SKKN Một số biện pháp giúp trẻ hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm thông qua hoạt động chơi tại Lớp 5-6 tuổi A5 Trường Mầm non Thị trấn Quất Lâm
Đối với bản thân dạy cho trẻ kỹ năng làm việc theo nhóm là điều tôi luôn băn khoăn, trăn trở từ lâu nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Kỹ năng làm việc theo nhóm là một khái niệm tuy không còn mới mẻ nhưng lại chưa được phát triển mạnh ở cấp học mầm non nói chung và trường tôi nói riêng. Tôi thấy hứng thú với đề tài này vì nó thiết thực, nếu biết cách khai thác thì kết quả đạt được là chính bản thân đứa trẻ được tiếp thu những kỹ năng làm việc theo nhóm cần thiết cho mình để từ đó có thể thích ứng tốt với các cấp học tiếp theo và cuộc sống tự lập sau này, đây chính là mục tiêu tôi hướng tới đối với thế hệ mầm non tương lai.
Vậy làm thế nào để hình thành cho trẻ những kỹ năng làm việc theo nhóm được hiệu quả. Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy trẻ tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm thông qua hoạt động chơi tại lớp 5- 6 tuổi A5 trường mầm non TT Quất Lâm”. Với mong muốn là thông qua hoạt động chơi làm thế nào để các cháu ở lớp tôi hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm một cách tốt nhất, định hướng phát triển sau này.
Vậy làm thế nào để hình thành cho trẻ những kỹ năng làm việc theo nhóm được hiệu quả. Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy trẻ tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm thông qua hoạt động chơi tại lớp 5- 6 tuổi A5 trường mầm non TT Quất Lâm”. Với mong muốn là thông qua hoạt động chơi làm thế nào để các cháu ở lớp tôi hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm một cách tốt nhất, định hướng phát triển sau này.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm thông qua hoạt động chơi tại Lớp 5-6 tuổi A5 Trường Mầm non Thị trấn Quất Lâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm thông qua hoạt động chơi tại Lớp 5-6 tuổi A5 Trường Mầm non Thị trấn Quất Lâm

2 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Trong năm học 2020 – 2021, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5-6 tuổi A5 với số trẻ là 35 cháu. Sau khi quan sát, tìm hiểu trẻ tại nhóm lớp mà tôi phụ trách, tôi thấy trẻ trong lớp bước đầu đã có sự tạo nhóm trong các hoạt động chơi. Tuy nhiên kỹ năng làm việc nhóm còn bị rời rạc, không thường xuyên, thường chơi đơn lẻ, chưa hợp tác, chưa biết các phân chia công việc, hầu như chỉ mạng tính tự phát chứ chưa chủ động, tự giác từ trẻ. * Nguyên nhân Giáo viên còn ít quan tâm, chưa tạo điều kiện cho trẻ được chơi nhóm nhiều, chưa chuyên sâu về việc định hướng kỹ năng làm việc nhóm, có thực hiện nhưng còn theo cảm tính, mơ hồ, thiếu sự đầu tư, chưa thật sự lấy trẻ làm trung tâm,do đó hiệu quả chưa cao. Đa số cha mẹ trẻ còn mang tâm lý bao bọc con trẻ, lúc nào cũng nghĩ con mình còn non nớt nên ko dám thả lỏng con để con tự khám phá, thương con không muốn con mình phải tự lập, tự làm,điều đó làm hạn chế và ảnh hưởng đến sự mạnh dạn tự tin, hòa nhập cùng bạn bè cũng như thế giới bên ngoài của trẻ Trước những thực trạng như vậy tôi đã nghiên cứu tìm hiểu các giải pháp hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ. Tuy nhiên, tôi gặp 1 số thuận lợi và khó khăn như sau: * Thuận lợi Được sự quan tâm động viên và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt của Ban giám hiệu nhà trường. Ngay từ đầu năm học nhà trường đã lên những kế hoạch thực hiện cụ thể, trong đó đề cao vai trò của việc rèn luyện các kỹ năng sống cho trẻ trong toàn trường. Khi đi vào thực hiện Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm sát sao tới các hoạt động của trường, lớp, có những ý kiến đóng góp, chỉ đạo kịp thời nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà trường. Trẻ trong cùng một độ tuổi, thích được chơi và chơi chung với bạn, chơi nhóm cùng với nhau. Mặt khác đa phần trẻ mạnh dạn, tự tin, thông minh, nhanh nhẹn trong các hoạt động. * Khó khăn Trẻ lớp tôi còn thụ động nhiều, chưa biết giải quyết vấn đề khi được tham gia vào nhóm. Trong lớp còn một số trẻ rụt rè, nhiều trẻ không tin tưởng vào khả năng của bản thân, nhút nhát, thụ động, thiếu tự tin, một số trẻ ích kỷ luôn đặt 4 Trẻ có kỹ năng diễn đạt ý tưởng 06 4/35 11,4% 31/35 88,6% của cả nhóm. Nhận xét: Thời gian đầu, khi mới nhận nhận thấy kỹ năng làm việc theo nhóm của trẻ đa số còn rất yếu. Đa số trẻ còn lớp quan sát cháu trên thực tế tôi rất thụ động, chờ đợi vào sự chỉ bảo của cô. Điều đó cho thấy kỹ năng làm việc theo nhóm của trẻ còn rất thấp, cần có giải pháp can thiệp giúp trẻ hình thành và phát triển cho trẻ. 2.Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến Từ việc khảo sát thực trạng này và qua thời gian ứng dụng đề tài vào việc giảng dạy, tôi đã tìm ra một số giải pháp giúp trẻ hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm sau: 2.1. Các giải pháp thực hiện. Giải pháp 1: Hình thành và phát triển cho trẻ một số kỹ năng cần có khi làm việc theo nhóm. Muốn nhóm làm việc được hiệu quả thì bản thân mỗi trẻ tham gia trong nhóm phải có những kỹ năng cần thiết. Chính vì vậy, việc giúp trẻ hình thành một số kỹ năng khi làm việc theo nhóm sẽ giúp trẻ giải quyết công việc chung của nhóm. Có thể kể đến một số kỹ năng cần hình thành cho trẻ khi làm việc nhóm như: Kỹ năng phát biểu ý kiến, kỹ năng tôn trọng ý kiến bạn, kỹ năng phân chia công việc, kỹ năng hợp tác với bạn, kỹ năng diễn đạt ý tưởng của cả nhóm. Những kỹ năng này đòi hỏi giáo viên phải chú ý rèn cho trẻ một cách nhẹ nhàng từng bước, thường xuyên nhưng không vội vàng. Tôi nhận thấy nên rèn luyện cho trẻ khi trẻ sẵn sàng cùng bạn tham gia mọi hoạt động. Mục đích của hoạt động nhóm ở lứa tuổi mầm non là bước đầu, là tiền đề cho việc học của trẻ ở trường tiểu học. Cho nên bằng những lời nói nhẹ nhàng, những nhắc nhở của cô giáo đối với từng trẻ trong và sau mỗi hoạt động chơi, dần dần sẽ hình thành cho trẻ những kỹ năng cần thiết. * Hình thành kỹ năng phát biểu ý kiến Kỹ năng phát biểu ý kiến là một kỹ năng quan trọng cần có trong một nhóm hay một tập thể. Trẻ hiểu và biết vấn đề đó là một chuyện, nhưng trẻ có mạnh dạn tự tin nói lên suy nghĩ của mình hay không mới là điều quan trọng. Trên thực tế nhiều trẻ do bản tính nhút nhát, biết nhưng không phát biểu ý kiến. 6 nào cũng phải được giao một công việc cụ thể để giúp nhóm hoàn thành nhiệm vụ chung, vì mục tiêu chung của nhóm. Khi trẻ tham gia chơi trong nhóm tôi thường giáo dục trẻ không tranh giành trao đổi công việc với bạn, trừ khi làm không được và được nhóm đồng ý giao nhiêm vụ khác cho mình. * Hình thành kỹ năng hợp tác với bạn Hợp tác cùng bạn trong khi chơi là kỹ năng quan trọng và rất cần thiết trong hoạt động nhóm, nếu không hợp tác với nhau thì không gọi là làm việc nhóm được. Trong một nhóm, mặc dù công việc đã được phân công nhưng những phần công việc của mỗi cá nhân đều có liên quan với công việc của các bạn trong nhóm, có tác dụng tương tác với nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tôi định hướng cho trẻ biết làm việc theo nhóm tuy là kết quả của cả nhóm nhưng là kết quả của mỗi cá nhân lập thành. Muốn nhóm đạt kết quả tốt thì mỗi thành viên trong nhóm phải biết hợp tác với nhau. Dần dần, với các hoạt động chơi khác nhau tôi cho các bé làm quen với cách hợp tác với bạn. Kỹ năng này đã được hình thành ở nhiều trẻ lớp tôi. Các bé đã biết cách hợp tác và hăng hái nêu ý kiến trong mỗi lần chơi. * Hình thành kỹ năng diễn đạt ý tưởng của nhóm Đây là kỹ năng cuối cùng khi nhóm đã hoàn thành công việc và đưa ra kết quả. Để thực hiện được điều này tôi có hai hình thức. Hình thức thứ nhất, cả nhóm cùng phát biểu ý tưởng sau khi đã thống nhất, khuyến khích nhiều trẻ được thể hiện. Hình thức thứ hai, nhóm cử ra một người đại diện ý tưởng của cả nhóm, thống nhất ý kiến của tất cả các bạn trong nhóm. Trong một nhóm không khó để thấy được sẽ có một trẻ luôn trội hơn, mạnh dạn hơn các bạn để điều tiết công việc của các bạn trong nhóm, đó chính là nhóm trưởng. Nhóm trưởng sẽ quyết định đưa ra cách làm tốt nhất và kết quả cuối cùng cho nhóm mình. Nhóm trưởng này được tôi chú ý hướng dẫn cách tổng hợp ý kiến lấy kết quả cuối cùng. Quan trọng nhất là khuyến khích trẻ mạnh dạn lên thay mặt nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. Tuy nhiên vai trò diễn đạt ý tưởng thì tôi chú ý phát huy ở nhiều trẻ trong nhóm chứ không chỉ có một trẻ duy nhất. Trên đây là một số kỹ năng chính cần có để trẻ tham gia làm việc nhóm một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó tôi cũng chú ý giúp đỡ cho trẻ một số thói quen như: Giao tiếp với bạn, không ỷ lại vào bạn, tập giải quyết những vấn đề 8 Học bằng chơi, chơi mà học. Chơi trong hoạt đông học cũng là một môi trường tốt giúp trẻ hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm. Do đó trong tất cả các hoạt động học, tôi tận dụng tối đa cách học bằng các trò chơi. Thay vì tổ chức hoạt động cho từng cá nhân, tôi thường tổ chức cho trẻ tìm hiểu kiến thức, luyện tập kỹ năng theo nhóm. Vừa để giờ học sinh động, vừa khai thác tiềm năng mỗi cá nhân, vừa tận dụng các trò chơi này để giúp trẻ hình kỹ năng làm việc theo nhóm. * Chơi trong các hoạt động phát triển nhận thức Tôi tận dụng mọi trò chơi có thể để chuyển giờ học thành giờ chơi cho trẻ. Đặc biệt là các trò chơi theo nhóm. Với hoạt động “Trò chuyện về ngày tết Trung thu” tôi định hướng trẻ chia làm ba nhóm chơi. Sau khi gợi ý chủ đề, mỗi nhóm được tôi phân công làm một nhiệm vụ khác nhau. Nhóm trang trí đèn lồng, nhóm trang trí đèn ông sao, nhóm bày mâm ngũ quả. Trước khi nhóm thực hiện tôi hỏi cả nhóm: “Điều đầu tiên khi về nhóm chơi các con sẽ làm gì?” Nếu trẻ chưa biết thì tôi định hướng cho trẻ thống nhất ý kiến sẽ làm gì. Sau đó cho mỗi trẻ tự chọn phân công việc của mình trong nhóm. Tôi định hướng tiếp “Để công việc được thuận tiện và hoàn thành nhanh chóng các con sẽ phối hợp với nhau như thế nào?” Sau khi các nhóm đã phân chia công việc thì trẻ tỏ thái độ hợp tác rất tốt. Kết quả là các bé rất hứng khởi, phối hợp nhịp nhàng tạo ra những chiếc đèn lồng, đèn ông sao, mâm ngũ quả thật đẹp thật ý nghĩa. Cuối cùng các nhóm cùng nói lên cách làm của nhóm mình. Nhóm một cả nhóm cùng diễn đạt ý tưởng, nhóm hai cử được bạn Khang, nhóm ba cử bạn Phương làm người đại diện cho nhóm. Và với các hoạt động chơi tương tự, mỗi hoạt tìm hiểu trẻ đều phải trải qua những quá trình phát biểu ý kiến, phân chia công việc, hợp tác cùng bạn hay diễn đạt ý tưởng sẽ giúp trẻ dần hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm. * Chơi trong hoạt động phát triển thể chất Vận động là hoạt động cần sự phối hợp đồng đội cao mới có thể mang lại hiệu quả. Vì vậy tôi cố gắng tích hợp trò chơi mang tính vận động vào để trẻ hứng thú cũng như biết đoàn kết phối hợp với nhau hơn. Ví dụ: Trong trò chơi “Đua thuyền”, nếu trẻ chỉ biết quặp chân vào bụng bạn phía trước, 2 tay chống xuống đất đẩy người tiến lên, mà không biết phối 10 Để thực hiện tốt các bạn trong nhóm phải thống nhất động tác và phối hợp nhịp nhàng với nhau mới có thể biểu diễn thành công. Bên cạnh đó tôi luôn quan sát và gợi ý cách phối hợp cho trẻ khi cần thiết. 2.2.3. Chơi trong chơi hoạt động theo ý thích. Đây là hoạt động mà trẻ có cơ hội lựa chọn hoạt động mà trẻ ưa thích, trẻ được tự do giao tiếp, tự do kết bạn, tự do chọn đồ chơi, được trải nghiệm cảm giác hứng thú qua các trò chơi giúp trẻ tự tin vào bản thân mình. Đây là hoạt động mà những trẻ hay chơi với nhau sẽ tập hợp theo nhóm. Trẻ thể hiện rõ sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong nhóm chơi. Nắm bắt được điều này tôi để trẻ được tự do chọn trò chơi, tự do chọn bạn chơi. Tôi khơi gợi, hướng trẻ đến với trò chơi mà trẻ thích, rủ thêm bạn chơi. Còn lại tôi để trẻ được tự do tranh luận, tự do sáng tạo, 2.2.4. Chơi trong hoạt động lao động. Thông qua chơi trong hoạt động lao động tự phục vụ, tôi giúp trẻ nhận thức rằng không ai có thể làm việc hiệu quả nếu không có sự đoàn kết, hợp tác với các bạn. Bằng những việc làm hàng ngày như bày bàn ăn, bàn học, lau dọn bàn ăn, thu dọn đồ dùng sau khi chơi, xếp nệm gốitôi giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và san sẻ với các bạn. Tôi cũng cho trẻ tự nhận xét hiệu quả làm việc giữa cá nhân và tập thể. Một bạn tự thu dọn đồ dùng sau khi chơi sẽ như thế nào so với một tổ cùng thu dọn đồ dùng, từ đótrẻ rút ra kết quả và làm vốn kinh nghiệm cho mình. Khi trẻ phối hợp cùng nhau làm việc, tôi gợi ý cho trẻ hát, đọc thơ để tạo không khí vui tươi. làm việc mà như chơi, làm động lực giúp trẻ thực hiện nhiệm vụ được giao. Hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ thông qua việc hình thành ý thức các hoạt động lao động mọi lúc mọi nơi. Trước hết tôi giáo dục cho trẻ thấy vai trò của hoạt động lao động, hình thành cho trẻ ý thức lao động trong nhóm hay tập thể. Sau đó tôi phân công nhiệm vụ cho từng nhóm trẻ trước, trong và sau quá trình hoạt động với hình thức vừa làm vừa chơi, trên tinh thần đồng đội chứ không áp đặt hay gò bó từng trẻ. Ngay từ đầu năm học tôi đã phân công nhiệm vụ cho từng tổ trực nhật theo ngày. Mỗi ngày một tổ giúp cô hoàn thành các cộng việc như cùng xếp bàn ăn, cùng trải nệm, cùng lau dọn xắp xếp đồ dùng,Sau mỗi ngày tôi đều cho các nhóm đánh giá nhóm trực nhật và có đánh giá ghi điểm vào sổ. Tôi thấy mỗi lần được điểm tốt các thành viên trong tổ đều rất vui mừng và lần sau, tổ sau đều cố gắng hơn. Lúc đầu tôi còn phải nhắc nhở, nhưng bây giờ những công việc đó
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_hinh_thanh_ky_nang_lam_viec_t.doc