SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành sự tự tin

Đối với trẻ 5-6 tuổi rất cần có tính mạnh dạn, tự tin vì: Ở lứa tuổi này là tiền đề cho trẻ phát triển nhân cách, giúp trẻ trở thành con người tự tin, năng động sáng tạo và chủ động trong cuộc sống, biết phân biệt rõ cái đúng cái sai. Hơn lúc nào hết chúng ta cần hiểu rằng cho dù ở thời đại nào thì sự mạnh dạn, tự tin vẫn là điều cần thiết để giúp con người vượt qua sự nhút nhát, gò bó mà thay vào đó sẽ là sự hòa đồng với bạn bè và mọi người xung quanh. Trẻ học cách làm chủ bản thân, học cách nhận biết và đối phó với cảm xúc của mình cũng như của người khác. Trẻ học cách xử sự sao cho phù hợp với môi trường xung quanh. Trẻ 5-6 tuổi cần phải biết mạnh dạn, tự tin, chủ động để chơi với nhau, sống hòa thuận với trẻ khác trong nhóm, tuy nhiên điều này không dễ dàng đối với một số trẻ. Trẻ cần những kỹ năng quan hệ xã hội như làm thế nào để mạnh dạn tự tin với mọi người, để giao tiếp, để chọn hành vi đúng đắn. Sự mạnh dạn tự tin có thể được biểu hiện chỉ bằng những cử chỉ, thái độ rất đơn giản và gần gũi trong cuộc sống, song lại giúp chúng ta phát hiện được nhiều điều đáng quí của người khác để trân trọng và học tập. Mục đích nghiên cứu của đề tài này là đánh giá thực trạng, tìm ra các biện pháp thực hiện nhằm hình thành sự tự tin cho trẻ.
doc 19 trang skmamnonhay 19/06/2024 840
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành sự tự tin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành sự tự tin

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành sự tự tin
 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành sự tự tin
 Thực tế với điều kiện lớp tôi là lớp ở khu lẻ, đa số học sinh ở nông thôn 
nên nhiều phụ huynh chưa thực quan tâm và dành nhiều thời gian cho con, nhiều 
trẻ 5 tuổi mới được đến trường nên đa số trẻ thiếu tự tin dẫn đến các hoạt động 
của trẻ không được sôi nổi, trẻ thụ động, không dám mạnh dạn phát biểu ý kiến. 
 Vì tất cả những lý do trên, tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào để 
giúp trẻ tự tin hơn. Tôi rất quan tâm và trăn trở về việc làm sao để có những 
phương pháp hay và hữu ích nhất giúp trẻ lớp tôi có cơ hội được thể hiện sự 
mạnh dạn tự tin và đây cũng là 1 bước chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ bước vào học 
lớp 1 tại trường tiểu học. Chính vì thế tôi không những áp dụng những phương 
pháp vốn có trong trường, lớp, sách vở mà thường xuyên học hỏi từ đồng 
nghiệp, sách báo và đặc biệt là tôi rất quan tâm tới những sáng kiến kinh nghiệm 
về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ của những giáo viên khác, tôi cũng nghiên cứu 
và áp dụng vào các hoạt động dạy của mình. Khi áp dụng sáng kiến vào trẻ tôi 
thật sự cảm nhận rõ vai trò riêng của từng sáng kiến. Mỗi sáng kiến lại như phần 
nào góp phần thêm vào sự hoàn thiện cho buổi học. Với mong muốn được góp 
phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là chủ đề hình thành kỹ 
năng sống cho trẻ nói chung và hình thành sự tự tin cho trẻ nói riêng nên tôi đã 
đề cập tới đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành sự 
tự tin”.
 2. Mục đích nghiên cứu.
 Đối với trẻ 5-6 tuổi rất cần có tính mạnh dạn, tự tin vì: Ở lứa tuổi này là 
tiền đề cho trẻ phát triển nhân cách, giúp trẻ trở thành con người tự tin, năng 
động sáng tạo và chủ động trong cuộc sống, biết phân biệt rõ cái đúng cái sai. 
Hơn lúc nào hết chúng ta cần hiểu rằng cho dù ở thời đại nào thì sự mạnh dạn, tự 
tin vẫn là điều cần thiết để giúp con người vượt qua sự nhút nhát, gò bó mà thay 
vào đó sẽ là sự hòa đồng với bạn bè và mọi người xung quanh. Trẻ học cách làm 
chủ bản thân, học cách nhận biết và đối phó với cảm xúc của mình cũng như của 
người khác. Trẻ học cách xử sự sao cho phù hợp với môi trường xung quanh. 
Trẻ 5-6 tuổi cần phải biết mạnh dạn, tự tin, chủ động để chơi với nhau, sống hòa 
thuận với trẻ khác trong nhóm, tuy nhiên điều này không dễ dàng đối với một số 
trẻ. Trẻ cần những kỹ năng quan hệ xã hội như làm thế nào để mạnh dạn tự tin 
với mọi người, để giao tiếp, để chọn hành vi đúng đắn. Sự mạnh dạn tự tin có 
thể được biểu hiện chỉ bằng những cử chỉ, thái độ rất đơn giản và gần gũi trong 
cuộc sống, song lại giúp chúng ta phát hiện được nhiều điều đáng quí của người 
khác để trân trọng và học tập. Mục đích nghiên cứu của đề tài này là đánh giá 
thực trạng, tìm ra các biện pháp thực hiện nhằm hình thành sự tự tin cho trẻ.
 2/18 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành sự tự tin
 7. Kế hoạch nghiên cứu.
TT Thời gian nghiên Nội dung cần thực hiện Phương pháp thực hiện
 cứu
1 Tháng 9 - 2018 Khảo sát, điều tra. - Nghiên cứu lý luận.
 - Nghiên cứu thực trạng.
2 Từ tháng 10-2018 - Lên kế hoạch thực - Phương pháp quan sát.
 đến tháng 3-2019 hiện. - Phương pháp dùng lời.
 - Thực hiện các biện - Phương pháp thực hành.
 pháp đưa ra. - Phương pháp trò chơi.
 - Phương pháp phân tích, 
 tổng hợp.
3 Tháng 4 – 2019 Thực hiện hoàn thành - Tổng hợp số liệu, viết 
 báo cáo. sáng kiến kinh nghiệm.
 PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI 
 1. Cơ sở lý luận 
 Sự tự tin là cách nhận biết được giá trị và sự quan trọng của bản thân. Cảm 
nhận bản thân được yêu, đáng yêu, có năng lực, tự tin, có trách nhiệm, được 
chấp nhận và có giá trị. Tự tin là một đức tính chỉ có thể có được nhờ vào việc 
rèn luyện và học hỏi. Tự tin được thể hiện bên ngoài là mạnh dạn, thể hiện mình 
trước tập thể, không sợ nói trước đông người. Tự tin là dám làm điều mình nghĩ, 
bày tỏ cảm xúc, lời nói rõ ràng mạch lạc của mình với người khác mà không e 
ngại.
 Tầm quan trọng và vai trò của sự tự tin đối với cuộc sống của con người nói 
chung và trẻ mầm non nói riêng:
 - Đối với cuộc sống của con người tự tin giúp ta nhanh chóng thực hiện tốt 
những mong muốn của mình. Tự tin có thể khắc phục mọi khó khăn, tự tin là 
trọng tâm trong tất cả mọi hoạt động để đi đến thành tựu. Có khả năng sống, làm 
việc, hòa nhập nhanh chóng với cộng đồng. 
 - Đối với trẻ mầm non:
 + Tự tin giúp trẻ mạnh dạn, không sợ nói trước đám đông.
 + Tự tin giúp trẻ dám làm điều mình nghĩ.
 + Tự tin tạo nên phong cách, tinh thần và sự thành công của trẻ sau này.
 + Tự tin giúp trẻ bày tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e ngại.
 4/18 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành sự tự tin
 - Bản thân luôn yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi nâng cao chuyên môn. 
 - Phụ huynh tin tưởng và ủng hộ cô.
 2.2. Khó khăn.
 - Một số phụ huynh chưa quan tâm đến con.
 - Một số phụ huynh quá cưng chiều con, dẫn đến trẻ ỉ lại, không chủ động, 
thiếu tự tin.
 - Một số trẻ lần đầu ra lớp nên trẻ còn nhút nhát, thiếu sự hòa đồng, chưa 
tích cực tham gia hoạt động
 Từ những thực tế trên tôi đã suy nghĩ và tìm ra những biện pháp hình 
thành sự tự tin cho trẻ 5 tuổi lớp tôi với mong muốn giúp trẻ mạnh dạn, hồn 
nhiên, tự tin và tích cực trong mọi hoạt động, trẻ có tâm thế tốt khi bước vào 
trường tiểu học và làm hành trang trong cuộc sống hiện tại và sau này.
 • Kết quả khảo sát đầu năm:
 STT Kết quả
 Trẻ mạnh dạn, tự tin
 Số lượng Tỷ lệ %
 1 Loại tốt 04 13,3%
 2 Loại khá 08 26,7%
 3 Loại trung bình 10 33,3%
 4 Loại yếu 08 26,7%
 3. Mô tả, phân tích các giải pháp.
 3.1. Phương pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡng để tích lũy kinh nghiệm 
hình thành ở trẻ tính mạnh dạn, tự tin.
 Để có thể thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đã đề ra thì trước tiên mỗi 
giáo viên phải trang bị cho mình hệ thống kiến thức phong phú chính xác và trải 
nghiệm các kỹ năng giáo dục thực tế.
 Để trẻ được mạnh dạn tự tin giáo viên phải là người luôn lắng nghe và 
thấu hiểu trẻ, để làm được điều này giáo viên cần: tôn trọng trẻ, giúp trẻ xây 
dựng hình tượng tốt của chính mình. Lắng nghe, khích lệ trẻ bày tỏ thái độ đối 
với một hành vi thiết thực trong cuộc sống, từ đó dạy trẻ cách giải quyết vấn đề. 
Dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi, tận dụng mọi tình huống và hoạt động có thể tích hợp 
để củng cố sự tự tin cho trẻ.
 Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có đặc thù tâm lý tính cách riêng nên để thấu hiểu 
và tiếp cận với trẻ, ngay từ đầu năm học, tôi đã tập trung nghiên cứu tài liệu 
Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non (sách dùng cho giáo 
viên), dành nhiều thời gian đọc các tài liệu về tâm lý học trẻ em, đặc biệt là tâm 
 6/18 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành sự tự tin
là nghề được ví với câu “làm dâu trăm họ” mỗi một phụ huynh gửi con đều có 
những mong muốn ở giáo viên khác nhau: Có người thì muốn cô nghiêm khắc, 
có người chỉ mong cô chiều chuộng con . Để làm theo mỗi ý kiến thì rất khó 
vì vậy việc xây dựng hình ảnh của người giáo viên là rất quan trọng, nếu hình 
ảnh của cô trong mắt phụ huynh tốt sẽ tạo sự tin tưởng cho phụ huynh trong 
cách chăm sóc giáo dục con họ và sẽ tạo được sợi dây nối kết giữa cô giáo với 
phụ huynh giúp trẻ hình thành tính tự tin. Quả đúng vậy, theo trao đổi với phụ 
huynh tôi được biết: ở nhà trẻ luôn coi những gì cô thể hiện, cô nói là đúng, là 
nhất hơn cả bố mẹ của chúng vì cô là người điều khiển trong mọi hoạt động, trẻ 
luôn dõi theo những biểu hiện của cô. Ví dụ: Khi trẻ chơi phân vai: Đóng vai 
giáo viên. Trẻ bắt chước giống giáo viên từ cử chỉ đến những cách nói, cách đặt 
câu hỏi mà cô thường hỏi hàng ngày trên giờ học. Nắm được tâm lý trẻ như vậy 
mọi lúc, mọi nơi trong mọi thời điểm trẻ ở lớp, tôi đã luôn chú ý đến từng lời nói, 
cử chỉ, hành động, cách cư xử, nhất là việc đối xử công bằng với trẻ, trong mọi 
hoạt động luôn lấy trẻ làm trung tâm, coi trọng những suy nghĩ cũng như cách 
thể hiện của trẻ.
Ví dụ: Khi 2 trẻ tranh giành đồ chơi trong giờ hoạt động góc tôi động viên trẻ 
nói rõ nguyên nhân để tạo sự tự tin, mạnh dạn khi trẻ trình bày ý kiến của 
mình cho người khác hiểu. Hỏi nguyên nhân không phải để trách phạt trẻ sai 
bằng những câu nói nặng nề mà tôi đã giảng giải giúp cả 2 trẻ hiểu được việc 
làm của mình là chưa đúng, có việc gì cần nói với cô và không nên làm vậy. Tôi 
tạo cho trẻ luôn nhớ và tin tưởng cô như 1 vị trọng tài để nếu có lần sau trẻ sẽ 
chủ động, mạnh dạn tìm đến cô trình bày chứ không tranh giành đồ chơi nữa. 
 (Hình ảnh 2: trẻ chơi hoạt động góc)
 Và để xây dựng hình ảnh “ cô giáo như mẹ hiền” tôi tạo cho trẻ có sự 
gần gũi giống như mẹ của trẻ bằng cách thay đổi cách xưng hô “cô” bằng “mẹ” 
từ đó trẻ đã bớt nhút nhát và dần cởi mở trò chuyện với cô, tin tưởng ở cô và tự 
tin bộc lộ mọi suy nghĩ với cô như với mẹ của mình . Cách xưng hô này được tôi 
dùng hàng ngày và trong mọi hoạt động với trẻ tại trường mầm non.
Ví dụ: Ngay từ giờ đón trẻ tôi luôn trao đổi tình hình của trẻ với phụ huynh và 
đón trẻ vào lớp rất niềm nở để trẻ thấy cô và mẹ luôn vui vẻ, trẻ đến lớp chào
mẹ rồi chào cô cũng là mẹ. Điều này tạo gần gũi, sự thoải mái cho trẻ khi đến 
lớp và mở đầu một ngày hoạt động tích cực tại trường. 
 Tôi thấy rằng việc xây dựng hình ảnh của bản thân giáo viên đã tạo 
được sự gần gũi, tin tưởng của trẻ với cô, trẻ coi cô như một tấm gương để học 
tập và cũng coi cô như người mẹ thứ hai của mình, luôn mạnh dạn chia sẻ, tích 
 8/18 Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi hình thành sự tự tin
còn trẻ mới là người thực hiện, giáo viên chỉ giúp đỡ khi trẻ gặp khó khăn, 
hướng dẫn trẻ một cách kịp thời để luôn đi đúng hướng. Tuyệt đối không áp đặt 
ý tưởng của người lớn lên trẻ, không chuẩn bị sẵn mọi thứ và trẻ chỉ cần làm 
theo y như vậy thì sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra, suy nghĩ này vô tình ta đã để 
lại sự chủ quan, ỉ lại vào người lớn nơi trẻ.
 Vì thế với vai trò là giáo viên trong lúc sinh hoạt đầu tuần, trước khi nghỉ 
ngày thứ 7 và chủ nhật giáo viên nên giao cho trẻ một nhiệm vụ để trẻ được vừa 
chơi với hai ngày nghỉ đồng thời trẻ được chứng tỏ với ba mẹ ở nhà những gì trẻ 
đã được hướng dẫn từ cô giáo và bây giờ khi nói với ba mẹ trẻ lại một lần nữa 
được học cách nói chuyện, cách trình bày của chính người thân của trẻ. Và xem 
như là ta đã giúp cho trẻ được rất nhiều qua hình thức trẻ được giao tiếp, trao đổi 
với nhiều người lớn và học được cách trình bày ngôn ngữ của bản thân một cách 
mạnh dạn, tư tin. 
 Ví dụ: với chủ đề nghề nghiệp tôi giao cho trẻ đề tài “Con hãy nói về một 
nghề mà con biết, nói lên ước mơ của chính bản thân mình sau này thích làm 
nghề gì? Tại sao?”. Với đề tài này tôi cho trẻ cơ hội được trải nghiệm, hỏi những 
người thân quen về một nghề hoặc yêu cầu bố, mẹ dẫn đi quan sát, thậm chí cả 
việc trò chuyện với người đang làm các nghề đó để trẻ được trực tiếp quan sát 
rồi suy nghĩ và nêu được lý do khi chọn một nghề sau này. Qua những việc mà 
trẻ đã làm, trẻ sẽ có vốn kiến thức rất nhiều và đây chính là nền tảng để trẻ 
mạnh dạn, tự tin, phát triển những lời nói của mình một cách hồn nhiên ngây thơ 
nhưng rất thiết thực từ những gì trẻ đã và đang thực hiện.
 Nói đến thành công chắc hẳn ai cũng có mong muốn. Người lớn thì luôn 
có tham vọng thành công trong cuộc sống, con đường sự nghiệp .còn với trẻ 
nhỏ thì sao? Là một người giáo viên hàng ngày bên trẻ tôi hiểu rõ những mong 
muốn thành công nhỏ bé của trẻ đó là thành công trước công việc cô giao, thành 
công khi tham gia vào trò chơi hay những bài tập. Với những trẻ nhanh nhẹn, 
thông minh, tự tin thì để đạt đựơc những thành công đó không phải khó. Còn với 
những trẻ nhút nhát, thiếu tự tin để thể hiện những suy nghĩ và hành động của 
mình thì không hề đơn giản, như vậy có lẽ trẻ sẽ không bao giờ thành công? Đây 
là vấn đề khiến bản thân tôi luôn trăn trở bởi khi trẻ liên tục không thực hiện 
được nhiệm vụ cô đề ra trong giờ học, cũng như các hoạt động khác trẻ sẽ không 
thể có sự tự tin trước đám đông bởi vậy nên tôi đã đưa ra biện pháp giao nhiệm 
vụ vừa sức để trẻ có đựơc sự thành công như : 
 - Trong giờ học đặt các câu hỏi phù hợp với khả năng của từng trẻ để trẻ 
có thể trả lời được .
 10/18

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_5_6_tuoi_hinh_thanh.doc