SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tích cực tham gia bảo vệ môi trường
Ngày nay, giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học đầu tiên: Giáo dục mầm non. Trong kế hoạch nhiệm vụ năm học của trường thì việc thực hiện tốt phong trào xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học.
Ở lứa tuổi mầm non, việc giáo dục bảo vệ môi trường được xác định là một trong những nội dung quan trọng trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ. Qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt. Việc rèn luyện những thói quen nề nếp giữ gìn môi trường trong và ngoài lớp có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt giáo dục đạo đức đối với trẻ. Đó chính là nền tảng ban đầu để hình thành và phát triển ý thức trẻ về môi trường và vì môi trường.
Ở lứa tuổi mầm non, việc giáo dục bảo vệ môi trường được xác định là một trong những nội dung quan trọng trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ. Qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt. Việc rèn luyện những thói quen nề nếp giữ gìn môi trường trong và ngoài lớp có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt giáo dục đạo đức đối với trẻ. Đó chính là nền tảng ban đầu để hình thành và phát triển ý thức trẻ về môi trường và vì môi trường.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tích cực tham gia bảo vệ môi trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tích cực tham gia bảo vệ môi trường

2 Bên cạnh việc lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào các chủ đề thì hoạt động học là hoạt động trực tiếp giúp trẻ nhận biết giáo dục môi trường một cách toàn diện và có hệ thống. Với việc tích hợp nội dung giáo dục môi trường vào hoạt động hằng ngày cho trẻ cần xây dựng hệ thống các câu hỏi, các tình huống sư phạm mang tính tìm tòi, suy luận, sáng tạo liên hệ với thực tiễn về nội dung giáo dục môi trường hiện nay trên các chủ đề khác nhau của đời sống con người và gần gũi với trẻ. Trên cơ sở đó, hình thành được kiến thức, thái độ và kĩ năng về giáo dục môi trường cho trẻ. Độ tuổi mẫu giáo lớn trẻ tham gia 7 hoạt động học/ tuần với 10 chủ đề lớn trong năm, trong quá trình thực tiễn tôi linh hoạt lồng ghép giáo dục kỹ năng bảo vệ môi trường vào các hoạt động học qua các chủ đề nhằm khắc sâu kiến thức về tính tích cực tham gia bảo vệ môi trường cho trẻ. Sau đây tôi xin đơn cử một số hoạt động và một số đề tài cụ thể: Ví dụ 1 : Hoạt động khám phá khoa học : - Chủ đề: Bé với môi trường xanh - Đề tài : “ Cây xanh và môi trường sống”. Tôi cần cho trẻ biết cây xanh có nhiều ích lợi đối với đời sống con người như: cho gỗ, bóng mát, cho hoa quả, rau làm cho môi trường trong sạch, thoáng mát. (Hình 1) - Muốn có nhiều cây xanh thì cần phải trồng, chăm sóc và bảo vệ cây. Muốn vậy trẻ phải biết quá trình phát triển và những điều kiện để cây lớn lên. Để trẻ hiểu và có cái nhìn cụ thể hơn ở hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ làm thí nghiệm gieo hạt. Hằng ngày trẻ chăm sóc và quan sát sau đó vẽ lại quá trình phát triển của hạt tạo thành cây (Hình 2) + Hạt nảy mầm -> cây con -> Cây trưởng thành -> có hoa quả. + Đất xốp, nước, ánh sáng, sự chăm sóc của con người. - Nếu không có cây xanh thì sao ? ( nóng, ngột ngạt, không có đồ dùng làm bằng gỗ, không có các loại quả ngon ngọt) Qua đó trẻ biết được cây xanh và môi trường rất cần thiết đối với đời sống con người . Ví dụ 2 : Hoạt động: Tạo hình - Chủ đề: Thực vật - Đề tài: Làm cây cải từ vỏ chai - Thực hiện: Tôi cho trẻ dùng các vỏ chai sữa su su đã qua sử dụng, cắt, dán lá vào chai sữa để tạo thành cây cải bẹ - Mục đích của hoạt động này nhằm giúp trẻ biết sử dụng những nguyên vật liệu phế thải để tận dụng làm những đồ dùng đồ chơi. Và qua tiết học trẻ cùng tôi lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ (Hình 3) 4 - Đối với trẻ rất thích được khen, tôi động viên trẻ bằng cử chỉ âu yếm, được khen ngợi trước bạn bè thì trẻ sẽ hoàn thành công việc đạt kết quả cao nhất, tôi lên kế hoạch thực hiện : phân công công việc cho các tổ . + Tuần nào, tổ nào trực sạch nhất, lớp học ngăn nắp, gọn gàng,không có rác bẩn, lớp sạch sẽ, góc thiên nhiên của lớp tươi tốt không có lá vàng, lá khô rơi rụng thì tổ đó được tuyên dương trước lớp, được cắm cờ bé ngoan, được các bạn vỗ tay hoan nghênh và được cô giáo phát phiếu bé ngoanTất cả những động tác đó giúp trẻ tự giác hơn trong công việc giữ gìn môi trường của trường lớp. (Hình 4) + Còn đối với những tổ các bạn trực nhật chưa đạt hiệu quả cao, còn vài thiếu sót thì cô giáo động viên, khuyến khích trẻ tuy nhiên trẻ sẽ không được tuyên dương, không được cắm cờ và ít phiếu bé ngoan hơn bạn trẻ sẽ tự nhận thức được vì sao lại như vậy ? Nguyên nhân vì sao mình chưa bằng bạn ? và mình chưa hoàn thành ở điểm nào ? - Và để trẻ có ý thức về công việc mà trẻ đang làm, những lúc hoạt động ngoài trời hoặc đầu giờ đón trẻ cô có thể kể cho trẻ nghe chuyện “ gương người tốt việc tốt ”, nhân cách hoá bằng hình ảnh trực quan tạo cho trẻ nhận biết những hành vi đúng, đẹp để trẻ noi theo. Ví dụ 1 : Cô kể câu chuyện “ Khu phố của bé ” - Sau khi kể xong tôi đặt câu hỏi cho trẻ trả lời: + Mọi người trong khu phố của bạn Thảo làm gì vào ngày chủ nhật? + Để làm sạch khu phố bạn Thảo đã làm gì? + Sau khi mọi người dọn dẹp xong thì khu phố như thế nào? + Bạn Thảo cảm thấy như thế nào khi cùng mẹ dọn dẹp khu phố? + Nếu là con con sẽ làm gì? - Thông qua câu chuyện trên tôi giáo dục cho trẻ phải biết chăm chỉ lao động, theo như lời dạy của Bác Hồ: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”. Bên cạnh đó trẻ biết giữ gìn và bảo vệ môi trường mình đang sống. Và cứ thế, mỗi tuần tôi kể cho trẻ nghe một câu chuyện, qua câu chuyện trẻ tự điều chỉnh hành vi của mình về ý thức bảo vệ môi trường. - Nếu chúng ta chỉ giáo dục trẻ bằng lý thuyết thôi, trẻ sẽ mau quên nhưng qua hình ảnh nhân vật của chuyện trẻ sẽ khắc sâu được hậu quả của việc nên làm và không nên làm. Từ đó, trẻ có hành động đúng trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường ngày càng tốt hơn. Không dừng lại ở hình thức khen tặng, nêu gương, mượn hình ảnh nhân vật trong truyện tôi còn luôn giáo dục kiến thức giữ gìn môi và bảo vệ môi trường vào những giờ hoạt động hoạt động ngoài trời, trong giờ ăn hoặc ở mọi lúc, mọi nơicó như vậy mỗi trẻ mới tự nguyện, tự giác có nhận thức và hành vi đúng, đã có thói quen thì không thể quên được; công việc làm đúng và thường xuyên sẽ nâng cao thành nhận thức, đã có nhận thức đúng thì ta không còn lo sợ trẻ 6 Giải pháp 2: Lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào các chủ đề trong năm học: Tùy vào nội dung của từng chủ đề, tôi khéo léo lựa chọn các nội dung để lồng ghép tích hợp giáo dục trẻ. + Chủ đề : Trường mầm non - Bảo vệ môi trường trong trường mầm non, lớp luôn sạch sẽ, thoáng mát, sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng, không vứt rác bừa bãi. - Biết tiết kiệm trong ăn uống và sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết. + Chủ đề : Bản thân - Giáo dục và hình thành khả năng lao động phục vụ, lao động cụ thể, vệ sinh cá nhân chủ yếu là giữ gìn thân thể sạch sẽ, biết rửa mặt, chân tay, đáng răng, không khạc nhỗ bừa bãi, đi tiêu đi tiểu đúng nơi qui định và trẻ có thói quen uống nước đã đun sôi. Trẻ biết dọn dẹp đồ dùng đồ chơi, biết thu dọn đồ dùng sau khi làm xong và sắp xếp ngăn nắp + Chủ đề : Gia đình - Cho trẻ biết môi trường đối với sức khoẻ con người, môi trường trong sạch, không bị ô nhiễm thì con người sẽ ít bị bệnh tật, khoẻ mạnhcuộc sống hạnh phúc hơn. + Chủ đề : Nghề nghiệp - Giáo dục cho trẻ biết một số nghề bảo vệ môi trường như nghề trồng rừng, kiểm lâm , nghề chăm sóc cây hay nghề công nhân vệ sinh đường phố - Liên hệ với một số nghề gần gũi góp phần bảo vệ môi trường, ví dụ : nghề cấp dưỡng trong trường, nghề giáo viên . + Chủ đề : Thế giới động vật - Giáo dục cho trẻ biết môi trường sống của động vật, động vật với môi trường, con người với các con vật - Trẻ biết chăm sóc các con vật nuôi gần gũi ( như cho ăn, uống nước, làm vệ sinh) + Chủ đề : Thế giới thực vật - Giáo dục cho trẻ biết điều kiện sống của thực vật, cây xanh với môi trường, con người với cây cối. - Trẻ biết chăm sóc cây trồng như : tưới cây, nhặt lá, bắt sâu, lau rửa lá, xới đất + Chủ đề : Nước và hiện tượng tự nhiên - Giáo dục cho trẻ biết nước và không khí rất cần cho sự sống, nếu không có nước, không khí thì con người sẽ bị chết. - Vấn đề ô nhiễm nước, không khí; tác hại của ô nhiễm nước và không khí, 8 sử dụng các sản phẩm đó. (Hình 6) Ví dụ: + Bàn ủi làm từ can nước rửa chén + Bàn ghế làm từ que kem + Tô nhựa làm đèn ngủ + Bình thủy làm từ các chai nhựa đã qua sửa dụng + Bếp gas làm từ vỏ hộp đựng thức ăn Song song với việc làm các đồ dùng đồ chơi cho trẻ từ những nguyên vật liệu phế thải, ở góc thư viện tôi đã làm một bộ sưu tập về cách làm những đồ dùng đơn giản mà trẻ có thể làm được. Chỉ cần đến góc thư viện và xem nội dung này, trẻ sẽ tận dụng các nguyên vật liệu để tự làm đồ dùng đồ chơi cho mình. Từ đó tôi giáo dục để trẻ hiểu được có một số nguyên vật liệu sau khi sử dụng rồi ta có thể tận dụng để làm các đồ dùng đồ chơi. Dần dần trẻ sẽ ý thức được rằng thay vì việc vứt rác bừa bãi chúng ta thể tận dụng làm được rất nhiều thứ có ích và góp phần bảo vệ môi trường. Giải pháp 4: Công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh. Nhận thức của trẻ về bảo vệ môi trường của trẻ chịu tác động không nhỏ từ phụ huynh. Thực tế cho thấy phần lớn phụ huynh chưa quan tâm đến việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Đa số phụ huynh thường chỉ nhắc nhở trẻ giữ gìn vệ sinh trong gia đình mình, ở nơi công cộng thì mặc cho trẻ làm gì ảnh hưởng đến môi trường phụ huynh cũng không quan tâm. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc giáo dục trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Để nâng cao hiệu quả các nội dung này tôi đã trao đổi với phụ huynh vào các buổi họp và vào các giờ đón, trả trẻ. Tôi đã tuyên truyền với phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường, giới thiệu với phụ huynh một số nội dung cần giáo dục cho trẻ thông qua các hoạt động hằng ngày tại gia đình như : tập cho trẻ thói quen lao động tự phục vụ, các hành vi văn minh trong ăn uống và sinh hoạt, chăm sóc cây cảnh, con vật nuôi, quét don, lau chùi đồ dùng trong gia đình Bên cạnh đó, tôi vận động phụ huynh đóng góp nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Tôi còn vận động phụ huynh tham gia cùng với giáo viên làm các loại đồ chơi ngoài trời cho trẻ từ những nguyên vật liệu phế thải. Việc làm đó đã giúp cho các bậc phụ huynh nâng cao nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường, sử dụng các đồ dùng tái chế trong sinh hoạt từ những nguyên vật liệu phế thải. 2.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết: Trong nhiều năm qua, công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non được triển khai và chỉ đạo thực hiện tại các trường mầm non. Giáo 10 - Trẻ được trải nghiệm nhiều qua các trò chơi, các hoạt động thực tiễn nên sự hiểu biết về bảo vệ môi trường của trẻ càng rộng hơn. - Trẻ có nề nếp thói quen tốt, hành vi văn minh trong ăn uống, giữ vệ sinh môi trường. Trẻ thực hiện đúng các qui định vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định, biết chăm sóc cây xanh và các con vật nuôi. - Trẻ biết tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước sạch khi sử dụng. - Không những ở trong lớp hay sân trường mà lúc ở nhà hay ở mọi lúc mọi nơi ý thức của trẻ đã được nhiều phụ huynh khen ngợi. Phụ huynh rất hài lòng với sự dạy dỗ nhiệt tình ở trường của cô giáo đã giúp trẻ có tính sạch sẽ, ngăn nắp - Đặc biệt là trẻ biết tận dụng những nguyên vật liệu để phục vụ cho việc làm đồ dùng đồ chơi, trang trí lớp và quan trọng là đã hình thành cho trẻ ý thức để trở thành kỹ năng bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó các bậc phụ huynh lớp tôi biết làm tăng vẻ đẹp môi trường nơi con họ đang học, tạo cho môi trường “xanh- sạch- đẹp” bằng cách luôn ủng hộ những chậu hoa, chậu cây cảnh để làm cho cảnh quan môi trường thêm đẹp. Mỗi khi các bậc phụ huynh có ý tưởng gì hay về bảo vệ môi trường đều trao đổi đóng góp ý kiến với cô giáo, có những tranh ảnh bảo vệ môi trường đẹp thì họ ủng hộ để cô làm tư liệu dạy học. - Và kết quả rõ rệt nhất là môi trường học tập của lớp tôi khang trang, ngăn nắp và sạch sẽ, những cành cây đâm chồi nẩy lộc ở góc thiên nhiên của lớp, tất cảtất cả những điều đó là kết quả cho những nổ lực vì một môi trường xanh – sạch – đẹp cho cô cháu chúng tôi. 2.5.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử: Các giải pháp trên đã được các giáo viên lớp 5 tuổi trong trường áp dụng và mang lại hiệu quả trên trẻ ở các lớp. 3. Những thông tin cần được bảo mật - nếu có: Không 4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Xây dựng môi trường lớp học theo hướng mở, chú trọng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. - Tài liệu, sách báo hướng dẫn về cách làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải. - Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn chuyên môn do PGD và nhà trường tổ chức về nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ - Theo công văn hướng dẫn thực hiện chỉ thị 02/2005/BGD&ĐT ngày 21/04/2006 của Vụ Giáo dục mầm non về việc: “Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non ”.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_5_6_tuoi_tich_cuc_th.doc