SKKN Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn giáo dục Âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi

Với tôi âm nhạc như một bí quyết giúp tôi thu hút trẻ, tạo ấn tượng đẹp cho trẻ đến lớp. Ở trường Mầm non, đặc biệt đối với lứa tuổi Mẫu giáo, âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả những hứng thú của trẻ.
Khác với loại hình nghệ thuật khác như hội hoạ, văn học…, âm nhạc không hoàn toàn xác định rõ những hình ảnh cụ thể. Âm nhạc bằng những ngôn ngữ riêng là giai điệu, âm sắc, trường độ, hoà âm, tiết tấu…cùng với thời gian đã thu hút, hấp dẫn, làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ.
Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ trong giao tiếp, trao đổi tình cảm…Đối với trẻ, âm nhạc là thế giới kỳ diệu, đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ trong nôi, trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là một điều không thể thiếu. Thế giới âm thanh muôn mầu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ.
Với tất cả lý do này, tôi luôn mong muốn mình làm thế nào để giúp trẻ học tốt môn âm nhạc, tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo, để tìm ra những cách thức giảng dạy và tạo ra môi trường học tốt nhất cho trẻ. Bằng tất cả sự nỗ lực, cố gắng đó, tôi cảm thấy phần nào ý nguyện của mình đã được thưc hiện. Tôi xin chia sẻ một vài kinh nghiệm nhỏ này với các đồng chí, đồng nghiệp thông qua đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 tuổi” mong rằng những kinh nghiệm nhỏ này có thể được vận dụng hiệu quả qua các tiết dạy của các đồng chí, đồng nghiệp. Tôi xin chúc các đồng chí luôn thành công hơn nữa trong sự nghiệp giáo dục của mình.
docx 24 trang skmamnonhay 22/11/2024 330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn giáo dục Âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn giáo dục Âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn giáo dục Âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu: 
2. Tên sáng kiến: 
“Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi” 
3. Tác giả sáng kiến: Đồng tác giả
- Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Chuyên
- Giới tính : Nữ
- Ngày, tháng/năm sinh: 12/07/1983
- Trình độ chuyên môn: Đại học
- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên. Trường Mần non Lãng Công
- Điện thoại: 0987756711
- E-mail: Nguyenthihongchuyen.gvc0langcong@vinhphuc.edu.vn 
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hà
- Giới tính : Nữ
- Ngày, tháng/năm sinh: 02/11/191974
- Trình độ chuyên môn: Đại học
- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên – Tổ Trưởng. Trường Mần non Lãng 
Công
- Điện thoại: 0984566963
- E-mail: Nguyenthithuha.gvc0langcong@vinhphuc.edu.vn
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đồng tác giả 
 - Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Chuyên 
 Nguyễn Thị Thu Hà 
 - Đơn vị : Trường mầm non Lãng Công - Sông Lô – Vĩnh Phúc
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
- Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 8 tháng 9 
năm 2020
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 * Nội dung của sáng kiến:
 * Về khả năng áp dụng của sáng kiến: 
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không có
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
10. Đánh giá lợi ích thu được áp dụng sáng kiến:
10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 
10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá 
nhân: 
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng 
sáng kiến lần đầu: BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu: 
 Âm nhạc một loại hình nghệ thuật gắn bó mật thiết đối với đời sống con 
người là nhu cầu cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu được. Âm nhạc 
là ngôn ngữ chung của nhân loại nó có sức hấp dẫn kì lạ, có tác động mạnh mẽ, 
làm cho con người tốt đẹp hơn, trong sáng hơn. Bản chất của âm nhạc là niền vui, 
lạc quan, yêu đời và nâng con người đến những tình cảm cao thượng. Nếu cuộc 
sống mà thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời. Đặc biệt đối với 
trẻ thơ, âm nhạc là nguần sữa ngọt ngào vô tận nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ, 
qua nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của các tác 
phẩm âm nhạc sự phong phú của âm hình tiết tấu, phong cách đa dạng của các thể 
loại âm nhạc xẽ đưa trẻ vào thế giới cái đẹp một cách hấp dẫn và lý thú qua đó 
giúp phát triển toàn diện nhân cách của trẻ sau này.
 Trong chương trình giáo dục mầm non, môn giáo dục âm nhạc là một môn 
nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn cảm 
hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Nó là một phương tiện hữu hiệu cho 
việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường như “Ca hát và vận động theo nhạc” 
giúp trẻ duy trì tập trung, phấn khởi trong khi hoạt động. Trẻ mẫu giáo thích hát 
theo lời bài hát, và hưởng ứng theo nhạc là hay đung đưa người theo tiếng nhạc 
có giai điệu êm dịu, vui tươi, nhộn nhịp.
 Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trẻ được nghe nhạc cổ điển trong 
bào thai sẽ giúp kích thích sóng điện não giúp não phát triển tăng trí thông minh 
sau này. Và lứa tuổi mầm non Âm nhạc là môn giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. 
Thông qua âm nhạc trẻ xẽ linh hoạt, mạnh dạn, thông minh, xẽ thúc đẩy cơ thể, 
sự nhanh nhẹn khéo léo, bền bỉ và dẻo dai qua các động tác. Giáo dục âm nhạc 
khi được giáo viên sử dụng một cách có có mục đích, phù hợp sáng tạo sẽ hỗ trợ 
trẻ thu nhận kinh nghiệm tích cực và tạo cảm giác hưng phấn, vui tươi. Có tác 
dụng giáo dục thẩm mỹ trẻ được trải nghiệm cảm xúc trong quá trình cảm thụ và 
thể hiện âm nhạc: Khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm 
nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Đồng thời âm nhạc 
cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình 
thành sự liên tưởng.
 Với tôi âm nhạc như một bí quyết giúp tôi thu hút trẻ, tạo ấn tượng đẹp cho 
trẻ đến lớp. Ở trường Mầm non, đặc biệt đối với lứa tuổi Mẫu giáo, âm nhạc là 
một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, 
sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả những hứng thú của trẻ.
 Khác với loại hình nghệ thuật khác như hội hoạ, văn học, âm nhạc không 
hoàn toàn xác định rõ những hình ảnh cụ thể. Âm nhạc bằng những ngôn ngữ 
riêng là giai điệu, âm sắc, trường độ, hoà âm, tiết tấucùng với thời gian đã thu 
hút, hấp dẫn, làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ.
 Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức xung quanh, phát triển lời nói, 
 quan hệ trong giao tiếp, trao đổi tình cảmĐối với trẻ, âm nhạc là thế giới kỳ 
 diệu, đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ trong nôi, trẻ mầm non kỳ diệu đầy cảm xúc. Tâm hồn trẻ ngây thơ trong sáng, luôn luôn vui vẻ cho nên 
 tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ. Và đối với trẻ ở lứa 
 tuổi mầm non âm nhạc là môn học giúp trẻ phát triển toàn diện nhất.
 Giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm, đạo đức thẩm mỹ cho trẻ. Giáo 
 dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, tình yêu 
 thương con người, không chỉ vậy giáo dục âm nhạc phát triển nâng cao khả năng 
 trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng củng cố kiến thức 
 cho trẻ qua hoạt động vui chơi.
 Với trẻ mầm non, âm nhạc là bộ môn hấp dẫn, dễ thu hút trẻ bởi vậy mục 
 đích tôi nghiên cứu bộ môn này để thông qua lời ca, tiếng hát truyền thụ cho trẻ, 
 những tình cảm thái độ của tác giả, gửi gắm trong tác phẩm đến với trẻ. Qua đó 
 giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tư duy, hiểu được tình cảm giữa con người 
 với con người, con người với thiên nhiên, con người với thế giới xung quanh 
 mình. Từ đó trẻ trở thành con người phát triển toàn diện “ Đức - Trí – Thể - Mỹ 
 và Lao động”. Xây dựng cho trẻ nền tảng nhân cách con người mới khỏe mạnh, 
 nhanh nhẹn, hồn nhiên, vui tươi đầy sức sống cả về vật chất lẫn tinh thần, phát 
 triển ở trẻ những cảm xúc thẩm mỹ yêu cái đẹp, gợi lên lòng yêu quê hương, đất 
 nước, con người. Giúp phát triển toàn diện nhân cách của trẻ sau này.
 Tất cả những nội dung trên cần được tiến hành thường xuyên đối với trẻ. 
Đặc biệt để năng cao chất lượng, sự yêu thích âm nhạc đối với trẻ giáo viên phải 
tự tạo nhiều đồ chơi, đồ dùng dạy học phù hợp, tích hợp giáo dục âm nhạc với các 
hoạt động trong cuộc sống hàng ngày ở trường mầm non một cách lôgíc, có hiệu 
quả.
* Thực trạng của vấn đề:
 Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm “Một số 
biện pháp giúp trẻ học tốt môn giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi” tôi đã gặp 
những thuận lợi và khó khăn sau:
 * Thuận lợi: 
- Trường mầm non Lãng Công là trường chuẩn quốc gia giai đoạn 1. 100% giáo 
viên đạt trình độ chuẩn. Đa số giáo viên mầm non trong trường có tâm huyết với 
ngành học, yêu nghề mến trẻ, có năng lực chuyên môn, có tố chất âm nhạc phấn 
đấu nghề nghiệp.
- Nhà trường và lớp học luôn được sự quan tâm rất lớn và sự giúp đỡ tận tình của 
phòng giáo dục đào tạo huyện sông lô, của Đảng bộ chính quyền và các ban 
nghành địa phương sự quan tâm của ban giám hiệu, đầu tư cơ sở vật chất trang 
thiết bị phòng học rộng rãi với nhiều đồ dùng đồ chơi và đồ dùng học phục vụ cho 
môn âm nhạc.
- Đa số trẻ của các lớp nhanh nhẹn, có sức khỏe tốt để tham gia vào các hoạt động 
của các lứa tuổi. Trẻ rất thích học hát, học múa, thích nghe các bạn nhỏ trân mạng 
hát, thích nghe cô hát múa cùng cô.
- Trẻ trong lớp có nề nếp học tập tốt, hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô 
đặc biệt là hoạt động âm nhạc nhanh nhẹn, mạnh dạn.
 * Khó khăn:
- Khả năng dùng đàn của giáo viên còn hạn chế. *Kết quả khảo sát thực tế trên trẻ lớp 5 tuổi A2 đầu năm học 2020 - 2021 như 
sau:
 ĐẠT CHƯA ĐAT
 TỔNG 
 ST NỘI SỐ TỐT KHÁ TRUNG 
 T DUNG TRẺ BÌNH
 ĐÁNH 
 GIÁ SỐ TỶ SỐ TỶ SỐ TỶ SỐ TỶ 
 CHÁU LỆ CHÁU LỆ CHÁU LỆ CHÁU LỆ
 % % % %
 1 Trẻ có 30 6 20 7 23,3 10 33,4 7 23,
 niền % % % 3%
 hứng thú 
 và tích 
 cực hoạt 
 độn
 2 Phân biệt 30 7 23, 9 30 8 26,7 6 20
 âm sắc 3% % % %
 của dụng 
 cụ âm 
 nhạc
 3 Vận 30 8 26, 10 33,3 9 30 3 10
 động phù 7% % % %
 hợp với 
 nhịp điệu 
 bài hát
 Qua kết quả khảo sát thực tế trên trẻ lớp 5 tuổi A1 và lớp 5 tuổi A2 đầu 
trên là điều làm tôi thấy rất nhiều tỷ lệ khá, giỏi đạt thấp, trong đó vẫn còn trẻ 
yếu kém, để “Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 
– 6 tuổi” nhằm phát triển nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc. Dưới đây là một 
số biện pháp tôi đã sử dụng cụ thể như:
* Các biện pháp:
 Với những đặc điểm tình hình chung của trường lớp, thuận lợi ích khó khăn 
rất nhiều. Với nhiệt huyết là cô giáo mầm non yêu nghề mến trẻ, với quan điểm 
tử tưởng Hồ Chí Minh kiên định vững vàng. Tôi đã không ngừng tìm tòi, khám 
phá, sáng tạo những hình thức và phương pháp giáo dục, góp phần nâng cao chất 
lượng giáo dục giúp trẻ học tốt môn giáo dục âm nhac.
+ Biện pháp 1: Tạo môi trường giáo dục âm nhạc cho trẻ hoạt động. - Ví dụ 2: Khi dạy cho trẻ hát theo chủ điểm động vật thì tôi hóa trang và đóng 
vai các con vật có trong nội dung bài hát để gây cho trẻ sự bất ngờ và làm cho 
trẻ muốn khám phá.
 Ngoài những phương thức đó, tôi còn ứng dụng công nghệ thông tin vào 
các tiết học âm nhạc, bằng cách quay những đoạn Clip mô phỏng cho bài hát tôi 
dạy, những hình ảnh được làm trên chính các trẻ của lớp tôi đang phụ trách.
 ( Ảnh: Giờ hoạt động âm nhạc trẻ đóng vai các con vật đáng yêu )
*Biện pháp 2: Tạo góc âm nhạc lôi cuốn và hấp dẫn.
 Góc âm nhạc là nơi để trẻ có điều kiện thể hiện khả năng âm nhạc của mình, 
trẻ có thể làm quen, ôn luyện, cũng cố và vận dụng phát triển những kỹ năng âm 
nhạc qua các trò chơi, các hoạt động sáng tạo làm phát triển khả năng sáng tạo 
của trẻ. Tại đây trẻ tự hát, hay tự vận động theo nhạc, tự biểu diễn một mình hay 
một nhóm trẻ, một các hứng thú và sáng tạo. Từ ý nghĩ quan trọng như vậy tôi đã 
chọn cho lớp mình một góc âm nhạc. Góc âm nhạc của tôi không cố định, các kệ 
được đóng vừa tầm trẻ khi sử dụng, dưới kệ có bánh xe, để trẻ có thể duy chuyển 
từ chỗ này sang chỗ khác thoáng mát, trẻ có thể sáng tạo làm ra một khoảng không 
gian riêng theo ý của trẻ đẻ trẻ sinh hoạt, vui chơi, biểu diễn văn nghệ. Ở góc âm 
nhạc tôi luôn cung cấp cho trẻ nhiều nguồn âm thanh khác nhau: Các loại lon, 
thùng thiết, thùng giấy, chứa đậu, hột hạt, các loại đá,  Ở góc âm nhạc cô có thể 
sưu tầm thể hiện phong phú các loại băng nhạc, thiếu nhi, mầm non, dân caĐể 
kích thích tò mò, ham hiểu biết lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm nhạc. Ở góc âm nhạc 
giáo viên phải chú ý thay đổi chất liệu, những thiết bị tạo âm thanh khác nhau, tạo 
cho trẻ có điều kiện sử dụng tối đa. 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_hoc_tot_mon_giao_duc_am_nhac.docx