SKKN Một số biện pháp giúp trẻ lớp mẫu giáo lớn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng bưởc vào Lớp 1

Trẻ vào lớp lcần được chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học - hay còn gọi là “độ chín mùi”. Vì thế một trong những yêu cầu quan trọng để giúp trẻ vào học tốt chuông trình tiểu học là cần chuẩn bị cho trẻ đầy đủ về các mặt: thể chất,trí tuệ,tình cảm - xã hội, ngôn ngữ và mộtsố kỹ năng cần thiết cho hoạt động học tập.
Để đáp ứng những yêu cầu trên đòi hỏi khi chuyển tiếp giữa mầm non và tiểu học phải đảm bảo sự kế thừa, tính khoa học, những kiến thức đã được hình thành ở lứa tuổi mầm non cần phải được củng cố và mở rộng, hoàn thiện ở mức độ cao hcm giúp trẻ không bị những thay đổi đột ngột khi chuyển hoạt động chủ đạo từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập trong nhà trường tiểu học.
Trẻ em dưới 6 tuổi cơ tay còn yếu, khi cầm bút chỉ viết được những nét sổ, nghiêng, cong và với tâm lý vừa học vừa chơi nếu biết trước các kiến thức của lớp một, vào năm học, trẻ dễ chán và có thái độ chủ quan ảnh hưởng đến kết quả học tập. Giải pháp đúng đắn là định hướng khả năng tập trung, lắng nghe, tự tin của trẻ,chuẩn bị tốt cho trẻ về thể chất, tâm lý từ tuổi mầm non là yêu cầu quan trọng giúp trẻ thích ứng tốt với việc học tập ở bậc học phổ thông.
docx 18 trang skmamnonhay 27/10/2024 540
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ lớp mẫu giáo lớn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng bưởc vào Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ lớp mẫu giáo lớn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng bưởc vào Lớp 1

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ lớp mẫu giáo lớn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng bưởc vào Lớp 1
 MỤC LỤC
STT Nội dung Trang
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
 I Lý do chọn đề tài 1
 II Mục đích, giói hạn, phạm vi nghiên cứu, áp dụng của đề tài 2
 1 Mục đích của đề tài 2
 2 Giói hạn phạm vi nghiên cún và áp dụng của đề tài 2
 3 Thòi gian thực hiện 2
 PHẦN II: GIÃI QƯYÉT VẤN ĐỀ 3
 I Nội dung lý luận 3
 II Thực trạng vấn đề 3
 1 Thuận lọi 3
 2 Khó khăn 4
 3 Khảo sát 5
 III Các biện pháp thực hiện 5
 1 Chuấn bị sẵn sàng về thế lực cho trẻ. 5
 2 Chuấn bị cho trẻ một số kỹ năng cho hoạt động học tập. 6
 3 Làm tốt việc dạy môn làm quen chữ viết. 9
 4 Làm tốt việc dạy môn làm quen vói toán 9
 5 Cho trẻ làm quen vói trường tiểu học 10
 6 Chuẩn bị tốt tâm thế và kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp 11
 cơ bản cho trẻ qua các hoạt động ngoại khóa.
 7 Tuyên truyền, phối kết hợp vói phụ huynh trong việc chuẩn bị 11
 cho trẻ vào lớp 1.
 IV Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 13
 1 Đối vói bản thân 13
 2 Đối vói trẻ 13
 3 Đối vóí cha mẹ học sinh 13
 PHẦN III: KÉT LUẬN VÀ KIÉN NGHỊ 14
 1 Kết luận 14
 2 Bài học kinh nghiệm 14
 3 Kiến nghị - đề xuất 15
 PHỤ LỤC sao để bản thân, đồng nghiệp, phụ huynh và toàn xã hội biết được tầm quan trọng của 
việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lóp một và trẻ của lóp mình phụ trách sau khi ra 
trường có một tâm thế tốt nhất bước vào lóp 1. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài: 
''Một số biện pháp giúp trẻ lớp mẫu giáo lởn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng bước vào 
lớp 1”
 II. Mục đích, giói hạn phạm vi nghiên cứu, áp dụng của đề tài
 1. Mục đích của đề tài
 Đánh giá thực trạng sự phát triển của trẻ 5 - 6 tuổi về các mặt như: Thể chất, tâm 
lý, trí tuệ, các kỹ năng cơ bản cần thiết để giúp các em tự tin, vui vẻ, có hứng thú, ham 
thích đi học.
 Tìm ra các biện pháp giúp trẻ lóp mẫu giáo lớn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng bước 
vào lóp 1.
 Nâng cao nhận thức cho bản thân, đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và toàn xã hội 
biết được tầm quan trọng của việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lóp một.
 2. Giói hạn phạm vi nghiên cứu và áp dụng của đề tài
 Các biện pháp giúp trẻ lóp mẫu giáo lớn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng bước vào lóp 
1.
 Đề tài được áp dụng tại lóp mẫu giáo lớn lóp A2 tại trường nơi tôi đang công 
tác.
 3. Thòi gian thực hiện
 Đề tài thực hiện trong năm học 2019 - 2020.
 2/15 dường nâng cao trình độ cho giáo viên lóp mẫu giáo 5-6 tuổi.
 - Ngoài ra nhà trường đầu tư các tài liệu tham khảo và luôn khuyến khích giáo 
viên tìm tòi sáng tạo, đổi mới các nội dung, hình thức, biện pháp mới trong việc tổ 
chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 tuổi.
 1.2 về giáo viên:
 - Lóp có hai giáo viên có trình độ trên chuẩn, nhiều năm kinh nghiệm trong 
việc chăm sóc giáo dục trẻ, sáng tạo, linh hoạt, tích cực trong việc đổi mới hình thức 
trong tổ chức các hoạt động giáo dục để thu hút trẻ.
 - Các giáo viên trong lóp đều nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc 
chuẩnbị tâm thế cho trẻ vào lóp 1 nên giáo viên luôn suy nghĩ tìm tòi, thiết kế các 
hoạt động rèn kỹ năng học tập cho trẻ.
 - Bản thân tôi là một giáo viên trẻ luôn nhiệt tình tâm huyết với nghề, ham 
học hỏi, trau dồi kiến thức, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng.
 1.3 về trẻ:
 - Lóp mẫu giáo lớn A2 có 27 học sinh (14 nữ, 13 nam)
 - Trẻ có nền nếp, kiến thức, kỹ năng nhất định, được tham gia nhiều hoạt động 
của nhà trườngtạo điều kiện thuận lợi trong việc giúp trẻ tiếp nhận nội dung giáo dục 
một cách dễ dàng hơn.
 - Trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi nên khả năng giao tiếp tương đối tốt, kỹ năng thực 
hành của trẻ linh hoạt, khả năng ghi nhớ tốt.
 1.4 về cha mẹ học sinh:
 - Cha mẹ học sinhluôn nhiệt tình quan tâm tới việc học tập của các con, sẵn 
sàng ủng hộ, kết họp chặt chẽ với giáo viên, hỗ trợ lóp về tinh thần và vật chất để 
phục vụ các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
 - Đa số cha mẹ học sinhquan tâm đến việc trẻ nhận biết được các chữ cái, 
mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình.
 2. Khó khăn
 - Một số trẻ chưa có tính độc lập trong mọi hoạt động, hay ỷ lại; một số trẻ 
chưa tự tin vào bản thân dẫn đến thực hiện công việc còn kém.
 - Một số trẻ có hiểu biết nhiều về bản thân, gia đình, môi trường xung quanh, 
các biểu tượng về toán còn hạn chế, khả năng vận động còn chậm chạp.
 - Một số cha mẹ trẻ bận công việc nên nhiều khi còn chưa quan tâm chú trọng 
đến việc học của trẻ. Sự phối họp cùng cô giáo rèn nền nếp cho trẻ ở nhà còn hạn 
chế. Một số gia đình do nôn nóng về việc học hành của con cái nên vội vã cho con 
học trước chương trình, chưa thấy được tầm quan trọng của việc chuẩn bị những 
kiến thức, kỹ năng cần thiết để giúp trẻ vào lóp một một cách vững vàng, tự tin, chưa 
 4/15 - Việc rèn luyện chú ý mọi lúc mọi nơi, phù họp với đặc điểm sinh lý trẻ.
 - Kết hợp giữa vận động và nghỉ ngơi. Chú ý tính vừa sức.
 - Gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ.
 - Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp.
Từ những tiêu chí trên tôi đã lựa chọn các cách rèn luyện thể lực cho trẻ như sau:
 + Rèn luyện qua các giờ học thể dục: Phát triển các nhóm cơ, phát triển các vân 
động thô, vân động tinh. (Ảnh 1,2- Phụ lục)
 + Rèn luyện qua các trò chơi vận động: Khi tham gia trò chơi trẻ phải vận động 
toàn bộ cơ thể của mình, dồn hết khả năng để dành kết quả cao nhất. Tôi đã lựa chọn 
các trò chơi dân gian vừa khuyến khích trẻ hoạt động rèn thể lực vừa làm phong phú 
thêm kho tàng trò chơi dân gian cho trẻ: “đua thuyền” , “kéo co”, “cướp cờ”, “tiếp 
sức”,”mèo đuổi chuột”, “rồng rắn lên mây”, “nhảy lò cò”, “thả đỉa ba ba”...(Ảnh 3,4 
- Phụ lục)
 + Rèn luyện qua các hoạt động khác: Không chỉ rèn trẻ nhanh, mạnh tôi còn 
chú ý rèn sự khéo léo của đôi bàn tay, của các giác quan qua hoạt động tạo hình, 
hoạt động góc.
 * Ket quả: Thể lực của trẻ lóp tôi có nhiều tiến bộ rõ rệt:
 - Trẻ ăn ngon miệng hết xuất, hấp thu tốt, 100% trẻ tăng cân qua các kỳ cân. 
Hình thành ý thức văn minh, lịch sự trong ăn uống.
 - Trẻ ngủ sâu, ngon giấc, đảm bảo thời gian. Sau khi ngủ dậy trẻ tỉnh táo, 
nhanh nhẹn.
 - Trẻ nhanh nhẹn, khéo léo, tích cực tham gia các hoạt động của trường của 
lớp.
 2.Chuẩn bị cho trẻ một số kỹ năng cho hoạt động học tập
 2.1. Dạy trẻ tính tự lập:
 Khi bước vào lóp 1 trẻ bước vào một môi trường mới nơi cô giáo không theo 
sát trẻ cả ngày. Trẻ phải tự lập, tự biết quan tâm đến bản thân mình, biết giữ gìn sức 
khoẻ, biết khi nào cần cởi áo, lúc nào cần rửa tay, biết cách tự đi vệ sinh...Khả năng 
tự lập giúp trẻ nhanh chóng hòa nhập tập thể lóp, trẻ luôn ý thức được công việc của 
mình và giải quyết công việc đó một cách chủ động sáng tạo. Do đó, ngay từ đầu 
năm học tôi luôn nhắc nhở, tạo cho trẻ có thói quen biết nói ra những điều mình 
mong muốn. Gần gũi động viên khen ngợi trẻ kịp thời khi cháu có những hành đông 
mang tính tự lập. Thường xuyên tổ chức các trò chơi giúp trẻ phát huy tính tích cực 
chủ động.
 Qua các giờ học tôi đưa ra các tình huống, các đoạn clip ngắn, các hình ảnh 
đúng sai (sưu tầm trên mạng) yêu cầu trẻ nhận xét đưa ra các phương án trả lời hay, 
 6/15 Khuyến khích trẻ tự tổ chức các trò chơi, đặc biệt là trò chơi phân vai. Giáo dục trẻ 
có thói quen tự phục vụ bản thân, giúp trẻ tự lựa chọn và tham gia các hoạt động 
chơi nhằm phát triển tính tự tin, tự lực và sáng tạo của trẻ.
 Khi nhà trường tổ chức các ngày hội ngày lễ, các buổi biểu diễn văn nghệ tôi 
luôn động viên trẻ lóp mình nhiệt tình tham gia tập luyện, biểu diễn văn nghê, tham 
gia các trò chơi. Đây chính là cơ hội rất tốt để trẻ rèn luyện được tính mạnh dạn tự 
tin. (Ảnh 7,8 - Phụ lục)
 * Kết quả:
 Lóp tôi có rất nhiều các tiết mục tham gia biểu diễn văn nghệ cho trường, cho 
địa phương với số lượng trẻ tham gia rất đông. Trẻ biểu diễn rất tự tin và hồn nhiên. 
Khi tham gia bất cứ hoạt động nào của lóp trẻ cũng rất tự nhiên và mạnh dạn. (Ảnh 
9,10 - Phụ lục)
 2.4. Dạy trẻ một số kỹ năng chuẩn bị cho hoạt động học, đọc - học viết:
 Hiện nay việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong các bậc học đã giúp 
trẻ chuyển hoạt động chủ đạo từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập một cách 
thuận lợi. Để đạt được những hiệu quả trên tôi rèn luyện một số kỹ năng cơ bản của 
hoạt động học tập như: việc sắp xếp bàn ghế, cách cầm bút, cầm sách, mở sách, tư 
thế ngồi đúng,... giúp trẻ thích ứng với hoạt động mới.
 Cho trẻ làm quen với chữ cái trong các hoạt động giáo dục theo chương trình 
chăm sóc-giáo dục mầm non. Dạy cho trẻ cách phát âm chuẩn các chữ cái. Dạy trẻ 
cách đọc các từ, câu đơn giản như: hướng dẫn trẻ đọc tên trẻ trong bảng danh sách 
lóp, gọi tên một số đồ vật được ghi trên những đồ dùng cá nhân, bảng chữ ghi tên 
đồ vật thường dùng (như bút chì, giấy, góc sách ...)
 Tôi đọc sách cho trẻ nghe thường xuyên, sử dụng các giờ như dạo chơi ngoài 
trời, trước giờ ăn,... Khi trẻ nghe và nhìn cách cô đọc sách trẻ có thể học được những 
kiến thức từ nội dung sách, cách sử dụng sách và nguyên tắc đọc, hướng dẫn trẻ ý 
thức giữ gìn và bảo vệ sách. Tôi lựa chọn những sách có hình ảnh sinh động ngoài 
bìa nhằm gây hứng thú cho trẻ đối với sách. Trẻ nhận ra các từ mới trong truyện, 
mong muốn được đọc truyện. Thông qua việc đọc sách trẻ khám phá các ký hiệu và 
mẫu chữ khác nhau, kích thích sự tò mò tìm hiểu các từ và chữ.
 Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi luyện ngón tay nhằm rèn luyện vận động của 
các cơ nhỏ và sự khéo léo của các ngón tay, sự phối họp tay mắt như chơi buộc dây, 
cài cúc, xếp hột hạt, chơi lăn bóng, chuyền bóng, ném trúng đích,...
 Tổ chức các hoạt động tạo hình như vẽ tranh, nặn, xé dán, đồ, in hình, vò giấy,... 
đặc biệt các hoạt động có sử dụng bút, giấy như làm sách, hoàn thiệnbức tranh. 
Hướng dẫn trẻ biết làm một số đồ chơi đơn giản từ nguyên vật liệu thiênnhiên (quấn 
 8/15 - Trong mỗi bài dạy, tôi luôn nghiên cứu tìm tòi những hình thức hấp dẫn thu 
hút trẻ. Những giờ học trẻ được làm quen và hoạt động với hệ thống máy tính và 
bảng tương tác giúp trẻ được tiếp cận với công nghệ khiến trẻ rất hào hứng. (Ảnh 
15,16 - Phụ lục)
 - Tôi xây dựng môi trường làm quen với toán quanh lóp học. Động viên trẻ 
tham gia trang trí lóp cùng cô, trang trí phù họp chủ đề và lồng ghép nội dung làm 
quen với toán vào các góc nhóm.
 -Trong góc học tập tôi trang trí góc mở cho trẻ hoạt động. Học đến số nào tôi 
cho trẻ gắn số, vẽ xé cắt dán các hình ảnh mà trẻ yêu thích theo nội dung chủ đề và 
gài vào bảng theo đúng số lượng. Trẻ cũng được rèn kĩ năng phân chia, thêm bớt 
ngay tại bảng. Điều này không những giúp khắc sâu kiến thức toán đã học mà còn 
củng cố kĩ năng tạo hình cho trẻ.
 - Ngoài ra tôi cũng chú ý đến việc làm đồ dùng sáng tạo để kích thích trẻ học 
tâp, cho trẻ làm bài tập củng cố kiến thức đã học. (Ảnh 17,18 - Phụ lục)
 *Kết quả:
 - Trẻ nắm chắc các kiến thức toán đã được học. Rất hứng thú khi tham gia các 
hoạt động cho trẻ làm quen với toán.
 5. Cho trẻ làm quen vói trường tiểu học
 Để chuẩn bị tâm lý sẵn sàng bước vào lớp 1 cho trẻ thì việc cho trẻ làm quen 
với trường tiểu học là việc làm không thể thiếu. Nơi đây sẽ là nơi trẻ học tập khi 
bước vào lóp 1.
 Thông qua chủ đề “Trường tiểu học” tôi cho trẻ làm quen với đồ dùng, sách 
vở, bàn ghế, các hoạt động ở tiểu học: như chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lóp, các môn 
học... Qua đó cung cấp cho trẻ những hiếu biết ban đầu về nơi mà trẻ sẽ học tập sắp 
tới.
 Với những môn học khác nhau: tạo hình, âm nhạc, làm quen văn học tôi lồng 
ghép các nội dung, cung cấp cho trẻ một số kiến thức về truờng tiểu học.
 Tôi tham mưu với nhà trường tổ chức cho trẻ đi tham quan trường tiểu học: 
Giới thiệu cho trẻ các phòng ban, lóp học, đồ dùng, các thầy cô giáo...
 * Kết quả:
 Trẻ rất hào hứng và hứng thú khi được đi tham quan trường tiểu học. Trẻ luôn 
cố gắng để học giỏi hơn, chăm ngoan hơn. (Ảnh 19, 20 - Phụ lục)
 10/15

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_lop_mau_giao_lon_chuan_bi_tam.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp giúp trẻ lớp mẫu giáo lớn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng bưởc vào Lớp 1.pdf