SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 đến 6 tuổi tiếp cận phương tiện Công nghệ thông tin

Chúng ta đang sống trong một xã hội mà người ta gọi là một xã hội tri thức hay một xã hội thông tin. Máy vi tính và những kỹ thuật liên quan đã đóng vai trò chủ yếu trong việc lưu trữ, truyền tải thông tin và tri thức. Với những phương tiện công nghệ như: máy vi tính, máy chụp hình, loa, đàn… Trẻ rất hứng thú khi được tiếp cận với chúng tuy nhiên lòng yêu thích của các cháu còn ở nhiều mức độ khác nhau. Và việc trẻ hứng thú, ham thích say mê với công nghệ thông tin như thế nào còn phụ thuộc vào hoàn cảnh sống, điều kiện gia đình, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì thế công nghệ thông tin cũng là phương tiện phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, phát triển thể chất và có sự tác động mạnh đến sự tự tin của trẻ khi bước vào trường phổ thông.
Cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy ở trường Mầm Non được diễn ra rất linh hoạt theo hai hình thức chính: hình thức trong giờ hoạt động chung và các hoạt động khác. Việc lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen và tiếp cận dựa trên đặc điểm tình hình của trẻ do đó buộc người giáo viên phải lựa chọn hình thức cho phù hợp với trẻ làm sao để trẻ dễ dàng tiếp thu. Qua đó ta thấy được sự cần thiết của việc cho trẻ tiếp cận với công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy và lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen với công nghệ thông tin là yếu tố tạo tiền đề cho sự thành công sau này của trẻ.
doc 21 trang skmamnonhay 19/06/2024 760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 đến 6 tuổi tiếp cận phương tiện Công nghệ thông tin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 đến 6 tuổi tiếp cận phương tiện Công nghệ thông tin

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 đến 6 tuổi tiếp cận phương tiện Công nghệ thông tin
 Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi tiếp cận phương tiện công nghệ thông tin tại trường mầm 
non Sao Mai.
 MỤC LỤC
 I. Phần mở đầu:2
 1. Lý do chọn đề tài 2
 2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3
 3. Đối tượng nghiên cứu3
 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu3
 5. Phương pháp nghiên cứu4
 II.Phần nội dung 4
 1.Cơ sở lý luận4
 2. Thực trạng4
 a. Thuận lợi, khó khăn5
 b. Thành công, hạn chế 5 
 c. Mặt mạnh, mặt yếu 6
 d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động6
 e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra 6
 3. Biện pháp 7
 a. Mục tiêu của biện pháp, giải pháp 7
 b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp, giải pháp 8
 c. Điều kiện để thực hiện biện pháp 16 
 d. Mối quan hệ giữa các biện pháp 16
 e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học 16
 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học vấn đề nghiên cứu 16 
 III. Phần kết luận, kiến nghị 17
 1.Kết luận 17
 2.Kiến nghị 18
 Giáo Viên: Nguyễn Hoài Thanh
 2 Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi tiếp cận phương tiện công nghệ thông tin tại trường mầm 
non Sao Mai.
nhàng thoải mái. Và để trẻ ngày càng hứng thú tìm hiểu, khám phá cũng như tự tin hơn khi 
đứng trước đám đông tôi quyết định chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi tiếp 
cận công nghệ thông tin”, với mong muốn đưa những hình thức mới lạ, hấp dẫn tới trẻ, để trẻ 
tiếp thu một cách dễ dàng và đạt hiệu quả tốt. Trong năm học 2015 - 2016 được sự phân công 
của nhà trường, tôi phụ trách việc xây dựng tổ công nghệ thông tin, đồng thời bồi dưỡng cho 
một số giáo viên thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động dạy. Qua 
một khoảng thời gian thực hiện cho thấy, phần nhiều các giáo viên không nắm bắt được cách 
sắp xếp hệ thống một giáo án điện tử sao cho hợp lý và dễ sử dụng. Mặt khác một số giáo viên 
không biết lựa chọn đề tài hợp lý cho một giáo án điện tử. Ngoài ra một số đề tài các giáo viên 
lựa chọn ứng dụng công nghệ thông tin chưa đạt hiệu quả và còn lạm dụng máy móc quá 
nhiều không có chỗ cho trẻ hoạt động, trẻ trở nên thụ động, nhàm chán.
 Chính vì thế tôi đã thực hiện đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi tiếp cận 
phương tiện công nghệ thông tin” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình nhằm tập hợp 
những kinh nghiệm mà bản thân tích lũy được trong quá trình thực hiện xây dựng tổ công 
nghệ thông tin và trong các tiết dạy hàng ngày.
2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 Để thực hiện đề tài đạt hiệu quả cao nhất tôi xác định những mục tiêu và nhiệm vụ sau:
 *Mục tiêu: Tiếp cận phương tiện công nghệ thông tin nhằm giúp trẻ bổ sung kiến thức 
một cách nhạy bén và hứng thú trong học tập.
 Trẻ hứng thú và nắm được kiến thức sâu hơn khi tham gia các hoạt động có sự can 
thiệp của phương tiện công nghệ thông tin.
 Trẻ biết được những kỹ năng cơ bản khi sử dụng máy tính, đàn,
 Thay đổi trạng thái, không khí trong tiết học bằng những hình ảnh, tiếng kêu sinh 
động khơi dậy sự sáng tạo trong tâm hồn trẻ.
 Phát triển ngôn ngữ, tư duy của trẻ. Phát triển khả năng ghi nhớ, chú ý có chủ định.
 Trẻ có một số thói quen tốt khi sử dụng công nghệ thông tin ở lớp và ở nhà (vd: chơi 
xong biết tắt máy, sử dụng chuột,...)
 Thông qua các tiết dạy có sự can thiệp của công nghệ thông tin trẻ hứng thú và nhận 
thức tốt hơn, đầy đủ và sáng tạo hơn.
 Giáo Viên: Nguyễn Hoài Thanh
 4 Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi tiếp cận phương tiện công nghệ thông tin tại trường mầm 
non Sao Mai.
giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, phát triển thể chất và có sự tác động mạnh đến sự tự tin 
của trẻ khi bước vào trường phổ thông.
 Cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong 
giảng dạy ở trường Mầm Non được diễn ra rất linh hoạt theo hai hình thức chính: hình thức 
trong giờ hoạt động chung và các hoạt động khác. Việc lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen 
và tiếp cận dựa trên đặc điểm tình hình của trẻ do đó buộc người giáo viên phải lựa chọn hình 
thức cho phù hợp với trẻ làm sao để trẻ dễ dàng tiếp thu. Qua đó ta thấy được sự cần thiết của 
việc cho trẻ tiếp cận với công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy và 
lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen với công nghệ thông tin là yếu tố tạo tiền đề cho sự thành 
công sau này của trẻ.
2. Thực trạng
 Đề tài được thực hiện tại lớp lá 1 trường Mầm Non Sao Mai với sĩ số 36 học sinh trong 
đó nữ 21 cháu, khuyết tật 1 cháu. Đa số học sinh có bố mẹ làm nghề nông và buôn bán nhỏ lẻ. 
 Khi thực hiện đề tại lớp tôi gặp những thuận lợi cũng không ít khó khăn sau.
2.1. Thuận lợi, khó khăn
*Thuận lợi
 Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường xuyên dự giờ thăm 
lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy.
 Trường có đầy đủ cơ sở vật chất phương tiện công nghệ, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi 
phục vụ giảng dạy.
 Học sinh đều là người kinh nên việc truyền thụ kiến thức dễ dàng.
 Bản thân thường xuyên tham dự những buổi thao giảng, dự giờ, thi giáo viên giỏi các 
cấp, hội giảng, chuyên đề có ứng dụng công nghệ thông tin do trường, phòng giáo dục tổ 
chức.
*Khó khăn
 Bản thân chỉ mới tìm tòi học hỏi cách soạn và tạo giáo án trên các phần mềm chứ chưa 
được học qua các lớp bài bản.
 Do Phụ huynh học sinh chủ yếu là làm nông, với tính chất công việc là bận rộn, chân 
lấm tay bùn nên cũng không có thời gian để rèn trẻ, cũng chỉ có một số phụ huynh nhà có máy 
vi tính nhưng chưa dám cho trẻ tiếp cận.
 Giáo Viên: Nguyễn Hoài Thanh
 6 Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi tiếp cận phương tiện công nghệ thông tin tại trường mầm 
non Sao Mai.
 *Mặt mạnh: Trẻ luôn mong đợi và hứng thú khi được tham gia tiết dạy có giáo án điện 
tử. Một số trẻ ở gia đình đã có máy tính nên trẻ đã được tiếp xúc nhiều nên trẻ nhanh nhẹn và 
thực hiện tốt khi cô hướng dẫn cách cầm chuột, rê chuột, bấm chuột để chọn,
 *Mặt yếu: Việc sử dụng máy móc vào trong tiết học chưa được thường xuyên vì máy 
móc rườm rà, giáo viên chưa có máy tính xách tay. Dễ xảy ra dán đoạn khi dạy như máy 
hỏng, mất điện,
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
 Trong thời gian chủ nhiệm lớp 5-6 tuổi tôi luôn nhận thấy rõ sự hứng thú của trẻ khi 
tham gia một tiết học có sử dụng phương tiện công nghệ, trẻ say sưa trả lời, xung phong lên 
để được thực hành Phát triển ngôn ngữ, tư duy của trẻ. Phát triển khả năng ghi nhớ, chú ý có 
chủ định. Trẻ hứng thú và nhận thức tốt hơn, đầy đủ và sáng tạo hơn. Qua quá trình chăm sóc 
và giáo dục trẻ bản thân luôn gặp khó khăn trong việc tìm các tư liệu làm dồ dùng trực quan 
khi lên lớp. Việc áp dụng một số phương tiện công nghệ trong giảng dạy là điều cần thiết và 
có ý nghĩa thực tiễn. (ví dụ: Có hình ảnh thực, có âm thanh,)
 Bên cạnh đó có các yếu tố chưa tốt ảnh hưởng đến quá trình sử dụng và áp dụng đề tài 
như: Khả năng nhận thức của trẻ chưa đồng đều, sự phối hợp giữa cha mẹ học sinh với giáo 
viên còn lỏng lẻo.
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
 Thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng tích hợp “Hướng vào trẻ, trẻ 
là trung tâm”. Đó là quan niệm mọi tác động giáo dục phải vì lợi ích của trẻ. Trẻ là người khởi 
xướng các hoạt động, trẻ được khuyến khích tham gia vào quá trình giáo dục chứ không thụ 
động. Trẻ được học qua chơi, qua khám phá thử nghiệm bằng các giác quan. Người lớn giữ 
vai trò “trung gian”. Tổ chức môi trường, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động nhằm phát huy hứng 
thú, nhu cầu và năng lực của trẻ.
 Hiện tại trong trường về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy ở 4 
lớp lá tương đối đầy đủ, mỗi lớp có 1 máy vi tính và 1 ti vi màn ảnh rộng. Ban giám hiệu luôn 
sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất 
lượng giảng dạy. Bản thân thường xuyên tham dự những buổi thao giảng, dự giờ, thi giáo viên 
giỏi các cấp, hội giảng, chuyên đề có ứng dụng công nghệ thông tin do trường, phòng giáo 
dục tổ chức. Từ đó rút ra được những kinh nghiệm, những bài học để tạo nên những tiết dạy 
 Giáo Viên: Nguyễn Hoài Thanh
 8 Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi tiếp cận phương tiện công nghệ thông tin tại trường mầm 
non Sao Mai.
 - Hình thức cho trẻ làm quen với các hoạt động ngoài giờ
 - Hình thức cho trẻ làm quen và ứng dụng công nghệ thông tin qua việc tuyên truyền 
phối hợp với phụ huynh.
* Biện pháp1: Giúp trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin và những kết quả đạt được
 Để giúp trẻ làm quen và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động giảng dạy 
có hiệu quả. Tôi đã tiến hành một số phương pháp :
 + Nắm đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 
 Đa số ba mẹ trẻ làm nghề nông nên trẻ ít được tiếp xúc với máy vi tính, công nghệ 
thông tin. Bên cạnh đó do cơ tay của trẻ 5 tuổi còn yếu nên đối với việc gõ bàn phím còn gặp 
nhiều khó khăn, sử dụng chuột và thực hiện một số câu lệnh đơn giản như nhấp chuột 2 lần trẻ 
chưa thực hiện được.
 Mắt trẻ còn yếu nên thời gian tiếp xúc với máy tính rất ngắn không qúa 30 phút đồng 
thời giáo viên cũng không quên nhắc trẻ khoảng cách cũng như tư thế khi ngồi trước máy tính.
 Dựa vào những đặc điểm của trẻ, hứng thú khi được học, chơi trên máy tính, người 
giáo viên cần phải chọn lọc những tài liệu cũng như trò chơi sao cho phù hợp lại vừa kích 
thích trẻ hoạt động hơn.
 + Phối hợp cùng phụ huynh
 Tuy đa phần lớp tôi gia đình các bé không có máy vi tính vì gia đình không sử dụng 
máy vi tính hoặc cũng có một vài gia đình bé có máy vi tính như bé: Thiên Bảo, Anh thư, 
Phương Quỳnh, Vũ, Ngọc chiếm 60% của lớp nhưng không có thời gian và cũng không 
muốn cho trẻ tiếp xúc với máy vi tính. Tôi đã tìm hiểu và trao đổi với phụ huynh hãy mạnh 
dạn cho các bé làm quen với máy vi tính và sử dụng một số lệnh căn bản, vì đa phần phụ 
huynh rất e ngại trong việc cho trẻ tiếp xúc với máy sớm và sợ bé sẽ phá lung tung, nhưng tôi 
đã giải thích và động viên họ phối hợp cùng tôi. Từ đó phụ huynh đã mạnh dạn cho trẻ làm 
quen với máy và hướng dẫn bé sử dụng một số lệnh căn bản. Ngoài ra tôi còn trao đổi với phụ 
huynh về một số trò chơi trên đĩa phù hợp với trẻ như: bé vui học chữ, bé tập tô màu, 
Kidsmartkhuyến khích phụ huynh mua đĩa về cho các cháu chơi. 
 + Cô trực tiếp hướng dẫn trẻ
 Buổi chiều trong giờ hoạt động chiều, giờ trả trẻ, trong khi chờ phụ huynh đến đón thấy 
tôi sử dụng máy vi tính để mở nhạc thiếu nhi, phim hoạt hình cho trẻ nghe một vài cháu tò mò 
 Giáo Viên: Nguyễn Hoài Thanh
 10

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_den_6_tuoi_tiep_can_phuong.doc