SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 tuổi có kỹ năng biểu diễn văn nghệ trong trường mầm non

Hiện nay, chương trình giáo dục âm nhạc đang được phổ biến rộng rãi trong các trường Mầm non, nhằm giúp cho việc thực hiện giáo dục âm nhạc cho trẻ theo đúng chương trình quy định, đồng thời giúp giáo viên có được những cơ hội và điều kiện thể hiện khả năng của mình. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều giáo viên chưa chú ý hình thành kỹ năng biểu diễn cho trẻ, chưa vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, chưa có biện pháp thiết thực trong quá trình dạy trẻ, dẫn tới kết quả chưa cao, chưa sáng tạo và không thu hút được trẻ so với yêu cầu. Do vậy, việc áp dụng biện pháp tiên tiến để dạy trẻ mẫu giáo biểu diễn là rất cần thiết, cần được chú trọng.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ biểu diễn văn nghệ, tôi nghiên cứu để tìm ra “Một số biện pháp giúp trẻ 5 tuổi có kỹ năng biểu diễn văn nghệ trong trường mầm non”.
docx 22 trang skmamnonhay 25/10/2024 440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 tuổi có kỹ năng biểu diễn văn nghệ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 tuổi có kỹ năng biểu diễn văn nghệ trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 tuổi có kỹ năng biểu diễn văn nghệ trong trường mầm non
 M￿C L￿C
TT TÊN M￿C TRANG
 1 PH￿N TH￿ NH￿T: Đ￿T V￿N Đ￿ 1
 I. LÝ DO CH￿N Đ￿ TÀI 1
 II. M￿C ĐÍCH NGHIÊN C￿U 2
 III. Đ￿I TƯ￿NG NGHIÊN C￿U 2
 IV. Đ￿I TƯ￿NG KH￿O SÁT, TH￿C NGHI￿M 2
 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C￿U 2
 VI. PH￿M VI VÀ K￿ HO￿CH NGHIÊN C￿U 3
 PH￿N TH￿ HAI: GI￿I QUY￿T V￿N Đ￿ 3
 I. CƠ S￿ LÝ LU￿N 3
 II. CƠ S￿ TH￿C TI￿N 4
 III. TH￿C TR￿NG C￿A V￿N Đ￿ TRƯ￿C KHI TH￿C HI￿N 5
 IV. CÁC BI￿N PHÁP TH￿C HI￿N 6
 1. Bi￿n pháp 1: Tìm hi￿u tâm sinh lý, năng khi￿u, k￿ năng 6
 bi￿u di￿n c￿a tr￿ ￿ l￿p
 2. Bi￿n pháp 2: L￿a ch￿n n￿i dung phù h￿p đ￿ tr￿ bi￿u 7
 2 di￿n văn ngh￿
 3. Bi￿n pháp 3: Xây d￿ng môi trư￿ng phong phú 9
 4. Bi￿n pháp 4: L￿ng ghép k￿ năng bi￿u di￿n văn ngh￿ vào 10
 các ho￿t đ￿ng m￿t ngày c￿a tr￿
 5. Bi￿n pháp 5: Giúp tr￿ phát tri￿n k￿ năng bi￿u di￿n văn 14
 ngh￿ trong ngày l￿ h￿i
 6. Bi￿n pháp 6: Ph￿i k￿t h￿p v￿i ph￿ huynh nh￿m nâng 16
 cao k￿ năng bi￿u di￿n cho tr￿
 V. K￿T QU￿ SAU KHI ÁP D￿NG CÁC BI￿N PHÁP TRÊN 16
 PH￿N TH￿ BA: K￿T LU￿N VÀ KHUY￿N NGH￿ 18
 I. K￿T LU￿N 18
 3
 II. BÀI H￿C KINH NGHI￿M 18
 III. CÁC Đ￿ XU￿T VÀ KHUY￿N NGH￿ 19
 2/21 mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là một 
điều không thể thiếu. Đối với trẻ mẫu giáo, do đặc điểm hồn nhiên, ham hoạt 
động nên mối quan hệ giữa âm nhạc và vận động biểu diễn được hình thành dễ 
dàng. Các bài hát, bản nhạc tạo cho trẻ những cảm xúc mạnh, trẻ vận động biểu 
diễn phù hợp với đặc tính của âm nhạc, giúp trẻ phát triển cảm giác, nhịp điệu, 
giai điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng nhanh và đúng tiết tấu trong âm nhạc. 
Ngoài ra còn làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, trẻ được bộc lộ cảm xúc, 
giao tiếp với bạn bè.
 Hiện nay, chương trình giáo dục âm nhạc đang được phổ biến rộng rãi 
trong các trường Mầm non, nhằm giúp cho việc thực hiện giáo dục âm nhạc cho 
trẻ theo đúng chương trình quy định, đồng thời giúp giáo viên có được những cơ 
hội và điều kiện thể hiện khả năng của mình. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều giáo 
viên chưa chú ý hình thành kỹ năng biểu diễn cho trẻ, chưa vận dụng lý thuyết 
vào thực tiễn, chưa có biện pháp thiết thực trong quá trình dạy trẻ, dẫn tới kết 
quả chưa cao, chưa sáng tạo và không thu hút được trẻ so với yêu cầu. Do vậy, 
việc áp dụng biện pháp tiên tiến để dạy trẻ mẫu giáo biểu diễn là rất cần thiết, 
cần được chú trọng.
 Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ biểu diễn văn nghệ, tôi 
nghiên cứu để tìm ra “Một số biện pháp giúp trẻ 5 tuổi có kỹ năng biểu diễn 
văn nghệ trong trường mầm non”. 
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Mục đích nghiên của đề tài là nhằm giáo dục và dạy trẻ kỹ năng biểu diễn văn 
nghệ tốt. Muốn trẻ tự tin và mạnh dạn biểu diễn văn nghệ cần rèn cho trẻ những kỹ 
năng biểu diễn thành thạo, tai nghe nhạc tốt, hát đúng nhạc, đúng giai điệu và thể 
hiện đúng sắc thái của bài biểu diễn. 
 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 - Trẻ 5 - 6 tuổi lớp A1 trong trường mầm non Sơn Đông.
 IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM 
 - Tôi đã thực hiện đề tài này với trẻ lứa tuổi 5-6 tuổi lớp A1 trường mầm 
non Sơn Đông nơi tôi làm việc. 
 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
 Thu thập những thông tin lý luận về vấn đề giáo dục trong lĩnh vực văn 
hóa, văn nghệ thông qua các tạp chí giáo dục mầm non, tâm lý học trẻ em, trẻ 
mầm non ca hát, một số nguồn tài liệu trên internet, các bài báo có liên quan,... 
trên các phương tiện thông tin đại chúng.
 2. Phương pháp quan sát
 4/21 Hoạt động biểu diễn còn giúp trẻ có lòng dũng cảm, cương quyết, thể hiện 
tính linh hoạt, phấn khởi, vui mừng, hân hoan khi được biểu diễn với bạn bè, với 
những người sống xung quanh mình. Một đứa trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, vui tươi, 
là một đứa trẻ đã và đang phát triển hoàn thiện về nhân cách và thể chất - những 
đứa trẻ này sẽ có một tinh thần tốt, tự tin trong cuộc sống, hãnh diện khi giao 
tiếp và sẽ hoàn thành tốt những công việc được giao.
 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
 1. Thuận lợi
 - Được sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường đầu tư cơ sở vật chất 
như: mua sắm đầy đủ đồ dùng theo văn bản hợp nhất thông tư số 01, phòng nghệ 
thuật, tạo điều kiện cho lớp được sử dụng đồ dùng hiện đại như: máy vi tính, 
đàn, ti vi, đầu đĩa, máy chiếuphù hợp với trẻ.
 - Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đi học tập để nâng cao 
trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Dự các buổi chuyên đề của phòng, chuyên đề 
của trường và dự giờ đồng nghiệp để học hỏi thêm kinh nghiệm.
 - Giáo viên đã được đào tạo chuẩn, có lòng yêu nghề mến trẻ.
 - Số trẻ nam và nữ tương đối cân bằng, trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tỷ lệ 
trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi không nhiều.
 - Phụ huynh học sinh quan tâm đến tình hình sức khỏe và chương trình 
hoạt động một ngày của trẻ.
 2. Khó khăn 
 - Kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn ảnh hưởng đến công tác giáo 
dục cũng như cơ sở vật chất của nhà trường.
 - Nguồn kinh phí để mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động âm 
nhạc, biểu diễn văn nghệ còn hạn chế.
 - Diện tích lớp học và diện tích cảnh quan môi trường sư phạm còn trật 
hẹp so với quy định. Đa số trẻ chưa có kỹ năng biểu diễn văn nghệ, chưa linh 
hoạt, còn tự ti chưa dám thể hiện mình.
 - Số trẻ quá đông dẫn đến việc thực hiện rèn kỹ năng biểu diễn văn nghệ 
cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn.
 - 2 trẻ khuyết tật về thể chất và trí tuệ.
 - Đồ dùng trực quan tổ chức các hoạt động âm nhạc và biểu diễn văn nghệ 
còn thiếu thốn, chưa hấp dẫn nên hoạt động chưa đạt được hiệu quả cao.
 III. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN
 1. Khảo sát thực tế
 6/21 toàn thân với trình độ tương đối phức tạp trong các điệu múa biết thể hiện nhạc 
cảm khi múa hát. Trẻ có ấn tượng sâu sắc khi nghe nhạc qua đài, băng đĩa, biết 
so sánh một vài thể loại âm nhạc về âm thanh, tính chất lời ca.
 Lịch sử cho thấy ở độ tuổi này những năng khiếu âm nhạc đặc biệt xuất 
hiện nhiều hơn ở bất cứ lứa tuổi nào vì vậy cần phải tiến hành giáo dục âm nhạc 
cho trẻ mẫu giáo để thu được những kết quả tốt nhất, nếu bỏ qua giai đoạn này 
là một thiệt thòi lớn cho các con trong thời kỳ sau. Tuy nhiên không phải trẻ nào 
cũng đều có năng khiếu tốt về âm nhạc có rất nhiều trẻ còn hạn chế về khả năng 
tiếp nhận âm nhạc và vận động theo nhạc vì thế cần phải đưa ra những biện pháp 
sửa lối hát sai, múa sai cho trẻ.
 Trẻ 5 tuổi rất thích hát, múa, biểu diễn văn nghệ trước đám đông, thích 
được khen và thể hiện bản thân của mình. Từ đó tôi đi tìm hiểu tâm sinh lý của 
trẻ để đưa ra các biện pháp giúp trẻ lĩnh hội các kỹ năng biểu diễn văn nghệ.
 1.2. Năng khiếu
 Cô mở hình ảnh ca sĩ đang hát cho trẻ nghe và xem, rất nhiều trẻ đã đứng 
lên hưởng ứng và hát cùng ca sĩ một cách rất tự nhiên, muốn được biểu diễn như 
ca sĩ. Đa số các cháu hát chưa đúng giai điệu và tiết tấu nhưng rất nhiều cháu 
thích hát, muốn được hát và thể hiện mình. Một số cháu hát rất tốt, giọng khỏe 
đúng giai điệu và tiết tấu.
 Khi cô múa một bài múa cho trẻ xem, các cháu rất chăm chú. Khi cô múa 
xong và hỏi “cô múa có đẹp không?”, trẻ trả lời “có ạ!”, “vậy bây giờ cô mời tất 
cả các bạn đứng lên múa cùng với cô nào?”. Ban đầu trẻ còn ngại ngùng, rụt rè 
chưa dám đứng lên múa. Nhưng sau khi thấy một số bạn đứng lên múa cùng cô 
thì các cháu khác đã mạnh dạn đứng lên múa cùng với cô. Tôi thấy các cháu có 
năng khiếu múa, có một số cháu rất dẻo, uyển chuyển theo từng động tác của cô.
 1.3. Kỹ năng biểu diễn của trẻ
 Kỹ năng hát của trẻ ở lớp còn kém. Hát chưa đúng giai điệu, sai tiết tấu, 
tư thế đứng hát sai dẫn đến chưa biết cách lấy hơi để hát hết câu. Nhiều cháu hát 
quá to dẫn đến chỉ hát được một lần là đau cổ họng.
 Về múa một số cháu ở lớp có kỹ năng múa rất tốt, độ dẻo có, cảm thụ âm 
nhạc để uyển chuyển theo từng điệu múa. Một số cháu chưa biết cách nghe nhạc 
để múa, các động tác múa còn cứng chưa tự tin mạnh dạn. Như động tác múa cơ 
bản: hái đào, nhún, lắc hông, kiễng chân... nhiều cháu làm sai và chưa làm được 
theo đúng kỹ thuật của động tác đó.
 Qua việc khảo sát tìm tòi, nhận thấy kỹ năng biểu diễn của các cháu còn 
hạn chế vì vậy tôi đã tìm tòi học hỏi giúp trẻ có kỹ năng biểu diễn tốt hơn.
 2. Biện pháp 2: Lựa chọn nội dung phù hợp để trẻ biểu diễn văn nghệ
 8/21 Trong quá trình học biểu diễn cô khuyến khích trẻ giao lưu giữa các bạn 
với nhau ví như trẻ đang múa hay hát có thể nhìn nhau và nhìn sang bạn để giao 
lưu nét mặt, để xem bạn mình múa bay biểu diễn như thế nào, thể hiện tinh thần 
đoàn kết.
 Với các kế hoạch giáo dục và sự kiện khác tôi luôn hướng trẻ biểu diễn 
sao cho trẻ thể hiện toát lên được những kiến thức cơ bản nhất với mục tiêu cần 
đạt của kế hoạch đó một cách có hiệu quả.
 Với mục tiêu và yêu cầu cô đưa ra nâng cao hơn sau từng sự kiện, vì trẻ 
cũng đã quen cô, quen bạn, hiểu biết của trẻ cũng như các kỹ năng và kinh 
nghiệm của trẻ cũng được tích lũy và thể hiện trong quá trình học và biểu diễn 
qua các sự kiện cũng tốt hơn.Vì vậy khi tổ chức cô khơi gợi cho trẻ tự nêu ra ý 
tưởng mà mình định biểu diễn, biết biểu diễn nhiều hình thức thay đổi, biết tự 
giao lưu với các bạn để biểu diễn tiết mục đó thật hay và dí dỏm, tự nhiên.
 Ví dụ: Với kế hoạch giáo dục tháng 1: Tôi cho trẻ biểu diễn 4 hình thức 
khác nhau trong 1 bài hát, trước khi biểu diễn tôi hỏi ý kiến trẻ về hình thức mà 
trẻ muốn thể hiện như:
 - Trong tháng này các con đã biết đến bài hát nào? Và bài hát đó các con 
muốn thể hiện dưới hình thức nào?
 - Bài “sắp đến tết rồi” hát đồng ca và 1 bạn sẽ làm dàn nhạc trưởng, có 1 
nhóm bạn múa phụ họa và 1 nhóm sẽ làm ban nhạc đánh đàn cho các bạn thể hiện. 
 Ở bài hát này sẽ thu hút được đông đảo các bạn tham gia vì có tới 4 hình 
thức thể hiện 1 lúc đó là: làm ca sĩ, làm vũ công múa, làm nhạc trưởng và làm 
ban nhạc. Trẻ sẽ có lựa chọn phù hợp cho mình.
 3. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường phong phú
 3.1. Trong lớp học
 Việc xây dựng môi trường góc âm nhạc, đa dạng phong phú thực hiện 
theo kế hoạch từng tháng, mỗi giáo viên cần tự tìm tòi học hỏi tạo ra những đồ 
dùng tự tạo như phách tre, nơ cài đầu, cài tay hay những mũ con vật có nhiều 
màu sắc đẹp, những bộ trang phục tự tạo phù hợp với chủ đề được làm bằng 
những vật liệu phế thải như báo, giấy gói hoa, vỏ hộp sữa, hay những vật liệu 
bằng thiên nhiên như: lá cây, cánh hoa. Tạo ra những bộ trang phục mang tính 
chất hài hước, đẹp, hấp dẫn nhằm thu hút trẻ tham gia biểu diễn, thích biểu diễn 
và thoả mãn tính tò mò ham hiểu biết. 
 Các đồ dùng dụng cụ, trang phục để ở các góc cần sắp xếp gọn gàng, an 
toàn, màu sắc hấp dẫn với trẻ đảm bảo tính bền và linh hoạt khi sử dụng trẻ dễ 
lấy, dễ cất, thích thú, tiện lợi. Và được thay đổi phù hợp theo đúng kế hoạch 
từng tháng trong năm học.
 10/21

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_tuoi_co_ky_nang_bieu_dien_v.docx