SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tích cực tham gia hoạt động góc
Hoạt động góc trong trường mầm non được cô giáo tổ chức, hướng dẫn giúp đỡ trẻ tái tạo mô phỏng lại những kiến thức trẻ đã được học, được nhìn thấy, nghe thấy và sờ thấy. Trong giờ học những sự vật hiện tượng xảy ở môi trường sống gần gũi trẻ, thông qua đó trẻ học được mẫu nhân cách phù hợp với xã hội loài người. Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ để làm người lớn do đó trẻ giải tỏa mâu thuẫn đó dưới một hình thức cực kì độc đáo đó là hoạt động góc ở các góc phân vai, góc xây dựng, góc nghệ thuật, góc khám phá khoa học, góc học tập sách.
Hoạt động góc là tổng hợp các loại trò chơi, trong quá trình chơi trẻ có thể tự bổ sung để mở rộng chủ đề chơi, nội dung chơi, nội dung hoạt động. Chính vì vậy đặc trưng cơ bản của trò chơi là quá trình tưởng tượng biểu hiện rất rõ nét, trẻ được tự do nghĩ ra nội dung chơi. Vì vậy mỗi nội dung chơi luôn phụ thuộc vào vốn kinh nghiệm của trẻ. Hoạt động vui chơi hay chính hoạt động góc là phương tiện giáo dục nhận thức. Trong quá trình thực hiện các trò chơi, trẻ phải sử dụng các phương tiện, đồ dùng, đồ chơi; nhờ sự tiếp xúc đó mà vốn hiểu biết của trẻ được mở rộng như: Tên gọi, màu sắc, kích thước, hình dạng, những thuộc tính không gian của đồ vật. Khi hoạt động góc có tác dụng hình thành tính mục đích, tính tổ chức, tính sáng tạo, tính cần cù, khả năng tư duy, ngôn ngữ, tính đồng đội, tính hợp tác, tính nhường nhịn, tính đoàn kết, tương thân tương ái…đây chính là những phẩm chất cần thiết cho trẻ trong cuộc sống sau này.
Hoạt động góc là tổng hợp các loại trò chơi, trong quá trình chơi trẻ có thể tự bổ sung để mở rộng chủ đề chơi, nội dung chơi, nội dung hoạt động. Chính vì vậy đặc trưng cơ bản của trò chơi là quá trình tưởng tượng biểu hiện rất rõ nét, trẻ được tự do nghĩ ra nội dung chơi. Vì vậy mỗi nội dung chơi luôn phụ thuộc vào vốn kinh nghiệm của trẻ. Hoạt động vui chơi hay chính hoạt động góc là phương tiện giáo dục nhận thức. Trong quá trình thực hiện các trò chơi, trẻ phải sử dụng các phương tiện, đồ dùng, đồ chơi; nhờ sự tiếp xúc đó mà vốn hiểu biết của trẻ được mở rộng như: Tên gọi, màu sắc, kích thước, hình dạng, những thuộc tính không gian của đồ vật. Khi hoạt động góc có tác dụng hình thành tính mục đích, tính tổ chức, tính sáng tạo, tính cần cù, khả năng tư duy, ngôn ngữ, tính đồng đội, tính hợp tác, tính nhường nhịn, tính đoàn kết, tương thân tương ái…đây chính là những phẩm chất cần thiết cho trẻ trong cuộc sống sau này.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tích cực tham gia hoạt động góc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tích cực tham gia hoạt động góc
những vấn đề nêu trên tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động góc” để nghiên cứu. 2. Tên sáng kiến: “ Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động góc”. 3. Tác giả sáng kiến - Họ và tên: Chu Thị Quyết - Địa chỉ tác giả sáng kiến : Trường mầm non Tam Hồng - Số điện thoại : 0969490566. E_mail : chu quyettamhong@gmail.com. 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Chu Thị Quyết- Trường mầm non Tam Hồng- Yên Lạc- Vĩnh Phúc 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Hoạt động góc - Trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi - Lớp 5 tuổi A3. Trường Mầm Non Tam Hồng - Yên Lạc - Vĩnh Phúc 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 15 tháng 09 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021 7. Bản chất của sáng kiến 7.1. Về nội dung của sáng kiến: a. Cơ sở lý luận. Trong những năm gần đây bậc học mầm non đã tiến hành đổi mới chương trình chăm sóc giáo dục trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động học tập vui chơi phù hợp với trẻ , khuyến khích trẻ hoạt động một cách chủ động tích cực. Chơi hoạt động góc còn giúp trẻ thể hiện tình cảm, giáo dục nhân cách cho trẻ, tình cảm của trẻ được hình thành qua mối quan hệ tốt giữa người với người, mối quan hệ giữa con người và lao động, giữa trẻ và gia đình, tình cảm đó được thể hiện một cách trân thành qua các trò chơi giúp trẻ phát triển tình cảm tập thể, là trung tâm tập hợp trẻ cùng chơi với nhau theo nhóm, thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong các nhóm chơi của trẻ.Trong khi chơi trẻ có thể mở rộng chủ đề chơi, nội dung chơi một cách sáng tạo. Vì vậy đòi hỏi trẻ cần phải có tri thức, có kiến thức về đời sống, xã hội, 2 Bản thân tôi được phân công dạy lớp 5 Tuổi A3 với số trẻ là: 35cháu; Trong đó có 15 bạn trai và 20 bạn gái. Đa số phụ huynh chỉ chú trọng đến việc cho trẻ làm quen với chữ cái, làm quen với toán ...Mà chưa nhận thức đúng về vai trò của hoat động vui chơi nói chung và hoạt động góc nói riêng đối với trẻ. c.Thực trạng khi thực hiện: Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn như sau: * Thuận lợi: - Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, đặc biệt chú trọng đến hoạt động góc cho đội ngũ giáo viên qua các buổi dự giờ, kiểm tra toàn diện, kiểm tra hồ sơ sổ sách. Ngoài ra nhà trường còn thường xuyên động viên, khích lệ đối với những giáo viên luôn có sự sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động góc cho trẻ. - Nhà trường đầu tư mua sắm tương đối đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động góc: Gạch, cây, thảm cỏ, tháp nút, đồ chơi nấu ăn, đồ chơi bác sĩ, bộ dinh dưỡng... Ngoài ra được phụ huynh ủng hộ các chậu cây hoa để trẻ hoạt động. - Lớp học rộng rãi, thoáng mát, có đầy đủ đồ chơi ở các góc cho trẻ hoạt động. - Bản thân có trình độ đào tạo trên chuẩn, nhiều năm liền được phân công phụ trách lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi nên đã nắm được tâm lý, khả năng, vốn kinh nghiệm của trẻ. Được tham dự các lớp bồi dưỡng nâng cao tổ chức hoạt động góc cho trẻ. Bản thân tôi không ngừng cố gắng tự học, tự tìm tòi những chủ đề chơi, nội dung chơi mới lạ, hấp dẫn để trẻ chủ động tích cực tham gia hoạt động góc. Bên cạnh những thuận lợi bản thân tôi khi mới thực hiện đề tài còn gặp một số khó khăn như sau: * Khó khăn 4 - 46% trẻ chưa tạo ra được sản phẩm đẹp - 57% trẻ chưa có kĩ năng tham gia vào các hoạt động góc - 54% trẻ chưa có kĩ năng giao tiếp với bạn cùng chơi Qua khảo sát đầu năm học tôi nhận thấy trẻ lớp tôi vốn ngôn ngữ còn hạn chế trong cách diễn đạt, chưa biết sử dụng từ và ngữ điệu giọng khi giao tiếp giữa các vai chơi, chưa ích cực tham gia hoạt động góc. Từ những kết quả khảo sát trên, bản thân tôi đã suy nghĩ phải làm thế nào để nâng cao kỹ năng giao tiếp cho trẻ và tạo cho trẻ một môi trường vui chơi một cách tự tin, không gò bó, giúp trẻ luôn tích cực tham gia hoạt động góc. Từ đó tôi đã áp dụng một số biện pháp sau. Biện pháp 1: Khơi gợi cảm hứng cho trẻ trong hoạt động góc Gây hứng thú là một phần quan trọng không thể thiếu của hoạt động góc. Nếu tạo hứng thú tốt cho trẻ chính là chìa khóa mở ra tính tích cực nhận thức của trẻ, bằng cách sử sụng các thủ thuật trò chơi, câu dố, thơ ca, hò vè để thu hút trẻ Ví dụ: Ở chủ đề “ Nghề nghiệp” tôi sử dụng câu đố: “ Nghề gì chăm sóc bệnh nhân Cho ta khỏe mạnh vui chơi học hành” Sau đó tôi sẽ đưa ra các câu hỏi: Câu đố nói về nghề gì? Cho trẻ kể một số nghề trong xã hội? Tiếp theo tôi hỏi các câu hỏi mở phù hợp với khả năng của trẻ, với nội dung chơi để kích thích tính tò mò, thích phám phá. Vận dụng phương pháp linh hoạt sáng tạo vào gây hứng thú để giúp trẻ phát huy hết khả năng mạnh dạn, tự tin không cảm thấy mệt mỏi và nhàm chán tích cực tham gia vào hoạt động. Ví dụ: Hôm nay các con thích chơi ở góc nào? Nấu ăn thì làm những công việc gì? Làm chú công nhân xây dựng thì làm những việc gì? Ai thích chơi cùng với bạn? Biện pháp 2: Làm mới nội dung hoạt động tại góc chơi cho trẻ 6 và tự ý bày biện đồ chơi theo ý thích của mình, ngoài ra tôi còn đưa ra những quy định chung về cách bố trí, sắp đặt cho trẻ nhằm giúp trẻ có tinh thần tự giác, và ý thức trong sinh hoạt tập thể. Sử dụng những sản phẩm do trẻ tạo ra để trang trí, làm đồ dùng, đồ chơi ở các góc làm cho góc hoạt động không bao giờ cũ đối với trẻ, đồng thời góc chơi luôn được thay đổi để phù hợp với các chủ đề trong năm học không chỉ đẹp mà còn tạo cảm giác hứng thú, tích cực cho trẻ. Việc tạo ra nhiều sản phẩm còn rèn cho trẻ những đức tính tốt như: kiên trì, biết tôn trọng và giữ gìn sản phẩm do chính mình hay người khác tạo ra. Ví dụ: Ở góc “ Thư viện bé yêu ” tôi hướng dẫn trẻ làm những quyển sách tranh chủ đề hoa, quả, con vật bằng nguyên vật liệu xốp vải rất thuận tiện cho trẻ khi hoạt động; trẻ có thể lấy các hình ảnh ở hộp để dán vào sách theo chủ đề có gắn nhám sẵn. Hình ảnh: Góc thư viện bé yêu 8 trứng cuộn, bánh quế bằng xốp VA; Các loại hoa quả, rau, con vật tôi khâu bằng xốp vải rồi nhét bông với những màu sắc đẹp. Hình ảnh : Đồ chơi được làm từ các nguyên liệu Ví dụ: Góc xây dựng: Tôi cắt dán ngôi nhà bằng xốp + Tạo cây (Cây xoài, cây táo) bằng thép, cắt xốp màu nâu quấn quanh thân cây rồi cắt lá màu xanh, quả xoài màu vàng gắn keo 2 mặt rồi nhồi bông vào trong, quả táo làm bằng chai nhựa rồi sơn màu đỏ rồi gắn lên thân cây. + Tạo hình các con công nghộ nghĩnh bằng hộp sữa chua, con thỏ bằng xốp Hình ảnh: Đồ chơi tự tạo bằng các nguyên vật liệu như xốp, hộp nhựa 10 - Dạy trẻ biết cách trao đổi gián tiếp thông qua người thứ ba có nghĩa là trẻ thực hiện vai trò người thủ lĩnh, chỉ đạo được các bạn trong nhóm chơi của mình. * Với trẻ giao tiếp hạn chế hơn Tôi kích thích trẻ nhút nhát bằng cách đặt câu hỏi như: Bác làm gì thế? Bác mua những thứ này cho ai? hay động viên khen ngợi trẻ như: Tôi biết bác kể chuyện rất giỏi! bác quả là người đầu bếp tài ba! Đồng thời cho trẻ có đủ thời gian suy nghĩ và làm được một việc gì đó ở góc, không thúc ép trẻ. Hình ảnh: Bé tập làm bác sĩ Hình ảnh: Trẻ chơi ở góc thiên nhiên 12 Biện pháp 7: Phối hợp với phụ huynh. Phối hợp với phụ huynh là một việc rất quan trọng, bởi việc giáo dục trẻ là sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường. Các kiến thức trẻ tiếp thu được sẽ khắc sâu hơn nếu cả gia đình và cô giáo cùng dạy trẻ. Tôi đã vận động các bậc phụ huynh đóng góp nguyên vật liệu có thể tái chế của gia đình mang đến lớp để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Quay video hướng dẫn làm đồ chơi rồi gửi vào zalo nhóm lớp để phụ huynh và trẻ cùng làm ở nhà trong thời gian rảnh dỗi. Chụp một số hình ảnh khi trẻ hoạt động góc sau đó chiếu lại cho phụ huynh xem vào những buổi họp phụ huynh. Để các bậc phụ huynh thấy được trẻ hoạt động chủ yếu bằng các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương và chủ yếu vật thật: Lạc, rau, ngô, lúaTừ những nguyên vật liệu gần gũi thân thiện kích thích tính tò mò thu hút trẻ tham gia hoạt động. Khi được xem những video hay hình ảnh thì phụ huynh biết được hàng ngày ở lớp con mình vừa được học, vừa được chơi. Từ đó phụ huynh phối hợp cùng cô cho trẻ tái tạo lại những công việc, cách ứng xử trong giao tiếp của người lớn ở nhà. Qua đó giúp trẻ tích lũy thêm vốn kinh nghiệm cho trẻ để tham gia hoạt dộng góc tích cực. Là một giáo viên mầm non đã có nhiều năm công tác với tinh thần, trách nhiệm tôi không ngừng phấn đấu học hỏi kinh nghiệm đứng lớp của các đồng nghiệp trong trường và thường xuyên trao đổi với giáo viên trong khối, trong trường về tình hình của trẻ lớp tôi, giúp tôi tìm tòi ra những biện pháp cho trẻ hoạt động tích cực khi chơi góc. Ví dụ: Ở lớp tôi có trường hợp cháu Trần Hải đăng, Phạm Quang Nghĩa hoạt động trong khi chơi góc cùng bạn, tranh giành đồ chơi và đánh bạn. Khi phụ huynh đến đón tôi đã trao đổi với phụ huynh cùng cô giáo nhắc nhở cháu, khích lệ cháu mỗi khi cháu thực hiện được việc tốt, sau một thời gian cháu đã thay đổi biết nhường bạn trong khi chơi, biết chơi cùng bạn, giúp đỡ bạn, khôngtranh giành đồ chơi của bạn. Tôi phối hợp với phụ huynh thường xuyên qua giờ đón trả trẻ để cùng phụ 14 trình chơi trẻ độc lập, hứng thú say mê hơn rất nhiều thể hiện sự linh hoạt sáng tạo trong khi chơi, trẻ chủ động hợp tác, chia sẻ với bạn, nhường nhịn trong khi tránh những mâu thuẫn xảy ra trong khi chơi. Trẻ mạnh dạn tự tin, hồn nhiên, cởi mở Trẻ giao tiếp tốt hơn, giúp trẻ phát triển toàn diện đó là những kỹ năng cần thiết cho trẻ. Trẻ được tham gia vào hoạt động, khám phá, trải nghiệm cho nên kinh nghiệm và kĩ năng trẻ lĩnh hội được một cách bền vững, để lại ấn tượng khó phai mờ trong trẻ và cũng chính môi trường hoạt động phong phú đã giúp trẻ chủ động, tích cực trong việc nêu ý tưởng và hoạt động trải nghiệm, biết chia sẻ, trao đổi, hợp tác trong hoạt động . Qua đó phát triển các mặt: xúc cảm, tình cảm, giao tiếp xã hội, ngôn ngữ. Điều đó được thể hiện rõ qua bảng khảo sát cuối kỳ I ( tháng 12/2020) * Kết quả cụ thể: Trước khi áp Các tiêu chí Sau khi áp dụng So sánh dụng Trẻ tích cực tham - Trẻ đạt: 18/35 - Trẻ đạt: 32/35= gia hoạt động góc trẻ = 51% 92% - Trẻ chưa đạt: - Trẻ chưa đạt: Trẻ đạt tăng 41% 17/35 trẻ = 49% 3/35= 8% Trẻ tạo ra được - Trẻ đạt: 19/35 - Trẻ đạt: 31/35= sản phẩm trẻ = 54% 89% - Trẻ chưa đạt: - Trẻ chưa đạt: Trẻ đạt tăng 35% 16/35 trẻ = 46% 4/35= 11% Trẻ có kĩ năng - Trẻ đạt: 15/35 - Trẻ đạt: 29/35= tham gia vào hoạt trẻ = 43% 83% động góc - Trẻ chưa đạt: - Trẻ chưa đạt: Trẻ đạt tăng 40% 16
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_5_6_tuoi_tich_cuc_th.docx