SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi biết tự tin, chủ động góp phần hình thành và pháp triển nhân cách cho trẻ

Môi trường thân thiện và thẩm mĩ sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân giáo viên góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Môi trường giáo dục thoải mái được thể hiện thông qua việc lựa chọn đồ dùng, đồ chơi đều gần gũi, dễ sử dụng đối với trẻ, đồng thời việc sắp xếp đồ dùng , đồ chơi gọn gàng, khoa học, giúp trẻ dễ dàng hơn khi lấy sử dụng cũng góp phần xây dựng nên môi trường giáo dục thoải mái cho trẻ. Thân thiện ở đây chính là việc giáo viên lựa chọn màu sắc trang trí lớp, sử dụng chính sản phẩm của trẻ để trang trí hay sử dụng những nguyên vật liệu quen thuộc, dễ tìm và khơi gợi sự thích thú ở trẻ.
Nhận thức được điều đó, tôi đã trao đổi, cùng bàn bạc và thống nhất với giáo viên trong lớp về kế hoạch, biện pháp trang trí, sắp xếp tạo môi trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như các dồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và tích cực đối với trẻ.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng xây dựng quy ước với trẻ về quy định trong lớp học và giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong lớp. Với quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm”, chúng tôi luôn tận dụng tối đa các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp, tạo cơ hội để trẻ được tham gia làm đồ chơi tự tạo cùng với cô, các buổi chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm nên, trẻ rất thích thú.
doc 15 trang skmamnonhay 21/06/2024 550
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi biết tự tin, chủ động góp phần hình thành và pháp triển nhân cách cho trẻ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi biết tự tin, chủ động góp phần hình thành và pháp triển nhân cách cho trẻ

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi biết tự tin, chủ động góp phần hình thành và pháp triển nhân cách cho trẻ
 - Đề xuất một số biện pháp giúp trẻ (5-6 tuổi) biết tự tin, chủ động góp 
phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ.
 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 - Giúp trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) biết chủ động, tự tin góp phần hình 
thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ.
 - Địa điểm: Tại lớp MGL A2 do tôi phụ trách.
 5. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận.
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
 + Phương pháp quan sát. + Phương pháp đàm thoại.
 + Phương pháp điều tra.
 6. Kế hoạch nghiên cứu.
 - Từ tháng 09/2018 đến tháng 10/2018: Chọn đề tài và nghiên cứu lý luận.
 - Từ ngày 23/10/2018 đến ngày 23/12/2018: Áp dụng các phương pháp 
vào thực tiễn.
 - Từ tháng 1/2019 đến tháng 3/2019: Phân tích và viết sáng kiến kinh 
nghiệm.
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận
 Có thể nói mỗi đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá 
tính và những mong muốn độc lập của riêng mình. Bất kể là cô giáo hay bố mẹ 
đều không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của trẻ. Vì vậy, việc áp 
dụng các biện pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi hỏi phải có sự 
linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của trẻ. Sự tự tin 
dựa trên những cảm nhận tốt về chính bản thân mình và nói một cách tổng quát 
là biết yêu thích bản thân. Sự tự tin là gì? Chủ động là gì?
 Sự tự tin có thể hiểu là:
 – Có những cảm nhận tích cực về chính bản thân và biết rằng mình là ai.
 – Tin tưởng vào khả năng của bản thân và nghĩ rằng mình có thể làm tốt 
một điều gì đó và sẵn sàng chuẩn bị để thử một điều gì.
 – Hiểu được vấn đề của chính mình và biết được nơi thích hợp với mình, 
mình có vị trí thế nào trong gia đình hay xã hội.
 – Kết quả là những cảm nhận thực sự giá trị, có mong muốn và cần sự tôn 
trọng.
 Chủ động là tự mình quyết định hành động, không bị chi phối bởi người 
khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài. 
 2/9 Môi trường thân thiện và thẩm mĩ sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân 
giáo viên góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa 
giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Môi trường giáo dục thoải mái được thể hiện 
thông qua việc lựa chọn đồ dùng, đồ chơi đều gần gũi, dễ sử dụng đối với trẻ, 
đồng thời việc sắp xếp đồ dùng , đồ chơi gọn gàng, khoa học, giúp trẻ dễ dàng 
hơn khi lấy sử dụng cũng góp phần xây dựng nên môi trường giáo dục thoải mái 
cho trẻ. Thân thiện ở đây chính là việc giáo viên lựa chọn màu sắc trang trí lớp, 
sử dụng chính sản phẩm của trẻ để trang trí hay sử dụng những nguyên vật liệu 
quen thuộc, dễ tìm và khơi gợi sự thích thú ở trẻ.
 Nhận thức được điều đó, tôi đã trao đổi, cùng bàn bạc và thống nhất với 
giáo viên trong lớp về kế hoạch, biện pháp trang trí, sắp xếp tạo môi trường, các 
góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như các dồ dùng đồ chơi 
trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và tích cực đối với trẻ. 
 Bên cạnh đó, chúng tôi cũng xây dựng quy ước với trẻ về quy định trong 
lớp học và giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong lớp. 
 Với quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm”, chúng tôi luôn tận dụng tối đa 
các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp, tạo cơ hội để trẻ được tham gia làm đồ 
chơi tự tạo cùng với cô, các buổi chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm 
của mình đã làm nên, trẻ rất thích thú. 
 Ảnh 1: Các con đang tự làm cây thông Noel cho riêng mình.
 Biện pháp 2: Cô giáo là tấm gương cho trẻ noi theo đồng thời là một 
người bạn lớn của trẻ.
 Để có thể thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đã đề ra thì trước tiên mỗi 
giáo viên phải trang bị cho mình hệ thống kiến thức phong phú, chính xác và trải 
nghiệm. Trẻ mẫu giáo lớn có đặc thù tâm lý tính cách riêng nên để thấu hiểu và 
tiếp cận với trẻ, tôi dã dành nhiều thời gian đọc các tài liệu về tâm lý học trẻ em, 
đặc biệt là tâm lý lứa tuổi của nhà xuất bản đại học sư phạm như của cô Nguyễn 
Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa ... và tìm hiểu nhiều 
nguồn tư liệu trên các kênh giáo dục khác, trên mạng Internet, thông qua các 
buổi tập huấn của các chuyên gia tâm lý giáo dục mầm non do nhà trường tổ 
chức.
 Thêm vào đó, giáo viên phải luôn thân thiện, cởi mở trong mọi hoạt dộng 
của trẻ, tận tình hướng dẫn trẻ như một người bạn lớn, không dùng giọng điệu 
bề trên giáo điều gây cảm giác áp đặt khi hướng dẫn trẻ, luôn quan sát, tìm hiểu 
các đặc điểm của trẻ để từ đó có biện pháp và thể hiện sự gần gũi, đưa ra lời 
động viên, khích lệ kịp thời khi cần thiết.
 4/9 Mục đích: Để trẻ tự nói ra được những ước mơ của bản thân, từ đó cô 
giáo sẽ có định hướng cho trẻ những ước mơ có thể thực hiện được. Từ đó 
hướng dẫn con cách xác định mục tiêu, cho con biết con cần có gì và làm như 
thế nào để có thể đạt được những mục tiêu đó. 
 Chuẩn bị: Phòng rộng.
 Tiến hành: Cô giáo sẽ lên trước lớp, dùng ngôn ngữ cơ thể thể hiện một 
hay một vài hành động mô tả một nghề nào đó. Các bạn trong lớp sẽ đoán và cô 
sẽ là gn]ời nói ra những gì mà cô cho là cần thiết với nghề đó. Ví dụ như cô 
miêu tả động tác đông hát, trẻ đoán ra nghề ca sĩ, cô nói: Ước mơ của tôi là trở 
thành một ca sĩ, tôi cần phải tự tin hát trước chỗ đông người, tôi cần biết hát, 
biết nhảy Lần lượt từng bạn sẽ được lên mô phỏng và nói cho đến khi hết trẻ.
 Biện pháp 4: Qua hoạt động ngoại khoá, các hoạt động ngày lễ, ngày 
hội.
 Có thể nói các hoạt động ngoại khoá đặc biệt là việc tổ chức hiệu quả các 
ngày hội, ngày lễ cho trẻ là một hình thức giáo dục hiệu quả và sinh động nhất, 
giúp trẻ được trải nghiệm, được thực hành, được tham gia, được quan sát. Thông 
qua đó trẻ được học và được chia sẻ các kỹ năng sống, được thể hiện mình với 
cô giáo, bạn bè và người thân.
 Thêm vào đó, chúng tôi còn thông báo trước cho trẻ mỗi khi có sự kiện, 
hay hoạt động ngoại khoá nào chuẩn bị diễn ra, để trẻ có thể chuẩn bị tâm thế, 
hay tạo môi trường an toàn cho trẻ, đặc biệt là các trẻ hướng nội (các trẻ hướng 
nội là những trẻ nhạy cảm về tiếng động, âm thanh, thích yên tĩnh, da của trẻ 
cũng nhạy cảm hơn, hay bị dị ứng ), như vậy trẻ sẽ cảm thấy được an toàn và 
sẽ tự tin khi tham gia.
 Ví dụ: Ngày Tết Nguyên Đán.
 Trước ngày tổ chức lễ hội, chúng tôi cùng trẻ trò chuyện về ý nghĩa ngày 
Tết, đưa ra ý định, hình thức tổ chức và thăm dò ý kiến của trẻ xem trẻ thích 
được làm gì. Sau đó dạy trẻ các kỹ năng khi liên hoan buffet. Chúng tôi cùng trẻ 
trang trí giấy mời bố mẹ với lời đề từ độc đáo: “Để được cảm nhận sự hứng 
thú, không khí vui vẻ và hiểu các con nhiều hơn, kính mong các bậc phụ 
huynh tới dự tiệc buffet cùng các con”. Các bé được tập luyện các bài hát, bài 
thơ hay về ngày Tết. Không thể miêu tả hết cảm xúc khi nhìn các bạn ấy đứng 
trên sân khấu biểu diễn trước sự có mặt của các bậc phụ huynh, những khuôn 
mặt ngây thơ nhưng sáng lấp lánh sự tự tin trong đó. Dường như trẻ hiểu mình 
đang làm một việc tốt, ý nghĩa dành cho người thân, thấy nụ cười, thấy những 
tiếng vỗ tay giòn giã của những người thân dành cho mình, mọi khó khăn, mọi 
 6/9 làm được gì? Đó là bằng cách cho trẻ trải nghiệm rất nhiều thứ, cho trẻ làm việc, 
trẻ lao động.
 Khen đúng cách. Một điều cần lưu ý và chúng tôi đã thống nhất với phụ 
huynh là khi khen trẻ. Hầu như chúng ta thường khen trẻ: “Con giỏi quá”, “con 
làm tốt lắm” khen như vậy rất chung chung, trẻ không thể biết là mình mạnh 
điểm gì, cài gì là điểm yếu của con, hơn nữa là chịu trách nhiệm cho hành vi của 
mình. Chúng tôi đã thống nhất và đưa ra cách khen trẻ như sau, đó phải là một 
quá trình và gồm 2 nguyên tắc: Chỉ khen sự nỗ lực và khen cụ thể như “cô thích 
con vẽ mây màu xanh, chiếc ô tô này có nhiều màu và có đèn”. Không nên khen 
trẻ cho xong, khen qua loa, nên khen trẻ sáng tạo, rất có cố gắng Các bước khi 
khen: Quan tâm xem trẻ làm gì (nghe trẻ nói) -> khen cụ thể -> gợi ý thêm hay 
làm lại cùng trẻ để trẻ làm tốt hơn nữa. 
 Chúng tôi luôn chú ý không nói với trẻ “con sai rồi” “không” “con không 
thể làm được” “cái này kì cục quá” mà cô cần luôn ủng hộ trẻ như: từ 1 tấm bìa, 
trẻ có thể sử dụng để làm con dốc, một chiếc áo mưa, một con thuyền, một chiếc 
dép,; Nếu trẻ chạy, chúng tôi sẽ không nói “con sai rồi” hay “con không được 
chạy, sẽ bị ngã” mà tôi sẽ nói “con nên chạy cẩn thận, chạy từ từ”; Nếu trẻ chạy 
thi bị thua, bị các bạn ê, chúng tôi luôn dặn các trẻ không nên như vậy, và cô 
hoặc bố mẹ sẽ ra đập tay, chúc mừng con, con đã hoàn thành được nhiệm vụ của 
con rồi, lần sau con cố gắng chạy nhanh hơn nữa nhé, cô tin con sẽ làm tốt hơn 
hôm nay,để trẻ hiểu được rằng con luôn được yêu thương, luôn được ủng hộ 
và chấp nhận, nếu lần này làm sai, làm chưa được thì con có thể làm lại. 
 Thường xuyên liên lạc với gia đình trẻ là cách vô cùng hữu hiệu khi 
chúng ta muốn giúp trẻ nhận ra khuyết điểm và có hướng phấn đấu. 
 Thưởng cho trẻ. Người lớn thường nghĩ “thưởng” là phải một thứ gì to tát, 
có giá trị. Nhưng với trẻ thì ngược lại. Khi trẻ ý thức làm được một việc tốt, 
chúng ta có thể thưởng cho trẻ và phần thưởng ở đây có thể là một trò chơi, một 
chiếc kẹo, được cắm cờ, cũng có thể là cho trẻ được ra chơi ngoài trời, giao lưu 
trò chơi với các lớp khác hay là những chiếc huy chương handmade. Chỉ cần 
những phần thưởng đơn giản này thôi cũng làm cho trẻ cảm thấy phấn khởi.
 2. Kết quả.
 Đánh giá trên 45 trẻ lớp MGL A2.
 ĐẦU NĂM GIỮA NĂM
 Tiêu chí
 TX TT K TX TT K
 8/9 - Muốn trẻ nên người và đạt hiệu quả giáo dục như mong muốn, cô giáo 
phải dành nhiều thời gian dạy trẻ biết “tự tin, chủ động”, sử dụng nhiều hình 
thức khác nhau ở mọi lúc, mọi nơi.
 - Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá, tham quan, lễ hội với 
các hình thức phong phú, sinh động hấp dẫn.
 - Quan tâm tới trẻ cá biệt. Định hướng giáo dục trẻ, hạn chế những khuyết 
điểm, khơi dậy những mặt tích cực, giúp trẻ hoà đồng, tự tin, biết thể hiện mình.
 - Xây dựng một số giáo án để cùng cố hiểu biết và kỹ năng cho trẻ.
 - Phối hợp tốt với phụ huynh, tạo môi trường tốt nhất, tạo mối quan hệ 
gắn bó thân thiết giữa phụ huynh và nhà trường, đồng tâm hướng đến một mục 
tiêu chung.
 3. Khuyến nghị, đề xuất.
 Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã áp dụng thành công khi dạy trẻ biết 
tự tin, chủ động. Những kinh nghiệm này rất dễ thực hiện và đạt hiệu quả cao
 Tuy nhiên để những kinh nghiệm này đạt được hiệu quả cao hơn nữa, tôi 
mong muốn có cơ hội được giao lưu, trao đổi học hỏi kinh nghiệm với đồng 
nghiệp ở các trường, được tham gia nhiều lớp tập huấn về dạy kĩ năng sống cho 
trẻ và rất mong các đồng chí trong tổ mầm non của Sở giáo dục và Vụ giáo dục 
nghiên cứu bổ xung cho chúng tôi nhiều nguồn tư liệu quí để tham khảo.
 Tôi xin trân trọng cảm ơn!
 Long Biên, ngày 22 tháng 3 năm 2019
 Người viết
 Nguyễn Thị Tâm
 10/9

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_lon_5_6_tuoi_biet_tu.doc