SKKN Một số biện pháp hình thành sự tự tin cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các hoạt động trong trường mầm non
Mục tiêu chung của giáo dục mầm non là phát triển tất cả khả năng của trẻ phải hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhân cách con người, làm tiền đề cho sự phát triển tốt hơn trong những giai đoạn tiếp theo, vì thế giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phương pháp mới để giảng dạy trong đó có nhu cầu về vui chơi hay còn gọi là hoạt động góc cũng rất quan trọng và được phân bổ như một hoạt động chính trong ngày, thông qua giờ hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt, so sánh, … nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện. Thông qua hoạt động góc còn giúp trẻ hiểu được nội dung của công việc thật mà trẻ chưa hề thực hiện được.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp hình thành sự tự tin cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các hoạt động trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp hình thành sự tự tin cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các hoạt động trong trường mầm non

triển toàn diện. Là giáo viên mầm non chúng ta cần phải tìm ra những phương pháp, biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi mà cụ thể là hoạt động góc cho phù hợp với lúa tuổi và điều kiện thực tế của nhóm lớp để cho trẻ được hoạt động và hoạt dộng một cách có hiệu quả. Từ những thực tế mà tôi đã thể hiện ở lớp, việc cho trẻ hoạt động góc từ các đồ dùng, đồ chơi tôi đã nhận thấy được rằng việc thực hiện hoạt động góc không phải để cho trẻ chơi không, mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội. Trẻ được học, được hoạt động trong môi trường thân thiện lành mạnh an toàn .Các đồ dùng đều gần gũi thân thiện với trẻ, từ đó sẽ phát triển một cách toàn diện cả về nhân cách và trí tuệ. Xuất phát từ lý do trên đã thúc đẩy tôi lựa chọn đề tài:“Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi.” PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I.Cơ sở lý luận. Mục tiêu chung của giáo dục mầm non là phát triển tất cả khả năng của trẻ phải hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhân cách con người, làm tiền đề cho sự phát triển tốt hơn trong những giai đoạn tiếp theo, vì thế giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phương pháp mới để giảng dạy trong đó có nhu cầu về vui chơi hay còn gọi là hoạt động góc cũng rất quan trọng và được phân bổ như một hoạt động chính trong ngày, thông qua giờ hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt, so sánh, nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện. Thông qua hoạt động góc còn giúp trẻ hiểu được nội dung của công việc thật mà trẻ chưa hề thực hiện được. II. Cơ sở thực tiễn. Chơi hoạt động góc giúp trẻ từ chỗ không biết, chưa biết rõ đến nắm được mục đích của nội dung làm giàu vốn kinh nghiệm tăng thêm sự hiểu biết và phát triển tri thức cho trẻ. Hoạt động góc giúp trẻ phát triển sự giao lưu qua lời nói, làm giàu vốn từ cho trẻ. Chơi hoạt động góc còn giúp trẻ thể hiện tình cảm, giáo dục nhân cách cho trẻ, tình cảm của trẻ được hình thành qua mối quan hệ tốt giữa người với người, mối quan hệ giữa con người và lao động, giữa trẻ và gia đình, tình cảm đó được thể hiện một cánh chân thành qua các trò chơi như: Gia đình, Bán hàng, Xây dựng, III. Các biện pháp sử dụng trong sáng kiến kinh nghiệm. 1 Biện pháp 1: Tạo môi trường an toàn thân thiện, khoa học Tôi chuẩn bị lớp học sạch sẽ, thoáng mát, các góc chơi được trang trí đẹp, đồ chơi trang trí đúng góc, những vật dụng có thể dẫn đến tai nạn cho trẻ như : Dao, kéo được cất cao cẩn thận. Ổ cắm điện cần bố trí gọn gàng khoa học, bàn ghế để gọn gàng để tạo không gian thoáng rộng rãi cho trẻ hoạt động, quy định trẻ bỏ giác đúng nơi quy định. Đồ chơi phải đảm bảo không ảnh hưởng đến trẻ: Khi thu gän phế liệu như : ống gội đầu, ống sữa, chai nước rửa bát, chai nước ngọt, chai níc lau nhµ phải được rửa sạch sẽ, sau mới đưa vào sử dụng. Lựa chọn tủ để trưng bày đồ chơi tránh lựa chọn tủ quá cao, tránh gây tai nạn cho trẻ. Giáo dục cho trẻ không leo trèo, sờ vào ổ cắm điện, dây điện đó là những nơi nguy hiểm. Môi trường học thân thiện an toàn sẽ giúp cho trẻ dễ hòa nhập, cùng nhau tổ chức trò chơi, cùng tạo ra sản phẩm. Thông qua hoạt động góc là hoạt động dễ tạo ra sự hứng thú cho trẻ khi hoạt động. Cô và trẻ gần gũi, trẻ có thể nêu lên ý kiến của mình, lựa chọn góc chơi cho mình. Như vậy khi tạo ra được môi trường thân thiện sẽ xóa đi khoảng cách giũa cô và trẻ tạo được sự gần gũi giao lưu tình cảm giữa cô và trẻ, giúp giáo viên hiểu được trẻ từ đó có cách giáo dục khác nhau đối với từng trẻ. 2. Biện pháp 2 : Trang trí góc chơi theo hướng mở Tôi đã sử dụng những mảng tường và các giá đồ chơi để thiết kế thành những góc hoạt động cho trẻ như: Góc tạo hình, Góc gia đình, Góc nghệ thuật, Góc bán hàng và một số bảng trang trí lớp. Tất cả đều được thiết kế mở, có thể thay đổi nội dung chơi linh hoạt theo ngày một cách dễ dàng. Góc hoạt động được thiết kế phù hợp với chiều cao của trẻ để trẻ có thể dễ dàng lấy, cất đồ chơi và tự ý bày biện đồ chơi theo ý thích của mình.Sử dụng những sản phẩm do trẻ tạo ra để trang trí cũng như làm đồ dùng góc chơi làm cho góc hoạt động không bao giờ cũ đối với trẻ vì luôn được thay đổi để phù hợp với các chủ đề, sự kiện trong năm học. Tạo môi trường đẹp trong lớp là nguyên tắc quan tọng để khi trẻ đến lớp ấn tượng đầu tiên tác động vào trẻ là toàn bộ sự bày trí, cách sắp xếp trang trí lớp học của bé. Bé quan sát xung quanh xem lớp mình có khác nhà bé không? Có đẹp hơn nhà bé không ?...Chính môi trường lớp học sẽ tạo ấn tượng khó phai trong bé. Đây là tác động cần thiết để trẻ tích cực hoạt động chơi trong các góc. chưng, làm kẹo trong ngày tết, cắm hoa ngày tết, hát múa về ngày tết,xuân, xem tranh ảnh về ngày tết, mùa xuân.Từ những nội dung đó, nhằm hỗ trợ cho giờ hoạt động chung giúp trẻ sáng tạo hơn trong việc thực hiện một số hoạt động và giúp trẻ khắc sâu kiến thức hơn. Muốn cho trẻ thực hiện hoạt động vui chơi ở các góc một cách rõ ràng, cụ thể và mang tính chặt chẽ thì ngoài những biện pháp trên còn có một biện pháp mà tôi nghĩ cũng rất quan trọng đó là: Nội dung chơi ở các góc. Nhu cầu gì của trẻ,hoặc góc chơi này nó liên kết với góc chơi kia bằng cách nào. Vì vậy, muốn trẻ chơi tốt thì tôi cũng cần phải hiểu được ý nghĩa của từng trò chơi. Ví dụ: Trong trò chơi xây dựng thì cô phải hiểu được ý nghĩa của trò chơi xây dựng đối với trẻ là loại trò chơi biểu hiện khả năng tạo hình của trẻ, từ những khối gỗ, khối nhựa, hộp giấy, với những dạng kích thước khác nhau trẻ có thể lắp ghép, xây dựng nên những công trình như công viên, trường học, hoặc từ những vật liệu thiên nhiên như vỏ sò, đá, sỏi, trẻ xây nên vườn trường, vườn cây, trong những công trình đó sáng kiến của trẻ được bộc lộ rõ nét. Đồ dùng đồ chơi tôi để trong những rổ hoặc hộp đựng vừa đẹp mắt lại dễ quan sát tất cả đều có tuýp chữ tên đồ dùng. Khi sắp xếp trên giá chơi hay mảng tường những đồ chơi nào hay kết hợp chơi cùng nhau thì tôi sắp xếp gần nhau thuận tiện cho trẻ lấy và cất một cách dễ dàng. 4.Biện pháp 4: Linh hoạt các hình thức tổ chức hoạt động góc cho trẻ. Thay vì giới thiệu các góc chơi theo cách truyền thống, tôi nhẹ nhàng đưa các trò chơi nhằm giới thiệu các góc chơi cho trẻ tạo cảm giác mới mẻ gây hứng thú cho trẻ. Ví dụ: Cô tổ chức cho trẻ chơi quả bóng thần kỳ: Cô ném quả bóng về hướng góc chơi nào thì trẻ sẽ có nhiệm vụ nêu tên góc chơi đó. Tôi cho trẻ tự nêu nội dung chơi, cách chơi ở các góc để trẻ chủ động tham gia chơi đạt kết quả tốt nhất. Trong quá trình trẻ chơi: Tôi hòa nhập đóng vai chơi, cùng trẻ gọi đúng ngôn ngữ mà trẻ đã nhập vai. Tôi để trẻ tự chọn vị trí chơi có thể thay đổi theo ngày tùy vào sở thích của trẻ để trẻ có thể đóng vai vào nhiều vị trí trong cuộc sống hàng ngày để trẻ thỏa sức làm quen và sáng tạo theo ý của mình. Ví dụ: Cô nhập vai vào người mua hàng: “ Chào cô! bán cho tôi bông hoa Bao nhiêu vậy cô?.. Cho tôi xin, tôi cám ơn” Trẻ thấy cô làm như vậy trẻ sẽ bắt chước cách mua hàng giống cô để giáo dục trẻ phải biết lễ phép, phải biết cách xưng hô - Trẻ được trải nghiệm và khẳng định mình qua trò chơi. - Phát huy tính tự lập, sáng tạo...trong khi chơi. Giúp trẻ tăng thêm hiểu biết về thế giới xung quanh, phát triển sự giao lưu qua lời nói, làm giàu vốn từ. - Giúp trẻ thể hiện tính cảm giáo dục nhân cách. - Phát triển tình cảm tập thể, mối quan hệ giữa người với người.thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong các nhóm chơi. - Có ý thức giữ gìn đồ chơi, nhận ra cái đẹp, cái xấu, phát triển óc thẩm mỹ. 2. Đối với giáo viên. - Thông qua việc tổ chức hoạt động góc giáo viên sẽ nắm bắt được những nhu cầu nguyện vọng của trẻ. - Tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. - Nâng cao tay nghề, óc sáng tạo thông qua việc tự làm đồ dùng đồ chơi. - Khi tôi khảo sát chất lượng cuối năm trên trẻ đã có sự thay đổi rõ nét: Trẻ hứng thú chơi hơn trong giờ hoạt động góc. Kỹ năng chơi của trẻ được cải thiện rõ ràng: sản phẩm chơi đúng và đẹp hơn, trẻ biết giao tiếp phân vai chơi rõ ràng hơn rất nhiều. Đặc biệt là trẻ mạnh dạn hơn hẳn so với đầu năm. KQ khảo sát đầu năm KQ khảo sát cuối năm Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt TT Lĩnh vực khảo sát TL TL TL TL SL SL SL SL % % % % Trẻ hứng thú trong giờ 1 11 35.5 20 64.5 31 100 0 0 chơi Trẻ có kỹ năng chơi 2 8 26 23 74 28 90.4 3 9.6 thành thạo Trẻ biết tạo ra sản phẩm 3 10 32.3 21 67.7 31 100 0 0 trong giờ chơi Trẻ chơi mạnh dạn, tích 4 13 42 18 58 29 93.5 2 6.5 cực giao lưu. Bảng khảo sát trẻ lớp B4 cuối năm học. PHẦN III. KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ I. KÕt luËn - Tạo điều kiện cho tôi được thăm dự các tiết chuyên đề về hoạt động góc ở trong trường cũng như trường bạn để tôi được học hỏi và nâng cao chuyên môn. Hà Nội, ngày 6 tháng 3 năm 2020 Người viết Dương Thị Thu
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_hinh_thanh_su_tu_tin_cho_tre_5_6_tuoi.docx