SKKN Một số biện pháp hướng dẫn phối hợp với phụ huynh cho trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ cái tại nhà trong thời gian nghỉ dịch covid 19
Làm quen chữ cái - chữ viết là việc chuẩn bị các kĩ năng đọc các chữ cái, kỹ năng cầm bút để trẻ làm quen với chữ viết cho trẻ. Đây chính là một trong những kiến thức cần phải chuẩn bị cho trẻ trước khi vào lớp 1. Chính vì thế việc cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với chữ cái không chỉ giúp hình thành những cơ sở ban đầu của kĩ năng nói tiếng mẹ đẻ mà còn giúp trẻ có những hiểu biết và kĩ năng cơ bản, làm tiền đề hỗ trợ trẻ 5 tuổi trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học. Nhận thức được đây là độ tuổỉ quan trọng của bậc học mầm non để chuẩn bị hành trang trước khi vào lớp 1 thì trẻ phải được trang bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng và tâm thế sẵn sàng. Vì thế trong mùa dịch Covid-19 kéo dài thì gia đình, cô giáo là người có trách nhiệm hỗ trợ trẻ trong việc hướng dẫn trẻ học chữ cái tại nhà để tạo tiền đề chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho trẻ bước vào lớp 1. Nhưng trên thực tế nhận thức của phụ huynh về nội dung chương trình giáo dục mầm non chưa đầy đủ. Một số phụ huynh chưa nắm được các nội dung, phương pháp, hình thức thực hiện, chăm sóc giáo dục trẻ làm quen chữ cái ở nhà. Điều kiện kết nối của một số phụ huynh với giáo viên còn khó khăn. Nên việc ứng dụng CNTT của phụ huynh để cho các con học ở nhà còn hạn chế. Bên cạnh đó một số phụ huynh chưa có thói quen trong việc sinh hoạt nhóm Zalo, Facebook để tham gia trao đổi cùng cô. Vì thế trong thời gian trẻ nghỉ học ở nhà kéo dài, với những trăn trở suy nghĩ làm thế nào để trẻ ở nhà, vừa đảm bảo sức khỏe, nhưng cũng vừa tiếp thu được kiến thức trong kế hoạch của nhà trường đề ra để không bị gián đoạn sự phát triển của trẻ. Chính vì thế tôi đã áp dụng “Một số biện pháp hướng dẫn phối hợp với phụ huynh cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen chữ cái tại nhà trong thời gian nghỉ dịch ” nhằm giúp phụ huynh có thêm kiến thức để cùng cô hướng dẫn cho trẻ làm quen chữ cái ở nhà trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp hướng dẫn phối hợp với phụ huynh cho trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ cái tại nhà trong thời gian nghỉ dịch covid 19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp hướng dẫn phối hợp với phụ huynh cho trẻ 5-6 tuổi làm quen chữ cái tại nhà trong thời gian nghỉ dịch covid 19
2 Nhận thức được tầm quan trọng đó với trẻ mầm non tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra: “Một số biện pháp hướng dẫn phối hợp với phụ huynh cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen chữ cái tại nhà trong thời gian nghỉ dịch covid 19”. II. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI * Về thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022. * Trẻ 5 - 6 tuổi A1 PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.CƠ SỞ LÝ LUẬN Làm quen chữ cái - chữ viết là việc chuẩn bị các kĩ năng đọc các chữ cái, kỹ năng cầm bút để trẻ làm quen với chữ viết cho trẻ. Đây chính là một trong những kiến thức cần phải chuẩn bị cho trẻ trước khi vào lớp 1. Chính vì thế việc cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với chữ cái không chỉ giúp hình thành những cơ sở ban đầu của kĩ năng nói tiếng mẹ đẻ mà còn giúp trẻ có những hiểu biết và kĩ năng cơ bản, làm tiền đề hỗ trợ trẻ 5 tuổi trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học. Nhận thức được đây là độ tuổỉ quan trọng của bậc học mầm non để chuẩn bị hành trang trước khi vào lớp 1 thì trẻ phải được trang bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng và tâm thế sẵn sàng. Vì thế trong mùa dịch Covid- 19 kéo dài thì gia đình, cô giáo là người có trách nhiệm hỗ trợ trẻ trong việc hướng dẫn trẻ học chữ cái tại nhà để tạo tiền đề chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho trẻ bước vào lớp 1. Nhưng trên thực tế nhận thức của phụ huynh về nội dung chương trình giáo dục mầm non chưa đầy đủ. Một số phụ huynh chưa nắm được các nội dung, phương pháp, hình thức thực hiện, chăm sóc giáo dục trẻ làm quen chữ cái ở nhà. Điều kiện kết nối của một số phụ huynh với giáo viên còn khó khăn. Nên việc ứng dụng CNTT của phụ huynh để cho các con học ở nhà còn hạn chế. Bên cạnh đó một số phụ huynh chưa có thói quen trong việc sinh hoạt nhóm Zalo, Facebook để tham gia trao đổi cùng cô. Vì thế trong thời gian trẻ nghỉ học ở nhà kéo dài, với những trăn trở suy nghĩ làm thế nào để trẻ ở nhà, vừa đảm bảo sức khỏe, nhưng cũng vừa tiếp thu được kiến thức trong kế hoạch của nhà trường đề ra để không bị gián đoạn sự phát triển của trẻ. Chính vì thế tôi đã áp dụng “Một số biện pháp hướng dẫn phối hợp với phụ huynh cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen chữ cái tại nhà trong thời gian nghỉ dịch ” nhằm giúp phụ huynh có thêm kiến thức để cùng cô hướng dẫn cho trẻ làm quen chữ cái ở nhà trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. II.CỞ SỞ THỰC TẾ 1. Đánh giá thực trạng của đề tài : * Đặc điểm chung: - Sĩ số lớp: 31 học sinh trong đó có 19 cháu là nam, 12 cháu là nữ. 4 chương trình giáo dục trẻ luôn phải đáp ứng từng hoạt động theo từng ngày trong các chủ đề. - Khi triển khai cho trẻ xong, việc kiểm tra, giám sát còn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân. - Hàng tuần tổ chức giao lưu trò chơi với chữ cái phụ huynh học sinh còn có mặt hạn chế. * Về phía trẻ - Số lượng trẻ trong lớp tương đối đông. Nhiều trẻ ở nhà trong thời gian nghỉ dịch nên chưa có nề nếp học. - Trẻ bị ảnh hưởng nhiều bởi intenet nhiều trẻ lạm dụng quá nhiều trò chơi trên điện thoại cũng như xem tivi. - Khi triển khai cho trẻ xong, việc kiểm tra, giám sát còn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân - Trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập, - Trong khi đó, một số phụ huynh lại chưa nhận thức được tầm quan trọng của tuổi mẫu giáo, còn xem nhẹ việc học của trẻ ở độ tuổi này. *Về phía phụ huynh - Một số gia đình còn nuông chiều con , luôn sẵn sàng phục vụ trẻ nên con có thái độ ngang bướng, ỷ lại, hay làm nũng bố mẹ. - Đa số phụ huynh làm nghề nông nên ít có thời gian dành cho con, phần lớn đều nhờ cậy ông bà, vì vậy việc thống nhất quan điểm, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn. - Đa số phụ huynh đi làm công ty, thời gian dành cho các con ít. - Khi lập nhóm Zalo phụ huynh còn lúng túng, sử dụng chưa nhanh nhẹn. 3. Khảo sát thực tế Ngay từ khi nghiên cứu đề tài tôi đã kết hợp với giáo viên ở lớp mình đã khảo sát thực tế.Tống số trẻ được khảo sát là 31 /31 trẻ đầu năm học Kết quả khảo sát ST Tốt Khá Trung bình Nội dung khảo sát Yếu T SL % SL % SL % SL % Trẻ nhận biết 29 chữ 1 cái trong bảng chữ 5 4 127 6 20 8 10 32 10 11 36 cái Tiếng Việt 6 để kết nối, giao lưu với học sinh. Bên cạnh đó tôi cũng chia sẻ những cách làm hay, những giải pháp mới, những clip, hình ảnh có giá trị tới bạn bè đồng nghiệp cùng trao đổi, học tập. Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và khả năng ứng dụng CNTT làm video dạy trẻ. Tôi thường xuyên thảo luận với đồng nghiệp qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, của trường. Hưởng ứng cuộc thi của nhà trường: “ Xây dựng video clip, hướng dẫn phụ huynh chăm sóc, giáo dục và vui chơi cùng trẻ” Qua việc nghiên cứu tài liệu, học hỏi bạn bè đồng nghiệp, bản thân tôi hiểu rõ tầm quan trọng, phương pháp và các hình thức tổ chức của hoạt động cho trẻ mang lại hiệu quả rất cao trong quá trình dạy trẻ. 2. Biện pháp 2: Lập zalo nhóm trường, gửi video dạy học vào nhóm để trẻ xem và học, kết hợp thường xuyên tuyên truyền để phụ huynh cùng con học tại nhà. Việc phối hợp với phụ huynh để tạo cơ hội cho trẻ được tương tác cũng là một việc hết sức cần thiết, vì ngoài cô giáo thì phụ huynh cũng chính là người giúp trẻ được học hỏi tương tác qua các video kết nối và bài tập ôn luyện. Đối với trẻ, những video kết nối, bài tập ôn luyện thú vị, bổ ích luôn giúp trẻ hình thành và phát triển toàn diện và nâng cao chất lượng dạy và học trong thời gian nghỉ dịch covid-19. Được tương tác cùng với cô cũng là cơ hội để trẻ ý thức được tầm quan trọng của việc học tập và quyết tâm nỗ lực cố gắng hơn nữa trong các lĩnh vực hoạt động của bản thân. Trong quá trình giáo dục trẻ, cha mẹ cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường để tương tác kịp thời các chương trình giáo dục vừa sáng tạo vừa hiệu quả để trẻ mạnh dạn, tích cực hơn trong các buổi kết nối giao lưu. Ở trường mầm non, công tác phối hợp với gia đình trẻ để nâng cao chất lượng giáo dục là không thể thiếu. Và với thời điểm hiện tại dịch covid-19 đang phức tạp, trẻ phải nghỉ ở nhà thì sự phối kết hợp với phụ huynh lại càng cần thiết hơn. Chính vì vậy tôi thông qua các buổi họp phụ huynh, facebook hay zalo để tuyên truyền đến phụ huynh để phụ huynh hiểu và giúp trẻ tương tác kết nối cùng với các cô, và trao đổi kinh nghiệm của việc chăm sóc, giáo dục trẻ nói chung. Do đặc điểm phụ huynh lớp tôi thuần nông, con nghỉ dịch ở nhà Bố mẹ vẫn đi làm, không có nhiều thời gian chăm sóc giáo dục và vui chơi cùng con tại nhà nên thường xuyên 1 mình tiếp xúc điện thoại, ti vi xem hoạt hình và chơi điện 8 con vật ngộ nghĩnh, cỏ cây với muốn sắc màukèm theo hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ, thông qua đó giúp trẻ càng thích thú tương tác cùng với cô trong thời gian nghỉ dịch covid-19 tại nhà.Tôi ứng dụng CNTT tổ chức một số buổi họp Zoom cho tất cả phụ huynh trong lớp tham gia. Thông qua buổi họp tôi chia sẻ kinh nghiệm và giải đáp những vướng mắc để cho phụ huynh hướng dẫn trẻ học tại nhà một cách hiệu quả. Với nội dung này tôi đã hướng dẫn phụ huynh ứng dụng CNTT, khai thác hiệu quả kho học liệu dùng chung chính thống của Bộ giáo dục, Sở giáo dục, Phòng giáo dục, các kênh như VTV7, chương trình ABC vui từng giờ. Vào các trang mạng, trang youtobe để mở cho trẻ học. Khi trẻ tham gia học các chương trình này sẽ góp phần nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ thông qua hình thức “Học bằng chơi - chơi mà học”. - Bằng khả năng sử dụng CNTT của mình, tôi dành thời gian thiết kế, xây dựng một số video bài giảng gửi cho phụ huynh lấy làm tư liệu hướng dẫn trẻ học ở nhà, từ đó giúp trẻ dễ nhận biết và phân biệt các chữ cái một cách chính xác. + Quy trình hướng dẫn phụ huynh cho trẻ làm quen một nhóm chữ cái tại nhà như sau: Ví dụ: nhóm e - ê : Trước hết, phụ huynh cho trẻ nhận biết chữ cái “e”: phụ huynh phát âm mẫu “e” 3 lần, chú ý phát âm mẫu rõ ràng, tròn tiếng, không kéo dài. Sau đó yêu cầu trẻ phát âm lại 2-3 lần, nếu trẻ phát âm chưa chuẩn thì phụ huynh làm mẫu và yêu cầu trẻ phát âm lại. Ngoài cho trẻ làm quen mẫu chữ in thường ra, phụ huynh giới thiệu thêm cho trẻ mẫu chữ in hoa và chữ viết thường. Nhấn mạnh để trẻ nhớ, cả 3 mẫu chữ này dù hình thức khác nhau nhau nhưng đều phát âm là “e”. Yêu cầu trẻ phát âm lại lần nữa. Sau đó co trẻ so sánh 2 chữ cái “e-ê” có điểm nào giống nhau, điểm nào khác nhau. Phụ huynh có thể cho con tự xếp chữ cái e, ê từ các nguyên liệu có sẵn trong gia đình như hột, hạt đậu tạo niềm vui cho trẻ. Cuối cùng, để giúp con luyện tập củng cố các chữ cái vừa học, bố mẹ cho trẻ chơi trò chơi với các chữ cái. Các trò chơi đơn giản mà phụ huynh có thể thực hiện ở nhà như: + Tìm chữ cái trong môi trường xung quanh: đố trẻ tìm trong sách vở, truyện, tờ lịch... các chữ cái e, ê. Các con sẽ nhận biết chữ cái một cách tự nhiên và hiệu quả. Các chữ cái được minh họa bằng những hình ảnh gần gũi trong cuộc sống hàng ngày, giúp các con nhận biết và nhớ chữ dễ dàng hơn, kích thích tư duy tích cực ở trẻ. Ngoài ra Tôi còn lên mạng nghiên cứu tìm tòi và thiết kế những video sáng tạo, 10 + Gạch chân chữ cái trong bài thơ, truyện... Phụ huynh in các bài thơ, câu chuyện... ra giấy A4 cho trẻ chơi gạch chân chữ cái vừa học. Tìm chữ cái vừa học xem có chữ nào trùng với tên gọi của mọi người trong gia đình không. + Gửi phụ huynh các file trò chơi tìm chữ, trẻ tìm chữ và tô màu chữ cái đấy, trẻ vừa được chơi lại nhanh nhớ được mặt chữ - Tôi thiết kế bài popint đẹp mắt , gây hứng thú cho trẻ rồi gủi nhóm lớp cho phụ huynh Thông qua biện pháp trên, trẻ có cơ hội chia sẻ với các bạn thông qua hoạt kết nối. Mặt khác, trẻ cũng tự tin, mạnh dạn khi thể hiện khả năng của mình cũng như giới thiệu về bản thân, gia đình mình ....trước cô giáo và các bạn trong lớp thông qua những video phụ huynh quay và gửi lên nhóm lớp zalo, trẻ mạnh dạn dần, thành thạo dần trong giao tiếp, Từ đây trẻ cũng biết nói và trả lời đầy đủ câu từ, biết xưng hô chuẩn mực. 5. Biện pháp 5: Tổ chức giao lưu trò chơi chữ cái hàng tuần cùng cha mẹ trẻ và trẻ qua phòng Zoom. Theo kế hoạch của nhà trường, của lớp. Để cô và trò được gặp nhau giao lưu và trò chuyện, cũng như nhằm ôn lại các video mà tôi đã gửi lên nhóm Zalo của lớp. Vì thế theo lịch vào tối thứ 3 và thứu 6 hàng tuần tôi gửi phòng học Zoom tới cha mẹ trẻ qua Zalo. Thông báo phụ huynh cho con vào giao lưu trò chơi chữ cái và nêu gương cuối tuần. Việc làm này được phụ huynh ủng hộ rất cao. Trẻ rất hào hứng. Tôi thực hiện tương tác với cha mẹ trẻ và trẻ để nắm bắt thông tin, chia sẻ đánh giá việc tham gia các hoạt động của trẻ từ đó rút kinh nghiệm thực hiện các hoạt động tiếp theo. Tôi thiết kế các trò chơi như “Chiếc nón kỳ diệu, rung chuông vàng. Ong tìm chữ, tiêu diệt virut...”. Giao lưu thông qua trò chơi khoảng thời gian từ 20-30 phút và củng cố những nhóm chữ cái đã và đang học. Ban đầu số phụ huynh cho con vào tương tác ít, dần dần qua các buổi giao lưu tôi chụp ảnh và ghi hình lại gửi lên nhóm. Sau vài tuần nhận được sự ủng hộ, tương tác của các bậc phụ huynh. Trẻ sôi nổi giơ tay bản thân tôi phấn khởi vì không nghĩ các con mầm non bắt nhịp CNTT nhanh như vậy. Các con biết tắt míc, bật míc. * Một số lưu ý hướng dẫn phụ huynh khi cho trẻ phát âm + Bố mẹ phát âm phải chuẩn, phát âm rõ và tròn tiếng. + Mỗi lần chỉ học 1 nhóm chữ cái, chơi các trò chơi với chữ cái, luyện tập đến khi nào trẻ nhớ hết các chữ cái nhóm đó mới chuyển sang nhóm khác.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_huong_dan_phoi_hop_voi_phu_huynh_cho_t.doc