SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi yêu thích hoạt động Âm nhạc ở trường mầm non

Trường mầm non nơi tôi công tác luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. Nhà trường thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, Ban giám hiệu nhà trường đã có những cố gắng đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên có nhiều cố gắng học tập, nghiên cứu tài liệu giáo dục âm nhạc và chương trình giáo dục trẻ, tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc có hiệu quả, học sinh hứng thú sôi nổi... Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế như: Trong giờ học hoạt động âm nhạc, một số giáo viên còn cảm nhận những bài hát, những làn điệu dân ca còn hạn chế. Giáo viên chỉ dạy trẻ hát, múa trên thực tế trẻ thuộc bài hát, tập một số vận động của bài hát và chơi những trò chơi âm nhạc mang tính chất đủ cấu trúc của một hoạt động âm nhạc mà phần hồn trong hoạt động chưa có, chưa có sự sáng tạo đặc biệt để cuốn hút trẻ yêu thích học giờ hoạt động âm nhạc. Các động tác kỹ năng còn gò bó nên trẻ chưa thoải mái, chưa thể hiện hết khả năng âm nhạc của mình, số trẻ không đồng đều có cháu tiếp thu nhanh, có cháu tiếp thu chậm.
Từ nhận thức thực tế trên tôi cho rằng nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất là giáo viên cần giải quyết, đó là phải suy nghĩ, tìm tòi các giải pháp, phương pháp, biện pháp hữu hiệu nhất để phát triển khả năng âm nhạc của trẻ, tạo điều kiện tích lũy hoạt động tích cực, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng làm quen với âm nhạc ở lứa tuổi mẫu giáo.
doc 23 trang skmamnonhay 03/05/2024 1310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi yêu thích hoạt động Âm nhạc ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi yêu thích hoạt động Âm nhạc ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi yêu thích hoạt động Âm nhạc ở trường mầm non
 “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi yêu thích hoạt động âm nhạc ở trường mầm non”
yêu thương mọi ngườilà nền tảng cho sự phát triển nhân cách, phát triển năng 
lực thẩm mỹ, trí tuệ, đạo đức thể chất của trẻ. 
 b. Cơ sở thực tiễn.
 Là một giáo viên tôi luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục 
trong nhà trường, đặc biệt là việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non với tổ 
chức hoạt động âm nhạc cho trẻ. Bên cạnh đó, tôi cùng với các tổ trưởng chuyên 
môn cùng nhau nghiên cứu và thảo luận chương trình để đưa ra các hình thức, 
phương pháp phát huy tính tích cực, sáng tạo trong mỗi một giáo viên, mặc dù 
chương trình giáo dục mầm non đã được triển khai nhiều năm nhưng cũng không 
tránh khỏi sự hạn chế về phía giáo viên, hầu hết các giáo viên đã nắm bắt được 
chương trình GDMN, lựa chọn, thiết kế các hoạt động chung phù hợp với chủ đề 
và nhận thức của trẻ theo độ tuổi đảm bảo tính lôgic, biết tạo môi trường và thiết kế 
đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động cũng như lồng ghép tích hợp âm nhạc với các 
nội dung vào tổ chức các hoạt động chung cho trẻ tạo sự hứng thú cho trẻ lĩnh hội 
kiến thức. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương pháp lồng ghép tích hợp âm nhạc 
chưa linh hoạt, chưa mạnh dạn đổi mới trong xây dựng các chủ đề, chưa tạo cơ hội 
cho trẻ phát huy tính tích cực.
 Trường mầm non nơi tôi công tác luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh 
đạo. Nhà trường thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, Ban giám hiệu nhà 
trường đã có những cố gắng đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên có nhiều cố 
gắng học tập, nghiên cứu tài liệu giáo dục âm nhạc và chương trình giáo dục trẻ, tổ 
chức các hoạt động giáo dục âm nhạc có hiệu quả, học sinh hứng thú sôi nổi... Bên 
cạnh đó vẫn còn một số hạn chế như: Trong giờ học hoạt động âm nhạc, một số 
giáo viên còn cảm nhận những bài hát, những làn điệu dân ca còn hạn chế. Giáo 
viên chỉ dạy trẻ hát, múa trên thực tế trẻ thuộc bài hát, tập một số vận động của 
bài hát và chơi những trò chơi âm nhạc mang tính chất đủ cấu trúc của một hoạt 
động âm nhạc mà phần hồn trong hoạt động chưa có, chưa có sự sáng tạo đặc 
biệt để cuốn hút trẻ yêu thích học giờ hoạt động âm nhạc. Các động tác kỹ năng 
còn gò bó nên trẻ chưa thoải mái, chưa thể hiện hết khả năng âm nhạc của mình, số 
trẻ không đồng đều có cháu tiếp thu nhanh, có cháu tiếp thu chậm.
 Từ nhận thức thực tế trên tôi cho rằng nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng 
nhất là giáo viên cần giải quyết, đó là phải suy nghĩ, tìm tòi các giải pháp, 
phương pháp, biện pháp hữu hiệu nhất để phát triển khả năng âm nhạc của trẻ, 
tạo điều kiện tích lũy hoạt động tích cực, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng 
làm quen với âm nhạc ở lứa tuổi mẫu giáo. 
 2/15 “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi yêu thích hoạt động âm nhạc ở trường mầm non”
 PHẦN II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận.
 Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm 
mỹ, giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc 
trong quá trình cảm thụ và trải nghiệm âm nhạc: Khi nghe nhạc trẻ cảm nhận 
được tính chất, tình cảm của âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc 
có trong tác phẩm, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng, nhịp điệu vui tươi gợi 
trẻ đến niềm vui, hào hứng, phấn khởi. Bài hát êm dịu đưa trẻ đến những tình 
cảm nhẹ nhàng 
 Đặc biệt, đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đã xuất hiện hứng thú với âm 
nhạc, mỗi trẻ hứng thú với các dạng âm nhạc khác nhau như: Múa, hát, vận 
động theo nhạc, về tai nghe của trẻ thì trẻ có thể hiểu riêng một tác phẩm âm 
nhạc nào đó, trẻ nghe phân biệt tiếng vỗ tay, vỗ xắc xô, đoán nhạc của bài hát, 
hát theo đàn, hát đoán tên của bài hát, đoán tên dụng cụ âm nhạcphù hợp với 
khả năng của trẻ. Ngoài ra, âm nhạc còn giúp trẻ mở rộng tầm hiểu biết về thế 
giới xung quanh.
 Nội dung giáo dục âm nhạc bao gồm: Dạy trẻ hát, dạy vận động theo nhạc, 
nghe nhạc, nghe hát, trò chơi âm nhạc được tiến hành trong giờ học và kết hợp ở 
ngoài giờ học. Ngoài ra, giáo viên Mầm non sử dụng âm nhạc để ổn định lớp, 
nhóm, vào bài, chuyển tiếp các phần trong giờ học hoặc chuyển từ hoạt động 
này sang hoạt động khác để tạo sự hứng thú, thư giãn, gây sự chú ý cho trẻ.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
 Đầu năm học 2019 - 2020 tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 5 
tuổi Trường Mầm non Thái Hoà, Tôi đã nhận thấy những điều kiện thuận lợi và 
khó khăn như sau:
* a.Thuận lợi:
 - Có đủ 2 cô trên một lớp và đạt trình độ chuẩn .
 - Một giáo viên được đào tạo chính quy về chuyên ngành âm nhạc.
 - Ban giám hiệu và tổ chức công đoàn luôn đoàn kết, nhiệt tình ủng hộ 
giáo viên tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, trong đó đặc biệt quan 
tâm tới hoạt động âm nhạc.
 - Giáo viên có niềm say mê ca hát. Vì vậy bản thân giáo viên rất hứng thú 
khi thực hiện giờ hoạt động âm nhạc. 
 - Nhà trường luôn tổ chức các tiết thao giảng, dự giờ để giáo viên học hỏi 
kinh nghiệm lẫn nhau. Phát triển động viên phong trào làm đồ dùng, đồ chơi.
 4/15 “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi yêu thích hoạt động âm nhạc ở trường mầm non”
 * Biện pháp thực hiện cụ thể :
4. 1 Biện pháp 1: Giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
 Hoạt động âm nhạc là một hoạt động nghệ thuật, nên đòi hỏi người giáo 
viên như một nghệ sỹ làm sao có kiến thức, kỹ năng sáng tạo, linh hoạt, truyền 
tải đến trẻ để tạo sự hứng thú cho trẻ. 
 Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động âm nhạc, cũng như thực tế 
lớp 5-6 tuổi mà Tôi đang trực tiếp giảng dạy, Tôi đã áp dụng “ Một số biện 
pháp giúp trẻ 5-6 tuổi yêu thích hoạt động âm nhạc ở trường mầm non” . 
 Trong quá trình giảng dạy tôi luôn cố gắng học hỏi nâng cao năng lực 
chuyên môn bằng cách tự tìm tòi sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng 
và học hỏi đồng nghiệp để tích lũy và trau rồi kiến thức cho bản thân như:
 + Tham gia đầy đủ các lớp chuyên đề do phòng giáo dục và nhà trường tổ 
chức. Thường xuyên tham quan lớp, dự giờ học hỏi các bạn đồng nghiệp, tham 
gia học hỏi trường bạn.
 + Đúc rút kinh nghiệm từ những giờ dạy của chính mình và đồng nghiệp 
thì bản thân tôi đã tìm ra cho mình những phương pháp lên lớp hay nhất, hiệu 
quả nhất. 
 + Ngoài ra tôi còn nghiên cứu thêm sách báo, tạp chí giáo dục mầm non. 
Xem các kênh truyền hình, truy cập mạng để học cách dạy hát cho các cháu. Tôi 
đã học được rất nhiều các động tác múa, lời giới thiệu, tích hợp cách diễn xuất, 
cách dẫn dắt để áp dụng vào giờ dạy thực tiễn trên lớp, đồng thời tôi luôn nắm 
vững tâm sinh lý của trẻ để tạo thêm sự hứng thú với trẻ trong hoạt động âm 
nhạc.
4.2. Biện pháp 2: Tạo ra các sân chơi âm nhạc để trẻ được hoạt động, được 
biểu diễn.
 Theo chương trình giáo dục Mầm non mới. Mỗi giờ hoạt động giáo dục 
âm nhạc cô xây dựng theo các cách khác nhau, mỗi giờ học chọn một phần trọng 
tâm chủ yếu trong một hoạt động . Chính vì vậy, giáo viên chúng Tôi đã vận 
dụng linh hoạt, sáng tạo, thay đổi các hình thức tổ chức trong giờ hoạt động âm 
nhạc.
 Ví dụ: Trọng tâm là ca hát thì nội dung chính là tập cho các cháu hát 
thuộc bài hát, hát rõ lời, đúng nhạc. Nếu trọng tâm là biểu diễn văn nghệ thì cô 
tổ chức cho trẻ biểu diễn giống như một đêm văn nghệ, có biểu diễn giao lưu 
giữa các lớp, giáo viên sẽ dẫn dắt trẻ vào các trò chơi âm nhạc như: Hát đối. hát 
đuổi, hát vè, hát theo tín hiệu, hát to hát nhỏ, và nhiều hình thức biểu diễn khác 
nhau giúp trẻ ôn lại những bài đã học, tự tin mạnh dạn trước đông người. Dẫn 
 6/15 “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi yêu thích hoạt động âm nhạc ở trường mầm non”
- Đối với những trẻ trung bình luyện cho trẻ thể hiện tình cảm, kết hợp với trẻ 
yếu thì đầu tư nhiều hơn để cháu từ từ nắm bắt được những điều cơ bản và dần 
dần giúp trẻ hòa nhập với chất lượng chung.
 - Đối với trẻ yếu: Giờ chơi tự do cho trẻ nghe đài xem băng hình, động 
viên trẻ hát theo, lúc đầu chưa thuộc hát nhẩm, khi thuộc thì hát theo băng đĩa. 
 - Đối với trẻ nhút nhát: Phối hợp với gia đình Tôi động viên trẻ hát cho 
ông bà, bố mẹ nghe. Từ đó trẻ sẽ mạnh dạn hơn.
 - Với những trẻ phát âm chưa chuẩn nói ngọng, Tôi thật sự coi trọng phát 
triển ngôn ngữ thông qua âm nhạc, thường xuyên sửa, uốn cho trẻ diễn đạt 
những từ ngữ, câu chưa chuẩn xác, yêu cầu trẻ nhắc lại, hát lại những từ khó sao 
cho không ( nói, hát) bị ngọng. 
 - Đối với cháu hiếu động, thiếu tập trung trong giờ học ,Tôi nhắc nhở trẻ 
trước giờ vào lớp. Vào giờ học khích lệ trẻ chủ động tự tin tập trung nghiêm túc 
vào bài học. Cuối tiết học có nhận xét biểu dương trẻ .
* Cải biên một số bản nhạc gốc thành các dòng nhạc rook, nhạc ráp, dissco: 
 Đối với các bản nhạc thông thường, giai điệu của nhiều bài hát sẽ không thu 
hút được sự quan tâm thích thú của trẻ, vì giai điệu của nhiều bài hát có phần không 
được vui nhộn, trẻ không phấn khích khi tham gia hát, biểu diễn. vì vậy, giáo viên có 
thể cải biên, biến hoá giai điệu của bản nhạc mà vẫn giữ nguyên lời, thay đổi thành 
các kiểu nhạc vui nhộn hơn, hấp dẫn hơn như: nhạc rook, rap, dissco tuỳ vào tính 
chất của bài hát, mà giáo viên có thể thay đổi sao cho phù hợp.
 Ví dụ: Với bài hát: “ Nhà của Tôi”, thì khi dạy trẻ hát, Tôi cho trẻ hát hai lần 
với giai điệu của bài hát gốc, sau đó Tôi cho trẻ hát và biểu diễn trên nền nhạc rap, 
rock. Hoặc với các bài hát dân ca : “ Thằng bờm”, “bà còng”, “ cái bống” “ Lý 
ngựa ô” vv. khi dạy trẻ hát hoặc vận động, Tôi đều cho trẻ hát, và vận động hoặc 
biểu diễn kết hợp với nền nhạc rap, rook hoặc dissco. Trẻ lớp Tôi đều tỏ ra rất hứng 
thú, tự tin và vui vẻ biểu diễn.
4.4. Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc qua việc sáng tác 
một số trò chơi phục vụ hoạt động âm nhạc .
 Hiện nay, trò chơi âm nhạc được coi là một trong các hình thức vận động 
theo nhạc của chương trình giáo dục âm nhạc Mầm non. Nó có vai trò quan 
trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, phát 
triển năng khiếu âm nhạc. Các yếu tố đó góp phần làm cho trẻ cảm thụ âm nhạc.
 Chính vì vậy bản thân đã tìm tòi, sáng tác, cải biên một số trò chơi nhằm 
làm tăng thêm sự phong phú âm nhạc cho trẻ.
 8/15 “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi yêu thích hoạt động âm nhạc ở trường mầm non”
 - Chuẩn bị: Băng nhạc có các bài hát trong chương trình mà trẻ đã được 
 học.
 - Cách chơi: Cô mở băng casset cho trẻ nghe giai điệu bài hát, 2 đội rung 
chuông giành quyền trả lời bằng cách nói rõ tên bài hát vừa nghe, nếu đúng mỗi 
trẻ trong đội được tặng một bông hoa, nếu sai quyền trả lời thuộc về đội bạn.
Ví dụ: Cho trẻ nghe giai điệu: “ Lá xanh vẫy vẫy như gọi em đi nhanh đi 
nhanh...” thì trẻ phải nói được đó là bài hát “Lá xanh”
 d. Trò chơi “Ô cửa bí mật”
 Trò chơi giúp trẻ được ôn luyện các bài hát, tạo cho trẻ mạnh dạn lên 
biểu diễn và mong muốn được khám phá những bí mật bên trong những ô cửa 
C - Chuẩn bị: Các loại đồ dùng, đồ chơi phù hợp theo từng chủ điểm ở phía sau 
những ô cửa, thùng các-tông sơn màu để làm ô cửa và một số đồng tiền vàng để 
tặng cho trẻ.
 - Cách chơi : Chia trẻ làm 2 đội, 2 đội trưởng lên oẳn tù tì để tìm ra đội nào 
chơi trước. Có từ 4-6 ô cửa được đánh dấu theo thứ tự từ 1 đến 6, đội nào chơi 
trước sẽ chọn bất kỳ một ô cửa, nếu ô cửa được mở ra, bên trong ô cửa có đồ 
dùng đồ chơi gì thì đội đó phải hát một bài nói về hình ảnh đó.
 e. Trò chơi “Ban nhạc của bé’’
 Trò chơi rèn luyện sự tự tin, khả năng biểu diễn trước đám đông ở trẻ. 
 Chuẩn bị: Các loại nhạc cụ : Trống lắc , xắc xô, phách tre..., nhạc đệm.
 Cách chơi: Cô chuẩn bị một góc lớp trang trí làm sân khấu. Cô giáo mời 
các bạn muốn tham gia biểu diễn lên, lập thành một ban nhạc. Mỗi bạn có một 
nhạc cụ để biểu diễn. Ban nhạc phân công nhau : Biểu diễn bài gì ? Ai là người 
sáng tạo ? Khi giới thiệu bài hát xong, các bạn cần biểu diễn bài hát đó với nhạc 
cụ mình có.
 g. Trò chơi: “Nào chúng ta cùng nhảy”
Trò chơi này luyện khả năng vận động theo nhạc và dừng lại theo hiệu lệnh ở 
trẻ.
 Chuẩn bị: Băng nhạc có các bài hát thiếu nhi vui nhộn, đầu đĩa.
 Cách chơi: Cô bật một băng ca nhạc thiếu nhi vui nhộn để trẻ nhảy tự do 
theo nhạc. Khi trẻ đang nhảy, cô đột ngột tắt nhạc và yêu cầu trẻ đứng nguyên 
tại chỗ hoặc khi cô mở nhạc to thì trẻ nhảy nhanh, khi cô mở nhạc chậm thì trẻ 
nhảy chậm, khi nhạc dừng thì trẻ đứng lại. 
 Ví dụ: Cô mở băng nhạc có bài hát chú ếch con. Khi cô mở nhạc nhanh 
trẻ nhảy nhanh và miệng kêu ếch ộp. Khi cô mở nhạc chậm trẻ nhảy chậm. Khi 
nhạc dừng trẻ đứng lại. 
 10/15

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_yeu_thich_hoat_dong.doc