SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khám phá khoa học qua hoạt động thí nghiệm, quan sát hiện tượng
Những câu hỏi đó dẫn tới ham muốn khám phá, tìm tòi ở trẻ, tuy nhiên người lớn chỉ giải đáp cho trẻ trực tiếp, vô hình làm cho trẻ khó ghi nhớ, phải chăng chỉ là sự “ghi nhớ áp đặt”; không hình thành được kỹ năng, ngôn ngữ chậm phát triển, biến trẻ thành chủ thể thụ động. Vì vậy, việc khám phá khoa học qua hoạt động thí nghiệm, quan sát hiện tượng là một hoạt động giúp trẻ có kiến thức phong phú và đa dạng về thế giới xung quanh, thúc đẩy sự phát triển trí tuệ trong giai đoạn đầu đời, biến trẻ trở thành chủ thể hoạt động tích cực... Đó chính là điểm mới của đề tài: “ Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khám phá khoa học qua hoạt động thí nghiệm, quan sát hiện tượng” mà tôi mạnh dạn đưa vào để nghiên cứu, áp dụng cho lớp, trường tôi đang công tác. Hệ thống các giải pháp tôi đưa ra sau đây nó mang tính thực thi cao, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, đặc thù vùng miền, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5-6 tuổi, phù hợp với nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khám phá khoa học qua hoạt động thí nghiệm, quan sát hiện tượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khám phá khoa học qua hoạt động thí nghiệm, quan sát hiện tượng

tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khám phá khoa học qua hoạt động thí nghiệm, quan sát hiện tượng”. 1.2. Phạm vi áp dụng đề tài: (Điểm mới của đề tài) Khoa học thực sự bắt nguồn từ chính sự tò mò của trẻ, sự hiểu biết về thế giới xung quanh chúng. Những câu hỏi đó dẫn tới ham muốn khám phá, tìm tòi ở trẻ, tuy nhiên người lớn chỉ giải đáp cho trẻ trực tiếp, vô hình làm cho trẻ khó ghi nhớ, phải chăng chỉ là sự “ghi nhớ áp đặt”; không hình thành được kỹ năng, ngôn ngữ chậm phát triển, biến trẻ thành chủ thể thụ động. Vì vậy, việc khám phá khoa học qua hoạt động thí nghiệm, quan sát hiện tượng là một hoạt động giúp trẻ có kiến thức phong phú và đa dạng về thế giới xung quanh, thúc đẩy sự phát triển trí tuệ trong giai đoạn đầu đời, biến trẻ trở thành chủ thể hoạt động tích cực... Đó chính là điểm mới của đề tài: “ Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khám phá khoa học qua hoạt động thí nghiệm, quan sát hiện tượng” mà tôi mạnh dạn đưa vào để nghiên cứu, áp dụng cho lớp, trường tôi đang công tác. Hệ thống các giải pháp tôi đưa ra sau đây nó mang tính thực thi cao, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, đặc thù vùng miền, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5-6 tuổi, phù hợp với nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ trong giai đoạn hiện nay. 2.Phần nội dung 2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu. “ Khám phá khoa học”- một thuật ngữ nghe qua tưởng chừng như xa vời và quá tầm nhận thức đối với trẻ. Nhưng thực chất đó chỉ là những gì hết sức quen thuộc, gần gũi thường diễn ra xung quanh cuộc sống của trẻ hằng ngày. Trong những năm qua việc dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khám phá khoa học qua hoạt động thí nghiệm, quan sát hiện tượng hầu như chưa được chú trọng nên chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo của trẻ, cã phÇn ¶nh hëng ®Õn viÖc ch¨m sãc gi¸o dôc trÎ .Víi yªu cÇu dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm” thì việc cho trẻ khám phá khoa học qua hoạt động thí nghiệm, quan sát hiện tượng là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng của mỗi một giáo viên mầm non nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với tình hình hiện nay. Năm học 2012 – 2013 tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, qua quá trình thực hiện việc chăm sóc giáo dục trẻ, bản thân tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 2.1.1. Thuận lợi: Bản thân nhận được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo sâu sát của ban giám hiệu nhà trường để tôi thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, được nhà trường đầu tư về cơ sở vật chất tạo điều kiện cho tôi tích cực tham gia vào các lớp học đào tạo nên trình độ chuyên môn khá vững vàng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song với lòng yêu nghề mến trẻ tôi đã tìm tòi một số biện pháp tối ưu, thu hút lôi cuốn trẻ tham gia vào các hoạt động một cách tích cực và có hiệu quả. 2.2. Các giải pháp: Giải pháp 1:Lập kế hoạch cho trẻ khám phá. - Dựa vào tình hình của lớp: Lớp có đủ diện tích phòng học rộng rãi, thoáng mát, có đủ đồ dùng để cho trẻ hoạt động trải nghiệm. Khuôn viên rộng, đảm bảo cho trẻ thực hành các hoạt động trải nghiệm ngoài trời. - Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Khả năng vận dụng những kinh nghiệm của trẻ trong quá trình thí nghiệm, sự linh hoạt tìm tòi, suy đoán, khám phá, khả năng tự làm thí nghiệm của trẻ. - Trên cơ sở kế hoạch năm, tháng của nhà trường, tôi đã xây dựng kế hoạch năm, tháng phù hợp với nhóm lớp mình phụ trách. Được sự đồng ý phê duyệt của ban giám hiệu nhà trường, tôi phân công nội dung, phần hành công việc cho giáo viên cùng lớp và triển khai cụ thể kế hoạch trong từng chủ đề, chủ điểm, kết thúc chủ đề, chủ điểm tôi đánh giá lại những việc làm được và chưa làm được, từ đó rút kinh nghiệm cho chủ đề sau. Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “Nước và các hiện tượng thiên nhiên” tôi đã: - Dựa vào nội dung chương trình của chủ đề đó. - Nắm được tác dụng của thí nghiệm đó xem nó đem lại những ích lợi gì cho trẻ. - Thí nghiệm phải phù hợp với nội dung chủ đề mà trẻ đang học. - Dựa vào nguyên vật liệu thiên nhiên, phế liệu sẵn có trong địa phương để lên kế hoạch nội dung cho thí nghiệm đó. Ví dụ: Chủ đề “Nước và các hiện tượng thiên nhiên” cô giáo cho trẻ hoạt động khám phá vật nào nổi, vật nào chìm. Chuẩn bị một chậu nước, một miếng sắt, một miếng gỗ, một miếng nhựa, một cục nam châm. +Bước 1: Cho trẻ tiếp xúc nhiều lần với đối tượng sắp thả vào nước, sau đó cho trẻ gọi tên các đồ vật đó bằng câu hỏi: Đây là cái gì? Được làm bằng gì? +Bước 2: Cho trẻ lần lượt thả các đồ vật đó vào chậu nước, trẻ được quan sát và phát hiện vật nào nổi ( gổ, nhựa), vật nào chìm (nam châm, sắt) +Bước 3:Lựa chọn và phân loại vật nào nổi để sang một bên, vật nào chìm để sang một bên sau đó cô giáo giải thích vì sao vật này lại nổi, vật kia lại chìm. +Bước 4: Cô giáo tổng hợp đánh giá, hôm nay trẻ đã làm được gì, phát hiện điều gì? - Cô chuẩn bị các câu hỏi nhằm tích cực hóa trẻ, câu hỏi mang tính gợi mở và chấp nhận những câu trả lời khác nhau của trẻ, giúp trẻ suy nghĩ và giải thích cho trẻ hiểu. - Cô giáo đưa các hoạt động thí nghiệm đó vào góc thiên nhiên hoặc vào hoạt động học, hoạt động ngoài trời, sinh hoạt chiều. - Tạo cơ hội để trẻ tự học, nếu có điều kiện cho trẻ lặp lại thí nghiệm vài lần để kiểm chứng, đồng thời tập cho trẻ tính kiên trì để tìm ra câu trả lời điều gì sẽ xảy ra nếu - Cô có thể tổ chức cho cả lớp cùng khám phá hoặc tổ chức theo nhóm để tạo mối thân thiện, đoàn kết trong lớp học. - Cô giáo tôn trọng nhân cách của trẻ, phải chấp nhận những câu trả lời khác nhau của trẻ (Luôn khen ngợi kịp thời với những câu trả lời đúng; nhẹ nhàng uốn nắn, chỉnh sửa những câu trẻ lời chưa chính xác với tinh thần động viên, khuyến khích là chính), chú ý quan tâm những trẻ yếu, nhút nhát, động viên kịp thời những tiến bộ của trẻ. Giải pháp 4: Khuyến khích trẻ trực tiếp làm thí nghiệm cùng cô. Công việc này tuy đơn giản nhưng có giá trị rất lớn. Nó khắc sâu kiến thức, kỹ năng cho trẻ, đồng thời giúp trẻ mạnh dạn, tự tin và đoàn kết với bạn. Tạo hứng thú cho trẻ khi được chính tay mình làm thí nghiệm Giáo dục trẻ ý thức biết trân trọng và giữ gìn đồ dùng, sản phẩm từ thí nghiệm mình làm ra. Cung cấp thêm đồ dùng đồ chơi cho lớp. Ví dụ: Để phục vụ cho các trò chơi âm nhạc ở góc nghệ thuật tôi tổ chức cho trẻ cùng cô thả vào mỗi chai nhựa một vật khác nhau như viên sỏi, gạo, lá khôsau đó cho trẻ cùng cô lắc lần lượt các chai nhựa xem nó có gì khác. Lúc đó trẻ sẽ phát hiện được âm thanh khác nhau phát ra từ những chai nhựa, từ đó tôi sẽ lưu lại để sử dụng cho các trò chơi âm nhạc. Hoặc cô có thể cho trẻ cùng cô làm thí nghiệm “Gieo hạt” xuống đất, sau vài ngày cô cho trẻ ra quan sát xem điều gì đã xảy ra Giải pháp 5: Công tác tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh. Để hoàn thành tốt công tác chăm sóc và giáo dục trẻ thì cần có sự phối hợp và hỗ trợ cho nhau giữa gia đình và nhà trường. Thực hiện tốt sự phối hợp đó tôi đã mạnh dạn chia sẽ suy nghĩ với phụ huynh về tầm quan trọng của việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, trong đó có nội dung dạy trẻ khám phá khoa học qua các hoạt động thí nghiệm, quan sát hiện tượng, để từ đó phụ huynh có nhận thức đúng đắn và xác định vai trò của mình trong việc chăm sóc giáo dục trẻ đặc biệt là giúp trẻ được trải nghiệm qua các thí nghiệm khám phá thế giới xung quanh. - Lên kế hoạch hoạt động tuần, ngày đầy đủ rồi trao đổi trực tiếp với phụ huynh trong giờ đón trẻ, trả trẻ để phụ huynh biết được kiến thức, kỹ năng trẻ sẽ Bên cạnh đó, thông qua hoạt động khám phá khoa học trẻ được sử dụng các giác quan và trực tiếp thực hiện, trẻ cùng tham gia thí nghiệm, cùng chơi cùng trải nghiệm. Hình thành cho trẻ trí tưởng tượng và phát triển tư duy, ngôn ngữ trí nhớ lâu bền . Mục đích cuối cùng là tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, đó là việc hình thành và rèn luyện kỹ năng dự đoán, quan sát, làm việc nhóm, chia sẻ kinh nghiệm của bản thân với các bạn. Như chúng ta biết lứa tuổi mẫu giáo, tuy trẻ còn nhỏ nhưng trẻ luôn luôn tìm hiểu thế giới xung quanh vốn muôn vàn câu hỏi thắc mắc: Tại sao cái này lại nổi?, Cái kia lại chìm?, Tại sao âm thanh phát ra từ 2 cái chai giống nhau lại khác nhau? Tại sao? Tại sao?... *Qua việc lựa chọn và sử dụng một số biện pháp giúp trẻ khám phá khoa học qua hoạt động thử nghiệm, quan sát hiện tượng. Đây là hoạt động thiết thực góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và trong quá trình thực hiện các biện pháp trên tôi đã thu được một số kết quả sau: - Đối với bản thân: + Đã hiểu rõ hơn mục đích, ý nghĩa hoạt động khám phá khoa học, hoạt động thử nghiệm + Đã tạo mối quan hệ gắn kết giữa phụ huynh, tạo sự thân thiện giữa cô và trẻ, giữa cô với phụ huynh. + Đã đưa chất lượng của lớp mình lên cao hơn. - Đối với trẻ: - Trẻ mạnh dạn, tự tin, thích tò mò, ham hiểu biết, thích quan sát khám phá, thích được sử dụng các giác quan và trực tiếp thực hiện, trẻ hiểu biết nhiều, rộng hơn về thế giới xung quanh, trẻ hoạt động tích cực hơn, có kiến thức đa dạng, phong phú, trẻ được phát triển trí tuệ Kết quả thể hiện rất rõ qua việc khảo sát chất lượng cuối năm: Lĩnh vực Xếp loại Tốt Xếp loại Khá Xếp loại TB Xếp loại Yếu LVPTNT 10/27 = 37% 10/27 = 37% 7/27 = 26% LVPTTM 11/27 = 40,7% 12/27 = 44,4% 4/27 = 14,9% LVPTNN 10/27 = 37% 12/27 = 44,4% 5/27 = 18,6% LVPTTC 15/27 = 55,6% 8/27 = 29,6% 4/27 = 14,8% -Đối với phụ huynh: + Phụ huynh đã hiểu được công việc, hoạt động của cô giáo.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_5_6_tuoi_kham_pha_kh.doc