SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái tại Trường Mầm non Đào viên

Môi trường hoạt động có tác dụng tốt đối với quá trình giáo dục trẻ .Với trẻ mẫu giáo thì những gì mới lạ đẹp mắt hấp dẫn là gây đ¬ược sự chú ý của trẻ. Để trẻ được làm quen chữ cái ở mọi góc trong và ngoài lớp, tôi luôn cố gắng tạo môi trường thật đẹp để thu hút trẻ. Ở mỗi góc chơi tôi thường trang trí những hình ảnh đẹp và gắn tên các góc chơi theo kiểu chữ in thường mà trẻ được học, để trẻ thường xuyên nhìn thấy và phát âm, tạo sự gần gũi yêu thích các chữ cái. Ở góc chữ cái tôi thường cho trẻ gắn tranh có gắn cụm từ chứa chữ cái cùng cô để trẻ được trải nghiệm, cho trẻ tô chữ cái rỗng để gắn lên góc chữ cái, việc trang trí góc chữ cái tôi thực hiện thay đổi theo chủ đề , ở góc bé ngoan tôi gắn kí hiệu của trẻ bằng các chữ cái và chữ số để trẻ phân biệt và nhận diện mặt chữ, các loại cốc, sách vở, bút màu tôi đều đánh kí hiệu cho trẻ. Vì thế việc tạo môi trư¬ờng làm quen chữ cái trong lớp học rất cần thiết để làm nổi bật bộ môn và chuyên đề.
docx 16 trang skmamnonhay 14/09/2024 620
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái tại Trường Mầm non Đào viên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái tại Trường Mầm non Đào viên

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái tại Trường Mầm non Đào viên
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình và toàn xã hội. Việc bảo vệ, 
chăm sóc và giáo dục có ý nghĩa hết sức quan trọng đến sự hình thành phát triển 
nhân cách ở mỗi trẻ. Thông qua các hoạt động học tập, vui chơi ở trường mà khả 
năng nhận thức của mỗi trẻ cũng được nâng lên, trong đó, hoạt động làm quen 
chữ cái rất cần thiết đối với trẻ mầm non, vì nó là phương tiện góp phần trong 
việc giáo dục đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, đặc biệt giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. 
Ngoài ra, môn Làm quen chữ cái là tiền đề vững chắc giúp trẻ bước vào trường 
Tiểu học với một tâm thế tự tin, vững chắc. Làm quen với chữ cái là môn học 
mở đầu cho bước ngoặt của quá trình giao tiếp, đồng thời nó là thước đo đánh 
giá kết quả học tập và giảng dạy các môn học khác trong chương trình chăm sóc 
giáo dục trẻ mầm non. Đối với trẻ mầm non hoạt động vui chơi đóng vai trò chủ 
đạo, trẻ bằng chơi, chơi mà học, nhưng bước vào trường tiểu học trẻ cần phải có 
tính kỉ luật trong học tập, để làm được điều đó trẻ phải nhận biết và phát âm 
đúng - chuẩn 29 chữ cái cơ bản. Vì thế muốn chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1, 
chúng ta không thể giúp trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái, nhận biết và 
phát âm chuẩn các âm của 29 chữ cái theo mẫu chữ in thường và viết thường, là 
bước khởi đầu cho trẻ có một nền tảng vững chắc trong quá trình học môn Tiếng 
Việt, mà ngôn ngữ là chiếc cầu nối giữa thế giới xung quanh với trẻ.
 Cũng như các môn học khác, chúng ta sử dụng những trò chơi và tổ chức 
những trò chơi đó sẽ nhằm giúp trẻ nhận biết và phát âm của 29 chữ cái. Do đó 
mà tiết học Làm quen với chữ cái, cần tổ chức tiết học như thế nào cho sinh 
động, điều đó rất khó. Bởi vì tiết học này rất cần thiết không thể thiếu được đối 
với trẻ.Vì vậy cần tổ chức như thế nào để môn hộc đạt kết quả cao là một điều vô 
cùng cần thiết. Đó là niềm trăn trở trong tôi mỗi ngày. Nhận thức được tầm quan 
trọng vào việc truyền thụ vào học cho trẻ mẫu giáo tôi để tâm nghiên cứu bộ 
môn này. Là một giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi trường mầm 
non Đào Viên, tôi nhận thấy nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm 
quen với chữ, hình thành và phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết là rất quan 
 Bản thân là giáo viên có trình độ chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình yêu nghề 
mến trẻ. Có trình độ sử dụng vi tính, tạo các bài giảng điện tử thu hút trẻ hứng 
thú tham gia vào hoạt động làm quen chữ cái tích cực.
 Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp trong trường, nhất là những 
đồng nghiệp có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm trong nghề.
 Được sự tín nhiệm và tin cậy của phụ huynh học sinh khi gửi con em mình 
đến trường, lớp.
 b. Hạn chế.
 - Nề nếp học tập cũng như kiến thức của trẻ còn hạn chế.
 - Đa số trẻ còn nhút nhát, rụt rè chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động ở 
trường, lớp. Trẻ hạn chế về tiếng Việt, nói năng chưa lưu loát
 Phụ huynh phần lớn là công nhân, một số phụ huynh chưa có ý thức cao trong 
việc đưa con em mình đến trường lớp học, ít quan tâm đến trẻ, phụ huynh chưa 
nhận thức hết tầm quan trọng của độ tuổi mẫu giáo còn xem nhẹ việc học ở độ tuổi 
này. Một số phụ huynh lại nôn nóng trong việc học chữ của trẻ nên đã dạy trước, 
tập viết trước nên dẫn đến việc tiếp thu bài của tiết học không đồng đều, trẻ tỏ ra 
kiêu căng vì mình đã biết rồi nên không chú ý đến bài giảng của cô giáo. 
 Những thực trạng trên đã gây khó khăn trong việc truyền tải kiến thức cũng 
như kĩ năng đến với học sinh, và bất cập quan điểm giữa cô giáo và phụ huynh.
 Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học 2020 - 2021
 khảo sát thực tế để xác định khả năng học chữ cái của trẻ bằng cách tổ chức 
cho trẻ tham gia vào các hoạt động cụ thể trên tiết học .
 Mức độ Tổng Đạt Chưa đạt
 số trẻ
 Tiêu chí SL % SL %
 Trẻ nhận biết và phát âm đúng 32 10 31.3 22 68.7
 Trẻ tô viết đúng chữ cái 32 12 37.5 20 62.5
 Trẻ cầm vở, để vở, ngồi tô đúng tư thế. 32 18 56.3 44 43.7
 Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động 32 15 46.9 17 53.1
 đổi mới. Vì thế trước khi lên lớp một tiết dạy làm quen với chữ cái tôi phải chuẩn 
bị đồ dùng chu đáo, tìm hiểu và nghiên cứu bài giảng kỹ lưỡng, từ cách phát âm 
chữ cái, đến cấu tạo chữ phải chính xác.
 Cùng với việc làm quen với chữ cái tôi còn phải hướng trẻ cách cầm bút đúng 
cầm bút bằng tay phải, cầm bút bằng ba đầu ngón tay, cách mở sách mở nhẹ 
nhàng, từ từ không làm lát, làm rách,quăn mép sách, cách tô sao cho đúng, tô trùng 
khít chữ nhưng khi tô các con phải ngồi ngay ngắn lưng thẳng, đầu hơi cúi 
 Khi thực hiện việc này tuy đơn giản nhưng phải có nghệ thuật. Nét mặt, cử 
chỉ điệu bộ của cô khi hướng dẫn trẻ phải linh hoạt tạo sự gần gũi với trẻ, giải 
thích rõ ràng, phát âm của cô luôn chuẩn để trẻ làm đúng. Trong lớp có một số 
cháu chưa mạnh dạn, tự tin vào bản thân, ít giơ tay phát biểu.
 Nhiều khi trẻ không giơ tay phát biểu, cô có khuyến khích trẻ cũng không giơ 
tay, và nhiều khi cô giáo sợ mất thời gian không hoàn thành tiết dạy nên bỏ qua và 
thường gọi những cháu mạnh dạn, trả lời tốt, như vậy các cháu nhút nhát càng nhút 
nhát hơn, không tương tác với cô. Đối với tôi, tôi luôn gần gũi, hỏi han quan tâm 
trẻ, tôi thường khen ngợi trẻ mặc dù trẻ có thể chưa trả lời đúng, vài lần như vậy, 
dần dần trẻ đã mạnh dạn hơn, và có tiến bộ hơn.
 c. Biện pháp 3: Dạy trẻ làm quen chữ cái bằng các trò chơi.
 Dựa vào đặc điểm của trẻ mẫu giáo là hay bắt chước và dạy nói cho trẻ dựa 
trên hình thức nói theo cô, trẻ chưa biết phân tích cách cấu tạo về âm. Do đó có 
nhiều lỗi phát âm trong tiếng việt. Chính vì vậy cô giáo cần xây dựng các trò chơi 
luyện phát âm đúng các âm phù hợp.
 Bằng các trò chơi mới mẻ trẻ sẽ hứng thú khám phá những điểm mới của bài 
học, tạo được sức hút mạnh mẽ của trẻ vào bài học và giúp trẻ khắc sâu trí nhớ về 
cấu toạ chữ được làm quen.
 Cho nên với mỗi tiết dạy tôi luôn tìm tòi, sáng tạo những trò chơi mới, cách 
chơi mới ứng dụng với các hình thức khác nhau, thường xuyên thay đổi trò chơi để 
tạo sự mới lạ hứng thú với trẻ.
 Hoạt động làm quen chữ cái tương đối khô khan so với các hoạt động khác vì 
thế để giúp trẻ hứng thú tham gia vào bài học với cô một cách tích cực cô giáo là 
 - Thường xuyên thông báo với phụ huynh về chương trình hoạt động ở lớp 
cũng như sự phát triển của trẻ để phụ huynh kết hợp ôn luyện cho trẻ tại nhà
 - Giới thiệu các loại sách vở mà trẻ được học ở lớp để phụ huynh kham khảo
 - Lên kế hoạch chương trình dạy, nội dung dạy dán vào bảng tuyên truyền với 
phụ huynh ở ngoài cửa lớp để phụ huynh theo dõi biết được tuần này học đến chữ 
gì để về ôn luyện cho con mình.
 3.Thực nghiệm sư phạm ( áp dụng thực tiễn)
 a. Mô tả cách thức thực hiện:
 Biện pháp 1: Tạo môi trường làm quen chữ cái.
 - Vấn đề tạo ra môi trường chữ không khó nhưng để môi trường mang tính 
thẩm mỹ thu hút sự quan sát, tìm tòi của trẻ là vấn đề khó hơn. Do đó tôi không 
ngừng nghiên cứu để tạo ra môi trường phong phú đa dạng, thẩm mỹ và thay đổi 
thường xuyên ở các góc tranh chuyện, góc chữ cái. Bên cạnh đó tôi còn sưu tầm 
những bộ tranh chuyện, thơ, tạp chí, họa báo với nhiều hình ảnh đẹp, có chữ cái to 
kèm theo, có chủ đề phù hợp các hoạt động theo từng chủ điểm. Về chuyện, tôi 
sưu tầm các chuyện cổ tích, chuyện dân gian, để trẻ kể chuyện theo tranh, kể 
chuyện sáng tạo, Ngoài ra còn có các bộ chữ cái, tranh lô tô chữ cái, bàn cờ chữ 
cái, tranh kèm nội dung theo chủ đề.
 Ví dụ: Phía trên khoảng tường rộng tôi dán chữ “Ong tìm chữ”. Tôi lựa chọn 
cắt dán để phù hợp với chủ điểm. Ví dụ: Như chủ điểm thế giới thực vật thì tôi cắt 
bìa thành cây to sau đó cho trẻ vẽ cắt dán hoặc sưu tầm họa báo tranh ảnh về các 
loại lá, hột hạt chữ cái theo sự hướng dẫn của cô giáo như lá thì trẻ dán chữ l, quả 
mận thì dán chữ m, hạt na thì dán chữ n. Hoặc cô giáo vẽ các hình ảnh về vườn 
hoa cúc mùa xuân trong bài thơ “Hoa cúc vàng” cô giáo viết chữ in thường hết cả 
bài thơ, nhưng những chữ cố định cho trẻ làm quen l, m, n thì cô tô màu sắc khác 
nổi bật để trẻ dễ nhìn thấy.
 Ví dụ: học đến chữ cái o, ô, ơ
 Tôi cho trẻ tô tranh quả bóng, cô giáo, lá cờ 
 Tô chữ cái o ô ơ giỗng và gắn lên góc chữ cái.
 Biện pháp 2: Dạy trẻ làm quen với chữ cái trong hoạt dộng học
 Lần 1 : Cô phát âm âm vị của các chữ cái đã học, trẻ tìm chữ cái đúng với âm 
vị cô vừa phát âm,và giơ lên đọc thật to chữ cái đó
 Lần 2: Cô nói cấu tạo chữ trẻ chọn nhanh và giờ lên phát âm thật to 
 Luật chơi: ai chọn sai chữ cái theo yêu cầu thì sẽ thua cuộc và phải phát âm 
chữ cái đó 10 lần.
 - Trò chơi: Thi xem đội nào nhanh
 + Chuẩn bị: Các hình ảnh và bài thơ.
 + Cách chơi: Trong thời gian một bài hát đội nào gạch chân đúng chữ cái cô 
yêu cầu và gạch được nhiều chữ cái thì đội đó thắng cuộc.
 Trò chơi: Vui cùng xúc xắc
 Chuẩn bị: các quân xúc xắc có gắn chữ cái đủ cho trẻ
 Cách chơi: khi a xúc xắc gieo chữ cái, mặt trước của anh xúc xắc có chữ cái 
gì thì trẻ nhanh tay chọn quân xúc xắc có gắn chữ cái giống của anh xúc xắc giơ 
lên và đọc thật to.
 Trò chơi: Hái quả
 + Luật chơi: Trong thời gian 1 bản nhạc đội nào hái được nhiều quả theo yêu 
cầu thì đội đó sẽ giành chiến thắng ..
 + Cách chơi: Cô chuẩn bị hai cái cây có quả, trên mỗi quả cô có gắn chữ cái, 
yêu cầu mỗi đội lên hái quả có chứa chữ cái khác nhau.
 Ví dụ: Đội 1 hái quả có chứa chữ cái “e”
 Đội 2 hái quả có chứa chữ cái “ê” 
 Trò chơi: Cướp cờ
 Chuẩn bị:
 -5 – 6 lá cờ, các lá cờ có gẵn chữ cái( Không trùng nhau)
 - 1 ống cắm cờ
 Cách chơi: chia lớp thành hai đội, mỗi đội cử 5 người lên chơi, cô vẽ một 
vòng tròn có đường kính 30cm, đặt ống cắm cờ vào giữa vòng tròn và cắm các lá 
cờ có gắn chữ cái (Lá cờ phải được cắm thẳng để trẻ nhìn rõ mặt chữ). Từ vòng 
tròn đặt ống cắm cờ khoảng 3-4m ở hai đầu sân cô kẻ 1 vạch mốc, cho trẻ hai đội 
chơi đứng tại vạch mốc đó và quay mặt vào ống cắm cờ.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_5_6_tuoi_hoc_tot_mon.docx