SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 tuổi tham gia tích cực hoạt động tạo hình ở nhà trong mùa dịch

Tổ chức hoạt động tạo hình ở trường mầm non sẽ giúp cung cấp cho trẻ những trải nghiệm, những kiến thức mới về tự nhiên, xã hội, qua đó giáo dục cái đẹp, cái thiện cho trẻ. Đây là tiền đề quan trọng trong chương trình giáo dục toàn diện trẻ. Chính vì vậy mà việc tìm hiểu thực trạng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm non là một việc làm vô cùng cần thiết.
Trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non thì giáo dục thẩm mỹ
chiếm một vị trí quan trọng không thể thiếu. Chân – thiện – mỹ là ba mốc quan trọng trên bước đường hoàn thiện nhân cách cho trẻ. Trẻ mầm non thích thú khi được hoạt động tạo hình theo ý của trẻ để tạo ra sản phẩm mà trẻ yêu thích. Vì thế mà hoạt động tạo hình như một thứ ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với mọi người xung quanh.
Do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên vẫn chưa thể mở cửa đón học sinh trở lại trường. Tuy không thể triển khai các hoạt động giáo dục trực tiếp cho trẻ nhưng thay vào đó, tôi đã tận dụng các phương tiện, nền tảng mạng xã hội để truyền tải kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà cho phụ huynh. Để trẻ tích cực, hứng thú với môn Tạo hình đòi hỏi tôi phải biết linh hoạt vận dụng các phương pháp một cách có hệ thống nhằm khơi gợi cảm xúc, hứng thú và khả năng tích cực hoạt động ở trẻ. Năm học này, được sự phân công giảng dạy trẻ 5-6 tuổi, tôi luôn suy nghĩ tìm tòi những biện pháp tối ưu, có hiệu quả nhất để áp dụng nhằm kích thích hứng thú tham gia và niềm say mê của trẻ đối với hoạt động tạo hình, làm cho hoạt động tạo hình trở thành hoạt động đúng với mục đích và ý nghĩa của nó.
Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 tuổi tham gia tích cực hoạt động tạo hình ở nhà trong mùa dịch”.
Hoạt động tạo hình trong trường mầm non là hoạt động giáo dục thẩm mỹ chiếm một vị trí quan trọng không thể thiếu. Thông qua hoạt động tạo hình, phát triển những cảm xúc, tình cảm thẩm mỹ, có nhu cầu làm ra cái đẹp là những điều rất cần cho cuộc sống của trẻ trong xã hội. Giúp trẻ lĩnh hội các kiến thức và kỹ năng cơ sở, tạo nền tảng cho sự tiếp thu nền giáo dục ở bậc học tiếp theo.
doc 18 trang skmamnonhay 11/07/2024 620
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 tuổi tham gia tích cực hoạt động tạo hình ở nhà trong mùa dịch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 tuổi tham gia tích cực hoạt động tạo hình ở nhà trong mùa dịch

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 tuổi tham gia tích cực hoạt động tạo hình ở nhà trong mùa dịch
 “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 tuổi tham gia tích cực hoạt động tạo 
 hình ở nhà trong mùa dịch”
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Tên đề tài: “ Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 tuổi tham gia tích cực 
hoạt động tạo hình ở nhà trong mùa dịch”
2. Lý do chọn đề tài: 
 “ Vì lợi ích mười năm trồng cây
 Vì lợi ích trăm năm trồng người”
 Vâng! Mỗi khi nghe những câu ca dao đó cảm nhận trong tôi thật khác lạ. 
Bác Hồ đã dạy:
 Sự nghiệp “trồng người” thật thiêng liêng và cao quý dù có khó khăn đến 
đâu cũng phải vượt qua để những “Mầm non” tương lai của xã hội sẽ mãi xanh 
tươi và phát triển làm giàu cho xã hội. “ Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp 
trẻ về thể chất, tinh thần, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của 
nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1”.
 Ở lứa tuổi mầm non, trí tưởng tượng, sáng tạo, phát triển khả năng tri 
giác về hình dáng, cấu trúc, màu sắc của đồ vật còn nhiều hạn chế. Do đó, các sự 
vật hiện tượng các em chỉ có thể dễ nhớ thông qua các hoạt động khi có hình 
ảnh trực quan. Khi tham gia các hoạt động tạo hình, trẻ nhớ lại bằng hình tượng 
của đồ vật quen thuộc mà trước đó trẻ đã tri giác được. Với đặc điểm như vậy 
nên việc giáo dục qua hoạt động tạo hình ngay từ tuổi mẫu giáo là việc làm cần 
thiết và vô cùng quan trọng.
 Tổ chức hoạt động tạo hình ở trường mầm non sẽ giúp cung cấp cho trẻ 
những trải nghiệm, những kiến thức mới về tự nhiên, xã hội, qua đó giáo dục cái 
đẹp, cái thiện cho trẻ. Đây là tiền đề quan trọng trong chương trình giáo dục toàn 
diện trẻ. Chính vì vậy mà việc tìm hiểu thực trạng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ 
mầm non, đặc biệt là trẻ 5- 6 tuổi thông qua hoạt động tạo hình ở trường mầm 
non là một việc làm vô cùng cần thiết.
 Trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non thì giáo dục thẩm mỹ
chiếm một vị trí quan trọng không thể thiếu. Chân – thiện – mỹ là ba mốc quan 
trọng trên bước đường hoàn thiện nhân cách cho trẻ. Trẻ mầm non thích thú khi 
được hoạt động tạo hình theo ý của trẻ để tạo ra sản phẩm mà trẻ yêu thích. Vì 
thế mà hoạt động tạo hình như một thứ ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, 
tiếng nói của mình với mọi người xung quanh.
 Do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên vẫn chưa thể mở cửa đón 
học sinh trở lại trường. Tuy không thể triển khai các hoạt động giáo dục trực tiếp 
cho trẻ nhưng thay vào đó, tôi đã tận dụng các phương tiện, nền tảng mạng xã 
hội để truyền tải kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà cho phụ huynh. Để trẻ 
tích cực, hứng thú với môn Tạo hình đòi hỏi tôi phải biết linh hoạt vận dụng các 
 2 / 18 “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 tuổi tham gia tích cực hoạt động tạo 
 hình ở nhà trong mùa dịch”
 PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Những nội dung lý luận liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng 
kết kinh nghiệm.
 Như chúng ta đã biết, một trong những yêu cầu của chương trình Giáo dục 
mầm non theo Thông tư 17/2009/TT- BGDĐT ban hành ngày 25/7/2009 là tạo 
điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh 
dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương 
châm “ chơi mà học, học bằng chơi”. Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường 
giáo dục nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và 
sáng tạo ở các khu vực hoạt động một cách vui vẻ. Kết hợp hài hoà giữa giáo 
dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ 
để có phương pháp giáo dục phù hợp. Khi dạy trẻ hoạt động tạo hình, phải đảm 
bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục, mang tính thẩm mỹ, phải giúp trẻ phát 
triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, đồng thời phải 
phù hợp với từng lứa tuổi và đảm bảo được sự an toàn cho trẻ. 
2. Cơ sở thực tiễn để giải quyết vấn đề.
 Tuy ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng các đồng chí trong Ban giám hiệu đã 
triển khai tới toàn thể các giáo viên trong nhà trường tổ chức tự quay những 
video về các bài học hướng dẫn trẻ tự chăm sóc bản thân, những bài thể dục đơn 
giản, các bài học trong chủ đề- sự kiện để gửi cho trẻ. Các video này ngoài 
việc được đăng tải trên website của trường tại địa chỉ  
vi.edu.vn thì chúng tôi cũng tận dụng các nền tảng mạng xã hội để đăng tải 
nhằm phổ biến rộng rãi đến tất cả mọi người những kiến thức cần thiết trong 
chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà. Để có thể triển khai việc giáo dục trẻ tại nhà, 
chúng tôi đã phải nỗ lực rất nhiều, không ngừng tìm tòi và đưa ra các hình thức 
giáo dục cho phù hợp với tình hình mới. Chính vì vậy hoạt động tạo hình là một 
trong những hoạt động hấp dẫn nhất, nó giúp trẻ tìm hiểu khám phá và thể hiện 
một cách sinh động những gì trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì 
làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho trẻ những rung động xúc cảm, tình cảm 
tích cực. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 
5 tuổi tham gia tích cực hoạt động tạo hình ở nhà trong mùa dịch”.
3. Khảo sát thực trạng.
 3.1. Khảo sát thực tế.
 Đầu tháng 8 của năm học 2021 – 2022 tôi được phân công dạy lớp 5-6 tuổi 
A3 nơi tôi công tác, với số lượng là 20 cháu, trong đó: có 08 trẻ gái và 12 trẻ 
trai. Tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn như sau:
 4 / 18 “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 tuổi tham gia tích cực hoạt động tạo 
 hình ở nhà trong mùa dịch”
 Số trẻ trong lớp chưa đồng đều về chất lượng, đa số trẻ vẫn chưa tích cực 
và chủ động trong học tập. Một số cháu kỹ năng vẽ- xé dán- nặn vẫn còn yếu, 
cách cầm bút và tư thế ngồi học còn sai, nhiều bài vẽ chưa đạt yêu cầu, sáng tạo 
và bố cục tranh còn yếu, chưa biết phối hợp các mảng màu, khả năng nhận xét 
tranh của trẻ kém. 
 Một số trẻ không gửi bài tương tác nên dẫn đến hoạt động tạo hình đạt tỷ lệ 
còn thấp.
 3.4. Khảo sát thực tế trước khi thực hiện đề tài.
 Trong bối cảnh người dân đang thực hiện các biện pháp bảo vệ bản thân, 
gia đình và cộng đồng trước dịch Covid-19, việc đảm bảo tất cả trẻ em được tiếp 
tục học tập trong một môi trường thân thiện, tôn trọng, hòa nhập và hỗ trợ là rất 
quan trọng. Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát hoạt động học của trẻ 
thông qua các bậc phụ huynh, đặc biệt giờ hoạt động tạo hình. Qua quá trình 
khảo sát và tổ chức thực hiện và bao quát trẻ tôi nhận thấy:
 Tâm lý hiện nay việc sáng tạo trong môn tạo hình của trẻ, các cháu rất ngại 
học tạo hình đúng hơn là sợ, nhút nhát chưa tự tin vì vậy trẻ không phát triển 
được năng lực tư duy, tìm tòi, sáng tạo trong quá trình học tập của bản thân, từ 
đó không hình thành được kỹ năng tư duy, trí tưởng tượng của các cháu.
Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát phân loại khả năng tạo hình của 
trẻ để nắm tình hình chất lượng của lớp.
 * Điều này thể hiện rõ nhất trong bảng số liệu điều tra lớp tôi chủ nhiệm dưới 
đây:
 Bảng 1: Bảng khảo sát thực trạng đầu năm
 Số Kết quả
 thứ 
 tự Nội dung đánh giá Trung Chưa 
 Tốt Khá
 bình đạt
 1 2 5 8 5
 Phối hợp kỹ năng vẽ, 
 = 10% = 25% = 40% = 25%
 xé dán, cắt, in để tạo 
 thành sản phẩm hài 
 hòa cân đối
 2 2 6 9 3
 Phối hợp kỹ năng 
 = 10% = 30% = 45% = 15%
 xếp, chắp ghép để tạo 
 thành sản phẩm hài 
 6 / 18 “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 tuổi tham gia tích cực hoạt động tạo 
 hình ở nhà trong mùa dịch”
5.1. Biện pháp 1: Thường xuyên sưu tầm, tham khảo, tìm hiểu, nghiên cứu 
đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi cách tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm 
non.
 Để hiểu sâu sắc hơn đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi mầm non, đặc biệt là 
tuổi mẫu giáo (mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi) trong việc tổ chức hoạt động tạo hình 
cho trẻ phù hợp với mục tiêu nội dung của chủ đề giáo dục. Đòi hỏi mỗi giáo 
viên phải chịu khó tìm tòi, sưu tầm thêm nhiều tài liệu, sách báo về cách thức tổ 
chức hoạt động tạo hình cho trẻ tìm hiểu và nắm bắt được khả năng tiếp thu, 
khối lượng kiến thức và kỹ năng của trẻ đang có ở mức độ nào. Đồng thời tiếp 
thu đầy đủ các chuyên đề của Phòng Giáo Dục như chuyên đề Tạo hình được tổ 
chức trong năm học 2019- 2020. Qua đó, thiết kế bài giảng và lộ trình học phù 
hợp với trình độ của từng trẻ sao cho phù hợp và vận dụng linh hoạt có kết quả 
cao.
 Bản thân tôi đã mua và tìm đọc một số loại sách báo, tạp chí “Giáo dục mầm 
non”, Sách hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi từ vật liệu thông thường, sách 
hướng dẫn và thực hiện chương trình, v.v.......giúp cho tôi nắm vững đặc điểm 
tâm sinh lý lứa tuổi mầm non. Và những kiến thức kỹ năng tổ chức hoạt động 
tạo hình áp dụng cho trẻ sao cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của lớp mình.
 Hình ảnh 1: Một số tài liệu tham khảo
 5.2. Biện pháp 2: Rèn thói quen, nề nếp, tư thế ngồi và cách cầm bút cho 
trẻ khi ở nhà.
 Ngay từ đầu năm học tôi đã đặt ra cho mình câu hỏi: “ Trẻ muốn biết cái 
gì?”, “ Dạy cái gì?”, “ Dạy như thế nào?”, “ Bằng cách nào?”, từ những câu hỏi 
đó tôi đã lên kế hoạch không những rèn luyện về thói quen, nề nếp, mà còn tư 
thế ngồi và cách cầm bút cho trẻ như thế nào là đúng: Cầm bút bằng tay nào, và 
cầm bằng mấy đầu ngón tay. Khi tô màu các con tô thế nào để không bị chườm 
ra ngoài? Hàng tuần, đều đặn tôi thường xuyên gửi bài học qua Zalo nhóm lớp 
cho trẻ. Mọi hoạt động của trẻ được tôi thường xuyên theo dõi và ghi nhớ vào sổ 
nhật ký riêng của mình để biết được sự phát triển của trẻ như thế nào để đánh 
giá kết quả của từng trẻ? Buổi học nào trẻ không thực hiện được bài tập của 
mình tôi trao đổi với phụ huynh qua Zalo nhóm lớp để nắm bắt tình hình của trẻ 
cũng như của gia đình trẻ để tuyên truyền, động viên trẻ và gia đình khắc phục. 
Việc rèn nề nếp, thói quen hàng ngày cho trẻ rất quan trọng vì vậy, tôi luôn nhắc 
nhở trẻ có ý thức tập trung thực hiện các yêu cầu, hướng dẫn của cô. Đặc biệt 
với hoạt động tạo hình cho trẻ, việc gợi ý trẻ biết quan sát và nhận xét được các 
đặc điểm, cấu tạo về các sự vật, hiện tượng xung quanh làm giàu vốn biểu tượng 
sống cho trẻ rất quan trọng. Do đó, mỗi buổi cuối tuần tôi tổ chức mở phòng 
 8 / 18 “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 tuổi tham gia tích cực hoạt động tạo 
 hình ở nhà trong mùa dịch”
 Hay ở chủ điểm “ Nước và các hiện tượng tự nhiên” tôi giao bài cho trẻ vẽ 
cầu vồng rồi yêu cầu trẻ thực hiện và nhờ bố mẹ chụp ảnh, quay video gửi bài 
lên nhóm cho cô.
 Hình ảnh 4: Trẻ vẽ cầu vồng.
 Từ đó những nguyên vật liệu mà bố mẹ, người thân trong gia đình cùng trẻ 
chuẩn bị sẽ tăng thêm phần thích thú và trẻ càng tích cực hơn khi tạo ra những 
sản phẩm đẹp, trẻ biết yêu quý giữ gìn các sản phẩm mà mình làm ra.
 5.4. Biện pháp 4: Gây hứng thú cho trẻ học tạo hình ở mọi lúc, mọi nơi.
 Đại dịch Covid-19 đã khiến cuộc sống gia đình bị đảo lộn. Trường học 
đóng cửa, trẻ phải nghỉ học ở nhà làm cho các bậc phụ huynh phải điều hướng 
rất nhiều. Cô giáo cùng các bậc phụ huynh đã cùng nhau trao đổi cố gắng thiết 
lập một thói quen dựa trên các chương trình giáo dục phù hợp với lứa tuổi của 
trẻ để trẻ có thể theo dõi trực tuyến, trên tivi. Ngoài ra, yếu tố thời gian chơi và 
thời gian học cô cũng tuyên truyền với phụ huynh cố gắng thu xếp thời gian hợp 
lí cho con trong việc học. Ở trẻ 5- 6 tuổi đây là giai đoạn hết sức quan trọng, là 
tiền đề chuẩn bị tâm thế, có kỹ năng cơ bản cho trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1 nên 
rất cần được bố mẹ quan tâm. Sử dụng các hoạt động hàng ngày trong gia đình 
như giao tiếp, lắng nghe những ý kiến của con nhiều hơn, dành thời gian cùng 
con học, đó là một cơ hội cho trẻ phát triển ngôn ngữ và rèn kỹ năng học tập 
trung hơn .
 Để cho kỹ năng tạo hình của trẻ được tốt tôi tuyên truyền phụ huynh cho 
trẻ hoạt động mọi lúc mọi nơi như cho trẻ nhặt lá rơi rồi tạo những con vật dễ 
thương mà mình thích. Bằng những vỏ hộp sữa, vỏ hạt đã qua sử dụng, những 
viên sỏi trẻ tạo ra bức tranh gia đình có những người thân yêu, những con vật 
ngộ nghĩnh hay các loại phương tiện giao thông,.Qua đó gia đình và cô, giáo 
dục trẻ hiểu được những lá cây rụng ngoài thiên nhiên, những vỏ hộp sữa, vỏ hạt 
hay những viên sỏi đó là các con đã góp phần giữ gìn bảo vệ môi trường xung 
quanh mình. Từ tiết tạo hình (như trong tiết vẽ, xé dán, nặn,có các hình tròn, 
nét cong, nét xiên, nét thẳng), cô kết hợp cho trẻ là quen với chữ cái. Những 
bài học cô quay video gửi cho trẻ, yêu cầu trẻ thực hiện rồi nhờ bố mẹ chụp ảnh 
lại gửi lên nhóm lớp. Qua những lần phối kết hợp với phụ huynh tôi và gia đình 
trẻ có thể hiểu, nắm bắt được khả năng về tạo hình của trẻ để lựa chọn những 
biện pháp bồi dưỡng cho trẻ có khả năng tạo hình tốt.
 Hình ảnh 5: Trẻ học tạo hình ở mọi lúc, mọi nơi.
 10 / 18

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_5_tuoi_tham_gia_tich.doc