SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tích cực tham gia hoạt động làm quen với chữ cái
Theo chương trình giáo dục mầm non hiện nay bộ môn làm quen với chữ cái là một phần, một bộ phận của việc phát triển ngôn ngữ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi, do đó làm quen với chữ cái nó có ý nghĩa quan trọng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.Trước hết làm quen với chữ cái là rèn luyện khả năng nghe , khả năng phát âm, khả năng hiểu ngôn ngữ tiếng việt .Thông qua việc làm quen với chữ cái cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung quanh. Cho trẻ làm quen với chữ cái còn giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết, trẻ hiểu thế nào là đọc và viết sau này ở trường phổ thông, thông qua việc tìm kiếm các chữ cái khác nhau ở các vị trí khác nhau của từ giúp trẻ phát triển óc quan sát, ghi nhớ có chủ định. Vì vậy việc giúp trẻ 5-6 tuổi LQCC là một vấn đề quan trọng trong toàn xã hội hiện nay. Chính vì thế mà tôi đã mạnh dạn đưa đề tài "Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tích cực tham gia hoạt động làm quen với chữ cái". vào để nghiên cứu, áp dụng cho lớp, trường tôi đang công tác. Hệ thống các giải pháp tôi đưa ra sau đây nó mang tính thực thi cao, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, đặc thù vùng miền, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5-6 tuổi, phù hợp với nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tích cực tham gia hoạt động làm quen với chữ cái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tích cực tham gia hoạt động làm quen với chữ cái

tuổi LQCC là một vấn đề quan trọng trong toàn xã hội hiện nay. Chính vì thế mà tôi đã mạnh dạn đưa đề tài "Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tích cực tham gia hoạt động làm quen với chữ cái". vào để nghiên cứu, áp dụng cho lớp, trường tôi đang công tác. Hệ thống các giải pháp tôi đưa ra sau đây nó mang tính thực thi cao, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, đặc thù vùng miền, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5-6 tuổi, phù hợp với nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay. 2. Phần 2: Nội dung 2.1. Đánh giá thực trạng: * Thuận lợi: - Được Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo sâu sát về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm và đầu tư trang thiết bị đầy đủ, cơ sở vật chất kiên cố ngày càng tăng trưởng. - Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ khi giáo viên tuyên truyền vận động, sưu tập đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động trên lớp. - Môi trường tập thể chị em đoàn kết, yêu thương, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong công việc chăm sóc giáo dục trẻ - Bản thân cũng được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn thông qua các đợt chuyên đề do trường tổ chức và được học hỏi qua thăm lớp dự giờ của đồng nghiệp nên đã tích lũy một số kiến thức nhất định khi tổ chức cho trẻ hoạt động “Làm quen chữ cái”. Bản thân luôn hiểu rõ được đặc điểm tâm lý, nhận thức của trẻ. Ở trường cô giáo với vai trò là người mẹ hiền thứ hai của trẻ, luôn tâm huyết với nghề, có ý thức học tập nâng cao trình độ chuyên môn về mọi mặt, luôn tìm tòi nghiên cứu các tài liệu, sáng tạo linh hoạt trong việc giảng dạy, có ý thức phấn đấu vươn lên. * Khó khăn: - Phần đông gia đình trẻ làm nghề nông, cuộc sống còn nhiều khó khăn, mọi người bận bịu với công việc đồng áng nên thời gian giành cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ còn hạn chế - Khả năng nhận thức của trẻ chưa đồng đều, một số trẻ còn nhút nhát, phát âm chưa rõ ràng, trẻ còn nói ngọng, nói lắp, cách ngồi, cách cầm bút chưa đúng tư thế.... - Phụ huynh chưa tích cực chủ động phối hợp với giáo viên để tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. - Trẻ chưa tập trung chú ý, chưa có ý thức học, kiến thức, kĩ năng còn hạn chế. Điều đó được thể hiện trong bảng dưới đây: Tổng số trẻ tham gia khảo sát 33 cháu cụ thể: Ví dụ: Với chủ điểm “Trường mầm non” Nhóm chữ cái o,ô,ơ Tôi gây hứng thú bằng bài hát : “ Vịt con học chữ” Cô hỏi trẻ trong bài hát vịt con không nhớ chữ gì? ( Chữ o) Có một câu truyện cũng kể về bạn vịt đấy,bây giờ cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện “Vịt con trong ngày khai trường” sau đó hỏi trẻ, ngày đầu tiên đến lớp Vịt con chuẩn bị trong cặp được những gì? Trẻ nói bảng con, vở, hộp màu ... tôi cho trẻ làm quen chữ o qua từ “bảng con” ( Cô cho trẻ phát âm ,nói cấu tạo chữ o) khi Vịt con viết trên bảng đã thành thạo cô giáo Ngan bảo Vịt con lấy gì? (Hộp màu) và cô cho trẻ làm quen chữ Ô trong từ “hộp màu”( Cô cho trẻ phát âm chữ ô ,và câu tạo của chữ ô), cô giáo Ngan ra bài tập về nhà vào đâu “Quyển vở”.cô cho trẻ làm quen chữ cái ơ tương tự như chữ o,ô . Tiếp theo cô cho trẻ chơi trò chơi tạo dáng thành chữ cái. Bạn nào có thể tạo dáng chữ O trên cơ thể nào? Cô cho nhiều trẻ được tạo như cong hai ngón tay lại, cháu thì há miệng, cháu thì dùng hai cách tay....Trên cơ thể bộ phận nào giống chữ O. Trẻ nói mắt, đầu .. Hai bạn có thể tạo thành chữ O không? (Trẻ cầm tay nhau giang rộng) Ai có thể tạo thành chữ ô? Cô muốn cả lớp mình cùng tạo một chữ ô thật lớn nào? trẻ cầm tay nhau đứng thành vòng trong rộng và cho 6 trẻ làm dấu ô. Với chữ cái ơ cô cũng cho thực hiện như thế. Hoặc với trò chơi “tìm đồ dùng học tập” trên các đồ dùng học tập có chứa các chữ cái con vừa học bây giờ cô sẽ phát cho mỗi bạn một chữ cái khi có hiệu lệnh các con phải lấy ngay đồ dùng có chứa chữ cái đó. Ví dụ: Trẻ có chữ ô thì phải lấy o tô, cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài “vịt con học chữ” sau đó cô kiểm tra số trẻ lấy đúng đồ dùng và cho trẻ nói tác dụng của từng đồ dùng đó. Trong khi dạy muốn trẻ ghi nhớ các chữ cái được lâu hơn cô cần phải liên hệ thực tế hỏi trẻ chữ cái đó giống cái gì hay con gì hay đồ vật gì? Để phát huy tính tích cự và tư duy của trẻ. Ví dụ: Chữ o giống quả trứng, quả cam. - Trẻ lớp tôi luôn có nhu cầu tự tìm hiểu, tự thực hành trải nghiệm. Trẻ thích được làm quen và nhận biết, phát âm các chữ cái, được tham gia vào các trò chơi trên máy tính như sử dụng chuột bấm, di chuột để chọn chữ. Kết hợp với những âm thanh sống động kích thích trẻ tham gia vào hoạt động tốt nhất. Vì vậy khi tiếp cận với máy tính trẻ rất thích. Vì thế ngoài tiết dạy theo kiểu truyền thống tôi còn sử dụng máy tính soạn giáo án điện tử để dạy trẻ, đồng thời cũng cho trẻ được thực hành. Ví dụ: Cô yêu cầu lên chọn chữ cái đã học, trẻ sẽ được lên tự mình kích chuột vào chữ cái đó, khi trẻ kích vào chữ cái nào thì chữ cái đó sẽ biến mất, hình thức này rất lôi cuốn trẻ và trẻ luôn có nhu cầu được thực hiện, việc này đã khiến trẻ tập trung hơn trong tiết học. các bài thơ, đồng dao. Đây là một cách củng cố chữ cái mà trẻ rất hứng thú tham gia và có hiệu quả cao. Khi cho trẻ dạo chơi, tham quan vườn rau của trường, ở vườn rau có cắm bảng ghi tên các loại rau trong vườn, khi tôi dẫn trẻ đến tham quan tôi giới thiệu với trẻ đó là loại rau gì? Hỏi trẻ trong tên loại rau đó có những chữ cái gì trẻ đã được học? Hình thức này vừa giúp trẻ biết tên các loại rau, vừa giúp trẻ hứng thú tìm các chữ cái quen thuộc. + Giờ ăn: Khi đến giờ ăn tôi giới thiệu các món ăn và giải thích các món ăn như món cá gồm có hai chữ cái ghép lại đó là chữ c và a và dấu sắc. Cho trẻ nhận bát ,thìa ký hiệu bằng các chữ cái. + Giờ ngủ: Trước khi ngủ cô có thể đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe để trẻ có thể phát triển lời nói . + Giờ hoạt động chiều: Là thời điểm mà giáo viên giúp trẻ ôn luyện lại các chữ cái đã được học hôm trước hoặc có thể là học lúc sáng. Cô cho trẻ tô chữ in mờ, chữ in chữ rỗng và tìm cắt chữ trong hoạ báo dán thành sách làm bộ sưu tập. - Lồng ghép tích hợp các vào môn học khác. + Tích hợp hoạt động làm quen với chữ cái vào môn giáo dục âm nhạc: Như chúng ta đã biết bộ môn âm nhạc vào là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với trẻ, làm tâm hồn trẻ tươi vui rộn ràng và hứng khởi. Vì vậy tôi thường chọn những bài hát phù hợp với từng loại tiết và phù hợp từng chủ điểm. Ví dụ: Nhóm chữ o, ô, ơ tôi cho trẻ hát và vận động bài “Chữ o tròn” “Chữ o tròn” như vầng trăng đêm rằm chiếu sáng. Chữ ô là ô cô dạy chúng em... Hay chủ điểm “Phương tiện giao thông” cho trẻ hát bài: “Em đi chơi thuyền”. Qua những bài hát đó tăng thêm sự chú ý ở trẻ. + Tích hợp hoạt động làm quen với chữ cái vào hoạt động tạo hình: Trong mỗi tiết học của trẻ thường xen kẽ động và tĩnh mà trong tiết học trẻ được hoạt động nhiều rồi thì bộ môn tạo hình rất phù hợp với trạng thái tĩnh. Tôi cho trẻ cắt dán tô màu chữ hoặc trẻ được cắt dán, xé dán hoa có chứa chữ cái theo yêu cầu của cô. Ví dụ: Ở chủ đề “Thế giới thực vật” cho trẻ làm quen với chữ cái h, k. Tôi tích hợp hoạt động tạo hình trong trò chơi “Ai nhanh nhất” Cách chơi: Chia trẻ làm 3 nhóm chơi, nhóm 1: cô yêu cầu trẻ tô màu hoa có chứa chữ cái h; nhóm 2: cô yêu cầu trẻ cắt, dán hoa có chứa chữ cái k; nhóm 3: cô cho trẻ tô màu lá có chứa chữ cái h, k. + Tích hợp hoạt động làm quen với chữ cái vào hoạt động giáo dục thể chất: Ví dụ: Trong hoạt động “Bật tách chân, khép chân qua 7 ô” tôi vẽ các ô vuông, bên trong mỗi ô viết một chữ cái: u, ư, e, ê. Trẻ thực hiện động tác và kết hợp đọc chữ cái trong ô. Trong hoạt động này, tôi dùng hình thức thi đua giữa hai Giáo viên cần cung cấp cho trẻ cơ hội thường xuyên và liên tục ở các lĩnh vực hoạt động khác nhau (trong và ngoài lớp học). Giáo viên cần chú trọng xây dựng kế hoạch, thiết kế môi trường giáo dục LQCC, khai thác sử dụng thiết bị, đồ chơi giáo dục, đổi mới phương pháp, kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục LQCC cho trẻ trong trường mầm non. Sau một thời gian thực hiện biện pháp, bản thân tôi thấy các cháu lớp tôi ngày càng hứng thú say mê học tiết “Làm quen chữ cái”, khả năng nhận biết và phát âm đúng, chuẩn các chữ cái là khá cao. Kết quả đạt được so với đầu năm học như sau: Nội dung Sau khi thực hiện biện So sánh trước và sau pháp khi thực hiện biện Đạt Tỉ lệ % pháp Phát âm đúng, rõ ràng các 33/33 100 Tăng 46 % chữ cái Trẻ hứng thú tham gia tích cực vào hoạt động “Làm 33/33 100 Tăng 46% quen chữ cái” Trẻ nhận biết, phát âm được các chữ cái qua các trò 32/33 97 Tăng 46% chơi, mọi lúc mọi nơi,... - Ngoài những kết quả đạt được trên của trẻ thì phụ huynh cho biết về nhà trẻ tự giác học chữ cái, nhiều trẻ khi về nhà có thể chỉ và phát âm được các chữ cái đã học trên sách, báo, lịch.Phụ huynh cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen với chữ cái và đã dành thời gian để hướng dẫn trẻ học vào mỗi buổi tối. Vì vậy chất lượng trẻ đạt được kết quả cao như mong đợi. - Muốn dạy tốt môn làm quen chữ cái đạt kết quả cao người giáo viên cần cũng cố nâng cao thêm về kiến thức, kĩ năng thực hành bộ môn, biết vận dụng linh hoạt sáng tạo các hình thức, phương pháp để giúp trẻ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng. Giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lí của trẻ để đưa ra hình thức giáo dục phù hợp, luôn động viên khích lệ những trẻ phát âm chưa tốt, những trẻ tự ti, hướng dẫn chỉ bảo trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Ngoài ra giáo viên cần phối hợp chặt chẽ với gia đình để dạy trẻ phát âm chính xác 29 chữ cái. Rèn khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định để trẻ ham mê các hoạt động ở trường cũng như ở nhà. 3.2. Kiến nghị: Từ thực tế trên tôi có một số ý kiến đề xuất như sau:
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_5_6_tuoi_tich_cuc_th.doc