SKKN Một số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Vàng Anh
Việc phát triển nhận thức cho cháu ở lớp mầm non là không hề dễ dàng, nhất là khi hoạt động chủ đạo của các cháu là hoạt động vui chơi. Qua giảng dạy, tôi nhận thấy rằng, việc giáo dục nhận thức cho trẻ 5- 6 tuổi còn gặp nhiều khó khăn. Vậy tổ chức các tiết học như thế nào để trẻ lĩnh hội các kiến thức một cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất là đối với môn “ Làm quen với toán”? Muốn làm tốt được việc này trước hết đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết với nghề, say sưa suy nghĩ tìm tòi, chu đáo tỉ mỉ, sáng tạo hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động một cách có khoa học để trẻ bước đầu nắm bắt, hình thành những kỹ năng học tập đối với môn làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng. Thông qua môn học giúp trẻ nhận thức tốt hơn về thế giới xung quanh. Từ đó hình thành hệ thống hóa kiến thức một cách chính xác, khoa học. Nhận thức về toán học có liên quan mật thiết với quá trình phát triển toàn diện của trẻ, thông qua toán học sớm hình thành ở trẻ khả năng tìm tòi, quan sát, khám phá. Trên cơ sở đó bổ sung thêm vốn ngôn ngữ và góp phần tích cực vào việc phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Vì thế, tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5-6 tuổi”.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Vàng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại Trường Mầm non Vàng Anh

ngôn ngữ tích cực trẻ đã nhận biết, phân biệt và nắm được tên gọi của các nhóm vật. Trong quá trình thao tác với nhóm đồ vật, ở trẻ hình thành hứng thú tìm tòi, tính ham hiểu biết sẽ thôi thúc trẻ tích cực hoạt động. Khi thao tác với các tập hợp cụ thể trẻ bắt đầu sử dụng tới các con số và phép đếm. Ngoài ra trẻ còn rất thích đếm, trẻ không chỉ biết đếm xuôi mà còn biết đếm ngược, nhận biết được các con số. Trẻ hiểu rằng mỗi con số không chỉ được diễn đạt bằng lời nói mà còn có thể viết. Như vậy cần tiếp tục phát triển biểu tượng số lượng về tập hợp cho trẻ 5 - 6 tuổi, bước đầu cho trẻ làm quen với một số phép tính trên tập hợp, điều đó tạo cơ sở cho trẻ học phép tính đại số sau này ở trường phổ thông. Đứa trẻ lớn lên sẽ có lối sống thực tiễn, sâu sắc, phong phú, linh hoạt, sáng tạo. Vì vậy, phát triển nhận thức là phát triển óc tìm tòi, tính ham hiểu biết của trẻ thông qua hoạt động làm quen với toán, là một yêu cầu rất cần thiết cho trẻ. 2.Thực trạng và biện pháp: a) Thuận lợi: - Trường Mầm non Vàng Anh là ngôi trường khang trang, phòng lớp sạch sẽ, có sân chơi rộng, có đủ đồ dùng để phục vụ cho các hoạt động học cũng như trong sinh hoạt. Năm học 2020-2021, ban giám hiệu phân công tôi dạy lớp Lá 2, sĩ số lớp 43 cháu, phụ huynh rất quan tâm công việc học của các cháu nên rất thuận lợi trong việc chăm sóc, giáo dục. b)Khó khăn: - Một số cháu lần đầu đi học, chưa qua nhóm lớp mầm, chồi, nên khi đến lớp còn bỡ ngỡ và nhút nhát, e ngại trong giờ học, tiếp thu kiến thức còn hạn chế. - Một số cháu hiếu động, chưa tập trung trong giờ học. - Với tình hình trên, tôi tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm học sinh của lớp tôi phụ trách kết quả môn làm quen với Toán và các hoạt động khác có lồng ghép số lượng, số đếm có kết quả như sau: * 20/43 cháu, đạt 46,51% có thể đếm xuôi 1-10, đếm ngược 10-1. * 14/43 cháu, đạt 32,55 % biết vận dụng đếm số lượng vào thực tế hàng ngày. Biện pháp thực hiện cụ thể: *Biện pháp 1: Rèn cháu qua giờ hoạt động học tập “Làm quen với Toán” Hoạt động học tập là hoạt động có khả năng giáo dục môi trường một cách toàn diện và có hệ thống do đó tôi luôn luôn cố gắng lên tiết dạy thật tốt, soạn bài thật kỹ, chuẩn bị các đồ dùng thật đẹp phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, bố trí sắp xếp chỗ cho trẻ ngồi hợp lí để các cháu nhìn thấy mọi hoạt động của cô, cô biết dùng lời, trình bày ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, biết gắn bài học với thiên nhiên, liên hệ với những sự vật hiện tượng môi trường gần gũi xung quanh trẻ dưới các hình thức hấp dẫn như một bài thơ, câu chuyện, bài hát để các cháu nhận biết và phân biệt, và tự tìm cách trả lời đúng, cô phải chuẩn bị thủ thuật vào bài thật sinh động kích thích trẻ, đồ dùng giảng dạy đưa ra có yếu tố bất ngờ, đúng lúc tạo cảm giác hứng thú cho trẻ khi tiết học giúp trẻ dễ tiếp thu bài học một cách tốt nhất. Toán là một môn khoa học đòi hỏi tính chính xác cao nên khá khô khan, muốn thu hút được trẻ, cô giáo cần hình tượng hóa các câu hỏi sao cho thật thu hút. -Ví dụ: thay vì yêu cầu trẻ đếm từ 1 đến 10, cô giáo sẽ “ Mời các bạn cùng xòe bàn tay, đếm ngón tay với cô nhé”, trẻ sẽ hào hứng thực hiện. Mỗi tiết học Làm quen với Toán thường có 3 phần: ôn luyện, cung cấp kiến thức mới và luyện tập. Giờ học lĩnh vực thể chất: Bài tập phát triển chung có mấy động tác con? Động tác 1 tên là gì con? Trong các hoạt động khác ở lớp cô cũng có thể cho cháu luyện tập thực hành đếm số lượng các đồ vật, đồ dùng cá nhân của trẻ, của lớp - Ví dụ: cho trẻ đếm số lượng ca, bàn chải của tổ 1 Đếm số bạn vắng của ngày thứ 2, v.v Giờ chơi hoạt động góc: cô yêu cầu trẻ chia nhóm, đếm số lượng bạn ở nhóm mình, chọn số lượng tương ứng gắn lên bảng Bé chọn góc chơi của lớp. Khi trẻ giúp cô trải nệm cho bạn: cô nhờ trẻ trải nệm tương ứng với số lượng bạn có đi học Ảnh: Trẻ tìm hình bạn vắng, đếm, gắn số tương ứng lên bảng Ảnh: Môi trường lớp sáng tạo giúp bé vui học toán. Ảnh: Góc Bé vui học toán * Biện pháp 5: Công tác phối hợp với phụ huynh. Ngay từ đầu năm học tôi kết hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, kịp thời thông báo về việc học tập của từng cháu và giới thiệu cho phụ huynh xem các góc học tập trong lớp, để phụ huynh cùng tiếp tay với cô giáo rèn luyện cháu lúc ở nhà để trẻ cùng tiến bộ. Đối với một số phụ huynh khá lúng túng khi dạy con tập đếm tôi thường hướng dẫn những cách đơn giản như: Dạy bé đếm 10 số đầu tiên Ba mẹ có thể chia nhỏ các nhóm số để bé dễ ghi nhớ và học thuộc. Mới đầu, chỉ nên dạy bé biết cách đếm thành thạo từ 1 đến 10. Một trong những cách đơn giản là hướng dẫn bé đếm ngón tay. -Sau khi bé đếm thành thạo 1-10 mới dạy bé các số tiếp theo. -Khuyến khích bé tập đếm mọi lúc mọi nơi. 3. Kết quả: Qua hơn 7 tháng thực hiện với những biện pháp trên tôi nhận thấy hơn 38/43 cháu đạt tỷ lệ: 88,37% có thể đếm xuôi, đếm ngược từ 1 đến 10 một cách thành thạo, 35/43 đạt tỷ lệ 81,39% trẻ có thể đếm đúng số lượng nhiều hơn 10, ứng dụng việc đếm số lượng vào cuộc sống, cháu tự tin tham gia các hoạt động hơn, hứng thú với những con số, với tiết làm quen với toán hơn trước rất nhiều.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_hinh_thanh_bieu_tuong_so_luong_cho_tre.doc