SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi yêu thích hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non

Khám phá khoa học là một trong những hoạt động quan trọng của đổi mới giáo dục mầm non. Khoa học với trẻ mầm non chỉ là quan sát những sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh trẻ nhằm phân tích, giải thích cách thức hoạt động, sự tồn tại của sự vật hiện tượng đó. Dưới đôi mắt trẻ thơ, khái niệm khoa học vô cùng đơn giản và giúp trẻ hiểu ra bản chất của sự vật, hiện tượng. Từ đó hình thành nền tảng kiến thức vững chắc và đi sâu vào tiềm thức từ khi còn nhỏ giúp trẻ dễ làm quen và tiếp thu với các chương trình học phức tạp khi lớn lên.
Vì vậy, hoạt động khám phá khoa học là một trong những nội dung cơ bản của chương trình mầm non, nó chiếm vị trí quan trọng cho việc tổ chức cho trẻ tính tích cực khám phá, hình thành củng cố và phát triển những tri thức cơ bản về tính chất, nguyên liệu,cơ chế hoạt động của đối tượng mà mình muốn tìm hiểu nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức và mở rộng cho trẻ về: cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng...
Các năng lực hoạt động trí tuệ như: quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, suy luận. Dựa trên đặc điểm tâm lý, nhận thức của trẻ mẫu giáo nói chung, mẫu giáo lớn nói riêng, các nhà tâm lý học, giáo dục học đã chứng minh rằng quá trình khám phá khoa học được tổ chức mang tính chất khám phá, trải nghiệm theo phương thức “Trẻ em chơi mà học, học mà chơi” là phù hợp với trẻ. Sử dụng trực quan, trò chơi, đàm thoại, thí nghiệm đơn giản luôn tạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích tính tích cực hoạt động, phát triển tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, phát triển óc quan sát, phán đoán... Thực tế tại nơi tôi công tác, việc cho trẻ khám phá khoa học đã có những đổi mới về đề tài, nội dung khám phá, cách tổ chức...Tuy vậy, quá trình tổ chức cho trẻ khám phá khoa học vẫn còn có những hạn chế như ôm đồm quá nhiều nội dung khám phá, quy trình khám phá đơn điệu, nhàm chán, trẻ học một cách thụ động...
docx 27 trang skmamnonhay 16/04/2024 1690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi yêu thích hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi yêu thích hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi yêu thích hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm non
 MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................1
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ........................................................................3
 1. Cơ sở lý luận.....................................................................................................3
 2.Cơ sở thực tiễn ................................................................................................4
 3. Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi yêu thích hoạt động khám phá khoa học 
 ở trường mầm non..............................................................................................5
 4.Kết quả ..........................................................................................................14
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................17
 1. Kết luận ........................................................................................................17
 2. Bài học kinh nghiệm ....................................................................................17
 3. Khuyến nghị và đề xuất................................................................................18 2
 thường chú trọng cho trẻ tìm hiểu bề ngoài của các đối tượng (các bộ phận, màu 
sắc hình dáng, công dụng), còn xem nhẹ việc cho trẻ sử dụng các giác quan trong 
quá trình quan sát và tìm hiểu sự thay đổi của sự vật hiện tượng, đa số trẻ chỉ được 
hỏi và trả lời, ít khi cho trẻ sờ, mó, nếm các đồ vật mà trẻ được thí nghiệm, ít có 
điều kiện để giải quyết vấn đề và dự đoán những điều có thể xảy ra trong quá trình 
tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh. Vì vậy tôi đã nghiên cứu đề tài “Một số 
biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi yêu thích hoạt động khám phá khoa học ở trường mầm 
non”.
 * Mục đích nghiên cứu: Là giáo viên thực hành những biện pháp tổ chức 
tốt các hoạt động khám phá cho trẻ 5-6 tuổi . Đồng thời giúp trẻ có những nhận 
thức về môi trường, thế giới xung quanh nhằm thỏa mãn nhu cầu khám phá của trẻ, 
giúp trẻ nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành. 
 * Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Căn cứ vào yêu cầu của đề tài, tôi chọn 
đối tượng nghiên cứu là trẻ Mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi trường mầm non xã Tân Triều
 * Phương pháp nghiên cứu: Qua thực tế giảng dạy và làm đề tài bản thân 
đã sủ dụng một số phương pháp sau:
 - Nghiên cứu sách báo, đọc tài liệu về các hoạt động pháp triển nhận thức 
cho trẻ.
 - Quan sát thực trạng tình hình các giờ hoạt động khám phá khoa học của bạn 
bè đồng nghiệp trong nhà trường. Qua việc dự giờ trao đổi kinh nghiệm,cho trẻ 
thực hành,ghi chép quan sát,động viên khen thưởng.
 * Thời gian nghiên cứu: Thời gian thực hiện từ tháng 9/2022 đến tháng 
4/2023 và tiếp tục được áp dụng trong quá trình giáo dục trẻ sau này. 4
viết đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi yêu thích hoạt động khám phá khoa 
học ở trường mầm non”.
 2.Cơ sở thực tiễn
 Trường mầm non nơi tôi công tác có khuôn viên thoáng đãng, nhiều cây xanh 
,cơ sở vật chất khang trang, có 9 phòng học kiên cố đảm bảo theo quy chuẩn, các 
phòng chức năng riêng. Các nhóm, lớp đều được phân chia trẻ theo đúng độ tuổi, 
có 100% trẻ ăn bán trú tại trường. Đảm bảo phù hợp và thuận lợi cho việc phân bố 
các góc chơi.
 Về đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn. Giáo viên luôn yêu nghề mến 
trẻ, là những tấm gương sáng để trẻ noi theo.
 - Lớp tôi có 2 giáo viên đều có trình độ chuyên môn đại học, tâm huyết. 
 - Tổng số học sinh: 40 trẻ. Trong đó: Nam: 28 trẻ; Nữ: 12 trẻ. Lớp học rộng 
rãi, thoáng mát, có đủ không gian cho trẻ hoạt động, trải nghiêm. 
 - Được đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học, giáo viên làm 
được nhiều đồ chơi tự tạo để cho trẻ hoạt động.
 * Thuận lợi:
 Được sự quan tâm của phòng giáo dục huyện, ban giám hiệu nhà trường 
tạo điều kiện cho tôi tiếp cận phương pháp thiết kế - giảng dạy - đánh giá bài giảng 
steam trong giáo dục mầm non trong đó có môn học khám phá khoa học được tìm 
hiểu rất kĩ Bản thân tôi là một người yêu nghề, mến trẻ và thích tìm hiểu, tiếp cận 
phương thức giáo dục mới. 
 Trường có khuôn viên rộng rãi, nhiều cây xanh, các góc sáng tạo được đầu tư, 
bản thân tôi tự tìm tòi và tự làm một số đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho hoạt động 
dạy và hoạt động vui chơi của trẻ.
 Bản thân cũng đã được trực tiếp đứng lớp đối tượng 5-6 tuổi nhiều năm nên 
cũng đã tích góp được một số kinh nghiệm, nắm chắc các phương pháp dạy học, 
lập kế hoạch phù hợp với từng độ tuổi. Tham gia dự giờ đồng nghiệp tại các lớp, 
cũng như dự giờ của các bạn đồng nghiệp trong khi thao giảng, trong các đợt tập 
huấn chuyên môn, trong các hội thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện.
 Trẻ hồn nhiên, hiếu động, thích khám phá, tìm tòi và thích đi học.Trẻ được 
tiếp thu kiến thức từ dễ đến khó, giáo viên luôn lấy trẻ làm trung tâm do vậy trẻ có 
những kiến thức, kỹ năng cơ bản theo độ tuổi. 6
 Biện pháp 1: Xây dựng ngân hàng nội dung hoạt động khám phá khoa 
học theo từng tháng.
 Khám phá khoa học luôn là đề tài hấp dẫn đối với trẻ. Nhu cầu nhận thức của 
trẻ nảy sinh khi xuất hiện mâu thuẫn giữa “cái trẻ đã biết” với cái “trẻ chưa biết”. 
“Cái chưa biết” kích thích trẻ ham muốn có được ấn tượng ban đầu về sự vật hiện 
tượng, biểu hiện thông qua những cử chỉ, điệu bộ, phi ngôn ngữ và ngôn ngữ. Việc 
xây dựng ngân hàng nội dung hoạt động khám phá khoa học sẽ giúp cho giáo viên 
có thể lựa chọn các nội dung khám phá khoa học phù hợp với đặc điểm nhận thức 
của trẻ lớp mình cũng như điều kiện thực tế, Từ đầu năm học tôi đã xây dựng được 
nội dung để tài giúp trẻ được trải nghiệm, khám phá khoa học thông qua các tiết 
học, dựa vào những căn cứ sau:
 - Mục tiêu cuối độ tuổi và nội dung chương trình giáo dục mầm non.
 - Điều kiện thực tế ở lớp mình.
 - Khả năng phát triển của trẻ, số lượng trẻ trong lớp, cơ sở vật chất: Phòng 
nhóm, sân chơi và thiết bị, nguyên vật liệu, đồ dùng và đồ chơi, nhu cầu và sự tham 
gia của cha mẹ vào chăm sóc - giáo dục trẻ.
 - Nội dung khám phá khoa học phải đảm bảo phát triển đồng tâm, nâng cao 
hơn so với những kiến thức mà trẻ đã được khám phá ở lứa tuổi trước
 Thời gian Nội dung bài dạy
 Sự đa dạng của vị
 Tháng 9 Khám phá chất tan, chất không tan
 Sự pha trộn của sắc màu
 Sự giãn nở của dây thun
 Tháng 10 Làm sữa chua hoa quả
 Làm trà sữa
 Tác dụng của muối
 Tháng 11 Sự phong phú của mùi hương
 Chậu cây giữ ẩm
 Làm sách quá trình phát triển của gà
 Tháng 12 Lốc xoáy mini
 Vật chìm, vật nổi 8
 * Tạo môi trường học tập:
 - Góc khám phá khoa học: Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và nội dung cho trẻ 
khám phá khoa học theo từng chủ đề sự kiện tháng, tôi luôn chú ý bố trí, sắp xếp 
phương tiện, đồ dùng, học liệu... hợp lí, khoa học, mang tính mở để khơi gợi sự 
sáng tạo của trẻ trong hoạt động. Tôi đã sưu tầm các nguyên vật liệu để vừa có thể 
làm đồ dùng, đồ chơi, vừa có thể cho trẻ khám phá như: Lá cây, vỏ, rễ cây, các vỏ 
sò, hến, trai, thùng catton, chai, lọ, võ sữa, ống chỉ, tăm trẻ, vải vụn... tất cả các phế 
liệu có thể tận dụng được, đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ. ( hình ảnh góc khám 
phá 01)
 Để ghi lại các nội dung khám phá tôi cũng đã làm một bảng kết quả để trẻ 
có thể ghi lại những kết quả thu được qua việc trẻ làm thí nghiệm, trải nghiệm. 
Những kết quả đó trẻ sẽ ghi lại bằng kí hiệu hình ảnh, từ đó phát triển tính sáng tạo 
của trẻ.
 - Góc thiên nhiên: Là nơi để trẻ khám phá môi trường tự nhiên. Nơi dành cho 
các hoạt động góc hoặc hoạt động ngoài trời. Thông qua các hoạt động này trẻ tri 
giác và khám phá từ đó trẻ phát triển tư duy trẻ so sánh, phân tích, tổng hợp, hằng 
ngày trẻ nhận thấy sự hình thành và phát triển của sự vật hiện tượng và các mối 
quan hệ trong thiên nhiên như quá trình phát triển của cây từ hạt, sự phát triển của 
cây từ lá, cây ra hoa, các loại lá có hình dạng, màu sắc khác nhau( Hình ảnh trẻ 
gieo hạt ở góc thiên nhiên 02 )
 * Tận dụng môi trường bên ngoài cho trẻ tham gia vào hoạt động khám phá 
khoa học.
 Môi trường tự nhiên là môi trường giáo dục rất hấp dẫn đối với trẻ. Hình 
thành ở trẻ những biểu tượng về tự nhiên hôm nay sẽ là cơ sở khoa học cho tương 
lai khi trẻ tiếp thu những tri thức tự nhiên. Thông qua hoạt động với thiên nhiên sẽ 
phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, phát triển 
trí thông minh, vốn sống, tình cảm thẩm mỹ, đạo đức. Sân vườn trường mầm non là 
khu vui chơi và giải trí của trẻ sau giờ học, giúp trẻ làm quen và thích nghi với môi 
trường bên ngoài.
 Bên cạnh đó tôi cũng đã lên ý tưởng và cùng các giáo viên trong trường xây 
dựng khu môi trường tạo thêm một số không gian sáng tạo : màu sắc, cát và 
nước Tại đây, trẻ được tham gia trải nghiệm các hoạt động vô cùng phong phú. ( 10
động góc khám phá khoa học và hoạt động ngoài trời mà tôi đã xây dựng và thực 
hiện tại lớp mang lại hiệu quả cao đối với trẻ.
 Hoạt động góc:
 - Thí nghiệm : Lốc xoáy mini
 - Mục đích:
 + Trẻ biết một số hiện tượng tự nhiên.
 + Trẻ biết về lốc xoáy, tác hại của lốc xoáy và quy trình tạo ra lốc xoáy
 + Phát triển khả năng quan sát, khái quát
 - Chuẩn bị:
 + lọ màu nước, kim tuyến, nước rủa bát, nước lọc, thìa, lọ thủy tinh, khay
 - Tiến hành:
 - Cho trẻ xem video về lốc xoáy và trò chuyện dẫn dắt vào bài
 + Cho trẻ kể tên các nguyên liệu làm thí nghiệm và trò chuyện về tác dụng của 
chúng.
 + Khám phá các bước thí nghiệm và dự đoán
 B1: Rót nước vào lọ
 B2: Nhỏ vào lọ nước 1 ít màu
 B3: Cho kim tuyến vào lọ
 B4: Nhỏ ít nước rửa bát
 Trẻ quan sát và nói lên tại sao kim tuyến rơi xuống
 B5: Đóng nắp và xoay tròn thật mạnh chai nước.
 Cho trẻ khám phá, quan sát, ghi nhận và cho cô biết kết quả
 + Trẻ thực hành thí nghiệm
 Trẻ quan sát ( Trẻ sẽ trình bày kết quả của thí nghiệm).
 - Kết quả: Trẻ nhận xét, đánh giá kết quả, nói lên quy trình tạo ra lốc xoáy của 
nhóm mình.
 Khi sảy ra lốc xoáy thì mọi thứ sẽ bị cuốn đi.
 Qua thí nghiệm các bạn đã hiểu rõ hơn về hiện tượng lốc xoáy xảy ra trong tự 
nhiên. (Hình ảnh trẻ làm thí nghiệm lốc xoáy mini 05)
Hoạt động ngoài trời:
 *Thí nghiệm : Chậu cây giữ ẩm. 
 - Mục đích: 12
pháp nhằm thu hút trẻ trong giờ học, không ngừng sáng tạo, đưa ra những câu hỏi 
mở, khơi gợi tư duy của trẻ, cho trẻ được nói lên hiểu biết của bản thân về sự vật, 
hiện tượng, trẻ lên thuyết trình về những sự vật , hiện tượng trẻ tìm hiểu và trẻ có 
thể trả lời được một số câu hỏi đơn giản mà các bạn xung quanh đặt ra, tăng cường 
hoạt động, trao đổi trong nhóm, lồng ghép, đan xen các hoạt động lẫn nhau.
 Vd như tiết : Sự cần thiết của không khí 
 - Mục đích:
 - Trẻ biết không khí là lượng khí bao quanh chúng ta, nó có ở khắp mọi nơi, 
không màu, không mùi, không hình dạng, không nhìn thấy được.
 - Khí Oxi trong không khí giúp duy trì sự cháy cũng như sự sống cho các 
sinh vật.
 - Chuẩn bị: Đĩa, cốc thủy tinh, bật lửa.
 Tiến hành: Cô kể cho trẻ nghe về việc thỏ đi sinh nhật làm tiệc nướng không 
may làm cháy sân cỏ, nếu không dập tắt thì đám cháy sẽ lan đến ngôi nhà gỗ của 
Thỏ. Nhưng thỏ không biết phải làm như thế nào? Và trò chuyện làm rõ nội dung 
với trẻ.
 +Trò chuyện với trẻ về không khí? Tác dụng của không khí.
 Giải thích: Không khí có ở xung quanh ta. Không khí không màu, không 
mùi, không vị và không có hình dạng nhất định. Trong không khí cho chứa Ô xi 
giúp duy trì sự sống và sự cháy. Có cách gì để dập tắt đám cháy?
 + Cô cho trẻ tìm hiểu nguyên vật liệu.
 + Cô cho trẻ kể tên các nguyên liệu làm thí nghiệm và trò chuyện về tác 
dụng của chúng.
 + Khám phá các bước thí nghiệm và dự đoán
 Bước 1: Làm nóng chân nến và cố định 3 cây nến vào 3 đĩa
 Bước 2: Bật lửa châm 3 cây nến.
 Bước 3. Cho trẻ so sánh độ lớn của hai chiếc cốc.
 + Cho trẻ dự đoán 3 cây nến sẽ như thế nào nếu cô đồng thời úp hai chiếc 
cốc vào cây nến thứ 1 và thứ 2. 
 + Cô thực hiện úp cốc.
 Trẻ quan sát và báo cáo kết quả.
 + Trẻ thực hành thí nghiệm

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_yeu_thich_hoat_dong.docx