SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi học tốt môn Âm nhạc tại trường mầm non
Khi trẻ tham gia các hoạt động âm nhạc trẻ được giáo dục về văn hóa giao tiếp, văn hóa hành vi và tính tập thể tạo điều kiện hình thành những phẩm chất đạo đức của trẻ. Bên cạnh đó trẻ được tăng thêm vốn hiểu biết về thế giới xung quanh thông qua lời ca, qua nội dung của những bài hát. Đồng thời vốn từ của trẻ cũng tăng lên đáng kể khi trẻ được nghe hay được hát những bài hát. Không chỉ vậy âm nhạc cũng là phương tiện thúc đẩy sự phát triển thể chất của trẻ: khi nghe nhạc giúp cho sự phát triển của tai nghe âm nhạc. tính chất đa dạng của các hoạt động âm nhạc gợi ra những phản ứng gắn với sự thay đổi nhịp tim sự trao đổi máu, hô hấp. khi trẻ được vận động theo nhịp điệu âm nhạc giúp trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát hơn.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động âm nhạc là một trong những con đường giúp trẻ phát triển toàn diện. và đặc biết đối với trẻ 5 tuổi rất cần có hành trang tốt, hoàn thiện hơn về mọi mặt để sẵn sàng bước vào lớp 1. nên khi được giao nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ lớp 5-6 tuổi tôi đã chọn đề tài "Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi học tốt môn Âm nhạc tại trường mầm non"
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động âm nhạc là một trong những con đường giúp trẻ phát triển toàn diện. và đặc biết đối với trẻ 5 tuổi rất cần có hành trang tốt, hoàn thiện hơn về mọi mặt để sẵn sàng bước vào lớp 1. nên khi được giao nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ lớp 5-6 tuổi tôi đã chọn đề tài "Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi học tốt môn Âm nhạc tại trường mầm non"
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi học tốt môn Âm nhạc tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi học tốt môn Âm nhạc tại trường mầm non
I. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 1. Tên đề tài "Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi học tốt môn Âm nhạc tại trường mầm non " a. Lý do chọn đề tài: Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. đối với trẻ thơ âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm,... âm nhạc là thế giới diệu kỳ đầy cảm xúc, trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ khi còn nằm trong nôi, khi trẻ được nghe tiếng hát ru của mẹ trẻ có những phản ứng xúc cảm từ rất sớm và những biểu hiện sinh động khi nghe thấy nhạc âm. điều đó có thể khẳng định rằng trẻ có thể làm quen với âm nhạc ngay từ những tháng tuổi đầu tiên, âm nhạc là phương tiện tích cực trong việc giáo dục trẻ em ở nhiều mặt như: thẩm mỹ, đạo đức ,trí tuệ, thể chất . Đặc biệt với trẻ mầm non thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, trẻ cảm nhận cái đẹp và luôn hướng tới cái đẹp. Khi trẻ tham gia các hoạt động âm nhạc trẻ được giáo dục về văn hóa giao tiếp, văn hóa hành vi và tính tập thể tạo điều kiện hình thành những phẩm chất đạo đức của trẻ. Bên cạnh đó trẻ được tăng thêm vốn hiểu biết về thế giới xung quanh thông qua lời ca, qua nội dung của những bài hát. Đồng thời vốn từ của trẻ cũng tăng lên đáng kể khi trẻ được nghe hay được hát những bài hát. Không chỉ vậy âm nhạc cũng là phương tiện thúc đẩy sự phát triển thể chất của trẻ: khi nghe nhạc giúp cho sự phát triển của tai nghe âm nhạc. tính chất đa dạng của các hoạt động âm nhạc gợi ra những phản ứng gắn với sự thay đổi nhịp tim sự trao đổi máu, hô hấp. khi trẻ được vận động theo nhịp điệu âm nhạc giúp trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động âm nhạc là một trong những con đường giúp trẻ phát triển toàn diện. và đặc biết đối với trẻ 5 tuổi rất cần có 2/28 kết hợp với giáo viên trong việc giáo dục trẻ, thường xuyên hỏi, trao đổi tình hình học tập của con mình với cô giáo. b) Khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi thì tôi vẫn còn gặp 1 số khó khăn sau: - Về điều kiện, cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học: Lớp học còn hoạt động chung, chưa có phòng học âm nhạc riêng. Đồ dùng, dụng cụ âm nhạc còn chưa phong phú đa dạng. - Về trẻ: Nhiều trẻ hát chưa đúng giai điệu, tiết tấu, trẻ chưa biết cách lấy hơi, trong hoạt động nghe hát trẻ còn hạn chế trong việc cảm nhận sắc thái, trẻ chỉ biết lắng nghe mà chưa biết thể hiện tình cảm, thái độ, cảm xúc khi nghe, Trẻ lớp tôi một số còn nhút nhát dè dặt, tác phong biểu diễn giữa đám đông còn hạn chế, hay khi biểu diễn chưa biểu cảm trên khuôn mặt. Bên cạnh đó còn có Một số trẻ rất hiếu động nên gây khó khăn trong việc tổ chức hoạt động học. - Về phụ huynh: Phụ huynh lớp tôi đa số làm nông nghiệp vốn hiểu biết về giáo dục trẻ còn hạn chế, phụ huynh còn nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động âm nhạc đối với sự phát triển toàn diện của con em mình nên còn không quan tâm đến việc học âm nhạc của trẻ. 2- Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài. Qua quá trình khảo sát tôi thống kê được khả năng học âm nhạc của trẻ như sau: 4/28 nhạc. thì một việc đầu tiên phải làm đó là tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ cũng như khả năng chú ý tiếp thu kiến thức kỹ năng hoạt động âm nhạc của trẻ bởi vậy tôi tiến hành khảo sát khả năng âm nhạc của trẻ để tìm hiểu xem những trẻ nào có khả năng về mặt nào hay còn yếu về mặt nào ghi lại kết quả khảo sát để có biện pháp nâng cao hay bồi dưỡng thêm cho trẻ. Tôi thực hiện khảo sát về kỹ năng âm nhạc đơn giản theo chương trình của trẻ: + Khảo sát khả năng hát đúng lời ca, giai điệu của bài hát bằng cách cho trẻ hát những bài hát trẻ đã học, +Khảo sát khả năng vận động linh hoạt của trẻ qua việc vận động lại những bài đã được học hoặc những trò chơi âm nhạc . Ví Dụ: cho trẻ chơi trò chơi “ Nghe giai điệu đoán tên bài hát” Cách chơi: Gồm 2 đội chơi. Cô mở cho trẻ nghe giai điệu bài hát, nhiệm vụ của 2 đội là chú ý nghe và đoán xem đó là bài hát gì. Và lắc sắc xô giành quyền trả lời rồi nói rõ tên bài hát của giai điệu vừa nghe, nếu đúng sẽ dành chiến thắng, nếu sai quyền trả lời thuộc về đội bạn. +Khảo sát khả năng phát triển tai nghe âm nhạc của trẻ qua việc cho trẻ nghe âm thanh của các loại nhạc cụ để trẻ có thể phân biệt từng loại nhạc cụ. Ví dụ: Cho trẻ phân biệt được độ to nhỏ nhanh chậm khác nhau của âm thanh qua trò chơi “thử tài nhạc công” trẻ làm nhạc công đánh nhịp theo bản nhạc, khi nhạc nhanh thì đánh nhịp nhanh khi nhạc chậm thì đánh nhịp chậm. . Cho trẻ chơi trò chơi “Ai đoán giỏi” để đánh giá khả năng tai nghe âm nhạc của trẻ. cô cho một trẻ đội mũ kín mắt rồi cho trẻ khác lên tạo âm thanh từ nhạc cụ để trẻ đoán tên nhạc cụ đó là gì. Hoặc cho trẻ hát để bạn đội mũ đoán tên bạn hát. 6/28 Bảng tổng hợp khả năng học âm nhạc của trẻ 2) Biện pháp 2: Xây dựng môi trường hoạt động âm nhạc khoa học, hấp dẫn, sử dụng đồ dùng, dụng cụ âm nhạc mới lạ, đa dạng. Như chúng ta đã biết đặc điểm của trẻ mẫu giáo là thích những cái đẹp, cái có màu sắc rực rỡ, những cái mới lạ.bởi vậy những kích thích đầu tiên để trẻ tích cực tham gia hoạt động là môi trường, dụng cụ âm nhạc phải đẹp , hấp dẫn, đa dạng. ở lớp tôi đặc biệt chú ý đến môi trường hoạt động của trẻ ở trong lớp, tôi bố trí một cách khoa học nhất để có diện tích phòng học rộng nhất. đặc biệt là góc âm nhạc: góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ có thể tập biểu diễn, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát triển những kỹ năng âm nhạc qua các trò chơi, các hoạt động sáng tạo làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Tôi luôn chú ý bố trí, sắp xếp các dụng cụ, đồ dùng âm nhạc để tạo môi trường học gần gũi, thoải mái cho trẻ hoạt động và đặc biệt tôi thay đổi góc theo từng chủ đề, lựa chọn những hình ảnh sinh động hấp dẫn để trang trí góc làm cho góc trở nên phong phú đa dạng, nhiều màu sắc hấp dẫn giúp trẻ hứng thú hơn. ví dụ : Trong chủ đề trường mầm non Góc âm nhạc tôi làm một sân khấu có những màu sắc rực rỡ, hấp dẫn, có hình ảnh các bạn nhỏ đang đàn, hát. 8/28 Hình ảnh một số dụng cụ âm nhạc tự tạo Không chỉ cô làm mà tôi còn khuyến khích trẻ tự làm một số đồ dùng đơn giản phục vụ âm nhạc để khuyến khích khả năng sáng tạo của trẻ: Ví dụ: trong hoạt động góc ở chủ đề “bản thân” Tôi để giấy báo, giấy bó hoa, hay những loại giấy phế liệu có kích cỡ khác nhau tạo điều kiện cho trẻ sáng tạo ra các kiểu áo váy trang phục biểu diễn, vòng đeo tay, nơ, hoa.... 10/28 “ Đồ Rê Mí”... Ví dụ “ Xin chào mừng các bé đến với chương trình “ Bé yêu âm nhạc” được tổ chức tại lớp 5 tuổi A1 ngày hôm nay” với cách tạo hứng thú như vậy trẻ rất vui và hào hứng tham gia hoạt động. Tôi còn vận dụng một số tình huống trong dân gian, những lời thơ ca, để tạo hứng thú cho trẻ : Ví dụ: bắt đầu vào giờ hoạt động cô cầm loa vừa đi vừa thông báo một Cách vui nhộn: “ Loa loa loa! Mầm non mở hội Vui thật là vui Các bé gần xa Mau mau về đây dự hội” Một số hình thức hoạt động nghệ thuật trong trường mầm non như: Hát, nghe nhạc, vận động sáng tạo, trò chơi ...có tác dụng rất lớn trong việc tạo sự hưng phấn, phát triển nhận thức, trí tưởng tượng, giáo dục những tình cảm xã hội lành mạnh, làm phong phú thế giới nội tâm của trẻ, hình thành phát triển tình cảm thẩm mĩ, kích thích khả năng sáng tạo của trẻ trong quá trình khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh. Do vậy, giáo viên mầm non cần trau dồi kiến thức, kĩ năng cảm nhận và thể hiện cái đẹp xung quanh hơn nữa, để vận dụng tổ chức tốt các hình thức cho trẻ tập hát, nghe nhạc, vận động, chơi trò chơi .. Trong quá trình tổ chức hoạt động tôi luôn tạo những tình huống hấp dẫn cho trẻ hoạt động để trẻ đang học mà có cảm giác như đang được chơi. Ví dụ : chủ đề “ Nghề nghiệp” khi cho trẻ nghe hát bài “ màu áo chú bộ đội” tôi cho trẻ mặc quần áo chú bộ đội chạy ra cho cả lớp quan sát rồi tôi giới thiệu về bài hát. như vậy vừa tạo được hứng thú cho trẻ lại vừa giúp trẻ được quan sát hình tượng chú bộ đội điều đó giúp trẻ cảm nhận bài hát được sâu sắc hơn. 12/28 trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, phát triển năng khiếu âm nhạc. giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có những phản xạ nhanh, nhạy, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu những nội dung giáo dục. Chính vì vậy bản thân tôi luôn tìm tòi, sáng tạo, cải biên một số trò chơi đưa vào hoạt động nhằm làm tăng thêm sự phong phú âm nhạc cho trẻ. Ví dụ: -Trò chơi “nghe thấu hát tài” : Trò chơi giúp trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt, truyền tin đúng cho bạn. Chuẩn bị : Một số câu hát trong các bài hát trong chương trình mà trẻ đã thuộc. Cách chơi: Thành viên thứ nhất của 2 đội ra ngoài lớp, cô nói thầm vào tai từng trẻ đại diện của 2 đội một câu hát giống nhau. Sau đó 2 trẻ có trách nhiệm chạy về đội của mình và nói lại câu hát đó cho bạn thứ 2, bạn thứ 2 nói thầm vào tai cho bạn thứ 3...Và cứ thế tiếp tục cho đến trẻ cuối cùng của đội, trẻ cuối cùng lên hát lại câu hát đó. Nếu đội nào hát đúng và nhanh hơn thì thắng cuộc. -Trò chơi “Ghi nhớ dấu chân” Trò chơi phát triển tai nghe, trẻ phản ứng nhanh với các loại nhạc cụ với tiết tấu khác nhau và giúp trẻ ghi nhớ có chủ định. Chuẩn bị: Phấn màu, 5-6 vòng tròn, trống lắc. Cách chơi: Cô có từ 5-6 vòng tròn, số trẻ mỗi lần tham gia chơi tương ứng với số vòng, cô dùng phấn màu vẽ hình bàn chân của trẻ vào đó và đánh số theo thứ tự. Sau đó cho trẻ đi theo tiếng gõ nhịp nhàng xung quanh vòng tròn, khi tiết tấu gõ thay đổi, trẻ phải chạy vào vòng có dấu chân của mình. Nếu trẻ nào chạy vào vòng mà ướm dấu chân của mình không vừa với dấu chân đã vẽ trong vòng sẽ phải nhảy lò cò quanh lớp một vòng. Để giờ hoạt động âm nhạc sinh động hơn tôi đã đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào: Tôi Thường xuyên vào các trang web để tìm các tư liệu, hình ảnh, ảnh động, video clip ...hoặc chụp ảnh quay video làm tư liệu, kết hợp với các phần mềm: pwerpoint sử lí hình ảnh và sử dụng trong bài dạy. giúp trẻ hứng thú và dễ dàng cảm nhận sâu sắc hơn về bài học. 14/28 cháu là những trẻ mầm non còn chưa tự giác. trẻ mới tạm thời rời khỏi vòng tay âu yếm của bố mẹ để đến trường, vì vậy lúc này âm nhạc góp phần tác động rất lớn. biết được điều này tôi lựa chọn một số bài hát rất lôi cuốn trẻ như : bài hát “Em đi Mẫu giáo” sáng tác Dương Minh Viên , “Cháu đi Mẫu giáo” của Phạm Thanh Hưng, bài “Trường chúng cháu là trường Mầm non”của Phạm Tuyên. bài “Vui đến trường” của Hồ Bắc. những bài hát này có nhịp điệu vừa phải, sắc thái vui vẻ , lời ca thì như động viên các bé tới trường. - Trong hoạt động làm quen với văn học : Đây là hoạt động cô giáo dạy trẻ cảm thụ bài thơ, câu chuyện thông qua việc đọc diễn cảm, giảng nội dung... để truyền đạt tới trẻ những vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc, sản phẩm trí tuệ và tình cảm của bao thế hệ người Việt Nam . Ví dụ: khi dạy bài thơ “Hạt gạo làng ta” của Trần Đăng Khoa, sau khi trẻ đọc thơ xong cô kết hợp cho trẻ nghe bài hát “Hạt gạo làng ta” do Trần Viết Bính phổ nhạc. Và chính giai điệu trữ tình của bài hát giúp cho ý thơ trong bài thơ được nâng cao, và cũng góp phần nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ. Có nhiều bài thơ có cùng chủ đề với bài hát, tuy là lời thơ không hoàn toàn trùng với lời bài hát nhưng mang ý nghĩa mở rộng nhận thức cho trẻ trong tiết học đó Ví dụ: Trẻ đọc bài thơ “Bó hoa tặng cô” của Ngô Quân Miện Sau khi đọc thơ kết hợp hát bài: “Mưng ngày 8/3” nhạc và lời của Tân Huyền giúp trẻ cảm thụ và hiểu thêm nội dung bài thơ. Đồng thời giúp trẻ cảm nhận rõ hơn không khí vui tươi rộn ràng trong ngày mùng 8 tháng 3. - Trong hoạt động Làm quen chữ cái: Trong giờ làm quen chữ cái yêu cầu cháu nhận mặt chữ bằng nhiều biện pháp khác nhau thì song song với việc nhận biết chữ cái, âm nhạc nghe trong giờ học cũng góp phần giúp trẻ nhận biết thêm Ví dụ: ôn nhóm chữ cái o, ô, ơ ; a, ă, â qua bài hát “Sói và gà cánh tiên” của Trần Ngọc. - Trong hoạt động Khám phá : 16/28
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_5_6_tuoi_hoc_tot_mon.docx