SKKN Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh chế biến món ăn cho trẻ 5-6 tuổi
Từ ngàn xưa, con người đã biết đến mối quan hệ giữa ăn uống và sức khỏe. Đánh giá cao vai trò của ăn uống đối với sức khỏe và bệnh tật nhất là đối với trẻ mầm non. Đặc biệt trong giai đoạn phòng dịch trẻ ở nhà vấn đề ăn uống của trẻ được đặt nên hàng đầu. Vì Trẻ còn nhỏ, hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, dễ bị ngộ độc thực phẩm nên vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm với trẻ được quan tâm hàng đầu, nếu trẻ bị ngộ độc thực phẩm nó ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, hệ tiêu hóa. Trẻ được nuôi dưỡng tốt ăn uống đầy đủ hợp lý thì cơ thể trẻ phát triển tốt cân nặng, chiều cao, trí tuệ. Ngược lại ăn uống không đảm bảo, không khoa học, giờ giấc, thường gây ra rối loạn tiêu hóa làm cho trẻ dễ bị mắc một số bệnh như: Tiêu chảy, còi xương, béo phì..., vì vậy để trẻ phát triển tốt và toàn diện thì phải cung cấp cho cơ thể trẻ có đủ chất dinh dưỡng mà cách tốt nhất là đảm bảo bữa ăn hợp lý, đủ lượng, đủ chất, ăn uống khoa học. Có thể nói để có bữa ăn ngon, đa dạng màu sắc, thu hút, hấp dẫn trẻ. Thì việc quan trọng đầu tiên là chọn được thực phẩm an toàn, có nguồn gốc, địa chỉ uy tín rõ ràng. Bên cạnh đấy kỹ thuật chế biến món ăn của cô nuôi cũng phải phong phú và đa dạng nhiều loại thực phẩm, kết hợp với gia vị tạo màu ví dụ: nghệ, gấc...., gia vị tạo mùi thơm như hành, thì là, tỏi...., gây cảm giác thèm ăn, kích thích trẻ
ăn ngon, ăn hết xuất.
Là một cô nuôi tôi nhận thấy để chế biến ra những món ăn ngon phong phú về nguyên liệu, mầu sắc, mùi vị đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ ở nhà là rất cần thiết. Bên cạnh đấy tôi cùng với các cô giáo thông qua các buổi họp zoom tuyên trruyền tới phụ huynh và trẻ qua tranh ảnh các món ăn, hội thi nấu ăn của trường tổ chức, tuyên truyền tới phụ huynh biết vai trò và tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với cơ thể trẻ như thế nào. Chính vì những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh chế biến món ăn cho trẻ 5-6 tuổi”.
ăn ngon, ăn hết xuất.
Là một cô nuôi tôi nhận thấy để chế biến ra những món ăn ngon phong phú về nguyên liệu, mầu sắc, mùi vị đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ ở nhà là rất cần thiết. Bên cạnh đấy tôi cùng với các cô giáo thông qua các buổi họp zoom tuyên trruyền tới phụ huynh và trẻ qua tranh ảnh các món ăn, hội thi nấu ăn của trường tổ chức, tuyên truyền tới phụ huynh biết vai trò và tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với cơ thể trẻ như thế nào. Chính vì những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh chế biến món ăn cho trẻ 5-6 tuổi”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh chế biến món ăn cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh chế biến món ăn cho trẻ 5-6 tuổi

2 /21 PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là thế hệ tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh. Xã hội càng phát triển thì trẻ em ngày càng được quan tâm, được hưởng nền giáo dục tốt nhất. Điều đặc biệt trong những năm gần đây khi đại dịch bệnh covid xuất hiện làm ảnh hưởng đến nền kinh tế, tính mạng con người trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Điều quan trọng nó để lại hậu quả vô cùng nguy hiểm đến sức khẻo làm suy giảm hệ thống miễn dịch của một số cơ quan như phổi, gan... thậm chí là tính mạng con người khi bị vi rút corona tấn công, ngay cả khi được tiêm vacxin phòng covid. Tuy nhiên trẻ em chưa được tiêm vacxin phòng covid nếu không được chăm sóc sức khỏe tốt trẻ dễ bị mắc bệnh thì rất là nguy hiểm. Vì trẻ còn nhỏ, hệ miễn dịch còn non yếu cần được chăm sóc cẩn thận, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin thông qua các món ăn, các loại hoa quả tăng cường sức đề kháng cho trẻ để trẻ có sức khỏe tốt. Là một cô nuôi để biết được tình hình ăn uống của trẻ ở nhà như thế nào tôi thường xuyên tham gia các buổi họp zoom trên các nhóm lớp, thông qua các cô giáo, phụ huynh tìm hiểu khẩu vị ăn uống của trẻ khi ở nhà. Tôi nhận thấy nhiều phụ huynh có cùng nỗi lo ăn uống của con em mình khi ở nhà. Trẻ ở nhà ăn được ông, bà, bố, mẹ..., chiều nên có nhiều trẻ ăn theo sở thích, thích ăn đồ chế biến sẵn như: Bánh ngọt, thịt nướng, xúc xích...., mà những đồ ăn như vậy sẽ không tốt cho sức khỏe, không đảm bảo dinh dưỡng của trẻ nếu ăn nhiều và lâu dài. Bên cạnh đấy là việc chế biến món ăn cho trẻ ở nhà của phụ huynh đơn giản, sự kết hợp nhiều nguyên liệu trong món ăn hầu như là rất ít, nguyên liệu thường thái to do trẻ ăn cùng người lớn. Hiểu được nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh vì tôi cũng là người mẹ có con đang trong độ tuổi mầm non, tôi đã không ngừng học hỏi tìm hiểu các món ăn, nên thực đơn, phương pháp chế biến món ăn như thế nào cho phù hợp với trẻ. Vì nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi độ tuổi là khác nhau. Để cơ thể trẻ phát triển tốt cả về chiều cao và cân nặng, thể lực và trí tuệ thì tôi phải cân đối hài hòa hợp lý giữa các nguyên liệu với nhau, để chế biến những món ăn ngon hấp dẫn về màu sắc, mùi vị, kích thích trẻ ăn ngon, ăn hết xuất, nhằm đảm bảo cho trẻ có thể lực tốt, có sức khỏe tốt trong mùa dịch Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, hiệu phó nuôi dưỡng tôi đã lên thực đơn thay đổi món ăn phù hợp với trẻ cho phụ huynh chế biến cho con em mình ở nhà. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh chế biến món ăn cho trẻ 5-6 tuổi ở nhà” 4 /21 Là một cô nuôi tôi nhận thấy để chế biến ra những món ăn ngon phong phú về nguyên liệu, mầu sắc, mùi vị đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ ở nhà là rất cần thiết. Bên cạnh đấy tôi cùng với các cô giáo thông qua các buổi họp zoom tuyên trruyền tới phụ huynh và trẻ qua tranh ảnh các món ăn, hội thi nấu ăn của trường tổ chức, tuyên truyền tới phụ huynh biết vai trò và tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với cơ thể trẻ như thế nào. Chính vì những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp hướng dẫn phụ huynh chế biến món ăn cho trẻ 5-6 tuổi”. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Trường mầm non nơi tôi đang công tác có 2 điểm trường, có một bếp ăn một chiều. Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường 56 trong Ban giám hiệu 3 đồng chí, nhân viên 12 đồng chí (1 kế toán, 10 cô nuôi, 1 bảo vệ), và 41 đồng chí giáo viên. 1. Thuận lợi. - Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường được đầu tư trang thiết bị, đồ dùng dụng cụ đầy đủ, hiện đại như: Tủ lạnh, tủ hấp cơm, bếp ga công nghiệp, tủ sấy bát, .... - Bếp được xây dựng theo quy trình bếp một chiều và có đủ đồ dùng phục vụ tốt công tác chăm sóc bán trú. - Nhà trường có hợp đồng các loại lương thực, thực phẩm của các nhà hàng tin cậy, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm - Được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh số trẻ đến trường tương đối đông. Nhà trường đã duy trì số trẻ ăn bán trú ở trường là 100%. - Thực phẩm được lựa chọn trong thực đơn theo từng mùa, theo đặc điểm sản xuất của địa phương, hầu hết là thực phẩm có sẵn, rễ tìm kiếm nên chi phí thấp mà vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, thực phẩm không trái mùa nên không có chất bảo quản. - Đội ngũ cô nuôi trẻ, tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ, biết cầu tiến. Được Ban giám hiệu nhà trường luôn tận tình quan tâm giúp đỡ hướng dẫn động viên tinh thần chị em nên đã khắc phục những khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 2. Khó khăn. Năm học 2021-2022 là một năm học đặc biệt ảnh hưởng của dịch bệnh nên các trẻ không được đến trường, trẻ ko ăn bán trú nên việc tìm hiểu chế độ ăn đối với trẻ ở nhà là vô cùng khó khăn. - Là một xã với tỷ lệ làm nông nghiệp nhiều sự quan tâm đến trẻ chưa cao, 6 /21 1. Biện pháp 1: Nâng cao tay nghề, học hỏi thông qua sách, ti vi, các trang mạng xã hội thêm kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân. Trước khi làm việc gì ta cũng phải tìm hiểu và nắm được yêu cầu cần đạt là gì? Việc làm đó có tác dụng như thế nào? Giúp ta có thể định ra hướng đi và cách làm để đạt được kết quả cao nhất.vì vậy tôi luôn chủ động nâng cao tay nghề, học hỏi thông qua sách, ti vi, các trang mạng xã hội thêm kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân Như chúng ta đã biết ngay từ đầu năm học 2021 khi dịch bệnh diễn biến phức tạp nhà nước đã có những biện pháp ngăn chặn dịch bệnh lan rộng đã cho các cấp học nghỉ phòng chống dịch ở nhà nói chung và cấp học mầm non nói riêng. Hiểu được điều này, tôi cùng các cô nuôi trong tổ họp thông qua các buổi zoom cùng nhau thảo luận đưa ra các phương pháp chế biến món ăn phù hợp với trẻ phụ huynh chế biến món ăn cho trẻ ở nhà bằng cách học thêm trên ti vi, các trang mạng xã hội..., tìm hiểu phương pháp chế biến một số món ăn, kết hợp tranh ảnh, tuyên truyền hướng dẫn phụ huynh lựa chọn phối hợp các nguyên liệu hấp dẫn trẻ về mầu sắc, mùi vị giúp trẻ ăn ngon miệng ăn hết xuất. Trẻ ở lứa tuổi này cũng nhận biết được về cái đẹp và cái xấu, màu sắc, hình ảnh đẹp, biết ăn ngon, và hợp khẩu vị. Nắm bắt được tâm lý trẻ thích được khen , thích tìm hiểu cái mới lạ, ... Vì vậy tôi đã cải tiến món ăn, cách chế biến phong phú hơn hấp dẫn trẻ như: Cắt tỉa củ quả thành hình con vật, bông hoa, từ cà rốt củ cải su hào...Ngoài ra tôi thường xuyên tự làm, nấu những món ăn mà tôi vừa học ở nhà để các thành viên trong gia đình thưởng thức và đóng góp ý kiến về món ăn cho tôi, điều đó giúp tôi tự tin trong công việc của mình. Tôi cũng là một người mẹ có con trong độ tuổi mần non nên cũng hiểu được nỗi no của các phụ huynh khi nhìn thấy con mình kém ăn, không thích ăn. Vì vậy tôi luôn mày mò, tìm tòi những nhu cầu, sở thích ăn uống của con mình nói riêng, qua từng giai đoạn, độ tuổi để có phương pháp chế biến món ăn phù hợp nhất Để Hướng dẫn phụ huynh cách chế biến món ăn trong thời gian này cần sử dụng các phương tiện hiện đại và sử dụng công nghệ thông tin tốt nên tôi luôn học hỏi bạn bè , các giáo viên trong trường, tham gia các chuyên đề về CNTT của nhà trường , Ngoài ra tôi cũng nghiên cứu và sử dụng một số phần mềm photoshop, chương trình paint để cắt dán hình ảnh theo ý tưởng của mình, phối màu, tạo được tính thẩm mỹ caocho các slide. Phần mềm cava chỉnh sửa ảnh và video, phần mềm capcut để cắt nối video tạo thành các video có chất lượng về hình ảnh và âm thanh để gủi đến phụ huynh . 8 /21 ánh sáng mặt trời thấy lòng trắng lòng đỏ không phân biệt được rõ ràng, khối lòng đỏ chỉ hiện lên như một bóng mờ nằm ở chính giữa. Nếu thả xuống chậu nước trứng tươi sẽ chìm và nằm ngang dưới đáy chậu. Chọn cá: Cá tươi tốt nhất nên chọn cá đang bơi, mình cứng, vẩy sáng óng ánh, mắt cá sáng, trong, mang cá màu đỏ tươi, không nhớt, thịt cá có tính đàn hồi tốt. Chọn tôm: Tôm tươi vỏ có độ bóng sáng, trong xanh, trơn láng, cứng và dai. Không nên mua tôm đầu dễ rời, chân và càng rễ rụng (tôm đang bị ươn). Chọn cua: Dùng tay ấn mạnh vào yếm cua, cua chắc (nhiều thịt), yếm cứng ấn tay ko bị lún xuống là cua ngon. Muốn chọn cua có nhiều gạch chọn cua cái, muốn ăn cua thịt thì chọn con đực (yếm nhỏ). Đối với các loại lương thực, thực phẩm khô như: Gạo, lac, nấm hương, mọc nhĩ, mắm, gia vị bột canh...., chon các loại lương thực, thực phẩm có mùi thơm, màu tự nhiên của nguyên liệu, không bị nấm mốc, mối mọt, xem hạn sử dụng. Hình ảnh bài tuyên truyền về cách lựa chọn thực phẩm Sau những bài tuyên truyền qua zalo nhóm lớp cùng những video hướng dẫn phụ huynh đã nhận thức đúng dắn về cách lựa chọn thực phẩm .Việc lựa chọn, tiếp nhận nguyên liệu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ, nó quyết định đến chất lượng dinh dưỡng của bữa ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng và hết xuất của mình. 3. Biện pháp 3: Hướng dẫn phụ huynh cách vệ sinh dụng cụ trong quá trình sơ chế thực phẩm. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng, thậm chí nó quyết định đến chất lượng thực phẩm, ảnh hưởng tới chất lượng bữa ăn. Chất lượng bữa ăn có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Như chúng ta đã biết nơi sơ chế, chế biến thực phẩm là nơi vi khuẩn rất dễ xâm nhập nhất, bên cạnh đấy do nhận thức chưa đầy đủ, hoặc chủ quan của phụ huynh ví dụ: Thực phẩm sống, chín để cạnh nhau, không có thớt thái thực phẩm sống và chín riêng, các dụng cụ dùng hôm trước dao, máy xay, thớt..., sử dụng luôn không rửa hay tráng lại. Vì khi các dụng cụ không được vệ sinh sạch sẽ khi để qua đêm, thời gian dài các loại vi khuẩn, côn trùng như: gián, ruồi, muỗi, chuột ..., xâm nhập và truyền vi khuẩn vào các dụng cụ chế biến. Nó cũng có thể là nguyên nhân làm cho trẻ bị ngộ độc thực phẩm, hay bị tiêu chảy..., ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, việc vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến món ăn là vô cùng quan trọng, phải đặt nên hàng đầu, hướng dẫn phụ huynh trước khi sơ chế phải vệ sinh tốt các dụng cụ 10 /21 học tồn dư trên thực phẩm) ảnh hưởng không tốt đến trẻ nhỏ và cũng để thuận tiện cho công đoạn chế biến tiếp theo. Đây tưởng là công đoạn tưởng chừng dễ dàng nhưng không phải phụ huynh nào cũng làm tốt, vì vậy tôi đã làm video hướng dẫn chia sẻ cùng phụ huynh. Hướng dẫn phụ huynh trước khi sơ chế, lựa chọn nguyên liệu, thực phẩm không bị sâu bệnh, loại bỏ những nguyên liệu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ màu sắc, mùi trên nguyên liệu trong khi sơ chế phải thực hiện đúng thao tác kỹ thuật, đúng quy trình sơ chế, luôn giữ và bảo vệ những đặc tính tự nhiên của nguyên liệu như màu sắc, muif đặc trưng vốn có của nguyên liệu, tránh để lây nhiễm những tạp chất bẩn từ bên ngoài hoặc những vi sinh vật, những tạp chất từ nội tạng gia súc, gia cầm vào nguyên liệu. Hình ảnh hướng dẫn phụ huynh sơ chế thực phẩm Khi sơ chế không làm dập nát nguyên liệu để hạn chế tổn thất dinh dưỡng. Quy trình sơ chế không nên ngâm nguyên liệu quá lâu trong nước, các loại củ quả và một số loại rau rửa trực tiếp dưới vòi nước chảy, tránh để nguyên liệu ngoài nắng gió. b. Hướng dẫn phụ huynh cách cắt thái, tẩm ướp thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi chế biến món ăn. Vệ sinh an toàn thực phẩm trong khâu cắt thái, tẩm ướp nguyên liệu cũng rất là quan trọng, nếu chủ quan ở khâu này rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập như cắt thái để lâu không đem chế biến ngay; không che đạy thực phẩm vi khuẩn sẽ xâm nhập vào thực phẩm hoặc khi tẩm ướp những gia vị ví dụ như mắm, ngũ vị hương, bột chiên xù quá hạn sử dụng hoặc kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm cho trẻ (tiêu chảy). Đặc biệt để hướng dẫn phụ huynh biết tầm quan trọng của việc cắt thái và tẩm ướp nguyên liệu sao cho đúng, tránh làm hao hụt các chất dinh dưỡng món ăn ở mức thấp nhất, tôi xây dựng thực đơn và làm quy trình hướng dẫn cách chế biến nguyên liệu. Sau khi sơ chế thực phẩm sạch sẽ cần cắt thái nguyên liệu sao cho phù hợp với con em mình ở nhà, các nguyên liệu (rau, củ, quả) phải được cắt thái nhỏ, đều nhau. Các nguyên liệu (thịt lợn, thịt bò, tôm, cá) tuỳ món mà ta có phương pháp cắt thái khác nhau vì ở lứa tuổi này bộ nhai của trẻ hoàn thiện hơn, có thể cắn xé thịt vì vậy tuỳ món ăn mà có phương pháp cắt thái khác nhau. Ví dụ món trứng thịt kho có thể xay hoặc thái vuông hạt lựu nhỏ. Hình ảnh sơ chế 1 số món ăn phù hợp với trẻ
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_huong_dan_phu_huynh_che_bien_mon_an_ch.docx