SKKN Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh rèn cho trẻ 5-6 tuổi kỹ năng chuẩn bị tâm thế bước vào Lớp 1

“Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Chất lượng giáo dục ở giai đoạn này sẽ có tác động to lớn tới sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Tuy nhiên, trẻ đang quen với cách học của bậc mầm non “Học mà chơi, chơi mà học” nên khi lên lớp 1 trẻ phải chuyển sang hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập, đây là giai đoạn mà trẻ sẽ phải đối mặt với những thay đổi và phải thích nghi với những hoạt động mới như: Môi trường thay đổi, lịch sinh hoạt hàng ngày thay đổi, chế độ ăn thay đổi, cơ chế chăm sóc thay đổi… Đặc biệt là trẻ phải tự phục vụ bản thân, tự bảo quản đồ dùng cá nhân, phải thích nghi và xử lý nhiều tình huống xảy ra xung quanh trẻ mà không phải khi nào cũng có cô giáo và người thân bên cạnh. Trước những thực tế nêu trên bắt buộc chúng ta phải chuẩn bị cho trẻ tính tự lập, tính kỷ luật cao, biết hợp tác chia sẻ và giải quyết vấn đề nhanh nhạy. Để làm được điều đó không phải là là việc dễ dàng, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh và nhà trường.
Xuất phát từ thực tế diễn biến của dịch Covid – 19, thời gian nghỉ học của trẻ kéo dài nên việc cô giáo trực tiếp rèn cho trẻ kỹ năng như học trên lớp gặp nhiều khó khăn. Vì vậy tôi đã rất băn khoăn chăn chở phải làm thế nào để dù trẻ nghỉ dịch ở nhà nhưng vẫn được cung cấp đầy đủ kiến thức và kỹ năng cơ bản cần thiết để chuẩn bị tâm thế vào lớp 1. Chính vì lí do đó đã thôi thúc tôi quyết định lựa chọn đề tài: "Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh rèn cho trẻ 5-6 tuổi kỹ năng chuẩn bị tâm thế bước vào lớp 1” để làm đề tài Sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2021-2022.
docx 31 trang skmamnonhay 22/02/2025 1550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh rèn cho trẻ 5-6 tuổi kỹ năng chuẩn bị tâm thế bước vào Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh rèn cho trẻ 5-6 tuổi kỹ năng chuẩn bị tâm thế bước vào Lớp 1

SKKN Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh rèn cho trẻ 5-6 tuổi kỹ năng chuẩn bị tâm thế bước vào Lớp 1
 MỤC LỤC
PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................1
2. Thời gian nghiên cứu. ..............................................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................1
4. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................2
PHẦN HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ......................................................................3
1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: "Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh rèn cho 
trẻ 5 - 6 tuổi kỹ năng chuẩn bị tâm thế bước vào lớp 1". ..................................... 3
2. Các giải pháp phù hợp với nội hàm.........................................................................3
3. Giải pháp cũ thường làm..........................................................................................3
3.1. Nội dung giải pháp................................................................................................3
3.2. Nhược điểm của các giải pháp cũ.........................................................................3
4. Khảo sát thực trạng...................................................................................................4
4.1. Đặc điểm tình hình................................................................................................4
4.2. Thuận lợi................................................................................................................4
4.3. Khó khăn ...............................................................................................................4
4.4. Kết quả khảo sát trẻ đầu năm học:........................................................................5
5. Cách thức thực hiện từng giải pháp.........................................................................6
5.1 Giải pháp 1: Phổ biến kiến thức cho phụ huynh thông qua nhóm zalo của 
lớp về việc rèn luyện các kỹ năng để chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1............ 6
5.2. Giải pháp 2: Hướng dẫn phụ huynh rèn cho trẻ kỹ năng trong giao tiếp ứng 
xử. .................................................................................................................................7
5.3. Giải pháp 3: Hướng dẫn phụ huynh rèn cho trẻ một số kỹ năng học tập............9
5.4. Giải pháp 4: Hướng dẫn phụ huynh rèn cho trẻ kỹ năng hợp tác chia sẻ. ........12
5.5. Giải pháp 5: Hướng dẫn phụ huynh rèn cho trẻ một số kỹ năng tự phục bản 
thân và quản lý thời gian............................................................................................14
5.6. Giải pháp 6: Hướng dẫn phụ huynh rèn một số kỹ năng tự bảo vệ bản thân 
bằng việc tạo một số tình huống có vấn đề trẻ xử lý.................................................18
PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................22
1. Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng................................................................22
2. Kết luận...................................................................................................................24
3. Khuyến nghị ...........................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................25
PHỤ LỤC 2
 4. Phạm vi nghiên cứu.
 - Đề tài được thực hiện trên trẻ lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi (A3), Trường 
mầm non Lê Thanh A năm học 2021-2022. 4
 - Giáo viên đã chú trọng tới việc phối hợp với phụ huynh để rèn kỹ năng 
cho trẻ tuy nhiên chưa được thường xuyên và khoa học. Việc chỉ trao đổi qua 
góc tuyên truyền là chưa triệt để vì có nhiều phụ huynh sẽ không để ý đến.
 - Việc rèn nền nếp kĩ năng giao tiếp cho trẻ ở lớp được các cô thực hiện 
rất tốt, tuy nhiên các hoạt động đó chỉ mới rèn kĩ năng cho trẻ khi ở trường, chưa 
đi sâu vào các biện pháp phối hợp với phụ huynh khi trẻ ở nhà nên hiệu quả của 
biện pháp này vẫn chưa cao.
 - Giáo viên thường xuyên lồng ghép những kỹ năng bảo vệ bản thân khi 
tổ chức các hoạt động ở lớp, tuy nhiên mức độ thực hiện còn chưa đồng đều.
4. Khảo sát thực trạng:
4.1. Đặc điểm tình hình
 - Năm học 2021-2022, tôi được phân công giảng dạy lớp mẫu giáo lớn 5 
tuổi (A3) với sĩ số là 34 trẻ trong đó có 16 trẻ nam, 18 trẻ nữ. 
 - Lớp có 2 cô với trình độ chuyên môn đều đạt trên chuẩn, có nhiều kinh 
nghiệm trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Luôn tâm huyết, yêu nghề mến 
trẻ và được phụ huynh tin tưởng, yêu mến.
 Với tình hình thực trạng như trên trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã 
gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
4.2. Thuận lợi:
 Ngày nay việc giáo dục kỹ năng chuẩn bị cho trẻ lên lớp 1 là vấn đề được 
cả xã hội quan tâm. Nội dung giáo dục các kỹ năng được đăng tải rộng rãi trên 
nhiều hình thức vì vậy gia đình và bản thân trẻ cũng sẽ dễ dàng tiếp cận hơn.
 - Trong hoàn cảnh trẻ chưa trực tiếp tới trường, cha mẹ có thời gian gần 
gũi con nhiều hơn. Dành sự quan tâm cho con cái, hiểu rõ thêm về đặc điểm tâm 
sinh lý và đưa ra nhiều cách chăm sóc giáo dục phù hợp với con hơn.
 - Bản thân là một giáo viên trẻ năng động, sáng tạo luôn có cơ hội tiếp 
xúc nhiều với các trang thiết bị truyền thông và không ngừng học hỏi các kỹ 
năng sử dụng trang thiết bị đó. Nên việc tiếp cận, tuyên truyền với phụ huynh 
qua mạng xã hội, truyền thông trở nên dễ dàng hơn.
 - Đa số trẻ trong lớp đều được học liên tục từ mẫu giáo bé, phụ huynh và cô 
giáo đã có sẵn nền tảng liên lạc. Các phụ huynh có thể dễ dàng trao đổi thông tin với 
cô giáo và trao đổi kinh nghiệm với nhau qua các nhóm lớp đã duy trì từ các lớp bé.
4.3. Khó khăn
 Bên cạnh những thuận lợi trên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tôi 
vẫn còn gặp phải một số khó khăn sau:
 - Giáo viên và phụ huynh, cô và trẻ không được gặp mặt nhau nên cũng là 
một khoảng cách rất lớn để đồng cảm, chia sẻ và thấu hiểu nhau. 6
 đúng...)
 Qua kết quả khảo sát tôi nhận thấy những kỹ năng của trẻ vẫn còn nhiều 
hạn chế. Vì vậy tôi đã đưa ra các giải pháp mới thể hiện rõ tính hiệu quả trên trẻ.
5. Cách thức thực hiện từng giải pháp.
5.1 Giải pháp 1: Phổ biến kiến thức cho phụ huynh thông qua nhóm zalo 
của lớp về việc rèn luyện các kỹ năng để chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1.
 Do tình hình dịch bệnh covid - 19 diễn biến hết sức phức tạp vì vậy những 
tháng đầu năm học trẻ chưa thể tới trường, tới lớp. Để làm tốt công tác phối kết 
hợp với phụ huynh trong thời gian trẻ ở nhà nghỉ dịch, sau khi tiếp nhận hồ sơ 
của lớp, tôi tiến hành cập nhật đầy đủ thông tin hồ sơ cá nhân của trẻ, lưu số 
điện thoại của từng phụ huynh và tiến hành rà soát danh sách phụ huynh trong 
nhóm zalo của lớp, nhằm đảm bảo 100% phụ huynh tham gia vào nhóm zalo để 
cô giáo và phụ huynh dễ dàng trao đổi thông tin của trẻ một cách nhanh chóng 
và kịp thời nhất.
 Sau khi lập nhóm zalo của lớp tôi và cô giáo Nguyễn Thị Mười đã tiến 
hành quay video gửi lời chào đến toàn thể các bậc phụ huynh lớp A3 và toàn thể 
các bạn nhỏ, thông qua video tôi đã tuyên truyền phổ biến những kiến thức cơ 
bản cho phụ huynh trong việc rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho trẻ như: Kỹ 
năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng tự phục vụ và quản lý thời gian, kỹ năng hợp tác 
chia sẻ, kỹ năng tự bảo vệ bản thân và một số kỹ năng tập trung chú ý trong quá 
trình học tập Bởi vì việc rèn luyện các kỹ năng cho trẻ 5 – 6 tuổi chuẩn bị tâm 
thế bước vào lớp 1 là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, xong để trẻ 
có được những kỹ năng này rất cần sự quan tâm và hợp tác của các bậc phụ 
huynh cùng với cô giáo giúp trẻ tự tin hơn khi bước vào một môi trường học tập 
mới khác hẳn với bậc học mầm non. 8
 Và đương nhiên để trẻ hình thành thói quen này thì việc đầu tiên là bố 
mẹ phải là người làm gương trước, trẻ sẽ nhìn vào hành động tốt của bố mẹ 
và học theo.
 + Kỹ năng trả lời khi được người khác hỏi, trò chuyện: Tôi hướng dẫn 
phụ huynh rèn trẻ thói quen trả lời có chủ ngữ, vị ngữ, có thưa gửi khi được 
người lớn hỏi thăm hay trò chuyện, tôi đã đưa ra các tình huống cụ thể trong 
video như: Khi người lớn hỏi “Con đã ăn cơm chưa?” Thay vì nói trống không 
là “rồi” hoặc “chưa” tôi sẽ hướng trẻ trả lời đầy đủ câu lễ phép “Con ăn cơm 
rồi ạ!”
 (Ảnh minh họa cô sử dụng để tuyên truyền, hướng dẫn phụ huynh)
 + Kỹ năng ứng xử trong giao tiếp: Tôi hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ kỹ 
năng ứng xử trong giao tiếp hàng ngày. Chẳng hạn những điều con không thích 
con có thể nói với bố mẹ nhưng tuyệt đối con không được thể hiện thái độ cau 
mày, tức giận hoặc bỏ đi chỗ khác Bởi đó là những hành vi không tốt, không 
ngoan, không được cô giáo khen. Khi người lớn cho quà biết xin bằng 2 tay, nói 
lời cảm ơn
 (Hình ảnh cô sử dụng để tuyên truyền,hướng dẫn phụ huynh giáo dục trẻ) 10
 Đây được coi là một trong những kỹ năng quan trọng mà trẻ cần có được 
khi bước vào môi trường tiểu học. Việc ngồi đúng cách không chỉ giúp cho trẻ 
học tập hiệu quả hơn mà còn bảo vệ thị lực của trẻ. Ngày nay, đã có rất nhiều 
công cụ hỗ trợ việc ngồi học đúng tư thế của trẻ như bàn học, ghế ngồi, đèn 
chiếu sáng. Tuy nhiên, việc mà bố mẹ hướng dẫn trẻ ngồi đúng tư thế là rất quan 
trọng và cần thiết. Điều này chắc chắn sẽ mang lại những hiệu quả cho trẻ.
 Bên cạnh tư thế ngồi học đúng thì cách cầm bút cũng rất quan trọng đối 
với trẻ nhỏ. Bởi nếu cầm bút sai cách, thì việc điều khiển ngòi bút sẽ không linh 
hoạt, khiến nét chữ không đều. Ngoài ra, cầm bút sai cách khiến bàn tay dễ bị 
mỏi, tốc độ viết chậm, khi trẻ vào lớp 1 chuyển sang viết bút mực thì mực rất dễ 
vấy bẩn ra tay trẻ. Do đó, ngay từ lần đầu tiên cầm bút, nên luyện cho trẻ cầm 
bút đúng cách.
 (Hình ảnh được cô sử dụng trong video dạy trẻ) 12
 Nhờ cách hướng dẫn rõ ràng, cụ thể đã giúp phụ huynh nắm bắt được các 
kiến thức cơ bản để rèn luyện một số kỹ năng học tập cho trẻ lúc ở nhà nên hiệu 
quả mang lại rất lớn. Sau thời gian ở nhà trẻ quay trở lại trường học tập đã có 
những kỹ năng rất tốt.
5.4. Giải pháp 4: Hướng dẫn phụ huynh rèn cho trẻ kỹ năng hợp tác chia sẻ.
 Hợp tác chia sẻ là khi mọi người biết làm việc với nhau, cùng hướng về 
một mục tiêu chung và cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ đề ra. 
 Một người biết hợp tác chia sẻ nhận được sự hợp tác chia sẻ từ người 
khác, sự hợp tác chia sẻ phải xuất phát từ sự yêu thương, tôn trọng và hiểu 
biết lẫn nhau. Khi có sự yêu thương, quan tâm sẽ có sự hợp tác và sẻ chia 
cùng nhau. 
 Ở độ tuổi này trẻ bắt đầu quan tâm đến bạn trong nhóm, mọi người xung 
quanh, trẻ sẵn sàng chia sẻ với bạn, với các thành viên trong gia đình về những 
suy nghĩ của mình, biết hợp tác cùng nhau để hoàn thành một nhiệm vụ được 
giao. Đó có thể là cùng nhau xây dựng để tạo ra một công trình đẹp, biết hợp tác 
với nhau để tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh, phối hợp với nhau để hoàn thành 
một trò chơi.
 Nhận thấy được tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng hợp tác chia 
sẻ đối với trẻ, ngay trong thời gian trẻ chưa thể đến trường do dịch bệnh covid 
tôi đã xây dựng video hướng dẫn phụ huynh rèn kỹ năng hợp tác sẻ chia cùng trẻ 
trong thời gian ở nhà.
 Nội dung tuyên truyền hướng dẫn phụ huynh cách rèn kỹ năng hợp tác 
chia sẻ với trẻ rất gần gũi và quen thuộc, đầu tiên là việc bố mẹ giành thời gian 
để chơi cùng con một trò chơi học tập hay một trò chơi vận động nào đó qua đó 
giúp trẻ biết được rằng để chơi được những trò chơi này thì cần có sự hợp tác 
của những người khác nữa thì mới có thể chơi được.
 Ví dụ: Trò chơi “Cờ cá ngựa”, để chơi được trò chơi này thì phải cần có 
ít nhất 2 người chơi, nếu một mình con sẽ không thể chơi được. Cô hướng dẫn 
các thành viên trong gia đình sẽ cùng tham gia hợp tác để chơi trò chơi. Qua 
trò chơi trẻ sẽ biết được rằng nếu chỉ có một mình trẻ thì sẽ không thể chơi 
được và ngược lại một mình bố hoặc mẹ cũng không thể hoàn thành nhiệm vụ 
của trò chơi, nhờ đó mà trẻ thấy được sự thú vị của việc hợp tác và chia sẻ với 
mọi người.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_huong_dan_phu_huynh_ren_cho_tre_5_6_tu.docx