SKKN Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ học hòa nhập lớp mẫu giáo 5-6 tuổi Trường Mầm non Đặng Xá

Ngày nay, giáo dục trẻ tự kỷ là một vấn đề quan trọng trong việc đào tạo thế hệ mầm non của đất nước. Thực tế trong thời gian gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo rất quan tâm đến vấn đề này, đã phát hành rất nhiều tài liệu, đăng bài viết trong các quyển tạp chí, tổ chức tập huấn chuyên đề nhằm hướng dẫn giáo viên cách giáo dục trẻ tự kỷ và học hòa nhập trong các trường mầm non.
Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo các lớp rà soát, báo cáo số lượng trẻ tự kỷ thể nhẹ. Hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên lập hồ sơ theo dõi sự phát triển của trẻ, xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục hòa nhập cụ thể, phù hợp với trẻ tự kỷ.
Mặc dù được các cấp lãnh đạo và Ban giám hiệu nhà trường quan tâm chỉ đạo sát sao nhưng bản thân tôi thấy đây là một vấn đề mới mẻ, nóng và hết sức khó khăn trong công tác chăm sóc và giáo dục.
Là một giáo viên trẻ có lòng say mê, nhiệt huyết với nghề, với mong muốn trẻ tự kỷ học tại lớp cũng được quan tâm và chăm sóc giáo dục như các cháu bình thường để phát triển nhân cách toàn diện, tôi đã luôn băn khoăn, trăn trở, để tìm ra các biện pháp thực hiện hiệu quả. Qua một năm tích cực nghiên cứu, áp dụng các biện pháp hữu hiệu, trẻ mắc bệnh tự kỷ đã phát triển, tiến bộ rõ rệt, các cháu khác trong lớp đã có những kỹ năng giúp đỡ bạn mình hòa nhập và học tập tốt hơn. Do đó tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng chị em đồng nghiệp đề tài sáng kiến kinh nghiệm : “Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ học hòa nhập lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi Trường Mầm non Đặng Xá”.
doc 30 trang skmamnonhay 21/06/2024 740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ học hòa nhập lớp mẫu giáo 5-6 tuổi Trường Mầm non Đặng Xá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ học hòa nhập lớp mẫu giáo 5-6 tuổi Trường Mầm non Đặng Xá

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ tự kỷ học hòa nhập lớp mẫu giáo 5-6 tuổi Trường Mầm non Đặng Xá
 1/20
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Lúc sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
 “Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
 Đó phải chăng là lời nhắn nhủ đối với chúng ta, những người đi ươm mầm 
cho tương lai của đất nước, các cháu đang lớn lên từng ngày từng giờ dưới bàn 
tay chăm lo dạy dỗ của các cô giáo, là những người ngày đêm miệt mài vì đàn 
em thân yêu. Chúng ta hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ. Bởi trẻ em là 
những người chủ tương lai của đất nước, đang mang những trọng trách lớn lao 
của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đưa nước ta đi lên sánh vai cùng với 
bè bạn Năm Châu. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vấn đề đang được quan tâm 
nóng trên thế giới đó là trẻ tự kỷ. Chăm sóc các cháu bị tự kỷ là một công việc 
vất vả, khó khăn cần có nhiều phương pháp, biện pháp để giáo dục, chăm sóc 
sao cho phù hợp. 
 Hiện Việt Nam chưa có nghiên cứu chính thức số lượng người mắc tự kỷ. 
Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cách đây 10 năm, 
khoảng 200.000 người Việt mắc chứng tự kỷ. 
 Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, số lượng trẻ đến khám và điều trị chứng tự 
kỷ ngày càng tăng. Khoa Tâm bệnh của bệnh viện hiện chỉ nhận can thiệp trẻ 
tương đối nặng, trẻ có cha mẹ chưa thành thục chuẩn kỹ năng chăm sóc người tự 
kỷ, trẻ ở những tỉnh không có trung tâm can thiệp, ở vùng xa. Phần lớn trẻ bị tự 
kỷ nhẹ sẽ được nhân viên y tế tư vấn và hướng dẫn phụ huynh chăm sóc.Theo 
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), năm 2018 số người 
tự kỷ chiếm 1% dân số. Cứ 59 trẻ thì có một được chẩn đoán mắc chứng rối loạn 
phổ tự kỷ (ASD). Tỷ lệ bé trai tự kỷ cao gấp bốn lần so với bé gái. Trong mỗi 
chúng ta, khi nhắc đến hai từ “tự kỷ” nó không còn là một cái gì đó xa lạ nữa, 
mà tự kỷ ngày một xuất hiện nhiều hơn, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Tự kỷ là vấn 
đề nhức nhối đối với gia đình, nhà trường và xã hội, nó không còn nằm trong 
phạm vi nhỏ hẹp mà ngày càng nhiều hơn nữa những trẻ nhỏ mắc bệnh tự kỷ. 
 Ngày nay, giáo dục trẻ tự kỷ là một vấn đề quan trọng trong việc đào tạo 
thế hệ mầm non của đất nước. Thực tế trong thời gian gần đây, Bộ Giáo dục và 
Đào tạo rất quan tâm đến vấn đề này, đã phát hành rất nhiều tài liệu, đăng bài 
viết trong các quyển tạp chí, tổ chức tập huấn chuyên đề nhằm hướng dẫn giáo 
viên cách giáo dục trẻ tự kỷ và học hòa nhập trong các trường mầm non. 
 Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo các lớp rà soát, 
báo cáo số lượng trẻ tự kỷ thể nhẹ. Hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên lập hồ sơ theo 3/20
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận:
 Tự kỷ là gì?
 Tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển phức tạp, hội chứng tự kỷ được 
phát hiện vào những năm 40 của thế kỷ 20 và thực sự được xã hội công nhận 
vào năm 1943 do bác sỹ tâm thần người Hoa Kỳ Leo Kanner mô tả một cách rõ 
ràng và khoa học. Ở Việt Nam, đến đầu thế kỷ 21 hội chứng tự kỷ mới được 
quan tâm nhiều hơn. Tại bệnh viện nhi TƯ, số trẻ đến khám do gia đình lo lắng 
con có biểu hiện tự kỷ tăng cao, trung bình 60-70 trẻ /ngày. Trong đó 50% trẻ có 
vấn đề và khoảng 20% đến 30 % trong số đến khám cần can thiệp. Về chuyên 
môn, tự kỷ có thuật ngữ chính xác là rối loạn phát triển phổ tự kỷ, để nói về các 
rối loạn hành vi phát triển khác nhau liên quan đến tự kỷ. Trẻ thường gặp khó 
khăn với các kỹ năng xã hội, tình cảm và giao tiếp. Trẻ có thể lặp lại những hành 
vi nhất định và có thể không muốn thay đổi các hoạt động hàng ngày của mình. 
Nhiều trẻ cũng có những cách học tập, chú ý khác biệt.Ví dụ: như tự kỷ chức 
năng cao (Là trẻ rất giỏi về một mặt nào đó) nhưng lại hạn chế về giao tiếp với 
bên ngoài, hạn chế giao tiếp nhóm. Trẻ có thể đọc nhiều, rất nhanh trước tuổi đi 
học nhưng lại không thể hiểu nội dung, thể tự kỷ này nhiều khi cha mẹ nhầm 
tưởng con mình là thiên tài, thông minh.
 Để nhấn mạnh sự phức tạp, nghiêm trọng của hội chứng tự kỷ và tác động 
của nó với cộng đồng nên năm 2007 Liên hiệp quốc đã chọn ngày 02/04 là 
“Ngày thế giới nhận biết về chứng tự kỷ”.
 Sự quan tâm của ngành giáo dục đối với trẻ tự kỷ như thế nào?
 Tự kỷ đang ngày càng trở thành vấn đề nóng bỏng trong giáo dục đặc biệt 
bởi trong những năm gần đây số ca chẩn đoán tự ký ngày càng tăng. Đây là một 
thách thức rất lớn với xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng. Vì vậy việc 
giáo dục trẻ tự kỷ là hết sức quan trọng và cần thiết để giúp trẻ phát triển một 
cách hài hòa và phát huy tiềm năng học hỏi.
 Thực tế trong những năm gần đây Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và 
đào tạo thành phố Hà Nội, Phòng giáo dục và đào tạo huyện đã hết sức quan tâm 
đến vấn đề giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ trong môi trường giáo dục bình thường, 
Trong lớp học trẻ tự kỷ gần như không có giao tiếp bằng mắt hay các giao tiếp 
không lời như gật đầu, lắc đầu, chỉ tay.Trẻ không chơi với ai, chỉ một mình, 
không quan tâm, biểu lộ tình cảm với người khác, nhìn người như nhìn đồ vật.
 Trẻ chậm hoặc hoàn toàn không có khả năng nói, có nói nhưng đảo lộn cấu 
trúc câu, hoặc ngôn ngữ dập khuôn trùng lặp ví dụ như người lớn hỏi gì, trẻ 5/20
 Lớp rộng rãi, thoáng mát, cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp. Nhà trường 
đầu tư đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị tương đối đầy đủ cho cả cô và trẻ để phục 
vụ cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. 
 Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, giúp đỡ 
tạo mọi điều kiện để bản thân nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
 Bản thân có lòng yêu nghề mến trẻ, say mê học tập và nghiên cứu tài liệu, 
học tập những kinh nghiệm của chị em đồng nghiệp.
 Cha mẹ, người chăm sóc trẻ có nhận thức tốt, nhiệt tình, quan tâm đến 
công tác chăm sóc, giáo dục trẻ; hiểu, thông cảm và chia sẻ với các hoạt động 
của cháu tự kỷ tại lớp. 
 Đối với trẻ tự kỷ:
 Trẻ có sức khỏe tốt, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, phát triển bình 
thường về mặt thể trạng. 
 Trẻ có khả năng phối hợp các vận động tinh, vận động thô bình thường 
 2.2 Khó khăn:
 Bản thân tôi không được theo học chuyên ngành giáo dục đặc biệt nên chưa 
có được nhiều kinh nghiệm về giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập trong môi trường 
giáo dục bình thường.
 Các tài liệu về giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập với môi trường giáo dục 
bình thường còn ít, nên giáo viên chúng tôi có ít tài liệu để tham khảo và học 
tập.
 Trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ còn thiếu 
thốn chưa đáp ứng được yêu cầu về giáo dục trẻ tự kỷ.
 Cha mẹ, người chăm sóc trẻ còn hạn chế về những kiến thức, kỹ năng giáo 
dục trẻ tự kỷ, nên sự phối hợp cùng giáo viên để giáo dục cho trẻ ở nhà còn gặp 
nhiều khó khăn.
 Còn có nhiều trẻ tự kỷ ở các lớp khác nhưng phụ huynh học sinh không 
công nhận. 
 Đối với trẻ tự kỷ: 
 Trẻ sống khép kín, trầm lặng, lãnh đạm hoặc thờ ơ với việc giao tiếp, 
không quan tâm tới những chuyện trong cuộc sống xung quanh.
 Không phản ứng lại đáp lại khi được gọi tên hoặc phản ứng rất chậm. Luôn 
lặp đi lặp lại các hành vi hoặc sự cử động của cơ thể.
 Có những hành vi kì quái tự gây tổn hại tới bản thân như đập đầu vào 
tường, cào cấu, thích ở một mình 7/20
quả, tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện, trẻ cảm thấy thoải mái, hứng thú, 
giúp trẻ phát triển tự nhiên, lành mạnh trên cơ sở các mối quan hệ gần gũi, thân 
thiện và hợp tác: Giáo viên với giáo viên, giáo viên với trẻ, trẻ với trẻ, cha mẹ, 
người chăm sóc trẻ với nhà trường và cộng đồng. Môi trường học thân thiện là 
môi trường thân ái, thu hút trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tham gia bày tỏ ý kiến, ý 
kiến của trẻ được lắng nghe và tôn trọng. Từ đó giúp trẻ giải quyết những khó 
khăn vướng mắc cũng như đưa ra những định hướng nhằm giúp trẻ phát triển tốt 
hơn. Môi trường học thân thiện là môi trường xanh, sạch, đẹp, nơi trẻ được bảo 
vệ, chăm sóc, an toàn.
 3.2. Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý, sở thích của trẻ tự kỷ, quan tâm chăm 
sóc đặc biệt đối với trẻ.
 Bản thân tôi sau khi nhận lớp, khảo sát tình hình của lớp đầu năm, tôi đã 
nắm được số trẻ có biểu hiện tự kỷ trong lớp tôi là 1 cháu. Từ đó tôi tìm ra các 
biểu hiệu đặc biệt của từng trẻ, hướng trẻ vào hoạt động theo mục tiêu đã xây 
dựng nhưng phải dựa trên sở thích của trẻ.
 ( Phụ lục: Bảng khảo sát đánh giá trẻ khuyết tật theo độ tuổi)
 Khi giao việc cho trẻ tôi đã chia công việc theo từng bước nhỏ để trẻ dễ 
thực hiện. Khi trẻ tự kỷ có biểu hiện phá phách và ngang bướng, không biết 
nghe lời. Để giúp trẻ kiềm chế cảm xúc tôi đã đưa trẻ đi dạo, cho trẻ ngồi vào 
một góc yên tĩnh và nhẹ nhàng bảo trẻ ngồi xuống để trẻ có thời gian thư giãn và 
ổn định lại tâm lý, sau vài phút tôi sẽ trao đổi với trẻ xem trẻ có còn quậy phá 
khi quay lại chơi với các bạn nữa không và có hình thức răn đe nhẹ nhàng. 
 GV là cầu nối, người quan trọng giúp trẻ thích ứng với môi trường mới
Giai đoạn đầu trẻ tự kỷ được nhận vào lớp, để thích nghi được với môi trường 
nhà trường/xã hội, trẻ gặp rất nhiều khó khăn. GV phải xác định tâm thế là cầu 
nối, là người quan trọng nhất trong giai đoạn giúp trẻ thích ứng với môi trường 
MN.Xây dựng chương trình giáo dục và phương pháp chăm sóc phù hợp với 
từng trẻ.
 Giáo viên là người hiểu chi tiết nhất nhu cầu hàng ngày của các trẻ đó, 
hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lí phát triển của trẻ trong độ tuổi cũng như chương 
trình giáo dục, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ bình thường trên cơ sở đó 
mới nhận ra những đặc điểm và nhu cầu khác biệt của trẻ tự kỷ. Ví dụ: Nếu lời 
nói hoặc hành vi của trẻ tự kỷ không đúng, GV nhất thiết phải nghiêm túc phản 
đổi bằng cách lắc đầu, xua tay, cùng nét mặt dứt khoát; đồng thời sử dụng từ 
ngữ, những câu nói ngắn gọn để ra hiệu cho trẻ bắt chước, lặp lại. Những hành 
động mẫu của cô nên được đưa ra đúng thời điểm, gắn kết với lời nói, tập cho 9/20
của trẻ hay sở thích của trẻ. Có thể là một tràng vỗ tay của cả lớp, một cái ôm âu 
yếm của cô giáo, một đồ vật đồ chơi mà trẻ thích, 
 Phần lớn các trẻ tự kỷ. hưởng ứng với các phần thưởng thông qua việc làm 
hiệu quả. Sự thỏa mãn bên trong, khát khao thành công hơn nữa sẽ thúc đẩy trẻ 
tự kỷ mong muốn và thường xuyên tiếp xúc, tham gia vào hoạt động của lớp. 
Cảm xúc tốt đóng vai trò quan trọng, thậm chí quan trọng hơn phần thưởng bên 
ngoài.
 Biện pháp sử dụng phần thưởng để khuyến khích hành vi hữu ích cho trẻ 
tự kỷ được đánh giá cao và được GV mầm non sử dụng thường ngày, với tất cả 
những trẻ cá biệt trong lớp. Tuy nhiên, phần thưởng chỉ có ý nghĩa nếu đó là 
điều trẻ thích. GV cần quan sát trẻ tự kỷ một cách tích cực, trao đổi với cha mẹ 
trẻ để biết điều mà trẻ thích cũng như nguyện vọng của trẻ.
 Trong điều kiện cần thiết của lớp học có trẻ tự kỷ học hòa nhập, việc trang 
bị các bộ tranh, ảnh và đồ vật gần gũi là không thể thiếu trong lớp mầm non. GV 
bố trí, sắp xếp tranh ảnh hay bày đặt đồ dùng đồ chơi tại các vị trí cố định và cả 
lưu động - thuận tiện cho việc quan sát, theo dõi của trẻ tự kỷ. Chú ý cài đặt 
tranh dựa trên kế hoạch can thiệp cá nhân dành cho trẻ, đảm bảo về mặt nội 
dung và thẩm mĩ, sự di chuyển của mắt cũng như độ an toàn đối với trẻ nhỏ.
Khi chưa hòa nhập được ngay với môi trường lớp học, trẻ tự kỷ. thường cảm 
thấy rất cô đơn, trẻ e dè khi lại gần bạn khác, các nhu cầu trong sinh hoạt có thể 
chưa biết cách biểu lộ, nhất là những trẻ không nói được hoặc tự kỉ kèm theo các 
khuyết tật khác. Vậy trẻ có thể tìm tranh, có thể chỉ vào tranh, có thể chọn 
những hình ảnh theo đúng mong muốn hoặc nói lên nhu cầu của mình. Hơn nữa, 
khi không tiếp xúc với người khác, trẻ có thể sử dụng tranh và hình ảnh trong 
tranh làm “bạn”, cảm giác sẽ bớt cô đơn, đồng thời trẻ có thể “nói chuyện” giao 
tiếp với những “người bạn” ấy để phát triển tư duy và ngôn ngữ.
 *Thường xuyên sử dụng âm nhạc vào hoạt động
 Sử dụng âm nhạc cũng là một trong những phương pháp trị liệu cho trẻ tự 
kỷ.. Mục tiêu mà trị liệu âm nhạc hướng tới là làm giảm bớt các hành vi bất lợi, 
tăng cường các tương tác xã hội thông qua âm nhạc. Theo các tác giả của 
phương pháp này, “trị liệu âm nhạc tỏ ra lôi cuốn vì nó vượt qua ngôn ngữ, là 
một cách dẫn đến thế giới cảm xúc, tình cảm được cho là thế giới lạ lùng của trẻ 
 Trên thực tế, hầu hết các trẻ bình thường đều có phản ứng tích cực với âm 
nhạc trẻ tự kỷ cũng vậy, khi những yêu cầu, mệnh lệnh hay những hành vi lặp đi 
lặp lại đã trở thành thói quen đối với trẻ thì việc giao tiếp, sự hợp tác và khả 
năng tập trung chú ý vào các hoạt động bị hạn chế hoặc đôi khi không còn hiệu 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_tu_ky_hoc_hoa_nhap_lop_mau_gi.doc