SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A1 Trường Mầm non Sông Cầu phòng tránh những nơi nguy hiểm và tự bảo vệ bản thân
Ở lứa tuổi mầm non, đặc biệt là ở giai đoạn cuối tuổi mẫu giáo (5 - 6 tuổi) là giai đoạn trẻ học hỏi, tiếp thu và lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách và chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa trường phổ thông. Do đó cần sớm giáo dục các kỹ năng sống đặc biệt là kỹ năng phòng, tránh những nơi nguy hiểm và tự bảo vệ bản thân cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng và có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ độ tuổi mầm non góp phần giúp trẻ tự chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi những nơi nguy hiểm. Hay trong những tình huống, hiện tượng bất thường nào đó xảy ra như: Đi lạc, đám cháy, động đất, bắt cóc, một tai nạn bất ngờ nào đó… trẻ thường không đủ bình tĩnh để phán đoán, quyết định hành động, xử lý như thế nào trong các tình huống như vậy? Với những đặc điểm về kỹ năng phòng tránh nguy hiểm và tự bảo vệ bản thân của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vừa nêu trên, tôi thiết nghĩ vấn đề giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ là rất cần thiết.
Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã nghiên cứu, tìm tòi để đưa vào“Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi A1 Trường Mầm non Sông Cầu phòng tránh những nơi nguy hiểm và tự bảo vệ bản thân” với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc trang bị những kiến thức cho trẻ lớp tôi biết phòng, tránh những nơi nguy hiểm và tự bảo vệ bản thân trước những tình huống khẩn cấp.
Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã nghiên cứu, tìm tòi để đưa vào“Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi A1 Trường Mầm non Sông Cầu phòng tránh những nơi nguy hiểm và tự bảo vệ bản thân” với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc trang bị những kiến thức cho trẻ lớp tôi biết phòng, tránh những nơi nguy hiểm và tự bảo vệ bản thân trước những tình huống khẩn cấp.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A1 Trường Mầm non Sông Cầu phòng tránh những nơi nguy hiểm và tự bảo vệ bản thân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi A1 Trường Mầm non Sông Cầu phòng tránh những nơi nguy hiểm và tự bảo vệ bản thân

2 mình được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh. Xu hướng giáo dục hiện nay nhận được sự quan tâm nhiều nhất của phụ huynh là việc giáo dục và trang bị cho trẻ các kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử để giải quyết các vấn đề quan hệ trong xã hội, biết phòng tránh những nơi nguy hiểm và tự bảo vệ mình, đồng thời hướng đến môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ trên cơ sở các giá trị sống, điều này giúp trẻ có thể an toàn hơn và tự tin hơn để khám phá cuộc sống muôn màu. Ở lứa tuổi mầm non, đặc biệt là ở giai đoạn cuối tuổi mẫu giáo (5 - 6 tuổi) là giai đoạn trẻ học hỏi, tiếp thu và lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách và chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa trường phổ thông. Do đó cần sớm giáo dục các kỹ năng sống đặc biệt là kỹ năng phòng, tránh những nơi nguy hiểm và tự bảo vệ bản thân cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng và có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ độ tuổi mầm non góp phần giúp trẻ tự chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi những nơi nguy hiểm. Hay trong những tình huống, hiện tượng bất thường nào đó xảy ra như: Đi lạc, đám cháy, động đất, bắt cóc, một tai nạn bất ngờ nào đó trẻ thường không đủ bình tĩnh để phán đoán, quyết định hành động, xử lý như thế nào trong các tình huống như vậy? Với những đặc điểm về kỹ năng phòng tránh nguy hiểm và tự bảo vệ bản thân của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vừa nêu trên, tôi thiết nghĩ vấn đề giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ là rất cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã nghiên cứu, tìm tòi để đưa vào“Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi A1 Trường Mầm non Sông Cầu phòng tránh những nơi nguy hiểm và tự bảo vệ bản thân” với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc trang bị những kiến thức cho trẻ lớp tôi biết phòng, tránh những nơi nguy hiểm và tự bảo vệ bản thân trước những tình huống khẩn cấp. Để thực hiện được thành công báo cáo sáng kiến này, đầu năm học 2020 - 2021 tôi đã tiến hành khảo sát trên sỹ số học sinh lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A1 là 35/35 học sinh. Kết quả như sau: Mức độ đánh giá Tổng TT Nội dung đánh giá Chưa số trẻ Đạt Tỷ lệ Tỷ lệ đạt Không chơi với những đồ vật nguy 1 35 17/35 48,6% 18/35 51,4% hiểm, nơi nguy hiểm 2 Không đi theo và nhận quà của người lạ 35 16/35 45,7% 19/35 54,3% Biết kêu cứu, nhờ người lớn giúp 3 35 16/35 45,7% 19/35 54,3% đỡ khi bị lạc và khi gặp nguy hiểm 4 Biết đội mũ bảo hiểm đúng cách 35 15/35 42,9% 20/35 57,1% 5 Biết các hành vi xâm hại cơ thế 35 12/35 34,3% 23/35 65,7% 4 trao đổi với phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà, đưa ra cách giải quyết những khó khăn mà trẻ hay gặp phải. Trong quá trình nghiên cứu sáng kiến và qua thực tế giảng dạy, tôi đã đưa vào thực hiện các biện pháp để giải quyết vấn đề như sau: + Bản thân phải có vốn kiến thức cơ bản về việc dạy trẻ kỹ năng sống. + Xác định những kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục phù hợp với độ tuổi. + Cụ thể hóa nội dung những kỹ năng cơ bản cần dạy trẻ. + Xác định nhiệm vụ cơ bản đối với từng đối tượng trong việc dạy trẻ kỹ năng sống. + Hình thức tuyên truyền với các bậc cha mẹ cách dạy trẻ kỹ năng sống trong gia đình. + Phương pháp giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống qua việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh. Bên cạnh đó, việc trao đổi, học hỏi từ bạn bè đồng nghiệp, từ chuyên môn nhà trường cũng giúp ích cho tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện sáng kiến, từ những ý kiến của mọi người tôi đã rút ra được kinh nghiệm cho bản thân trong việc rèn kỹ năng cho trẻ lớp tôi biết phòng tránh những nơi nguy hiểm và tự bảo vệ bản thân. Hình ảnh buổi sinh hoạt chuyên môn của khối 5 tuổi, các tài liệu tham khảo 6 Ngoài ra tôi còn đưa vào hoạt động chơi ở các góc, hoạt động theo ý thích để kết hợp giáo dục kỹ năng cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Hình ảnh hoạt động học “Bé làm gì khi bị lạc” * Biện pháp 3: Phát triển kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. Một đứa trẻ muốn phát triển tốt về mọi lĩnh vực thì điều đầu tiên đòi hỏi chính là sự đảm bảo an toàn cho bản thân trẻ cả về thể chất và tinh thần, chính vì vậy phát triển kỹ năng tự vệ cho trẻ là điều không thể thiếu với mỗi đứa trẻ. Trên địa bàn thị trấn Sông Cầu có rất nhiều ao, hồ, suối... trong gia đình bố mẹ, ông bà mải làm thường hay để trẻ chơi một mình hay một nhóm trẻ nhỏ chơi với nhau nên nhiều trường hợp xấu đã xảy ra như trẻ bị điện giật, bị ngã hay nhiều vụ đuối nước xảy ra tại ao hồ, làm ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe và nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Hiện nay qua các kênh truyền thông đưa tin đã từng xảy ra nhiều trường hợp trẻ em bị bắt cóc với mục đích buôn bán người qua biên giới. Vì vậy việc dạy trẻ học cách nhận biết hành động đúng sai và kịp thời bảo vệ bản thân qua các tình huống trải nghiệm hay trong các giờ học, giờ chơi là vô cùng cấp thiết và quan trọng. Ví dụ: Qua giờ học theo chủ đề “Cây, hoa, quả” tôi dạy trẻ không được nhận quà của người lạ, không được đi theo người lạ khi người thân chưa cho 8 Trong giờ chơi, lao động vệ sinh dọn dẹp lớp tôi luôn cùng trẻ làm và trò chuyện về địa điểm chơi và đồ chơi an toàn, loại bỏ những đồ chơi không an toàn như đồ chơi bị vỡ, gãy, sắc nhọn, khi chơi không leo trèo cao, không chơi một mình khi không có người lớn, không nhận quà từ người lạ, và một số kỹ năng tự vệ khi người lạ bế đi. + Ví dụ: Tôi đưa ra một số câu hỏi và hỏi trẻ: - Khi người lạ cho quà con sẽ làm gì? - Vì sao không nhận quà từ người lạ? - Nếu bị người lạ bắt con sẽ làm gì? - Nếu thấy bạn bị bế đi con sẽ làm gì? Hình ảnh trẻ tham gia tình huống người lạ cho quà rủ đi theo Kỹ năng sống là điều kiện không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người để tồn tại và phát triển hoàn thiện nhân cách, chính vì vậy trẻ cần được tạo điều kiện hỗ trợ để phát triển thuần thục các kỹ năng từ nhỏ, được tận dụng trong mọi lúc, mọi nơi và mọi tình huống trong cuộc sống hằng ngày. * Biện pháp 4: Thường xuyên rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Giao tiếp không chỉ quan trọng trong những năm trẻ đi học mà còn rất quan trọng trong cuộc sống của trẻ sau này. Kỹ năng giao tiếp được phát triển tốt trẻ sẽ mở rộng mối quan hệ từ trong gia đình cho đến ngoài nhà trường và xã hội. Và ngôn ngữ được xem là công cụ chính trong việc giao tiếp, vậy nên trong các 10 Điều quan trọng là giáo viên và cha mẹ trẻ cần phải trang bị sẵn sàng những kiến thức tối thiểu về vấn đề này để giải đáp tất cả những câu hỏi hay thắc mắc của trẻ. Nếu trẻ chỉ vào một bộ phận nhạy cảm nào đó trên cơ thể, chúng ta cần cho con biết đó là bộ phận gì, có chức năng thế nào, hoặc có thể lấy ví dụ phù hợp với độ tuổi của trẻ. Khi trẻ đặt câu hỏi về vấn đề giới tính cần giải đáp rõ ràng, nghiêm túc, không nên tỏ ra ngượng ngùng, bối rối, không cười giỡn, đùa cợt với thắc mắc của trẻ. Giáo dục giới tính cho trẻ cần cho trẻ biết được đâu là bộ phận mang tính riêng tư, kín đáo của mỗi người, không được phô bày ra ngoài và không được để người khác động đến, kể cả những hành vi hôn má, tiếp xúc thân mật vào cơ thể trẻ. Khi hướng tới giáo dục giới tính cho trẻ tại lớp, tôi lồng ghép trong các hoạt động, đặc biệt là hoạt động học trong chủ đề “Dinh dưỡng, sức khỏe và an toàn”, vì đây là chủ đề xuyên suốt và gần gũi với trẻ nhất về cơ thể, giới tính của trẻ. Ví dụ: Với hoạt động học “Tìm hiểu về các giác quan trên cơ thể bé”, ngoài 5 giác quan ra tôi sẽ giới thiệu một số bộ phận trên cơ thể bé để trẻ hiểu rõ hơn về chức năng của của các bộ phận trên cơ thể. Từ đó giáo dục trẻ ý thức về bản thân, biết giữ vệ sinh cá nhận sạch sẽ, không cho người lạ động vào thân thể Hình ảnh trẻ trong giờ học tìm hiểu về các giác quan trên cơ thể bé Hoặc trong lúc trò chuyện với trẻ về cơ thể bé, tôi có thể hỏi trẻ: Con thấy bạn trai và bạn gái có điểm gì giống và khác nhau? (Quần áo, tóc, giầy dép, màu sắc quần áo,...)? Sau đó tôi sẽ cung cấp cho trẻ một số hiểu biết về cơ thể trẻ, cụ 12 Hình ảnh giáo viên trao đổi với phụ huynh - Những thông tin cần được bảo mật: Không có thông tin cần bảo mật. - Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Để thực hiện thuận lợi được sáng kiến này cần những điều kiện sau: Trước hết nhận được sự quan tâm của Ban giám hiệu, sự ủng hộ của đồng nghiệp và phụ huynh tôi đã mạnh dạn chọn sáng kiến này. Bản thân giáo viên phải xây dựng kế hoạch, nắm chắc nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy kỹ năng sống để lựa chọn những biện pháp thực hiện phù hợp với thực tế học sinh của lớp, phù hợp với thực tế của trường, của địa phương. Trang trí tạo môi trường lớp học theo ý muốn, đảm bảo các góc có bài tập mở phù hợp để trẻ hoạt động. Sau đó chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, các nguyên vật liệu mở và tiến hành dạy trẻ phòng tránh nơi nguy hiểm và tự bảo vệ bản thân. Vận động phụ huynh, đồng nghiệp ủng hộ những nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động học và chơi của trẻ. Ngoài ra việc tham quan học tập ở các đơn vị bạn, các hình ảnh trên ti vi, trên mạng cũng giúp ích rất nhiều cho tôi khi thực hiện sáng kiến này. - Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến: * Đối với bản thân: Trước hết những biện pháp mà tôi đưa ra đã giúp cho tôi xác định được 14 dụng sáng kiến “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi A1 trường Mầm non Sông Cầu phòng tránh những nơi nguy hiểm và tự bảo vệ bản thân”, kết quả trẻ đạt tăng lên rất nhiều so với đầu năm. Trẻ được tích cực hoạt động nhiều hơn với các kỹ năng sống khác nhau, được trải nghiệm qua nhiều tình huống cả ở nhà và ở trường, từ đó tạo cho trẻ sự tự tin và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. So với mục tiêu ban đầu trẻ rất nhút nhát không dám giơ tay phát biểu, ít trò chuyện với cô, đến cuối năm trẻ chủ động trò chuyện với cô và các bác xung quanh trường, trong lớp chịu khó giơ tay phát biểu xây dựng bài, mạnh dạn đưa ra ý tưởng khi tham gia hoạt động học, trẻ không còn sợ khi tham gia mỗi hoạt động học. Hoạt động học trở nên nhẹ nhàng, thoải mái và đạt kết quả tốt hơn. Sáng kiến này của tôi được Ban giám hiệu, được đồng nghiệp đánh giá cao, có tính khả thi, dễ thực hiện đối với trẻ 5 tuổi. Sáng kiến này của tôi được khích lệ mở rộng phạm vi áp dụng ra khối mẫu giáo 3 tuổi, 4 tuổi và 5 tuổi của toàn trường. Được tập thể phụ huynh của lớp tin tưởng và ủng hộ. - Danh sách những tổ chức, cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến: Trình độ Nội dung Số Ngày Nơi công Họ và tên Chức danh chuyên công việc TT sinh tác môn hỗ trợ Trường Giáo viên mầm non chủ nhiệm Đại học Trực tiếp 1 Phạm Thu Phương 31/10/1989 Sông lớp MG 5 sư phạm thực hiện Cầu tuổi A1 Trường Giáo viên mầm non chủ nhiệm Cao đẳng Áp dụng 2 Nguyễn Thị Huệ 05/02/1974 Sông lớp MG 5 Sư phạm thực hiện Cầu tuổi A1 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Sông Cầu, ngày 28 tháng 4 năm 2021 NGƯỜI NỘP ĐƠN Phạm Thu Phương
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_mau_giao_5_6_tuoi_a1_truong_m.docx