SKKN Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non

Hiểu được điều này nên tôi thấy cần dạy trẻ tính tự lập, sống dựa vào chính đôi tay của mình ngay từ khi còn nhỏ và giáo dục khả năng tự lập cho trẻ cần phải tiến hành thường xuyên. Với mỗi độ tuổi khác nhau, chúng ta nên đặt ra mục tiêu và cách thực hiện các bước khác nhau để dạy trẻ về tính tự lập theo phương châm “tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”.
Là một giáo viên trẻ, có lòng say mê nhiệt huyết với nghề, với mong muốn làm sao để trẻ của lớp mình có tính tự lập tốt, vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non” làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này.
docx 22 trang skmamnonhay 30/08/2024 610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non
 Một sô biệt pháp hình thành tính tự lập cho trẻ 5 tuôi ở trường mâm non
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Đề tài: “Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ 5 tuồi ở trường 
mầm non”
 1. Lý do chọn đề tài:
 Trong cuộc sống, mỗi chúng ta không có ai là không trải qua những khó khăn, 
gian khổ,.. .Để vượt qua được những khó khăn, gian khổ và vấp ngã tiến đến thành 
công thì con người rất cần có tính tự lập. Tự lập là tự làm, tự suy nghĩ, tự giải 
quyết, quyết định vấn đề mà không phụ thuộc, dựa dẫm vào người khác. Tự lập là 
một phẩm chất để khẳng định nhân cách, bản lĩnh và khả năng của một con người. 
Vì vậy “ Nếu bạn muốn “nhẹ gánh” và trẻ sống “biết lo, khéo co” khi trưởng 
thành, hãy rèn luyện tính tự lập cho trẻ từ độ tuổi mẫu giáo ”.
 Tự lập là một trong những kỹ năng quan trọng thúc đẩy trẻ hoàn thiện mình 
một cách tốt nhất. Đây còn là cơ hội vàng giúp trẻ nhanh chóng khôn lớn và trưởng 
thành trong cuộc sống. Nếu các con không có kỹ năng tự lập, các con sẽ không thể 
chủ động và độc lập trong mọi công việc sau này.
 Cuộc sống hiện đại, mỗi gia đình chỉ có từ một đến hai con nên việc cha mẹ 
chăm lo, bao bọc quá kỹ là điều dễ thấy.Với muôn vàn lí do, sự bảo vệ này khiến 
cho trẻ không có cơ hội được tự lập bằng chính khả năng của mình, hình thành tâm 
lý ỷ lại, dựa dẫm, từ đó thiếu kinh nghiệm sống, trẻ trở lên nhút nhát, ngại khẳng 
định bản thân, không dám đưa ra quyết định, sợ hãi trước thế giớ i bên ngoài,... 
Điều này làm ảnh hưởng đến nhận thức và tâm lí của trẻ.
 Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy trẻ 5 tuổi. Thời gian đầu khi mới 
nhận lớp, cùng làm quen, trò chuyện, cùng hoạt động,...với trẻ, tôi thấy trẻ lớp 
mình khả năng tự lập còn hạn chế như: tự xúc ăn, tự đi vệ sinh, tự thay quần áo, tự 
vứt rác,. tuy nhiên có một số trẻ có kỹ năng tự lập nhưng lại thiếu tính chủ động, 
trẻ luôn đợi cô nhắc nhở mới chịu làm...
 “Nếu như bắt cho con một con cá, con sẽ có cá ăn một ngày. Nhưng nếu dạy 
con bắt cá, con sẽ có cá ăn cả đời”.
 Hiểu được điều này nên tôi thấy cần dạy trẻ tính tự lập, sống dựa vào chính 
đôi tay của mình ngay từ khi còn nhỏ và giáo dục khả năng tự lập cho trẻ cần phải 
tiến hành thường xuyên. Với mỗi độ tuổi khác nhau, chúng ta nên đặt ra mục tiêu 
và cách thực hiện các bước khác nhau để dạy trẻ về tính tự lập theo phương châm 
“tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”.
 Là một giáo viên trẻ, có lòng say mê nhiệt huyết với nghề, với mong muốn 
làm sao để trẻ của lớp mình có tính tự lập tốt, vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số 
biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non” làm sáng 
kiến kinh nghiệm trong năm học này.
 1.1. Cơ sở lý luận:
 2/20 Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non
 biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ.Dựa trên có sở đó giúp trẻ biết cách 
 tự phục vụ bản thân và áp dụng điều
 đó vào cuộc sống thực tế của mình.Ngoài ra đề tài còn giúp giáo viên có 
 những phương pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ có hiệu quả để làm tiền đề 
 cho việc giáo dục các kỹ năng khác ở trường cho trẻ.
 3. Đối tượng nghiên cứu:
 Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ mẫu giáo lớn 5 tuổi ở trường 
mầm non.
 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
 - Trẻ mẫu giáo lớn 5 tuổi.
 - Số trẻ nghiên cứu là 30 trẻ.
 5. Phương pháp nghiên cứu:
 a. Nhóm thu thập xử lý thông tin lý thuyết:
 - Tìm tài liệu.
 - Phân tích tổng quát hoá cơ sở lý luận.
 - Phương pháp thực nghiệm ( khảo sát).
 b. Nhóm thu thập xử lý thông tin thực tiễn:
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp điều tra.
 - Phương pháp đàm thoại.
 - Phương pháp tuyên truyền.
 6. Phạm vi và thời gian thực hiện:
 - Đề tài thực hiện và áp dụng tại trường Mầm non nơi tôi công tác.
 - Thời gian từ tháng 9/2018 đến tháng 5/2019.
 PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI
 ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề:
 “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
 Trẻ em - thế hệ tương lai của đất nước nên được ưu tiên chăm sóc. Tuy nhiên 
trong cuộc sống hiện nay, trẻ không chỉ biết “ hưởng thụ” mà cần phải tự trang bị 
cho bản thân những kỹ năng cần thiết. Đặc biệt là kỹ năng tự lập.
 Trong cuộc sống, khả năng tự lập là một phẩm chất nhân cách vô cùng quan 
trọng của con người. Nhờ vào khả năng tự lập mà con người có khả năng tự hoạt 
 4/20 Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non
Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Vì.
 Ban giám hiệu vững về chuyên môn, luôn chỉ đạo sát sao kiểm tra thường 
xuyên đến từng giáo viên, luôn tạo cơ hội cho giáo viên được bồi dưỡng chuyên 
môn, tạo mọi điều kiện để giáo viên thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non 
mới.
 Ban giám hiệu luôn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất.
 Môi trường trong và ngoài lớp học sạch sẽ, thoáng mát. Trang thiết bị, đồ 
dùng,... của lớp tương đối đầy đủ.
 - Về giáo viên:
 Giáo viên yêu nghề mến trẻ, luôn suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi và trau dồi kiến 
thức qua thực tế, qua đồng nghiệp, qua sách báo,...
 - Về phụ huynh:
 Phụ huynh học sinh quan tâm, giúp đỡ và cùng phối hợp với giáo viên trong 
công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
 - Về học sinh:
 - Trẻ đồng đều về lứa tuổi.
 - Trẻ đi học chuyên cần cao nên đảm bảo quá trình dạy và học của cô và trò 
không bị gián đoạn.
 2.2. Khó khăn.
 - Về phụ huynh:
 Phụ huynh làm nhiều nghề khác nhau như: Công nhân, viên chức, trồng trọt, 
buôn bán,...khả năng nhận thức của phụ huynh không đồng đều, chưa nắm bắt được 
đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ,...Đa số phụ huynh học sinh còn nuông chiều, cưng 
nựng con cái.
 - Về học sinh:
 Một số trẻ còn thiếu tính tự lập, trẻ nhút nhát, chưa mạnh dạn, tích cực
 Một số trẻ quá hiếu động, khả năng tập trung, tiếp thu kiến thức của trẻ chưa 
cao.
 Một số trẻ chưa học qua độ tuổi nhà trẻ nên các kỹ năng tự phục vụ của trẻ 
hầu như không có.
 3. Khảo sát thực tế trước khi thực hiện:
 Tôi điều tra và đánh giá 30 trẻ lớp tôi theo các tiêu chí và kết quả như sau:
 Tiêu chí Số trẻ đạt được Đạt tỷ lệ
 1. Kỹ năng trẻ giúp đỡ người khác. 15/30 50,0%
 6/20 Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non
mẹ. Thấy vậy tôi thể chủ động chào trẻ trước.
 + Cô chào Quang Huy ! ( Chờ đợi và không thấy trẻ chào lại)
 + Cô chào Quang Huy, Quang Huy có muốn chào lại cô không?(cô chờ đợi 
và vẫn không thấy trẻ chào lại)
 + Được rồi, vậy để lần sau con nhớ chào lại cô nhé! (Hết sức vui vẻ, bình 
thường và khoan dung).
 Sau một vài lần tôi chủ động chào trẻ trước và được cô nhắc nhở, làm mẫu,... 
tôi thấy trẻ đã có sự thay đổi rõ rệt, trẻ tự chào cô, bố mẹ rồi đi vào lớp.
 - Kỹ năng chăm sóc, tự phục vụ bản thân: Trẻ tự thay quần áo, đi giầy, đi tất, 
tự xúc ăn, tự đi lấy nước uống, rửa tay, rửa mặt đúng cách,... Qua những việc làm 
tự phục vụ bản thân đó, trẻ mới hiểu rõ được giá trị của lao động và thông cảm, 
biết yêu thương mọi người. Ngoài ra việc giúp trẻ vận động chân tay cũng giúp sức 
khỏe của trẻ phát triển hơn. Từ những hành động đơn giản về việc tự phục vụ khi 
còn nhỏ này sẽ giúp trẻ chủ động và độc lập hơn trong cuộc sống.
 Ví dụ: Trẻ biết tự xúc ăn.
 - Kỹ năng giữ gìn vệ sinh: Đây cũng là một trong những hoạt động giúp cho 
trẻ hình thành tính tự lập cao: với kỹ năng này trẻ biết tự đi rửa tay khi tay bẩn, 
thay quần áo khi bị bẩn, trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi, xả nước sau khi đi vệ sinh, bỏ 
rác đúng nơi quy định,...
 Ví dụ: Khi trẻ uống sữa xong trẻ biết tự đem vỏ sữa ra thùng rác, không cần 
cô nhắc nhở hoặc khi trẻ đánh đổ đồ ăn ra làm bẩn quần, trẻ sẽ tự đi lấy ba lô của 
mình tìm quần để thay,...
 - Lấy và cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định trước và sau khi chơi: Hoạt 
động này giúp trẻ hình thành tính tự lập rất cao. Trẻ biết tự đi lấy đồ chơi, đồ dùng 
để chơi để hoạt động, chơi xong biết tự đi cất, cất gọn gàng, đúng nơi quy định.Tạo 
cho trẻ thói quen tự lập và ý thức tốt trong những tình huống tương tự.
 - Kỹ năng giúp đỡ người khác: Giúp đỡ mọi người cũng là cách đe rèn tính 
tự lập cho trẻ rất tốt, trẻ được tự trải nghiệm như khi: Trẻ giúp mẹ nhặt rau, giúp 
mẹ lấy đồ, giúp cô lau bàn, lau đồ chơi, xếp đồ chơi gọn gàng,... Cô nên cho trẻ 
biết giúp đỡ người khác là một việc tốt và nên được để trẻ thực hiện thường xuyên.
 Ví dụ: Trẻ có thể giúp cô lấy và cất gối trước và sau khi ngủ; trẻ giúp cô tưới 
cây, lau lá cây,...
 8/20 Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non
 Ảnh: Cô và trẻ cất đồ dùng học tập về đúng nơi quy định.
 - Tôi luôn tạo điều kiện để trẻ học những kỹ năng sống tự lập vì những trải 
nghiệm sẽ giúp trẻ thích ứng nhanh với môi trường, phát triển tính nhanh nhẹn, 
khả năng tư duy, ý thức tự giác và tinh thần tập thể.
5.3. Tổ chức lồng ghép giáo dục tính tự lập vào các hoạt động.
 Tính tự lập của trẻ được trải nghiệm trong các hoạt động:
 - Giờ đón - trả trẻ: Khi trẻ mới đến lớp tôi nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ, 
hướng dẫn trẻ gấp quần áo, cất mũ, ba lô, dép,...gọn gàng, để vào đúng ký hiệu, 
đúng nơi quy định để khi cần tìm sẽ dễ dàng và nhanh. Sau một, hai lần tôi nhắc 
nhở và ngày nào trẻ được cũng thực hành các thao tác đó nên trẻ cất và lấy đồ rất 
thành thạo, không cần sự giúp đỡ của cô, trẻ tự chào cô khi vào lớp và quay lại 
chào bố mẹ mà không cần sự nhắc nhở của cô.
 Ảnh: Trẻ tự cất ba lô vào đúng ký hiệu, đúng nơi quy định.
 - Trong giờ học: Tôi chọn một số kỹ năng tự lập cơ bản để hướng dẫn trẻ như: 
Cách rửa mặt, rửa tay, cài cúc áo, cách gấp quần áo, đi giầy,...
 Giờ khám phá khoa học, làm thí nghiệm rất có ưu thế trong việc phát triển 
tính tự lập cho trẻ.
 Ví dụ: Trong hoạt động khám phá sự hòa tan của đường và muối trong nước 
trẻ được tự đi lấy đồ dùng, được tự tay làm thí nghiệm ( được tự tay lấy đường, 
 10/20 Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non
cực, hứng thú học, giờ học nào của lớp tôi đều thấy trẻ hứng thú từ đầu giờ học 
đến cuối giờ học.
 Trong các tiết học tôi luôn khuyến khích động viên trẻ tự tin, mạnh dạn, biết 
hoạt động độc lập,...Cô giáo là người dẫn dắt trẻ hoạt động từ đó trẻ nắm được vai 
trò nhiệm vụ của mình. Trẻ hứng thú và tích cực hơn, hoạt động vận động nhanh 
nhẹn hoạt bát hơn,... Phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, trẻ sẽ chủ động trong 
mọi hoạt động, không ỷ lại người khác, mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình về một 
sự vật hiện tượng
 Ví dụ:
 + Trong giờ học tạo hình: Khi làm xong sản phẩm trẻ tự mang lên treo sản 
phẩm của mình.
 * Sau giờ học tôi tổ chức một số trò chơi rèn luyện tính tự lập cho trẻ như:
 + Trò chơi liên quan đến việc chăm sóc bản thân: “ Chọn và mặc trang phục 
đúng mùa”, “ Thi xem ai đi giầy nhanh”, “ Thi gấp quần áo”,...
 + Trò chơi liên quan đến sắp xếp đồ vật : “ Thi xem ai sắp xếp giầy dép trên 
giá ngăn lắp, gọn gàng nhất”, “ Thi sắp xếp và phân loại đồ chơi”,...
 Qua các trò chơi rèn luyện tính tự lập như vậy tôi thấy trẻ vô cùng hứng 
thú,..trẻ vừa được chơi vừa được học.
 Từ các hoạt động học: Hình thành cho trẻ kỹ năng tự lập cao: Trẻ biết lấy và 
cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, giữ gìn đồ dùng đồ chơi, sắp xếp đồ dùng 
đồ chơi ngăn nắp gọn gàng.Biết làm những việc tự chăm sóc, phục vụ bản thân 
như: Tự lấy nước uống, tự bê ghế, tự xúc ăn,.
 - Giờ hoạt động ngoài trời: Tôi tổ chức cho trẻ tham gia một số hoạt động 
như: Nhặt lá rụng ở sân trường, nhổ cỏ, nhặt rác ở sân trường bỏ vào thùng
 12/20

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_hinh_thanh_tinh_tu_lap_cho_tre_5_tuoi.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non.pdf