SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với Văn Học

Nâng cao khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ qua dạy trẻ các bài thơ, câu chuyện phù hợp với chủ đề, phù hợp với độ tuổi của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp tự nhiên trong cuộc sống thông qua các bài thơ, câu chuyện; hình thành ở trẻ xúc cảm, tình cảm với bạn bè, cô giáo....với thiên nhiên, con vật... trong cuộc sống.
Góp phần nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với truyện cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm non Bình Minh nói iêng và là mục tiêu đúng đắn của giáo dục mầm non nói chung.
Nâng cao khả năng chuyên môn, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong xây dựng kế hoạch, xây dựng giáo án điện tử và tìm những biện pháp, giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động dạy thơ cho trẻ.
Tìm ra nguyên nhân hạn chế, cách khắc phục hạn chế trong tổ chức hoạt động dạy thơ, kể chuyện phù hợp với trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp, địa phương.
docx 24 trang skmamnonhay 24/01/2025 710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với Văn Học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với Văn Học

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với Văn Học
 nhà trường và xã hội sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng để định hướng cho trẻ, giúp 
trẻ hiểu biết về những điều kì diệu ở xung quanh trẻ. Người lớn nói chung và giáo 
viên Mầm non nói riêng cần hướng trẻ vào những hoạt động có tính chất giáo dục để 
trẻ “Học bằng chơi, chơi mà học” từ đó trẻ lĩnh hội được tri thức khoa học mà một 
trong các hoạt động không thể thiếu được trong quá trình phát triển của trẻ là cho trẻ 
làm quen với văn học.
 Văn học đối với trẻ thơ là một hoạt động quan trọng trong chương trình chăm sóc, 
giáo dục trẻ. Mục đích của việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là hình thành 
cho trẻ những năng lực đầu tiên cần thiết cho sự phát triển trí tuệ. Hoạt động trí óc, 
khả năng tư duy, so sánh, nhận xét, đặc biệt là sự phát triển ngôn ngữ. Thông qua 
ngôn ngữ, trẻ trao đổi những nhu cầu, nguyện vọng của trẻ và tiếp thu kiến thức, qua 
ngôn ngữ, trẻ có thể cho người lớn biết những tâm tư, nguyện vọng của trẻ. Thông 
qua sự giao tiếp với bạn bè trẻ được rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo đầu tiên mang 
tính tập thể. Thông qua giao tiếp hàng ngày với người lớn, giáo viên giúp trẻ tiếp thu 
những tri thức ban đầu, hình thành những hành vi chuẩn mực, những phẩm chất đạo 
đức.
 Thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học qua nghe, nhìn cử 
chỉ, điệu bộ khi cô kể, trẻ phân biệt được cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác. Từ đó giúp 
hình thành nhân cách của trẻ. Thông qua việc cho trẻ làm quen với văn học giúp trẻ 
phát triển năng lực tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, hướng tới 
cái đẹp. Khi trẻ kể chuyện, ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc, 
vốn từ phong phú. Trẻ biết trình bày ý kiến, suy nghĩ, kể về một sự vật hay sự kiện 
nào đó bằng chính ngôn ngữ của mình.
 Đối với trẻ Mầm non, nhất là trẻ 5 tuổi, các cháu rất nhạy cảm với nghệ thuật 
ngôn từ. Âm điệu, hình tượng của các bài hát ru, đồng dao, ca dao, dân ca sớm đi vào 
tâm hồn tuổi thơ. Những câu chuyện cổ tích, thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ. Chính vì 
vậy cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tiếp xúc với văn học và đặc biệt là cho trẻ hoạt động 
làm quen với văn học là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất, hiệu quả nhất, 
là tiền đề chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp một.
 Văn học có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ như vậy, nhưng việc làm thế nào để thu hút 
 2 văn học với việc giáo dục đạo đức và nhân cách cho trẻ Mẫu giáo.
 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 - Đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5- 6 
tuổi làm quen văn học Tôi đã thực hiện nghiên cứu tại trường Mầm non Bình Minh 
- Phường Xương Giang -Thành phố Bắc Giang.
 - Đối tượng nghiên cứu là trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A3.
 5. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
 - Phương pháp tuyên truyền kết hợp với các bậc phụ huynh.
 - Phương pháp nghiên cứu điều tra thực tế.
 - Phương pháp trực quan.
 - Phương pháp đàm thoại.
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
 II. GIẢI QUYẾT VẦN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận.
 Văn học là môn rất quan trọng đối với trẻ mầm non, là phương tiện phát triể ngôn 
ngữ cho trẻ có đủ vốn từ, để nói năng lưu loát, diễn đạt gãy gọn. Biết sử dụng từ đúng 
lúc đúng chỗ, không những thế mà việc dạy trẻ làm quen với những từ ngữ nghệ thuật 
như từ tượng hình, từ tượng thanh giúp trẻ phát triển trí tưởng tương, óc quan sát, khả 
năng tư duy độc lập trong suy nghĩ
 Thông qua nội dung của tác phẩm giáo dục trẻ biết yêu quý người hiền lành, biết 
ơn, kính yêu ông bà cha mẹ, anh chị, bạn bè, biết nhường nhịn em nhỏ
 Quá trình tổ chức cho trẻ làm quen văn học đã cho chúng ta thấy rằng thơ, truyện 
đã góp phần phát triển mạnh mẽ ở trẻ Mầm non về tấm lòng nhân ái tình cảm yêu 
thương với những người gần gũi, những cảnh vật xung quanh ... tất cả đã đi vào lòng 
trẻ một cách tự nhiên và khắc sâu trí nhớ của trẻ. Chính vì vậy trong những năm qua 
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai có hiệu quả chuyên đề cho trẻ làm quen văn học 
- chữ viết nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đổi mới nội dung phương 
pháp, giáo viên tích cực khai thác lồng ghép các hoạt động giáo dục trẻ một cách linh 
 4 cho trẻ.
 - Trẻ ở cùng một độ tuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều.
 - Được sự yêu quý, tín nhiệm và tin cậy của phụ huynh học sinh.
 3.2. Khó khăn.
 - Một số trẻ còn nói ngọng, phát âm chưa chuẩn nên ảnh hưởng đến sự tiếp thu của 
những trẻ khác.
 - Trẻ trong lớp phần lớn là con nhà nông nên cha mẹ ít có thời gian quan tâm vì 
vậy nhận thức của trẻ còn hạn chế.
 - Đa số trẻ chưa có kỹ năng đọc thơ diễn cảm, kể chuyện sáng tạo nên khi tổ chức 
hoạt động làm quen với văn học kết quả đạt được chưa cao.
 - Một số bậc phụ huynh chưa tích cực phối hợp với giáo viên trong việc chăm 
sóc giáo dục trẻ và dạy trẻ học thơ, kể chuyện.
 - Tranh ảnh, băng đĩa, đồ dùng, đồ chơi, các phương tiện hiện đại phục vụ hoạt 
động dạy văn học cho trẻ chưa đầy đủ theo các chủ đề.
 Để nắm bắt được tình hình thực tế của lớp cũng như của cá nhân từng trẻ, bản 
thân tôi đã tổ chức ra nhiều hình thức cho trẻ được làm quen với các dạng như truyện, 
thơ, đóng kịch ...với mọi thời điểm khác nhau, nhằm giúp cho tôi nắm được khả năng 
của các cháu và từ đó có biện pháp khắc phục cho trẻ được tốt hơn.
 Tôi đã lên kế hoạch điều tra mức độ tích cực của các cháu trong lớp qua hoạt động 
này và qua điều tra tôi thấy có nhiều cháu chưa chú ý vào giờ hoạt động làm quen văn 
học, có cháu thì chưa hiểu được nội dung, cháu thì chưa thuộc và kể lại được tác 
phẩm, còn có cháu thì chưa thật sự chú ý vào tác phẩm.
 Kể từ đó tôi bắt đầu thấy băn khoăn và lo lắng, tìm tòi mình phải làm như thế nào 
để tạo hứng thú cho trẻ, lôi cuốn trẻ vào hoạt động này. Tôi trò chuyện và nắm bắt 
tâm lý của từng cháu, liệt kê số trẻ không thích hoạt động này với lý do gì ? Tại sao? 
Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng hoạt động dạy văn học cho trẻ, đầu năm học 
2018-2019, tôi đã tiến hành khảo sát khả năng phát triển ngôn ngữ và sự hứng thú học 
văn học của trẻ tại lớp mẫu giáo 5-6tuổi A3 qua bảng thống kê sau:
 6 hoặc có các con vật trong sân trường tôi cũng gợi mở cho trẻ thi nhau kể chuyện về 
các con vật đó.. .hình thức này đã giúp trẻ có nhiều ý tưởng sáng tạo hay và có ý thức 
thi đua để đạt kết quả tốt.
 - Tạo môi trường cho trẻ hoạt động là một việc làm vô cùng quan trọng bởi nó là 
chỗ dựa, là cơ sở vững chắc để nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen văn học. Đòi 
hỏi giáo viên phải biết tạo cảm xúc cho trẻ bằng các con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu, 
đồng thời cũng phải biết gợi mở cho trẻ có cảm xúc tích cực khi tham gia hoạt động 
kể chuyện sáng tạo. Qua nội dung các bức tranh, các nhân vật, các con rối trẻ được 
xem và nói lên nhận xét của mình về các đồ dùng đó. Như vậy ngôn ngữ của trẻ được 
phát triển một cách phong phú và đa dạng
 Ví dụ:
 * Xây dựng mô hình”Vườn cổ tích”
 “Vườn cổ tích” là một góc được bố trí tại một không gian hợp lý trong nhóm lớp. 
Trong góc xây dựng các hình ảnh, mô hình cảnh quan về nội dung, về các nhân vật 
trong các câu chuyện tạo cho trẻ những cảm nhân mới lạ, có cảm giác thích tìm tòi 
khám phá.
 Ví dụ: Ở chủ đề “Trường mầm non”. Chuẩn bị cho kể chuyện “ Đôi bạn nhỏ”
 Tôi xây dựng trong góc cổ tích mô hình về câu chuyện “đôi bạn nhỏ” gồm các 
mảng mô hình được bố trí hợp lý từ vị trí trẻ bước vào vườn đến bên trong sâu của 
khu vườn:
Mô hình 1: Hình ảnh gà con và vịt con đang thân thiện bên nhau.
Mô hình 2: Gà trên bãi cỏ tìm giun; Vịt con dưới ao mò ốc.
Mô hình 3 : Cáo đuổi bắt gà.
Mô hình 4 : Vịt cõng gà bơi dưới ao.
 Trẻ được vào thăm vườn cổ tích, được quan sát các mô hình, trẻ sẽ tư duy tưởng 
tượng ra nội dung của câu chuyện theo trí tượng tượng của trẻ. Và sau đó cô sẽ giúp 
trẻ gợi mở để tiếp tục khai thác sâu hơn trí tưởng tượng của trẻ, giúp trẻ tự đạt ra các 
câu hỏi cũng như các câu trẻ lời sáng tạo.
 Ví dụ: Bước vào vườn cổ tích, trẻ nhìn thấy ngay hình ảnh 2 bạn gà và vịt xinh 
đẹp và thân mật. trẻ có thể đạt câu hỏi: Bạn gà vịt đang là gì nhỉ?; trẻ có thể tự trả lời: 
À, chắc là gà vịt đang đang nói chuyện; À, chắc là gà vịt đang rủ nhau đi chơi!....
 8 gợi mở về các tác phẩm văn học trẻ sẽ được làm quen, hoặc đã được làm quen. Tôi 
xây dựng góc sách của lớp. Góc sách cũng là góc được bố trí trong không gian phù 
hợp của lớp. Góc sách có nhiều các loại sách, tranh, chuyện tranh có nội dung phù 
hợp với nội dung chủ đề. Các sách tranh phải phù hợp với trẻ, là các tranh chuyện 
mầm non, tranh có ghép chữ to, hình ảnh sinh động hấp dẫn trẻ, có tác động đến trí 
tưởng của trẻ.
 Xây dựng góc sách để trong các giờ chơi trẻ sẽ chủ động xem tranh, xem sách. 
Thông qua đó để làm quen với nội dung của các tác phẩm văn học. Thông qua các 
tranh chuyện, trẻ tự đặt câu hỏi về nội dung các bức tranh, tư duy về các bức tranh 
thành những câu chuyện theo trí tưởng tượng của trẻ. Tự trả lời cho những câu hỏi 
mà trẻ tự đạt ra, hoặc các câu hỏi mà cô gợi mở cho trẻ tìm hiểu.
 Thông qua góc sách cô hướng dẫn cho trẻ cách cầm sách, cách đọc sách, trẻ tự 
đọc chuyện theo tưởng tưởng; trẻ tư duy tưởng tưởng về những câu chuyện sáng tạo 
qua các hinh ảnh trong sách tranh. Từ đó đạt được mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho 
trẻ cũng như phát triển các lĩnh vực giáo dục khác.
 Để góc sách được phong phú thì giáo viên phải tích cực sưu tầm sách tranh, thay 
đổi sách tranh trong góc sách theo chủ đề, theo nội dung từng tác phẩm văn học mà 
trẻ sẽ học, đã học để trẻ tìm hiểu, tránh sự nhàm chán. Sưu tầm các loại tranh ảnh, hoạ 
báo có nội dung chương trình để làm phong phú góc sách. Để thuận tiện và hiệu quả 
của góc sách đối với giáo dục trẻ, việc bố trí, sắp xếp các sách tranh trong góc phải 
vừa tầm với của trẻ, giúp trẻ dễ lấy dễ sử dụng.
 10 huynh để tự mình tìm tòi, tham khảo, học hỏi tự làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ các 
hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và các hoạt động dạy trẻ học thơ theo chủ đề. Khi có 
nguyên vật liệu rồi, tôi nghiên cứu xem nên làm đồ dùng, đồ chơi gì cho phù hợp với 
tiết dạy, phù hợp với nguyên vật liệu mà mình đang có.
 Phối kết hợp với các bậc phụ huynh thông qua các hoạt động đón trẻ, trả trẻ; 
qua các buổi hợp phụ huynh ...tôi đã tuyên truyền, vận động các bậc phụ huynh ủng 
hộ nguyên vật liệu, phế liệu....và một số bậc phụ huynh có điều kiện, khéo tay đã tích 
cực làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động tại lớp. Qua từng chủ đề, đồ dùng, đồ 
chơi của lớp tôi phong phú hơn rất nhiều.
 Ngoài ra tôi còn tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có trong thiên nhiên để tạo 
ra các con vật như: Các chai lọ nhựa, các lon bia, các hộp giấy để tạo ra các con vật 
để phục vụ cho tiết học....
 12

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_trong_hoat_dong_lam.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với văn học.pdf