SKKN Một số biện pháp giúp trẻ hứng thú với môn làm quen chữ cái

Như chúng ta đã biết, trẻ mẫu giáo 5 tuổi khi bước vào trường tiểu học là một bước ngoặt lớn và khó khăn đối với trẻ. Bởi trẻ mẫu giáo đang quen với hoạt động vui chơi là chủ đạo. Nhưng khi trẻ vào trường tiểu học thì học tập lại là vai trò chủ đạo nên việc cho trẻ làm quen với chữ cái ở trẻ mẫu giáo không phải là đưa chương trình tiếng việt của lớp 1 vào dạy mà ở đây trẻ mẫu giáo 5 tuổi được sử dụng các yếu tố vui chơi và các nhiệm vụ học tập sáng tạo thông qua các hoạt động học tập.
Bản thân tôi là một giáo viên được phân công dạy lớp 5 tuổi, với nhiều năm kinh nghiệm tôi nhận thấy rằng trẻ làm quen với chữ cái không phải là việc dễ làm, nó đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, chịu khó biết vận dụng những linh hoạt sáng tạo trong quá trình lên lớp để trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức của bộ môn chữ cái.
Quá trình trưởng thành của trẻ ngôn ngữ được sử dụng trong tất cả các loại hình giáo dục, ở mọi lúc mọi nơi. Vậy bộ môn làm quen với chữ cái là một phần, một bộ phận của việc phát triển ngôn ngữ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi. Do đó, làm quen với chữ cái có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻ. Trước hết, làm quen chữ cái là rèn luyện khả năng nghe, khả năng phát âm, khả năng hiểu ngôn ngữ Tiếng Việt.
Thông qua việc làm quen với chữ cái cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung quanh. Cho trẻ làm quen với chữ cái còn giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữ viết. Làm quen với chữ cái còn giáo dục tình cảm, mở rộng hiểu biết cho trẻ, chuẩn bị tích cực cho trẻ vào trường tiểu học.
Đối với trẻ mầm non, hoạt động làm quen với chữ cái là một trong những hoạt động quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho trẻ. Nó có tầm quan trọng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, phát triển ngôn ngữ, khả năng phát âm-đọc chuẩn chữ cái, đọc chuẩn tiếng mẹ đẻ để phát triển các giác quan và hoàn thiện nhân cách cho trẻ.
doc 20 trang skmamnonhay 25/07/2024 470
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ hứng thú với môn làm quen chữ cái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ hứng thú với môn làm quen chữ cái

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ hứng thú với môn làm quen chữ cái
 Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi hứng thú với môn làm quen chữ cái 
 A – PHẦN MỞ ĐẦU:
*LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Con người dù lớn hay nhỏ, muốn sinh tồn cần phải ăn, ngủ và làm việc, 
muốn nhận thức phải có kiến thức. Để tiếp nhận được kiến thức thì phải học bởi 
kiến thức đi vào trong con người khởi nguồn từ đôi mắt, qua suy nghĩ và đọng 
lại trong trí nhớ. Để có được như vậy thì con người cần phải biết chữ. Nhưng 
biết như thế nào? và biết từ lúc nào? Đây là điều mà những người có trách 
nhiệm về giáo dục nói chung và cô giáo mầm non nói riêng đang phải tìm ra 
những biện pháp để trẻ 5-6 tuổi làm quen với việc đọc - viết một cách hợp lý.
 Như chúng ta đã biết ở lứa tuổi mầm non, tất cả thế giới xung quanh trẻ 
đều mới lạ, bất cứ cái gì trẻ thấy cũng đều đáng yêu, đáng nhớ và cũng thấy mới 
mẻ lạ lùng. Trường mầm non là trường học đầu tiên của mỗi người, nơi đó là 
phôi thai đầu tiên nuôi trẻ lớn lên trong con đường học vấn. Và trong chương 
trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non, với môn học làm quen chữ cái ở lớp 
mẫu giáo lớn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban 
đầu trước khi cho trẻ vào lớp một. Việc hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo lớn “làm 
quen chữ cái” là cơ hội tốt để giúp trẻ phát triển vốn từ, phát triển ngôn ngữ, khả 
năng phát âm - đọc chuẩn chữ, tiếng mẹ đẻ, để phát triển các giác quan. Qua đó 
giáo dục tình cảm, phát triển tư duy và mở rộng vốn hiểu biết, góp phẩn vào việc 
phát triển toàn diện nhân cách của trẻ, chuẩn bị cho trẻ một hành trang “Tiếng 
Việt” vững chắc để trẻ bước vào lớp một. Chúng ta cũng biết trẻ mẫu trẻ mẫu 
giáo khi bước vào trường phổ thông là một bước ngoặt lớn và việc quan trọng 
nhất là ai sẽ giúp trẻ vượt qua những khó khăn đó? Không ai khác chính là cô 
giáo, phụ huynh và bản thân trẻ.
 Chính vì thế những kiến thức mà chúng ta đưa đến cho trẻ dù chỉ là những 
kiến thức sơ đẳng, đơn giản song vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi đứa trẻ 
sau này. 
 Tiết học làm quen chữ cái vô cùng quan trọng và cần thiết, nó không thể 
thiếu được đối với trẻ mầm non. Vì vậy cần tổ chức như thế nào để môn học đạt 
kết quả cao là một điều hết sức khó khăn. 
 Nhận thức được tầm quan trọng trong việc truyền thụ kiến thức cho trẻ 
mẫu giáo về môn học này, là một giáo viên phụ trách lớp lớn 5 - 6 tuổi, tôi nhận 
thấy nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm quen với chữ cái, hình 
thành và phát triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết là rất quan trọng. Vì trường 
mầm non là môi trường đầu tiên trẻ được giao lưu với bạn bè, với cô giáo, được 
mở rộng hiểu biết kiến thức giúp trẻ bước vào trường phổ thông. Chính vì 
 2/20 Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi hứng thú với môn làm quen chữ cái 
lòng với kết quả thu được. Trong quá trình cho trẻ làm quen với 29 chữ cái và 
một trong những con đường hiệu quả nhất là phải theo hướng giáo dục mầm non 
mới. Điều đó đồng nghĩa với việc phải tổ chức nhiều hoạt động khác nhau. Trẻ 
được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá thể hiện chính mình, cô chỉ là người hướng 
dẫn gợi mở. 
 Thấy được tầm quan trọng của việc dạy trẻ làm quen với chữ cái, tôi đã cố 
gắng thực hiện nghiên cứu các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm truyền thụ đến trẻ 
sao cho trẻ lĩnh hội một cách nhẹ nhàng thoải mái, tránh gò bó áp đặt trẻ.
II - CƠ SỞ THỰC TIỄN:
 Trong thực tế ở trường mầm non, để thực hiện chương trình giáo dục 
mầm non mới thì hầu như các giáo viên đang còn bị vướng mắc giữa cái mới 
và cái cũ, chưa thực sự thiết kế được tiết dạy theo hình thức phong phú hấp 
dẫn và sáng tạo. Nhiều giáo viên còn lúng túng trong cách lựa chọn các hình 
thức cho tiết học, bên cạnh đó là cách sử dụng đồ dùng trực quan thì họ chưa 
phát huy được công dụng của đồ dùng sẵn có trong thực tế, chưa ứng dụng 
được công nghệ thông tin có hiệu quả...Vì vậy mà tiết học còn nhiều hạn chế. 
Có thể nói nội dung của tiết học còn nghèo nàn mà dụng cụ học tập thì chưa 
sinh động, giờ học trở nên khô khan, cứng nhắc. Do đó, kiến thức kỹ năng mà 
trẻ thu được trên tiết học còn chưa đáp ứng được với yêu cầu kiến thức cô đặt 
ra cho trẻ.
 Chính vì vậy mà tôi đã mạnh dạn nghiên cứu để đưa ra một số biện 
pháp nâng cao chất lượng làm quen chữ cái cho trẻ trong trường mầm non. 
Trong quá trình thực hiện tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
 * Thuận lợi
 - Được ban giám hiệu đầu tư về cơ sở vật chất: Máy tính, máy chiếu 
projector, máy quay phim, các loại đồ dùng đồ chơi đáp ứng cho hoạt động làm 
quen chữ cái của trẻ...
 - Giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn, có khả năng ứng dụng công 
nghệ thông tin, sưu tầm, sáng tạo đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy cho trẻ 
làm quen chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi. Phần mềm soạn bài giảng E - Learning có 
âm thanh và hình ảnh luôn đồng bộ hoá tốt, có sự tương tác giữa các trò chơi. 
Phòng học tương đối rộng rãi, thoáng mát và có đầy đủ điều kiện để hoạt động. 
 - Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học chữ của các con. PH nhiệt tình ủng 
hộ tranh ảnh, nguyên liệu, học liệu cho trẻ làm quen với chữ cái....
* Khó khăn
 4/20 Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi hứng thú với môn làm quen chữ cái 
Qua phần khảo sát trên, tôi nhận thấy: Số trẻ nhận biết, nhớ đúng mặt chữ cái 
còn rất thấp, phát âm các chữ cái chưa chính xác rõ ràng, chưa có kỹ năng tô 
đúng quy trình chữ cái, chưa biết cách cầm bút, chưa hứng thú tham gia và biết 
cách chơi với các chữ cái..... Do đó, tôi đã suy nghĩ và tìm ra các biện pháp nâng 
cao chất lượng làm quen chữ cái trong trường mầm non như sau:
1. Tạo môi trường học tập cho trẻ làm quen chữ cái
 Môi trường có tác dụng tốt đến quá trình giáo dục trẻ. Đặc biệt với trẻ 
mầm non thì những gì mới lạ đẹp mắt hấp dẫn sẽ gây được sự chú ý của trẻ. Để 
giúp trẻ được làm quen với chữ cái ở mọi góc trong và ngoài lớp, tôi luôn cố 
gắng tạo môi trường thật đẹp để cuốn hút trẻ. Việc trang trí lớp luôn được gắn 
với các chủ đề, sự kiện nổi bật trong tháng.
 Ví dụ: Góc học tập phía trên khoảng tường rộng tôi dán chữ “Bé học chữ 
cái” và lựa chọn các hình ảnh phù hợp với chủ đề sự kiện như: Tháng 9 có ngày 
hội đến trường của bé, tôi lựa chọn các hình ảnh bé đến trường, cô giáo, lớp 
học....sau đó cho trẻ cắt dán các chữ cái o, ô, ơ, a, ă, â...tô màu chữ cái, in chữ 
cái, đồ chữ cái.....
 (Trẻ chơi tô màu chữ cái, đồ chữ cái)
 Tôi cho trẻ viết chữ, xếp thẻ chữ cái rời, gài chữ theo mẫu dưới các hình 
ảnh và chữ mẫu của cô về các con vật, về chú bộ đội, về các loại rau củ quả.......
 6/20 Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi hứng thú với môn làm quen chữ cái 
 (Hình minh họa góc sách)
 Góc học tập tôi trang trí những hình ảnh có từ chỉ tên các hình ảnh đó và 
từ còn thiếu để trẻ được trực tiếp gắn chữ cái vào từ còn thiếu
Ví dụ: Như chủ điểm thực vật thì tôi có tranh “Hoa loa kèn, hoa hồng, hoa lay 
ơn, hoa huệ” Có từ chỉ tên các loại hoa, củ, quả đó và từ còn thiếu. Trong giờ 
hoạt động góc, hoạt động chiều tôi cho trẻ in chữ cái và cắt các chữ cái h,k,y, g 
theo chủ điểm để vào từ còn thiếu dưới tranh hoặc ghép các chữ cái thành từ 
giống từ dưới các hình ảnh
 Ngoài ra tôi còn trang trí góc chữ cái với các từ gần gũi như - Ngôi nhà 
chữ cái – Bé đã học chữ gì - Tuần này bé học chữ gì
 (Hình minh họa)
 Việc trang trí được tôi thực hiện theo từng chủ đề. Ví dụ: Chủ đề Các con 
vật sống dưới nước tôi cho trẻ cắt dán con cá, cua, rùa, tôm và viết câu ca dao về 
con vật “Con cua tám cẳng hai càng - Con cá mà có cái vây” gắn lên mình các 
con vật treo góc truyện
 Để môi trường học tập vui chơi của trẻ thêm phong phú tôi luôn sưu tầm 
các nguyên phế liệu như hột hạt, len, rơm, ống hút, xốp cắt để làm đồ dùng hoạt 
động, xếp chữ cái, đồ chữ. 
 8/20 Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi hứng thú với môn làm quen chữ cái 
 S X X S
 X X S X
 S S X S
 S X
 Thoát
Ví dụ: Trò chơi: “Tìm chữ” Tôi đưa những hình ảnh “biển xanh, dòng sông 
xanh cảnh đẹp . Hình ảnh dòng sông ”. với hình ảnh và hiệu ứng hấp dẫn, có từ 
dòng sông phía dưới, hiệu ứng Triggers. Cô gọi trẻ lên tìm chữ cái trong từ, nếu 
trẻ tìm chữ không phải là chữ s thì trên màn hình xuất hiện mặt mếu màu đỏ với 
những tiếng âm thanh: Ôi! Tiếc quá. Sai rồi
 Nếu trẻ tìm đúng chữ x đang học thì trên màn hình xuất hiện mặt cười 
xanh với những tiếng âm thanh: Hoan hô! Đúng rồi hoặc bạn đã chọn đúng, bạn 
thật là giỏi... trẻ rất hào hứng, tiết dạy đạt hiệu quả cao. Ngoài ra tôi còn sắp xếp 
lịch học cho trẻ được tham gia vào học với những trò chơi vô cùng lý thú, hấp 
dẫn như: Làm quen với chữ cái, tập tô chữ cái, người bạn ngộ nghĩnh, kể chuyện 
cho bé nghe, học chữ cái, ngôi nhà chữ cái, ong tìm chữ, đua ngựa tìm chữ cái... 
Và còn nhiều trò chơi khác nữa 
 Trong một vài năm gần đây dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo của phòng 
giáo dục đào tạo, các trường mầm non trong toàn huyện đã bước đầu áp dụng 
công nghệ thông tin vào giảng dạy. Đặc biệt tôi thấy hoạt động làm quen với 
chữ cái trước kia cần phải mất nhiều thời gian để làm đồ dùng như vẽ tranh, cắt 
dán chữ phía dưới tranh, bảng gài chữ, thẻ chữ to, nam châm ,bảng dễ gây cho 
giáo viên lúng túng trong việc sử dụng đồ dùng. 
 Ứng dụng CNTT vào hoạt động làm quen với chữ cái đã mang lại cho trẻ 
hứng thú và kích thích thích trẻ tham gia vào hoạt động. Bởi trên máy có các 
hình ảnh xuất hiện và mất đi kèm theo các hiệu ứng mới lạ, hấp dẫn theo ý muốn 
của cô giáo. Trẻ sẽ tập trung chú ý trước điều mới lạ, tiết học có hiệu quả cao. 
VD: Tiết làm quen với chữ cái e, ê ở chủ đề gia đình tôi coppy hình ảnh “rèm 
 10/20 Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi hứng thú với môn làm quen chữ cái 
 - Phần luyện tập: Trẻ được cô giáo hướng dẫn theo nhóm sử dụng máy tính qua 
trò chơi, ghép nét chữ, tạo ra chữ cái và tìm chữ còn thiếu trong từ dưới tranh. 
Một điều quan trọng hơn nữa là tôi dùng CNTT để thiết kế tất cả các bài giảng E 
- Learning dạy trẻ làm quen với chữ cái. Các bài giảng đó được xuất qua mạng, 
gửi tới các bậc PH cho bé học bất kỳ ở đâu, bất kỳ lúc nào mà không cần sự có 
mặt trực tiếp của cô giáo chỉ cần có mạng internet truy cập dễ dàng....Qua đó tôi 
nhận thấy trẻ rất tích cực ôn luyện chữ cái, hứng thú tham gia bài học giúp cho 
kiến thức mà trẻ nhận biết các chữ cái được sâu hơn, đầy đủ hơn...
3. Gây hứng thú trong tiết học làm quen chữ cái 
Để tiết học làm quen với chữ cái được thành công và trẻ tiếp thu bài tốt là một 
yêu cầu đặt ra đối với giáo viên khi cho trẻ làm quen với chữ cái, kiến thức khi 
truyền thụ đến trẻ phải hết sức ngắn gọn, dễ hiểu, tránh sự dập khuôn, luôn sáng 
tạo đổi mới vì thế trước khi lên lớp một tiết dạy làm quen với chữ cái tôi phải 
chuẩn bị đồ dùng chu đáo, nghiên cứu bài soạn kỹ lưỡng. Ví dụ : Với sự kiện 
“Trường mầm non” 
 Nhóm chữ cái o, ô, ơ Tôi gây hứng thú bằng bài hát: “Vịt con học chữ” 
Cô hỏi trẻ trong bài hát vịt con không nhớ chữ gì? (Chữ o) Có một câu truyện 
cũng kể về bạn vịt đấy, bây giờ cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện “Vịt con 
trong ngày khai trường” sau đó hỏi trẻ, ngày đầu tiên đến lớp Vịt con chuẩn bị 
trong cặp những gì?
Bước đầu trẻ được làm quen với từng chữ cái có trong nhóm chữ và trẻ được 
lần lượt làm quen các chữ qua vật thật, tranh ảnh, màn hình chiếu mà trong đó 
có chứa một chữ cái mà chúng ta định cho trẻ làm quen.
 Ví dụ: Với chủ điểm mà mùa xuân với tiết học làm quen chữ cái l n m? 
tôi cho trẻ sưu tầm hoa khô, lá khô, các loại hột, hạt những vật liệu đó điều phải 
chứa các chữ cái l, m, n như lá na, hạt mơ... Cô và trẻ cùng phết màu sao cho 
tương ứng với màu lá, màu hạt...Tôi luôn thực hiện đổi mới nội dung, phương 
pháp, hình thức tổ chức các tiết học sao cho giờ học sinh động không gò bó
 Ví dụ: Trẻ làm quen với chữ cái b, d, đ (chủ điểm giao thông).
 Trước tiên là gây sự hứng thú đối với trẻ, tôi cho cả lớp hát bài “Anh phi 
công ơi” Cô đàm thoại cùng trẻ về nội dung bài hát. Hỏi trẻ về các phương tiện 
giao thông, cho trẻ quan sát màn hình có hình “máy bay” và có từ “máy bay” 
cho trẻ đếm số lượng chữ chữ cái (cô di chuột cho từng chữ cái xuất hiện). 
Trẻ tìm chữ đã học và cô giới thiệu 2 chữ cái b, d, đ hôm nay lớp mình làm 
quen. Cô bấm chữ b xuất hiện. Hỏi trẻ đây là chữ gì? Vì sao con biết, cô phát âm 
và giảng cách phát âm, cho trẻ phát âm, tìm chữ b trong rổ của trẻ. 
 12/20

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_hung_thu_voi_mon_lam_quen_chu.doc