SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hoạt động tốt lĩnh vực giáo dục Âm nhạc

Ở trường Mầm non, giáo dục âm nhạc chính là giúp trẻ biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động phong phú như: Ca hát, vận động theo nhạc, nghe hát, trò chơi âm nhạc. Giáo dục âm nhạc đem lại những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc, dần dần hình thành trong tâm hồn và tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc cho trẻ, tạo cho trẻ lòng yêu âm nhạc, đây chính là bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, thưởng thức, biết cách biểu diễn các tác phẩm âm nhạc ở những mức độ đơn giản. Thế nhưng, với thực trạng của lớp tôi hiện nay, mức độ cảm thụ âm nhạc của trẻ không đồng đều, trẻ thường hay thờ ơ không hứng thú với hoạt động âm nhạc, chính vì vậy việc tổ chức các hoạt động âm nhạc ở hoạt động chung gặp rất nhiều khó khăn và kết quả mang lại chưa cao .Vậy làm thế nào để tạo điều kiện cho trẻ có được vốn sống âm nhạc phong phú? Làm thế nào để trẻ hứng thú với hoạt động âm nhạc? Làm thế nào để nâng cao kỹ năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ?…Đó chính là điều mà tôi luôn suy nghĩ và trăn trở. Với mong muốn giúp trẻ yêu thích âm nhạc, phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ âm nhạc, phát triển trí thông minh, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, linh hoạt, sáng tạo trong các hoạt động, khơi dậy ở trẻ niềm yêu thích và đam mê âm nhạc... nhằm góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ nên tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi hoạt động tốt lĩnh vực giáo dục âm nhạc.
docx 10 trang skmamnonhay 12/04/2025 251
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hoạt động tốt lĩnh vực giáo dục Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hoạt động tốt lĩnh vực giáo dục Âm nhạc

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hoạt động tốt lĩnh vực giáo dục Âm nhạc
 Làm thế nào để nâng cao kỹ năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ?...
Đó chính là điều mà tôi luôn suy nghĩ và trăn trở. Với mong muốn giúp trẻ yêu 
thích âm nhạc, phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ âm nhạc, phát triển trí thông 
minh, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, linh hoạt, sáng tạo trong các hoạt động, khơi dậy ở 
trẻ niềm yêu thích và đam mê âm nhạc... nhằm góp phần phát triển nhân cách toàn 
diện cho trẻ nên tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 
hoạt động tốt lĩnh vực giáo dục âm nhạc.
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Qua nghiên cứu tình hình thực tế tại trường và tại lớp tôi nhận thấy những thuận 
lợi và khó khăn sau:
1. Thuận lợi:
Trường mầm non Bảo Ninh là trường trọng điểm nên luôn được các cấp, các ngành 
quan tâm và tạo mọi điều kiện, nhất là Ủy ban nhân dân xã luôn quan tâm đầu tư 
xây dựng nên trường lớp khang trang, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ. Lớp học 
rộng, sân chơi, bãi tập thoáng mát, có phòng nghệ thuật phù hợp để tổ chức hoạt 
động âm nhạc. Các phương tiện dạy học tương đối đầy đủ. Trong quá trình thực 
hiện công tác chăm sóc, giáo dục trẻ nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của 
quý bậc phụ huynh. Bản thân có đủ trình độ chuyên môn, cần cù chịu khó, luôn 
nghiên cứu, ham học hỏi và có năng khiếu, yêu thích hoạt động âm nhạc. Đối với 
trẻ, hoạt động âm nhạc là một hoạt động hấp dẫn và ở lớp có một số cháu có năng 
khiếu âm nhạc luôn muốn được thể hiện mình.
2. Khó khăn:
Trang thiết bị và phương tiện, điều kiện dạy học tuy đủ nhưng thiếu đồng bộ chưa 
đáp ứng được yêu cầu hoạt động của trẻ. Một số trẻ còn thờ ơ chưa tích cực tham 
gia vào hoạt động. Một số bậc phụ huynh bận làm ăn kinh tế mà chưa quan tâm 
đến con em của mình nên việc cho trẻ tiếp cận âm nhạc vẫn còn hạn chế.
 Từ những thuận lợi và khó khăn trên bản thân tôi đã tìm ra những biện pháp 
thực hiện sau:
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Tạo môi trường hoạt động
 Góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ 
có thể làm quen, ôn luyện, cũng cố các vận động và phát triển những kĩ năng âm 
nhạc qua các trò chơi, các hoạt động sáng tạo, chính vì thế tôi luôn chú ý tận dụng 
diện tích phòng học, bố trí, sắp xếp các dụng cụ, đồ dùng âm nhạc để tạo môi 
trường lớp học thân thiện gần gũi với trẻ, tạo cho trẻ luôn cảm thấy thoải mái, thích Đối với các bài hát cho trẻ nghe cần phải lựa chọn dân ca các vùng miền, 
đồng dao hoặc các bài hát vui tươi trong sáng có nội dung phản ánh hiện thực và 
gần gủi trẻ.
Ví dụ: Chọn các bài Dân ca, như bài : “Hoa thơm bướm lượn” “Cò lả” “ Lý chiều 
chiều” “Lý kéo chài”... Đồng dao như: “Xỉa các mè” “ Con gà” “ Làng chim”... 
Các bài hát có tính chất vui tươi trong sáng như “Mùa xuân ơi” “Con cào cào” 
“Chú ếch con”.
 Trò chơi âm nhạc được xem như là một hình thức vận động theo nhạc của 
chương trình giáo dục mầm non. Nó có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe 
nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc. Các 
yếu tố đó góp phần giúp cho trẻ cảm thụ tốt âm nhạc. Chính vì vậy bản thân tôi đã 
tìm tòi lựa chọn hoặc sáng tạo, cải biên một số trò chơi nhằm làm tăng thêm sự 
phong phú âm nhạc cho trẻ.
Ví dụ: Tôi đã suy nghĩ và thiết kế một số trò chơi trên cơ sở chính của các trò chơi 
âm nhạc, như: trò chơi “Ô số bí mật”: Trò chơi này được thiết kế trên máy tính, khi 
chơi trẻ sẻ chọn ô số tùy thích, cô giáo sẽ “mở” ô số và bản nhạc sau ô số cất lên, 
trẻ sẽ đoán tên bài hát. Như vậy, nội dung chính của nó là “Nghe giai điệu đoán tên 
bài hát” nhưng khi tổ chức theo hình thức này trẻ rất thích thú.
Đặc biệt, để giúp trẻ có cảm xúc âm nhạc, hiểu được nội dung bài học, hứng thú 
với hoạt động thì trước hết giáo viên phải chuyển tải được sắc thái tình cảm của nội 
dung bài hát. Chính vì thế, trước khi chuẩn bị cho hoạt động tôi phải tìm hiểu và 
phân tích bài trên cơ sở đó luyện kỹ năng hát diễn cảm, thể hiện sắc thái phù hợp 
với nội dung bài hát. Để thu hút được sự chú ý của trẻ tôi luôn chọn thủ thuật vào 
bài hấp dẫn, sinh động thông qua nhiều hình thức khác nhau như : Những đồ dùng 
vật thật, hay những câu đố, những đoạn clip làm nổi bật chủ đề dạy...
Ví dụ: Ở chủ đề “ Tết và mùa xuân” Dạy bài hát “ Sắp đến tết rồi” Cô giáo trang trí 
hoa đào, hoa mai, và một số hình ảnh khác về ngày tết cổ truyền của dân tộc, tạo ra 
được không khí tết ở trong lớp truớc khi tổ chức hoạt động để thu hút sự chú ý của 
trẻ.
Ở chủ đề thế giới thực vật dạy hát bài: “ Em yêu cây xanh” cô cho cháu xem clip 
về các loại cây...
Ngoài ra, cần tổ chức các hoạt động đa dạng và dựa vào hoạt động trọng tâm để lựa 
chọn hình thức phù hợp. còi tàu , tiếng xe ô tô, tiếng chim kêu , tiếng gà gáy... Để phát triển ở trẻ sự nhạy 
cảm và rèn luyện tai nghe cho trẻ.
4. Sử dụng các loại nhạc cụ, trang phục gây hứng thú cho trẻ
 Nhạc cụ và trang phục rất cần thiết đối với âm nhạc. Nó giúp trẻ hứng thú 
hơn khi hát, múa và vận động minh họa biểu diễn các bài hát. Những tiết tấu giai 
điệu, nhịp điệu đem âm thanh đến cho trẻ thì trang phục sẽ mang đến cho trẻ những 
hình ảnh đẹp qua đó trẻ sẽ say mê và thích thú với các bài hát. Để trẻ không cảm 
thấy chán tôi thường xuyên thay đổi và bổ sung các đồ dùng để kích thích trẻ.
Ví dụ: Dùng lời kích thích trẻ “Hôm nay góc âm nhạc có rất nhiều đồ dùng và đồ 
chơi mới các con hãy đến thử xem “Mỗi lần nên thay đổi 3-4 đồ dùng, đồ chơi. 
Giáo viên khuyến khích trẻ trải nghiệm, tìm tòi, khám phá những đồ dùng và đồ 
chơi mới.
Ví dụ: Để gõ đệm cho bài hát mới, gợi ý trẻ sử dụng trống lắc, thanh gõ,... trẻ kết 
hợp với việc sử dụng đũa, gõ những ly thủy tinh có lượng nước khác nhau tạo ra 
một tổ khúc âm thanh hài hòa rất hay và lạ. Trong quá trình trẻ chơi tại góc âm 
nhạc giáo viên tận dụng để giới thiệu cho trẻ một số loại đàn mà trẻ biết.
 Ví dụ: Về đàn tranh, sau khi cô giới thiệu chọn tiếng đàn tranh trong 
đàn organ cô cho trẻ nghe một bài hát quen thuộc giúp trẻ dể cảm thụ.
 Tôi sử dụng các nguồn vật liệu đa dạng mở như: Muổng, gổ, thanh tre, ly 
nhựa, nắp thiếc , hộp sữa......để làm các nhạc cụ. Các nguyên vật liệu tạo ra các âm 
thanh khác nhau từ đó trẻ có thể cảm nhận được mỗi vật liệu tạo ra những âm 
thanh khác nhau, trên các vật liệu cô chú ý trang trí các màu sắc sặc sở để bắt mắt 
và thu hút sự chú ý của trẻ.
Ngoài ra, để trẻ biết được những hình tượng về con người của từng vùng miền trên 
khắp đất nước Việt nam, khi cho trẻ múa hát hoặc cô giáo múa hát thì cô phải 
chuẩn bị những bộ trang phục đặc trưng của từng vùng miền.
Ví dụ: Với dân ca Bắc Bộ thì váy đụp và áo tứ thân, áo yếm, khăn mỏ quạ. Đạo cụ 
hay nhạc cụ đi kèm sẻ tùy theo các bài hát “ Bà còng đi chợ” chuẩn bị gậy và mũ 
tôm tép. Bài dân ca “Lý cây bông” chuẩn bị áo bà ba, khăn rằn. Bài “Trống cơm” 
chuẩn bị trống cơm, áo dài khăn đóng... Để tạo ra các trang phục biểu diễn hấp 
dẫn bắt mắt, tôi dùng ruy băng các dây kim tuyến,c ác loại giấy màu, phế liệu... 
cùng cháu trang trí váy áo tạo cho trẻ hứng thú và trẻ sẽ rất phấn khởi khi tự mình 
mặc bộ trang phục do mình tạo ra. Ngoài ra, tôi còn kết hợp với phụ huynh sưu tầm băng đĩa nhạc, những bài 
hát hay có nội dung phù hợp với trẻ, ghi âm giọng hát của trẻ để bổ sung vào góc 
âm nhạc.
 Thường xuyên tổ chức chương trình biểu diễn văn nghệ nhân các ngày hội, 
ngày lễ như: “Tết trung thu”, “Ngày hội đến trường của bé”, “ Các ngày lễ hội”...
 Tổ chức cho các lớp tham gia biểu diễn giao lưu văn nghệ.
IV. KẾT QUẢ
 Sau khi triển khai thực hiện các biện pháp trên tại lớp mình tôi thấy hoạt động 
âm nhạc đạt kết quả tốt hơn, sinh động hơn, trẻ thoải mái hứng thú và tích cực 
tham gia vào hoạt động.
 Trên 90% trẻ thực sự thích thú khi tham gia hoạt động giáo dục âm nhạc, tích 
cực tham gia các trò chơi, chơi thành thạo các trò chơi....Các buổi hoạt động chung 
luôn tạo được không khí vui tươi, hào hứng từ đó hoạt động âm nhạc luôn đạt được 
kết quả cao. Và cái quan trọng là âm nhạc nó như một sợi dây vô hình giúp cô trẻ 
gần gũi nhau hơn, trẻ tự tin và mạnh dạn hơn trước rất nhiều. Một số cháu còn 
tham gia vào đội văn nghệ của nhà trường và được đi biểu diễn ở nhiều nơi trong 
các dịp lễ hội... ( Cháu Linh Ngọc, Kiều Anh, Mai Linh, Như Quỳnh....) Nhiều 
cháu trước đây rất nhút nhát và thờ ơ với âm nhạc nhưng giờ đây đã rất hứng thú 
khi các hoạt động âm nhạc, đồng thời tham gia vào đội văn nghệ của lớp và biểu 
diễn rất tự tin và mạnh dạn.
 Phụ huynh luôn quan tâm đến con em mình, sẵn sàng phối hợp, giúp đỡ cô giáo 
trong tất cả các hoạt động, thường xuyên chủ động trao đổi với giáo viên về tình 
hình của trẻ và điều đáng chú ý nhất là phụ huynh rất phấn khởi, vui mừng khi con 
mình được tham gia biểu diễn văn nghệ cùng bạn và cô giáo.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua quá trình thực hiện đề tài, những bài học kinh nghiệm được rút ra khi tổ chức 
thực hiện hoạt động này là:
Để giúp trẻ hoạt động tốt lĩnh vực âm nhạc, giáo viên cần tận dụng các biện pháp, 
lồng ghép các hoạt động khác sao cho phù hợp và có chất lượng, gây được sự hứng 
thú với trẻ.
 Chuẩn bị các phương tiện và dụng cụ âm nhạc đẹp, phong phú và bắt mắt 
trẻ, tạo mọi điều kiện thuận tiện nhất cho trẻ hoạt động.
 Thường xuyên gần gũi động viên trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động tập 
thể. ............................................................
............................................................ 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_5_6_tuoi_hoat_dong_t.docx