần tìm ra biện pháp gì để trẻ hứng thú, lôi cuốn vào hoạt động tạo hình và làm thế nào để sản phẩm của trẻ phong phú đa dạng. Trẻ được phát huy hết khả sáng tạo của mình . Đó là điều làm tôi luôn quan tâm và suy nghĩ đến và tôi nhận ra rằng khi tôi sử dụng nguyên vật liệu mở vào trong hoạt động tạo hình thì trẻ rất hứng thú tham ra hoạt động, sản phẩm trẻ tạo ra đẹp phong phú và rất sáng tạo từ đó tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp hướng dẫn trẻ 5- 6 tuổi sử dụng nguyên vật liệu mở vào hoạt động tạo hình” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của bản thân.
docx 27 trang skmamnonhay 11/07/2024 1211
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi sử dụng nguyên vật liệu mở vào hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi sử dụng nguyên vật liệu mở vào hoạt động tạo hình

SKKN Một số biện pháp hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi sử dụng nguyên vật liệu mở vào hoạt động tạo hình
 Một số biện pháp hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi sử dụng nguyên vật liệu mở vào hoạt 
 động tạo hình
tạo hình và làm thế nào để sản phẩm của trẻ phong phú đa dạng. Trẻ được phát 
huy hết khả sáng tạo của mình . Đó là điều làm tôi luôn quan tâm và suy nghĩ đến 
và tôi nhận ra rằng khi tôi sử dụng nguyên vật liệu mở vào trong hoạt động tạo 
hình thì trẻ rất hứng thú tham ra hoạt động, sản phẩm trẻ tạo ra đẹp phong phú và 
rất sáng tạo từ đó tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp hướng dẫn trẻ 5- 6 tuổi 
sử dụng nguyên vật liệu mở vào hoạt động tạo hình” làm đề tài sáng kiến kinh 
nghiệm của bản thân.
2. Mục đích nghiên cứu
 - Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trong hoạt động tạo hình và các hoạt 
động khác.
 - Phát huy tính tích cực, kích thích trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của 
trẻ.
3. Đối tượng nghiên cứu
 - Nghiên cứu về đề tài “Một số biện pháp hướng dẫn trẻ 5- 6 tuổi sử dụng 
nguyên vật liệu mở vào hoạt động tạo hình”.
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
 -Thực hiện tại lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi A4, số cháu 34. Trường mầm non Minh 
Châu
5. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu lý luận
 Phương pháp sưu tầm tài liệu và sưu tầm các nguyên vật liệu.
 Phương pháp quan sát: Cô quan sát, theo dõi trẻ hàng ngày để đánh giá 
được khả năng tạo hình của trẻ.
 Phương pháp dùng lời nói: Lời nói cụ thể và có hình ảnh của cô là một trong 
những phương tiện nhận thức đặc biệt gần gũi, dễ hiểu.
 Phương pháp thực hành
 Phương pháp động viên khích lệ
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
 - Đề tài được thực hiện tại lớp 5 tuổi A4 trường mầm non Minh Châu
 -Thời gian thực hiện : Từ tháng 8 / 2019 đến tháng 6/2020 và có thể tiếp tục 
củng cố, áp dụng trong các năm học tiếp theo.
 2/15 Một số biện pháp hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi sử dụng nguyên vật liệu mở vào hoạt 
 động tạo hình
 b. Khó khăn:
 - Việc sưu tầm các nguyên vật liệu trong hoạt động tạo hình còn hạn chế.
 - Một số phụ huynh còn chưa quan tâm đến việc học của con em mình. 
3. Khảo sát thực tế
 - Từ đầu năm học tôi nhận thấy rằng trẻ ở lớp mình khi tham gia hoạt động 
tạo hình còn thụ động chưa hứng thú tham gia.
 - Đồ dùng cho hoạt động tạo hình của trẻ còn hạn chế và chưa phát huy được 
tính sáng tạo. 
 - Các sản phẩm tạo hình của trẻ làm ra còn ít, chưa phong phú.
 - Một số trẻ kĩ năng tạo hình còn yếu, chưa quyết tâm hoàn thành sản phẩm 
của mình chỉ thực hiện một cách chống đối .
 - Các sản phẩm của trẻ còn chưa có sự kết hợp nhiều giữa các nguồn nguyên 
vật liệu tạo hình khác nhau.
 *Khảo sát đầu năm 34 học sinh tại lớp A4 mẫu giáo 5 - 6 tuổi cho thấy:
 (Bảng 1) 
 Qua khảo sát ban đầu như trên, tôi thấy kết quả của trẻ chưa cao, chưa hứng 
thú, chưa phát huy hết được khả năng sáng tạo của trẻ, sản phẩm của trẻ còn ít. 
Nên tôi suy nghĩ để đưa ra các biện pháp làm sao cho trẻ hứng thú tham gia hoạt 
động tạo hình và trẻ phát huy được hết khả năng sáng tạo của mình.
3. Các biện pháp thực hiện
 Đối với giáo viên chúng ta việc đưa nguyên vật liệu mở vào môn tạo hình 
không còn là mới nhưng làm thế nào để khi đưa những nguyên vật liệu mở cho 
trẻ sử dụng trong hoạt động tạo kích thích được tư duy của trẻ, phát huy được hết 
tính sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú của trẻ nên tôi đã tìm hiểu và đưa ra 
các biện pháp sau:
 3.1. Biện pháp 1: Sưu tầm, chọn lựa các nguyên vật liệu mở đa dạng phong 
phú về chủng loại .
 Trong hoạt động tạo hình nguyên liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng nó 
quyết định đến kết quả của một tiết tạo hình, nguyên liệu càng phong phú đa dạng 
về chủng loại, màu sắc thì sản phẩm của trẻ càng đẹp, càng phong phú và đa dạng 
vì vậy khâu chọn lựa các nguyên vật liệu mở đòi hỏi phải cẩn thận, tỉ mỉ và chu 
đáo và đảm bảo các yêu cầu sau:
 + Đảm bảo tính phù hợp và an toàn (các nguyên liệu màu sắc kích thước phù 
hợp, an toàn không sắc nhọn, không hóa chất độc hại, cần vệ sinh các nguyên liệu 
trước khi tái chế).
 4/15 Một số biện pháp hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi sử dụng nguyên vật liệu mở vào hoạt 
 động tạo hình
 Khi đã có nguồn nguyên liệu phong phú và đa dạng nhưng làm sao để trẻ 
sử dụng các nguyên liệu này hiệu quả và sáng tạo? Tôi tạo điều kiện để trẻ thường 
xuyên tiếp xúc với các nguyên liệu mở để cho trẻ tự khám phá bằng cách huy 
động sự tham gia của các giác quan, các quá trình tâm lí khác nhau để hình thành 
được biểu tượng trong đầu trẻ.
 Tạo cơ hội để trẻ khám phá đối tượng (quan sát, nghe, hỏi, tiếp xúc và miêu 
tả). (hình ảnh 2)
 Trong quá trình cho trẻ tiếp xúc, trải nghiệm với các nguyên vật liệu mở tôi 
chỉ cho trẻ thấy được những nét đặc trưng nổi bật về hình dạng, tính chất. Đồng 
thời giúp trẻ phân tích, so sánh tổng hợp tìm ra những đặc điểm riêng, chung của 
những đồ vật cùng nhóm, cùng loại. Từ đó giúp trẻ tìm ra phương thức thể hiện 
trong những tình huống khác nhau.
 +Ví dụ: khi làm quen với các nguyên liệu thiên nhiên như vỏ hạt dẻ cười.Tôi 
đặt ra những câu hỏi mở cho trẻ: bạn nào biết đây là cái gì ? với những chiếc vỏ 
hạt dẻ cười như thế này chúng ta có thể làm được những gì? Và trẻ đã đưa ra các 
ý kiến khác nhau như, xếp thành bông hoa, xếp thành hình con cá vàng, hay làm 
những con ong. Với những chiếc nút chai tôi đặt ra những câu hỏi cho trẻ thảo 
luận : bằng chất liệu gì? Có dạng hình gì? có thể sử dụng chúng để làm những 
gì?( bánh xe, cánh hoa, búp bê , con chim ) cứ như vậy tôi đã cho trẻ tự tìm 
hiểu các nguyên vật liệu mở mà trẻ sưu tầm được có thể làm những việc gì? Rồi 
tôi tổ chức cho trẻ sử dụng luôn các nguyên vật liệu để thực hiên các ý tưởng mà 
trẻ vừa nêu ra. Từ đó tôi đã xây dựng được những hình tượng trong đầu trẻ, trẻ có 
thể nhìn các nguyên vật liệu mở và liên tưởng được sẽ sử dụng như thế nào và 
làm những gì?
 Không chỉ có vậy trước mỗi giờ tạo hình tôi tổ chức cho trẻ ngắm nghía, tiếp 
xúc, tìm hiểu mẫu vật thật để trẻ thảo luận về hình dáng đặc điểm của mẫu vật 
thật sau đó tôi gợi ý trẻ cùng trẻ thảo luận xem sẽ dùng nguyên vật liệu nào để tái 
hiện lại mẫu vật đó từ đó kích thích trẻ suy nghĩ tìm tòi đề đưa ra các ý kiến của 
mình để cả lớp cùng thảo luận và cô giáo sẽ là người nhận xét và đánh giá lại các 
ý kiến mà trẻ đưa ra rồi tôi khuyến khích trẻ về nhà tự tìm kiếm, các nguyên vật 
liệu phù hợp với chủ đề mà cô đưa ra (trẻ tìm kiếm ở nhà, khi dạo chơi) ngày hôm 
sau trẻ mang đến lớp cùng cô tham gia vào hoạt động tạo hình.
 + Ví dụ: Trong chủ đề thực vật với đề tài “làm hoa từ nguyên vật liệu mở” vào 
thứ tư thì chiều thứ hai trong giờ ngoại khóa tôi cho trẻ quan sát một số loại hoa 
thật như hoa hồng, hoa cúc rồi đặt ra một số câu hỏi mở. Con cho cô biết đây 
là hoa gì? hoa có những phần nào? Con có nhận xét gì về cánh hoa ? khi sờ vào 
 6/15 Một số biện pháp hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi sử dụng nguyên vật liệu mở vào hoạt 
 động tạo hình
 + Hai hộp sữa chua, 4 thìa xúc sữa chua, băng dính 2 mặt, xốp các màu, khuy 
áo
 2 .Cách làm:
 + Gắn 2 hộp sữa chua úp vào nhau bằng băng dính 2 mặt làm thân lợn sau 
dùng 4 thìa sữa chua cắt ngắn bằng nhau ngắn vào phần thân lợn làm chân , dùng 
xốp màu cắt tai và đuôi lợn, dùng bút dạ vẽ thêm mắt của lợn, chúng ta dùng khuy 
áo có 2 lỗ làm mõm lợn.
 * Chú hươu cao cổ
 1 .Chuẩn bị:
 -Lõi ngô, tăm tre xiên chả, màu nước, cành cây khô, nắp lọ hồ đã hết
 2. Cách làm : 
 - lõi ngô làm 2 phần phần nhiều làm thân hươu, phần còn lại ngắn hơn nhỏ 
hơn làm đầu hươu, lấy nắp lọ hồ úp lên phần nhọn của đầu hươu cắt thêm mắt, tai 
hươu bằng xốp dùng cành cây khô làm sừng hươu, lấy tăm tre xiên chả gắn phần 
đầu hươu vào thân hươu, lấy 4 que tăm xiên chả khác gắn vào thân hươu làm 4 
chân muốn hươu có màu sắc khác nhau sử dụng màu nước các màu sơn lên thân 
hươu
 *Cú mèo bác học ( hình ảnh 5)
 1.Chuẩn bị:
 -Lõi giấy vệ sinh, xốp đen trắng, băng dính 2 mặt 
 2.Cách làm:
 - Dùng bút dạ vẽ 2 đường cong lên 2 mặt của lõi giấy vệ sinh, dùng tay bẻ 
gập theo đường vẽ:
 - Dùng xốp đen cắt hình tròn nhỏ xốp trắng cắt hình tròn to hơn sau đó dán 
chồng lên nhau để làm mắt 
 - Dùng xốp các màu cắt cánh chim, mỏ chim và chân chim. Sau đó dùng 
băng dính 2 mặt gắn các bộ phận lại với nhau .Để chú cú mèo có nhiều màu sắc 
ngộ nghĩnh khác chúng ta có thể sử dụng màu nước khác nhau để sơn trang trí.
 *Người tuyết đáng yêu ( hình ảnh 6)
 1.Chuẩn bị:
 - Băng dính, bút màu, vải dạ, lọ sữa susu, ống hút
 8/15 Một số biện pháp hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi sử dụng nguyên vật liệu mở vào hoạt 
 động tạo hình
 2.cách làm:
 - Dùng tăm gắn 2 quả cà với nhau thành hình con thỏ, dùng keo sữa dán 2 
chiếc lá vào vị trí tên đầu thỏ làm tai thỏ, dùng bút dạ vẽ mắt, miệng mũi, răng, 
bốn chân thỏ. Dùng keo dán gắn 6 sợi cước lên trên miệng thỏ, uốn cong tạo thành 
ria
 * Con cá cảnh
 1. Chuẩn bị
 - Một quả bàng màu vàng gần chín, xốp màu, bút dạ, kéo, băng dình 2 mặt.
 2. Cách làm
 - Dùng quả bàng làm thân con cá cảnh, cắt xốp màu làm mắt, đuôi, vây 
 ( vây lưng và vây bụng) dán vào thân con cá, dùng bút dạ vẽ mắt, miệng, 
mang cá, vảy cá cho sinh động.
 * Những con vật bằng lá khô
 - Sưu tầm chọn lựa những chiếc lá khô sắp xếp tạo hình thành những con vật 
đáng yêu như đàn cá, đàn gà con, chim cú mèo, những con bọ, con hươu, những 
chú chim đáng yêu
 Trên đây là một số cách làm đồ chơi đơn giản từ nguyên vật liệu mở thông 
qua các cánh làm đồ chơi tự tạo này trẻ củng cố được các kĩ năng tạo hình như vẽ, 
cắt dán và sử dụng một số loại keo, băng dính, gim bấm, cắm, gàingoài ra trẻ 
được tự tay làm ra các đồ chơi cho riêng mình thì trẻ rất thích thú và yêu quý các 
sản phẩm do mình làm ra. 
3.4. Biện pháp 4: Lồng nghép hướng dẫn trẻ sử dụng các nguyên vật liệu mở 
vào hoạt động tạo hình và các hoạt động khác.
 Ngoài việc sử dụng nguyên vật liệu mở vào cho trẻ tự làm đồ dùng đồ chơi 
hay một tiết tạo hình sử dụng nguyên vật liệu mở riêng biệt tôi còn lồng ghép sử 
dụng các nguyên vật liệu mở vào các thể loại tạo hình khác để trẻ được trải nghiệm 
nhiều hơn với các nguyên vật liệu mở kích thích sự tìm tòi, khám phá, phát huy 
được khả năng sáng tạo của trẻ từ đó trẻ hứng thú hơn khi tham gia hoạt động tạo 
hình.
 - Ví dụ: Đối với tiết tạo hình thể loại: xé dán, nặn, vẽ tôi không chỉ sử dụng 
các nguyên liệu đơn thuần như đất nặn, giấy màu, bút sáp mà tôi còn kết hợp sử 
dụng nhiều nguyên liệu mở (giấy báo, giấy gói quà, khuy áo, các loại hột hạt, 
bông) để nguyên liệu trẻ sử dụng trở nên phong phú , và sản phẩm trẻ làm ra 
đẹp và sáng tạo như trong tiết tạo hình “ xé dán vườn cây ăn quả” ngoài giấy màu 
ra tôi còn sử dụng thêm các nguyên liệu mở khác như khuy áo, bông, hạt gấc, tờ 
lịch báo cũ, hạt cườm và tôi đã gợi ý khuyến khích trẻ sử dụng những nguyên vật 
 10/15

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_huong_dan_tre_5_6_tuoi_su_dung_nguyen.docx