SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi trải nghiệm thực hành cuộc sống thông qua giờ học kỹ năng
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, trình độ tri thức của trẻ nâng lên gấp bội, nhưng bên cạnh đó, kỹ năng sống của trẻ dường như bị tụt lùi. Điều này càng thể hiện rõ đối với trẻ ở thành thị, những vùng kinh tế phát triển. Chúng ta dễ dàng bắt gặp trẻ 5 - 6 tuổi vẫn còn được mẹ chăm bẩm từng ly từng tí: từ việc vệ sinh cá nhân, mặc quần áo đến việc đúc ăn. Những việc làm này vô tình sẽ làm mất dần kỹ năng tự lập cho trẻ. Vì thế, giáo dục mầm non luôn hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ. Việc cho trẻ được trải nghiệm thực hành cuộc sống sẽ trang bị cho trẻ kiến thức, kỹ năng cần thiết để ứng phó trước những tình huống xảy ra trong thực tế hằng ngày. Như chúng ta đã biết, đất nước ta hiện nay nền kinh tế phát triển đang trên đường hội nhập Quốc tế, chúng ta phải giao lưu với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Vì thế việc cho trẻ được trải nghiệm kỹ năng thực hành cuộc sống đã và đang là một vấn đề then chốt, là nền tảng để phát huy tối đa hiệu quả giáo dục. Thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ giúp trẻ tự tin, sống có trách nhiệm và tham gia tốt hơn vào các hoạt động xã hội.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi trải nghiệm thực hành cuộc sống thông qua giờ học kỹ năng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi trải nghiệm thực hành cuộc sống thông qua giờ học kỹ năng

1. Đặt vấn đề 1.1. Lý do chọn đề tài Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc. Việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của mỗi gia đình: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Việc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này. Bác Hồ nói: “Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế văn hóa”. Sản phẩm của giáo dục là con người mà con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước trong tương lai đó chính là thế hệ trẻ. Chính vì vậy, phải chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt ngay từ khi trẻ còn ở độ tuổi mầm non. Người giáo viên mầm non ngoài việc hướng dẫn cho trẻ vui chơi, cho ăn, cho ngủ, giáo dục trẻ trở thành những đứa trẻ lễ phép ngoan ngoãn thôi chưa đủ, mà nhiệm vụ của người giáo viên mầm non còn phải chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng sống mà quan trọng hơn là kỹ năng thực hành trải nghiệm qua thực tế. Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, trình độ tri thức của trẻ nâng lên gấp bội, nhưng bên cạnh đó, kỹ năng sống của trẻ dường như bị tụt lùi. Điều này càng thể hiện rõ đối với trẻ ở thành thị, những vùng kinh tế phát triển. Chúng ta dễ dàng bắt gặp trẻ 5 - 6 tuổi vẫn còn được mẹ chăm bẩm từng ly từng tí: từ việc vệ sinh cá nhân, mặc quần áo đến việc đúc ăn. Những việc làm này vô tình sẽ làm mất dần kỹ năng tự lập cho trẻ. Vì thế, giáo dục mầm non luôn hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ. Việc cho trẻ được trải nghiệm thực hành cuộc sống sẽ trang bị cho trẻ kiến thức, kỹ năng cần thiết để ứng phó trước những tình huống xảy ra trong thực tế hằng ngày. Như chúng ta đã biết, đất nước ta hiện nay nền kinh tế phát triển đang trên đường hội nhập Quốc tế, chúng ta phải giao lưu với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Vì thế việc cho trẻ được trải nghiệm kỹ năng thực hành cuộc sống đã và đang là một vấn đề then chốt, là nền tảng để phát huy tối đa hiệu quả giáo dục. Thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ giúp trẻ tự tin, sống có trách nhiệm và tham gia tốt hơn vào các hoạt động xã hội. Vậy làm thế nào để thế hệ trẻ chúng ta nhận thức và giữ vững được nền văn hóa của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay và trong thời đại mới là nhiệm vụ Nói như thế để ta thấy được tầm quan trọng của việc hình thành kĩ năng thực hành cuộc sống cho trẻ mầm non. Giai đoạn lứa tuổi mầm non, giai đoạn quan trọng để học để tiếp thu để lĩnh hội những giá trị sống và để hoàn thiện và phát triển toàn diện nhân cách. Cần hình thành các kĩ năng thực hành thực tế cần thiết cho trẻ tạo nền tảng để trẻ có nhận thức đúng, có hành vi ứng xử phù hợp ngay ở giai đoạn đầu đời này. b. Cơ sở thực tiễn Ở lứa tuổi mầm non, trẻ em như một trang giấy trắng không tì vết, chúng thụ động bỡ ngỡ, không biết xử lý không biết ứng phó, giải quyết tình huống khi không ở cùng gia đình, chưa nhận biết được những sự vật xung quanh, chưa biết tái hiện hay mô phỏng lại sự việc diễn ra trong thực tếChính vì thế nên việc giúp trẻ trải nghiệm thực hành cuộc sống là việc rất cần thiết. Việc hình thành kĩ năng thực hành cuộc sống cho trẻ mầm non là việc rất quan trọng, giúp trẻ có kinh nghiệm trong các trải nghiệm cuộc sống, biết điều nên làm, điều gì không nên làm, khả năng xử lí tình huống, khả năng sáng tạo tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện ở những bậc học tiếp theo. Vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ luôn được cấp trên quan tâm và chỉ đạo sát sao. Căn cứ vào công văn số 463/BGDĐT-GDTX ngày 28 tháng 01 năm 2015 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở GDMN, GDPT và GDTX. Thực tiễn đã chứng tỏ việc giáo dục kĩ năng sống trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh. Giáo dục kĩ năng sống là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Nhiều nước trong khu vực châu Á và trên thế giới đã thực hiện giáo dục kĩ năng sống trong dạy học và cho rằng quan điểm này đem lại hiệu quả nhất định. Trong quá trình công tác giảng dạy tại trường Mầm non Tam Quan tôi nhận thấy việc hình thành kĩ năng thực hành cuộc sống cho trẻ mầm non chưa thực sự được chú trọng, đa số giáo viên và cha mẹ chỉ chú tâm vào giáo dục các kiến thức khoa học trí tuệ mà quên đi những kĩ năng sống, những kĩ năng về suy nghĩ xét thấy đơn giản không cần dạy cũng biết cũng thực hiện được. Họ không biết rằng chính những điều đơn giản đó ta cũng cần phải dạy phải hình thành ở trẻ để góp phần phát triển toàn diện cả về nhân cách lẫn trí tuệ. Cụ thể tại lớp Lá 3 - tôi đang 1.5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp đọc sách và nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này giúp cho quá trình nghiên cứu được thuận lợi hơn. Thông qua các loại sách tham khảo, sách giáo viên, sách sáng kiến và các tài liệu có liên quan đến đề tài. Đọc và hệ thống các tài liệu có liên quan đến cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu cũng như vận dụng thực tiễn và tài liệu liên quan đến một số biện pháp giúp trẻ trải nghiệm thực hành cuộc sống cho trẻ mẫu giáo đạt hiệu quả. - Phương pháp quan sát: quan sát trẻ trong các tiết học kĩ năng sống, trong các hoạt động trải nghiệm thực tiễn để giúp trẻ hình thành những kĩ năng thực hành cuộc sống cơ bản. - Trao đổi với các giáo viên trong trường để đưa ra một số biện pháp hình thành kĩ năng thực hành cuộc sống cho trẻ đạt hiệu quả. - Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: thống kê số liệu và tính phần trăm, nhằm sử dụng số liệu thu được vào phân tích kết quả nghiên cứu. - Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm: Qua đề tài nghiên cứu có thể rút ra những kinh nghiệm và đưa ra các ý tưởng mới về các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả trong việc giúp trẻ hình thành kĩ năng thực hành cuộc sống. * Dựa vào vốn kiến thức đã học và tiếp thu học hỏi những kinh nghiệm. Để hình thành kĩ năng thực hành cuộc sống cho trẻ mẫu giáo thực sự hiệu quả, tôi cố gắng tìm những tư liệu gần gũi đối với trẻ để tạo ra các giải pháp giúp cho trẻ có được các kĩ năng cần thiết và biết vận dụng chúng một cách có hiệu quả ở trường mầm non cũng như ở gia đình và ngoài xã hội. 1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu (Bắt đầu, kết thúc). Tôi thực hiện đề tài này ở lớp tôi đang dạy, có 35 trẻ 5 - 6 tuổi. Đề tài này được tiến hành trong một năm học, từ tháng 8/2020 đến cuối tháng 03/2021 tại lớp Lá 3 - Trường mầm non Tam Quan. 2. Nội dung 2.1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu thực hành cuộc sống cho trẻ mầm non bản thân mỗi giáo viên cần hiểu và nắm được bản chất của vấn đề. Giáo viên không dạy trẻ phải làm thế này thế kia, mà nhiệm vụ của giáo viên là giám sát, theo dõi các hành vi và cách thức tiếp cận, học hỏi của bé. Qua đó kỹ năng thực hành cuộc sống của trẻ được hình thành và theo trẻ đến suốt cuộc đời. 2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu * Thực trạng từ nhà trường: - Trường Mầm non Tam Quan cũng như các trường mầm non khác đều khó khăn về cơ sở vật chất, nhất là các phương tiện dạy học dành cho giáo viên, chưa có được sự đầu tư đúng mực về các phương tiện hỗ trợ cho công tác giảng dạy của giáo viên. - Tư liệu tham khảo cho giáo viên còn hạn chế. * Nguyên nhân: - Trường Mầm non Tam Quan là trường công lập tự chủ một phần nên khó khăn trong việc đầu tư kinh phí cũng như các trang thiết bị để hỗ trợ cho công tác giảng dạy của giáo viên. - Lĩnh vực thực hành cuộc sống là một nội dung mới nên ít có tài liệu để cung cấp cho giáo viên nghiên cứu, học hỏi. * Thực trạng từ giáo viên: - Giáo viên chưa mạnh dạn đầu tư, chưa tự giác nâng cao tính kiên nhẫn của bản thân để tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm lĩnh vực thực hành cuộc sống. - Còn gặp nhiều khó khăn về thời gian, kinh nghiệm trong việc tìm kiếm tài liệu, phương pháp, nghiên cứu đề tài, chưa thực sự chú tâm trong việc hình thành kỹ năng thực hành cuộc sống là quan trọng và cần thiết cho trẻ mầm non. * Nguyên nhân: - Đa số giáo viên dạy trẻ theo phương pháp truyền thống, ngại đổi mới nên chưa tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, thực hành những việc xảy ra trong thực tế. 1./ Xây dựng kế hoạch nội dung kỹ năng sống theo từng chủ đề - bước đầu hình thành nhân cách cho trẻ. 2./ Tổ chức tốt các tiết kỹ năng sống - tạo cơ hội cho trẻ được thực hành trải nghiệm. 3./ Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động trải nghiệm - là điều kiện để trẻ thể hiện kỹ năng thực hành cuộc sống. 4./ Xây dựng các bài tập cho trẻ trải nghiệm thực hành cuộc sống thông qua phương pháp Montessori - là con đường giúp trẻ được trải nghiệm, kích thích tiềm năng trí tuệ. 5./ Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh để giáo dục kỹ năng thực hành cuộc sống - tạo niềm tin, sự gắn kết giữa phụ huynh với giáo viên. 2.3. Mô tả, phân tích các giải pháp (hoặc biện pháp, các cách ứng dụng, cách làm mới) mà tác giả đã thực hiện, đã sử dụng nhằm làm cho công việc có hiệu quả cao hơn “Đúng là chúng ta không thể tạo ra thiên tài. Chúng ta chỉ có thể dạy trẻ nhỏ cơ hội phát huy những tiềm năng của chúng.” Trải nghiệm thực hành cuộc sống là cho trẻ cơ hội để trẻ tự phát huy những tiềm năng của mình, trẻ được tự do thực hiện công việc theo cách của mình, không lệ thuộc hay bắt chước người khác, không bắt ép trẻ phải thực hiện theo một khuôn khổ nhất định. Người lớn chỉ có thể giám sát, đồng hành và kiên nhẫn cùng trẻ. Thực tế hiện nay, ít có phụ huynh nào tạo cơ hội cho trẻ được tự do trải nghiệm cuộc sống mà thay vào đó, đa phần trẻ hoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ của người lớn, người lớn vạch ra các hoạt động và yêu cầu trẻ phải thực hiện theo hay trả lời những câu hỏi sẵn có của trẻ mà không tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ được tìm hiểu nguyên nhân do đâu, như thế nàoChính vì nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ trải nghiệm kỹ năng thực hành cuộc sống là một việc làm không thể thiếu trong trường mầm non, với lòng say mê, yêu nghề, tinh thần trách nhiệm của bản thân luôn mong muốn cho trẻ hiểu biết được những điều diễn ra trong cuộc sống xung quanh. Tôi đã cố gắng tìm tòi và học hỏi những điều mới mẻ qua các phương tiện thông tin đại chúng để đúc rút được một số kinh nghiệm trong việc cho trẻ trải nghiệm thực hành cuộc sống trong trường mầm non để mang lại kết quả tốt trong giảng dạy. Sau đây là những biện pháp nhằm đem lại - Nhận ra và làm được một số công việc nhà. Tháng Các ngành - Thực hành cách sử dụng dao, kéo, dĩa. 12 nghề trong xã hội - Không chơi với những đồ vật, đồ chơi nguy hiểm (dao, kéo.) - Có kỹ năng làm việc nhóm Tháng 1 Bé yêu động vật - Thực hành rán trứng. - Cách xử lý khi bị muỗi, côn trùng đốt. - Cách phòng tránh một số con vật hung dữ. - Phân nhóm động vật hung dữ, hiền lành. Tháng 2 Thực vật quanh - Thực hành làm nước sinh tố. bé - Thực hành kỹ năng gieo hạt, trồng cây. - Biết chào hỏi lễ phép khi có khách đến Tháng 3 Bé tham gia - Thực hành đội mũ bảo hiểm đảm bảo an giao thông toàn - Bé thực hành đi theo tín hiệu đèn giao thông. Tháng 4 Bé yêu thiên - Thực hành gấp quần áo nhiên - Thực hành lựa chọn trang phục phù hợp theo thời tiết. - Trẻ có kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước các tình huống nguy hiểm. - Bé không chơi gần nơi có ao, hồ. Tháng 5 Quê hương đất - Thực hành làm bánh. nước - An toàn khi đi du lịch. - Có tâm thế sẵn sàng khi vào lớp 1. Trường tiểu học
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_trai_nghiem_thuc_han.docx