SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen một số di sản văn hóa của địa phương đạt hiệu quả cao

Với phong trào xây dựng “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, một trong những hoạt động được đặt ra là tổ chức cho học sinh tham quan Di sản văn hóa của địa phương. Việc làm quen các Di sản văn hóa của địa phương, khai thác các Di sản văn hóa là nguồn tri thức, là phương tiện dạy học, giáo dục tích cực đối với trẻ, góp phần hoàn thiện những giá trị cao đẹp về chân - thiện - mỹ, giúp trẻ có cái nhìn đúng đắn hơn về những giá trị văn hóa dân tộc, hình thành và nâng cao ý thức trân trọng, giữ gìn và bảo vệ các tài sản cha ông ta để lại. Điều đáng mừng Lệ Thủy - Quảng Bình là vùng đất lưu giữ rất nhiều điều thiên về lịch sử. Âm hưởng lịch sử này nhuộm đầy các góc quê, những mảnh đất, con sông, những nếp nhà và cả phong cách sống rất bình dị của con người. Giữ gìn, bảo tồn, phục dựng, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử là góp phần lưu giữ một di sản văn hóa quý báu của dân tộc, bảo tồn một di tích văn hóa có giá trị to lớn vật thể và phi vật thể của mảnh đất "Địa linh, nhân kiệt" Lệ Thủy. Di tích lịch sử còn là địa chỉ đỏ chứng minh bao thế hệ những người con Lệ Thủy - Quảng Bình tìm về để tưởng nhớ, nhắc nhở động viên nhau phát huy truyền thống cách mạng, quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Vì vậy việc cho trẻ làm quen Di sản văn hóa của quê hương Lệ Thủy là một hoạt động vừa mang tính khoa học sâu sắc, vừa mang tính thực tiễn sinh động, đồng thời vừa là lĩnh vực hoạt động mang tính xã hội cao...Để giúp trẻ biết được tầm quan trọng về Di sản văn hóa của địa phương, hun đúc cho trẻ có tâm hồn dân tộc, giáo dục trẻ biết yêu quý bảo tồn các Di sản văn hóa, không ai khác người lớn chúng ta cần giáo dục Di sản văn hóa cho trẻ càng sớm càng tốt.
Song trong thực tế các hoạt động làm quen Di sản văn hóa của địa phương cho trẻ 5- 6 tuổi hầu như chưa được chú trọng, chỉ diễn ra theo kiểu giáo viên truyền đạt cho trẻ nghe chứ trẻ chưa thực sự được tự mình nhìn thấy, được khám phá. Xuất phát từ những vấn đề trên, với lòng yêu nghề, mến trẻ đã thôi thúc bản thân tôi ,trăn trở nghiên cứu, tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ đạt kết quả cao. Đó là lí do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm giúp trẻ 5 - 6 tuổi làm quen Di sản văn hóa địa phương đạt hiệu quả cao”.
doc 17 trang skmamnonhay 04/03/2025 1400
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen một số di sản văn hóa của địa phương đạt hiệu quả cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen một số di sản văn hóa của địa phương đạt hiệu quả cao

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen một số di sản văn hóa của địa phương đạt hiệu quả cao
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MẪU GIÁO 5-6 
TUỔI LÀM QUEN MỘT SỐ DI SẢN VĂN HÓA CỦA ĐỊA 
 PHƯƠNG ĐẠT HIỆU QUẢ CAO”
 Họ và tên: Nguyễn Thị Hoàn
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Mầm non An Thủy
 Quảng Bình, tháng 5 năm 2016
 2
 Quảng Bình, tháng 05 năm 2014
 Quảng Bình, tháng 5 năm 2014 thể và phi vật thể của mảnh đất "Địa linh, nhân kiệt" Lệ Thủy. Di tích lịch sử còn 
là địa chỉ đỏ chứng minh bao thế hệ những người con Lệ Thủy - Quảng Bình tìm 
về để tưởng nhớ, nhắc nhở động viên nhau phát huy truyền thống cách mạng, 
quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Vì vậy việc cho trẻ làm quen 
Di sản văn hóa của quê hương Lệ Thủy là một hoạt động vừa mang tính khoa học 
sâu sắc, vừa mang tính thực tiễn sinh động, đồng thời vừa là lĩnh vực hoạt động 
mang tính xã hội cao...
 Để giúp trẻ biết được tầm quan trọng về Di sản văn hóa của địa phương, hun 
đúc cho trẻ có tâm hồn dân tộc, giáo dục trẻ biết yêu quý bảo tồn các Di sản văn 
hóa, không ai khác người lớn chúng ta cần giáo dục Di sản văn hóa cho trẻ càng 
sớm càng tốt. 
 Song trong thực tế các hoạt động làm quen Di sản văn hóa của địa phương 
cho trẻ 5- 6 tuổi hầu như chưa được chú trọng, chỉ diễn ra theo kiểu giáo viên 
truyền đạt cho trẻ nghe chứ trẻ chưa thực sự được tự mình nhìn thấy, được khám 
phá. Xuất phát từ những vấn đề trên, với lòng yêu nghề, mến trẻ đã thôi thúc bản 
thân tôi ,trăn trở nghiên cứu, tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng 
giáo dục cho trẻ đạt kết quả cao. Đó là lí do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp 
nhằm giúp trẻ 5 - 6 tuổi làm quen Di sản văn hóa địa phương đạt hiệu quả cao”.
 1.2. Phạm vi áp dụng đề tài:
 Hiện nay, cho trẻ làm quen Di sản văn hóa địa phương là một vấn đề quan 
trọng, cần thiết có ý nghĩa khoa học, được Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, 
Thể Thao và Du Lịch hết sức quan tâm, đẩy mạnh, đặc biệt quan trọng dành cho 
nghành học Mầm non.
 Với lý do trên tôi đã mạnh dạn áp dụng đề tài: “Một số biện pháp nhằm 
nâng cao chất lượng giáo dục Di sản văn hóa của địa phương cho trẻ 5 - 6 tuổi ở 
trường mầm non ” tại trường tôi đang công tác và lớp tôi đang dạy.
 Hệ thống các giải pháp tôi đưa ra sau đây nó mang tính thực thi cao, phù hợp 
với điều kiện cơ sở vật chất, đặc thù vùng miền, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý 
của trẻ 5- 6 tuổi, phù hợp với nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ trong 
giai đoạn hiện nay.
 2. Phần nội dung
 2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu.
 Hiện nay yêu cầu đặt ra là phải đổi mới giáo dục, trong đó có đổi mới mục 
tiêu giáo dục, đổi mới nội dung giáo dục và phương pháp dạy và học.“ Phương 
pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của 
người học; Bồi dưỡng cho người học chính năng lực tự học, khả năng thực hành, 
lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo 
của trẻ có nghĩa là phải thay đổi cách dạy và cách học. Chuyển cách dạy thụ động, 
truyền thụ một chiều, giáo viên làm trung tâm sang cách dạy lấy trẻ làm trung tâm 
hay còn được gọi là dạy và học tích cực. Trong cách dạy này trẻ là chủ thể hoạt 
 4 Nhận thức của giáo viên về việc giáo dục Di sản cho trẻ còn chung chung, 
theo kiểu giáo viên nói cho trẻ nghe, chưa thực sự lấy trẻ làm trung tâm.
 Công tác tổ chức cho trẻ tham quan di sản còn gặp nhiều khó khăn phức tạp.
 Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng với sự quyết tâm của bản thân, tôi đã 
không ngừng tìm kiếm, học hỏi, sáng tạo ra những phương pháp nhằm giúp trẻ làm 
quen một số Di sản ở quê hương. Mong rằng những việc làm của tôi sẽ mang lại 
kết quả thiết thực cho trẻ. Nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục Di sản văn hóa quê 
hương cho trẻ trong giai đoạn hiện nay. Đó là lý do tại sao tôi chọn đề tàì “Một số 
biện pháp nhằm giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen Di sản văn hóa địa phương đạt hiệu 
quả cao ”.
 * Khảo sát thực trạng.
 Để lựa chọn được hệ thống giải pháp có hiệu quả, ngay đầu năm học tôi tiến 
hành khảo sát khả năng nhận thức của trẻ, kết quả như sau: 
 Số trẻ biết Tỉ lệ 
 Nội dung
 được (%)
 Trẻ kể tên một số Di sản văn hóa của quê hương 5/21 23,8
 Trẻ thích thú tham gia các hoạt động 8/21 38,1
 Trẻ nhanh nhẹn sáng tạo trong các hoạt động 2/21 0,95
 Trẻ có hành vi thái độ tốt với Di sản văn hóa của địa 
 5/21 23,8
 phương
 Qua kết quả trên, bản thân tôi nhận thấy chất lượng trên trẻ của lớp tôi còn 
quá thấp so với yêu cầu của một trường đóng trên địa bàn khá thuận lợi. Điều đó 
làm tôi luôn trăn trở và rút ra những nguyên nhân sau:
 Do hiện nay cuộc sống quá hiện đại, trẻ tham gia vào nhiều trò chơi mới lạ 
nên việc tiếp xúc với Di sản rất ít. 
 Đa số trẻ trong lớp trình độ nhận thức, tiếp thu kiến thức, kỹ năng của trẻ 
còn hạn chế, lại không đồng đều. 
 Giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục Di sản văn hóa cho trẻ 
,việc tổ chức dạy trẻ tại di sản và cho trẻ tham quan các di sản chưa hề được thực 
hiện.
 Lớp nằm ở khu vực lẽ điều kiện trang thiết bị còn nhiều hạn chế
 Đa số trẻ là con nông dân nên việc giáo dục Di sản văn hóa ít được quan tâm 
chú ý.
 Công tác phối hợp, tuyên truyền về Di sản văn hóa chưa cao.
 6 nhà trường và tổ chuyên môn lựa chọn những di sản văn hóa phù hợp nhận thức 
của trẻ để xây dựng kế hoạch năm, tháng phù hợp với nhóm lớp mình phụ trách. 
Được sự đồng ý phê duyệt của ban giám hiệu nhà trường, và tổ chuyên môn, tôi 
phân công nội dung, phần hành công việc cho giáo viên cùng lớp và triển khai cụ 
thể kế hoạch trong từng chủ đề, chủ điểm, kết thúc chủ đề, chủ điểm tôi đánh giá 
lại những việc làm được và chưa làm được, từ đó rút kinh nghiệm cho chủ đề sau. 
 * VD: Kế hoạch tổ chức các hoạt động làm quen di sản văn hóa:
 KẾ HOẠCH GIÁO DỤC DI SẢN VĂN HÓA CHO TRẺ
 CHỦ ĐỀ: QUÊ HƯƠNG- ĐẤT NƯỚC- BÁC HỒ
 NĂM HỌC : 2015-2016
 Thời Tháng / Tuần/ Mục tiêu giáo dục Nội Thời điểm 
 gian Chủ đề Chủ đề phát triển vận động dung thực hiện
 nhánh cần đạt
 3 tuần Quê - Trẻ biết lễ hội đua - Tìm - Hoạt động 
 Từ 8/4- hương thuyền là lễ hội hiểu lễ học
 26/5/2016 truyền thống của quê hội đua - Hoạt động 
 hương Lệ Thủy. thuyền vui chơi 
 - Trẻ biết được một truyền ngoài trời
 số đặc điểm nổi bật thống - Hoạt động 
 của lễ hội đua thuyền của quê ở mọi lúc, 
 truyền thống. hương mọi nơi
 - Rèn cho trẻ óc quan Lệ Thủy
 sát, ghi nhớ có chủ 
 định.
 -Rèn sự khéo léo kiên 
 trì nhanh nhẹn khi 
 tham gia trò chơi.
 - Giáo dục trẻ biết 
 đoàn kết, tự hào, gìn 
 giữ phát huy lễ hội 
 đua thuyền truyền 
 thống của quê hương.
 Đất - Làm - Hoạt động 
 nước quen một học
 số di sản - Hoạt động 
 văn hóa vui chơi 
 trên đất ngoài trời.
 nước - Hoạt động 
 Việt ở mọi lúc, 
 8 hiện được kiến thức và hiểu bài nhanh, nhớ lâu hơn. Vì vậy giáo viên phải tiến 
hành chọn lọc kỹ và xác minh tính chân thực của các tài liệu về di sản. Chọn lọc 
những tài liệu điển hình nhất, sắp xếp các tài liệu đó thành hệ thống phù hợp với 
tiến trình bài học kết hợp với các phương tiện trực quan, làm cho bài học sinh động 
hơn. Đồng thời, tuỳ theo mục đích, nội dung bài học mà giáo viên khai thác những 
tài liệu khác nhau. Tiếp theo chuẩn bị giáo án, địa điểm hoạt động
 Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen di sản về Chùa An Xá giáo viên trực tiếp đến 
chùa tìm hiểu gặp gỡ trao đổi với cán bộ quản lý di sản trao đổi với họ nhờ họ giúp 
đỡ để sưu tầm tranh ảnh tư liệu về di sản, hoặc có thể chụp ảnh về di sản. 
 *Ổn định và gây hứng thú: 
 Để lôi cuốn và giới thiệu bài học cho trẻ giáo viên phải sử dụng nhiều thủ 
thuật hấp dẫn như bài hát,ca dao, câu đố... phù hợp với nội dung bài học để dẫn dắt 
trẻ vào bài.
 Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến 
Giang giáo viên có thể dùng câu ca dao: 
 “Dù ai đi ngược về xuôi
 Mồng hai tháng chín cũng mong về nhà
 Về nhà xem hội quê ta
 Dưới sông bơi trải, nhà nhà cờ bay”.
 Giáo viên đọc cho trẻ nghe và hỏi trẻ câu ca dao nói về điều gi? Giáo viên 
và trẻ cùng trò chuyện sau đó giáo viên giới thiệu bài học cho trẻ làm quen.
 *Quan sát - đàm thoại tranh, vật thật
 Quan sát đàm thoại giúp trẻ hiểu kĩ, hiểu sâu sự vật hiện tượng xung quanh, 
phát triển tư duy ngôn ngữ, giúp trẻ hình dung được những sự vật hiện tượng mà 
trẻ không có điều kiện tiếp xúc trực tiếp. Khai thác được vốn hiểu biết của trẻ trong 
cuộc sống từ đó làm chính xác hóa những kiến thức còn mơ hồ trong cuộc sống 
vốn có của trẻ. Vì vậy giáo viên phải xây dựng câu hỏi ngắn gọn dễ hiểu phù hợp 
lứa tuổi. Hệ thống câu hỏi gồm nhiều cấp độ khác nhau, nhằm phát huy tích cực 
của trẻ, tránh sử dụng câu hỏi “có” hoặc “không”, đúng hoặc “sai”.
 Ví dụ: Khi tiến hành cho trẻ quan sát đàm thoại về Chùa Hoằng Phúc. Giáo 
viên hỏi trẻ: - Cô có bức tranh gì? 
 - Con có nhận xét gì về bức tranh?
 -Trong bức tranh có những ai?
 - Mọi người đang làm gi? 
 Giáo viên cần phải chuẩn bị các loại câu hỏi khác nhau như: 
 Câu hỏi kích thích trẻ nhận thức sâu về sự vật, hiện tượng và nêu cảm xúc 
của bản thân.
 Ví dụ: Con thấy mọi người đi viếng chùa như thế nào? 
 Câu hỏi kích thích trẻ giải thích, phỏng đoán, suy đoán diễn biến kết quả các 
sự vật hiện tượng xung quanh. 
 10

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_5_6_tuoi_lam_quen_mo.doc