SKKN Một số biện pháp giúp trẻ cho trẻ 5-6 tuổi học tốt chữ cái ở Trường Mầm non Vĩnh Nam

Trong chương trình giáo dục mầm non dạy trẻ làm quen chữ cái là một nội dung quan trọng cho trẻ mẫu giáo lớn. Đối với trẻ mẫu giáo lớn, làm quen chữ cái giúp trẻ bước đầu nhận biết được các chữ cái và phát âm chuẩn các chữ cái trong các từ trọn vẹn. Phát triển ở trẻ khả năng quan sát, so sánh, phát triển ngôn ngữ khi trẻ đã thuộc và phát âm chuẩn các chữ cái. Ngoài ra việc cho trẻ làm quen chữ cái còn phát triển tư duy trực quan hành động, tư duy trực quan hình tượng và đặc biệt là phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng cho trẻ. Thông qua các trò chơi chữ cái, các cơ ngón tay, cơ bàn tay của trẻ phải hoạt động nhiều hơn, qua đó cũng phát triển cho trẻ về thể lực và trí lực.Việc cho trẻ làm quen với 29 chữ cái ở độ tuổi 5-6 tuổi đáp ứng với yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non trong tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với một số kỹ năng cơ bản, viết đọc và phát âm chuẩn, nhằm chuẩn bị cho trẻ một hành trang bước vào lớp 1được tốt hơn. Cho làm quen chữ cái theo quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm non phải được tiến hành một cách tự nhiên nhưng phải chính xác, bắt đầu từ những hoạt động gần gũi và có ý nghĩa đối với trẻ. Để dạy trẻ làm quen với chữ cái đạt hiệu quả người giáo viên cần phải nắm vững nội dung, phương pháp , biết thiết kế và sáng tạo trong tổ chức các hoạt động làm quen chữ cái,có sự thay đổi cách tổ chức các hoạt động trong môi trường chữ cái và ngôn ngữ nói một cách phong phú nhằm đem đến cho trẻ những giờ làm quen với chữ cái thật hấp dẫn, phong phú và sôi nổi.. Vì vậy tôi thấy hoạt động làm quen chữ cái có vị trí quan trọng trong việc giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ.
doc 14 trang skmamnonhay 08/04/2025 320
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ cho trẻ 5-6 tuổi học tốt chữ cái ở Trường Mầm non Vĩnh Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ cho trẻ 5-6 tuổi học tốt chữ cái ở Trường Mầm non Vĩnh Nam

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ cho trẻ 5-6 tuổi học tốt chữ cái ở Trường Mầm non Vĩnh Nam
 PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lý do chọn đề tài : 
 Từ ngày xưa cha ông ta đã khẳng định” Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” hay 
trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường Bác đã khẳng định rằng “ Non song 
Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh 
quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một 
phần lớn ở công học tập của các em”.Qua đó ta thấy được tầm quan trọng của giáo 
dục đối với sự phát triển của đất nước nhận thức được điều này Đảng và nhà nước ta 
luôn quan tâm và không ngừng thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo 
dục và đào tạo. Tại Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra phương hướng “ Giáo dục là quốc 
sách hàng đầu . Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,bồi 
dưỡng nhân tài. 
 Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân đặt 
nền móng cho sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Và chính cô giáo, gia đình, 
nhà trường và toàn xã hội là những người phải có trách nhiệm giúp trẻ phát triển một 
cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, phát triển đồng bộ về các mặt. Để thực 
hiện được tốt mục tiêu đó thì người giáo viên phải linh hoạt chủ động lựa chọn các 
nội dung có sự sắp xếp một cách nhẹ nhàng. Việc dạy trẻ Mầm Non cũng như ươm 
mầm,cái mầm có xanh thì cây mới vững cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt , 
con trẻ có được giáo dục hẳn hoi thì mới phát triển nhân cách tốt mà đặc điểm của 
tuổi Mầm Non là vui chơi, nhưng vui chơi ở đây cũng chính là hình thức học cơ bản 
giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, giao tiếp tích cực. Đặc biệt đối với trẻ lớp mẩu 
giáo lớn ngoài nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ còn có nhiệm vụ hình 
thành cho trẻ những kĩ năng nhận biết các chữ cái, luyện phát âm, kĩ năng cầm bút 
tập sao chép các chữ, từ đơn giản.giúp trẻ có những hành trang cơ bản để bước 
vào lớp 1 .
 Là một giáo viên Mầm Non tôi đã nhận thấy được môn Làm quen chữ cái có ý 
nghĩa và vai trò to lớn , thông qua môn học giúp trẻ phát triển toàn diện như: trí tuệ, 
đạo đức, thẩm mỹMặt khác, môn Làm quen chữ cái còn giúp trẻ nhận biết thế giới 
xung quanh, giúp trẻ giao tiếp với mọi người. Có thể nói môn Làm quen chữ cái là 
tiền đề vững chắc giúp trẻ tự tin bước vào trường tiểu học. Đối với trẻ lớp mẩu giáo 
lớn thì rất thích đọc truyện nhưng đa số các bé thì chỉ thích xem hình hơn là đọc chữ. 
Làm thế nào để giúp trẻ hứng thú trong việc đọc, tích cực luyện phát âm, vận dụng sự 
hiểu biết và khả năng của trẻ vào hoạt động hằng ngày. Điều này làm tôi suy nghĩ cố 
gắng tìm tòi mọi biện pháp như soạn giáo án điện tử, sáng tác trò chơi, sưu tầm trò 
chơi vận dụng vào các hoạt động Làm quen chữ cái, chuẩn bị môi trường chữ mới lạ, 
đẹp mắt nhằm kích thích trẻ tự nguyện tham gia vào hoạt động Làm quen chữ cái một 
cách tích cực , nhẹ nhàng thoải mái . Và để trẻ tiếp thu tốt 29 chữ cái tôi quyết định 
chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ cho trẻ 5- 6 tuổi học tốt chữ cái ”, với mong 
muốn đưa những hính thức mới lạ, hấp dẫn tới trẻ, để tiếp thu chữ cái một cách dễ 
dàng đạt hiệu quả tốt.
 2. Mục đích nghiên cứu
 2 Việc dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi “Làm quen chữ cái” là cơ hội tốt để sớm hình 
thành ở trẻ những năng lực hoạt động ngôn ngữ. Chuẩn bị cho trẻ một hành trang 
“Tiếng việt” vững chắc để trẻ bước vào lớp 1
 2. Cơ sở thực tiễn
 Bản thân tôi là một giáo viên được nhà trường phân công công tác giảng dạy trẻ 5-
6 tuổi nhưng trong lớp lại ghép 2 độ tuổi (4-5 tuổi vả 5-6 tuổi). Qua những năm trực 
tiếp giảng dạy tôi nhận thấy trẻ làm quen với chữ cái không phải là việc dễ làm vì Ở 
độ tuổi mầm non, trẻ chỉ mới học theo hình ảnh trực quan để nói lên hiểu biết nhận 
thức của mình, riêng trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là độ tuổi phải tiếp cận hoạt động làm 
quen chữ cái, đây là một hoạt động mới lạ nhất của trẻ trong trường mầm non. Nhưng 
bản thân trẻ chưa được học chưa được làm quen, chưa được dạy chu đáo nên trẻ còn 
nói ngọng, nói lắp, phát âm không chuẩn., nó đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì 
chịu khó, biết vận dụng những linh hoạt sáng tạo trong quá trình lên lớp để trẻ lĩnh 
hội đầy đủ kiến thức của môn học, để từ đó trẻ có sự tập trung chú ý và thực sự có 
hứng thú, có kỷ luật trong học tập.
 Trong quá trình trực tiếp giảng dạy, tôi thấy trẻ chưa hứng thú tham gia hoạt động 
nhiều trẻ chưa nhớ chữ cái, còn nhầm lẫn chữ nọ sang chữ kia, tô chữ còn bị ngược. 
Khi phát âm nhiều trẻ phát âm chưa chính xác. Từ thực tế đó tôi tìm ra một số biện 
pháp dạy học tích cức hữu hiệu để giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cái.
3. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
a. Thuận lợi : 
 Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường xuyên dự 
giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy.
Bản thân được thường xuyên tham dự những buổi thao giảng, dự giờ, thi giáo viên 
giỏi do trường tổ chức.
 Được sự phối hợp giúp đở của đồng nghiệp trong việc rèn trẻ cũng như đóng 
góp cho lớp nhiều nguyên vật liệu làm đồ dùng dạy học, cũng như các chị em đồng 
nghiệp cũng đã giúp tôi về việc thiết kế bài dạy trên máy tính phục vụ cho môn làm 
quen chữ cái.
 Trẻ đã được qua lớp mẫu giáo nhở nên việc rèn nề nếp học tập cũng gặp thuận 
lợi, có khả năng tiếp thu kiến thức do cô truyền đạt.
 Từ những thực trạng trên tôi nghĩ rằng việc tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen 
với các chữ cái thông qua các giờ học, hoạt động là một việc khó, nhưng nếu tìm ra 
những biện pháp thực hiện đúng đắn thì sẽ tháo gỡ được những khó khăn hiện nay. 
Và tôi đã nghiên cứu tìm tòi về phương pháp đổi mới và làm sao để trẻ có thể làm 
quen tiếp cận và ghi nhớ các chữ cái một cách dễ dàng và tôi đã tìm ra một số biện 
pháp để thực hiện
b. Khó khăn:
- Trong lớp có 2 độ tuổi với nhau: 4-5 tuổi và 5-6 tuổi do vậy trình độ nhận thức của 
trẻ không đồng đều. Nhiều cháu chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, trẻ còn nói nhỏ, 
nói ngọng.
- Môi trường học tập của trẻ chưa đảm bảo yêu cầu của trương trình
- Phương tiện để dạy học còn ít chưa thu hút trẻ vào hoạt động
- Đa số phụ huynh đều làm nông nghiệp, ít có thời gian quan tâm đến trẻ.
 4 Để trẻ thực hiện tô viết đúng, đẹp trước hết là ngồi phải đúng tư thế, đặt vở 
ngay ngắn trước khi tô, khi tô không xoay vỡ . Vì vây trước khi tô tôi thường xuyên 
nhắc trẻ tư thế ngồi học tô: ngồi thẳng lưng đầu hơi cúi, tay trái giữ vỡ, tay phải cầm 
bút cầm bút bằng 3 ngón tay
 Vào đầu năm học tôi thấy đến 2/3 số trẻ của lớp đều cầm bút bằng 4 đầu ngón 
tay và cầm sát xuống đầu bút chì để viết có trẻ còn cầm bút bằng tay trái. Và trong 
khi tô chữ còn lệch nhiều ra ngoài. Để giúp trẻ tô được chữ đẹp và có tư thế ngồi 
đúng tôi đã trao đổi bàn bạc với cô trong lớp để cùng có biện pháp, phối hợp sao cho 
đạt hiệu quả cao.
 Để khắc phục được tình trạng này phải hiên trì. Đối với những trẻ cầm bút chưa 
đúng thì chúng tôi trực tiếp cầm tay cháu hướng dẫn trẻ viết sau đó để tự trẻ viết 
nhưng phải đứng gần trẻ để quan sát, hướng dẫn. Nếu ra chỗ khác ngay lập tức trẻ sẽ 
quay về cầm bút như lúc ban đầu. Điều này thật dễ hiểu vì trẻ đã có thói quen cầm 
bút như vậy rồi , 
 Để sửa thói quen đó tôi cố gắng quan tâm đến trẻ nhiều hơn và động viên trẻ 
nhiều hơn để trẻ cố gắng.
 Bên cạnh đó cũng có nhiều trẻ chưa tô trùng khít lên các chấm mờ hoặc cách tô 
chưa đúng. Để phát hiện ra được những lỗi đó thì chúng tôi đã hết sức quan tâm đến 
trẻ, biết quan sát và bao quát trẻ. Trong khi trẻ thực hiện tô chúng tôi đã phân công 
nhau mỗi người đứng quan sát và hướng dẫn một nhóm trẻ. Đặc biệt chúng tôi cũng 
sắp xếp cho trẻ yếu ngồi gần trẻ giỏi để học hỏi nhau. Khi quan sát trẻ tô tôi phát hiện 
ra có trẻ thì tô ngược (Tô chữ a thì trẻ lại tô nét móc trước sau đó tô nét cong tròn), 
có trẻ thì tô rất nhanh, rất ẩu, chưa trùng khít lên các nét chấm mờ, có trẻ lại tô đi tô 
lại một chữ rất nhiều lần ( Trong khi tô một chữ cái thì trẻ lại không tô theo như cô 
đã làm mẫu mà lại tô chưa được một nét thì đã nhấc bút lên, tiếp tục tô lại nét vừa 
tôCũng như cách sửa cầm bút cho trẻ tôi cũng vừa cầm tay trẻ vừa hướng dẫn cách 
tô.
 “Bé tập tô chữ cái”
 6 ê, b,d, p, qSau đó được cô giáo gợi ý trẻ đã nhanh chóng sửa sai. . Khi quan sát trẻ 
chơi tôi thấy trẻ rất hứng thú, say sưa. Như vậy trong khi chơi các trò chơi này trẻ 
phải tư duy để xếp hoặc nặn được chữ cái. Ngoài ra tôi còn đưa vào rất nhiều trò chơi 
khác như: Trò chơi tìm chữ cái còn thiếu trong từ, gạch chân chữ cai, nối chữ cái
 “ Bé tạo chữ cái”
4. Biện pháp 4: Thông qua hoạt động góc, hoạt động ngoài trời
 Sau khi tham gia hoạt động học trẻ sẽ được tham gia vào hoạt động góc. Đặc biệt 
thông qua góc văn học và góc chữ cái sẽ giúp trẻ thích thú và học tốt các chữ cái. Để 
lôi cuốn được sự thích thú của trẻ tôi đã chuản bị rất nhiều đồ dùng, đồ chơi, nguyên 
phế liệu báo lịch cũ cho trẻ hoạt động.
 Ở góc chữ cái tôi chuẩn bị các đồ dùng, học liệu, chữ cái rời cho trẻ xếp hoặc gắn 
chữ . Tôi hướng trẻ vào chữ cái đang học bằng cách cho trẻ tự tìm các chữ cái rời 
xếp thành tên của mình sao cho tên của trẻ đó phải có chữ cái đang học. 
VD đang học chữ p,q thì trẻ nào thấy tên của mình có một trong 2 chữ cái đó thì lên 
gắn vào.Trẻ được hoạt động và trải nghiệm tích cực. Khi trẻ xếp xong tôi đến hỏi trẻ 
vừa xếp được chữ gì? Như vậy trẻ vừa nhớ lại được mặt chữ vừa luyện được cả cách 
phát âm. Trẻ thích thú tham gia, không gò ép trẻ. Kết quả trẻ thu được lại rất cao
 8 
 “Bé học chữ cái”
 * Ở góc văn học
 Ở góc văn học trẻ sẽ được giở những cuốn sách, tranh truyện, bước đầu trẻ biết 
cách đọc từ trên xuống dưới, từ trái qua phải mặc dù trẻ chưa hiểu gì về các từ trong 
sách. Khi đọc trẻ được chỉ lần lượt vào từng từ như vậy trẻ sẽ nhận ra những chữ cái 
mà mình đã học.
 “ bé xem sách truyện”
 * Hoạt động ngoài trời: Môi trường bên ngoài lớp học cũng góp phần quan trọng 
trong việc cho trẻ làm quen chử viết như : ở các góc cây có các từ như : “ cây xà cừ”, 
“cây hoa dâm bụt” ... trẻ có thể đọc từ , tìm chử cái theo yêu cầu của cô... hay trẻ tìm 
 10 và mất đi kèm theo các hiệu ứng mới lạ, hấp dẫn theo ý muốn của cô giáo. Và trẻ sẽ 
tập trung chú ý trước những điều mới lạ, tiết học càng đạt hiệu quả cao hơn.
 VD: Tiết làm quen với chữ cái a,ă,â tôi coppy hình ảnh “Bé nhặt á cây”, từ mạng 
Internet, dưới hình ảnh đó tôi đánh chữ tương ứng. Khi dạy đến chữ nào thì hình ảnh 
đó xuất hiện kèm theo từ, trẻ chọn chữ cái nào học rồi thì khi nháy chuột chữ cái đó 
sẽ chuyển màu. Khi tôi giới thiệu chữ cái nào thì hiệu ứng sẽ chuyển màu và xuất 
hiện ở phong chữ to.Khi giời thiệu đặc điểm của chữ tôi cho chạy từng nét để trẻ dễ 
ghi nhớ hơn. Hoặc khi cho trẻ so sánh chữ những nét nào giống nhau thì sẽ xuất hiện 
và có màu giống nhau.
 Hay trong giờ làm quen với chữ h,k tôi đa sưu tầm “những trò chơi với chữ cái”. 
Ở trò chơi này trẻ phải tư duy để tìm chữ cái theo yêu cầu của cô và sắp xếp chữ cái 
theo đúng quy luật. Như vậy trẻ vừa được thao tác với máy, vừa được củng cố lại chữ 
cái đã học.
 “ Trò chơi Bé xếp quà”
7. Biện pháp 7: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh
 Sự kết hợp giữa cô giáo và phụ huynh trong việc CS- GD trẻ là hết sức quan trọng và 
cần thiết. Thấy được điều đó tôi đã giành thời gian trao đổi về tình hình của trẻ thông 
qua giờ đón và trả trẻ hoặc các buổi họp phụ huynh để trò chuyện trao đổi với phụ 
huynh về việc học của trẻ ở lớp trẻ nào chưa thuộc chưa nhớ chữ phụ huynh rèn thêm 
ở nhà . Hai phía cùng cố gắng phối kết hợp giúp trẻ hứng thú và học tốt hoạt động 
làm quen với chữ cái. Tôi còn vận động phụ huynh ủng hộ các nguyên phế liệu, sách 
báo, tranh ảnh cho các cháu hoạt động, làm đồ dùng đồ chơi. Chẳng hạn khi học đến 
chữ cái nào thì có thể trong hoạt động góc hoặc trò chơi trong hoạt động học tôi cho 
trẻ cắt chữ cái đang học từ sách báo, lịch cũ. . Qua những hoạt động đó tôi thấy trẻ rất 
thích thú vui sướng vì tự mình đã tạo ra được sản phẩm, giúp trẻ củng cố lại chữ cái 
đã học.
 12

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_cho_tre_5_6_tuoi_hoc_tot_chu.doc