SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực tham gia vào hoạt động giáo dục Âm nhạc

Là một giáo viên đã trực tiếp chăm sóc và dạy trẻ, nắm bắt được những hạn chế nêu trên tôi luôn trăn trở để tìm ra các giải pháp tốt nhất giúp trẻ 5 - 6 tuổi lớp tôi chơi tốt hơn trong các giờ hoạt động âm nhạc.
Âm nhạc vốn rất gần gũi với trẻ em nhưng ở những năm đầu tiên của cuộc sống, những phản ứng vui vẻ của trẻ khi nghe âm nhạc vẫn còn mơ hồ, thậm chí nhiều khi còn lẫn lộn giữa âm nhạc với các âm thanh khác nhau ở xung quanh. Tuy nhiên lòng yêu thích âm nhạc ở các cháu lại ở nhiều mức độ khác nhau. Có cháu yêu đến độ say mê, có cháu lại rất thờ ơ khi nhạc vang lên. Và mức độ yêu âm nhạc phần lớn do hoàn cảnh cuộc sống, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì thế cho nên giáo dục âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, góp phần phát triển trí tuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ. Âm nhạc đối với trẻ là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc.
Tất cả những nội dung trên cần được tiến hành thường xuyên đối với trẻ. Đặc biệt để nâng cao chất lượng, sự yêu thích âm nhạc đối với trẻ giáo viên phải tự tạo nhiều đồ chơi, đồ dùng dạy học phù hợp, tích hợp giáo dục âm nhạc với các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày ở trường Mầm non - Mẫu giáo một cách lôgich, có hiệu quả. Người giáo viên cần phải hiểu: Âm nhạc là gì? Vai trò của âm nhạc với trẻ thơ nói chung và trẻ mầm non nói riêng là như thế nào?...
doc 11 trang skmamnonhay 24/04/2024 1800
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực tham gia vào hoạt động giáo dục Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực tham gia vào hoạt động giáo dục Âm nhạc

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực tham gia vào hoạt động giáo dục Âm nhạc
 đích, ở mọi lúc - mọi nơi, có ý nghĩa rất to lớn. Giáo dục âm nhạc được tích hợp trong 
các hoạt động như: Đón trẻ, thể dục sáng, hoạt động tạo hình, hoạt động làm quen với 
văn học, hoạt động khám phá, các ngày hội, ngày lễ... Nhờ đó cuộc sống của trẻ thêm 
vui vẻ hồn nhiên, mạnh dạn tự tin, và âm nhạc còn giúp trẻ phát triển toàn diện 
về nhân cách. Nhà sư phạm Vxu -khôm - linxki đã đánh giá rất cao hiệu quả giáo dục 
toàn diện của âm nhạc “Chất lượng công việc giáo dục trong một nhà trường được xác 
định phần lớn bởi mức độ hoạt động âm nhạc trong hoạt động của nhà trường đó”. 
Nhận thức đúng đắn và sâu sắc tác dụng của giáo dục âm nhạc đối với trẻ mẫu giáo tôi 
đã nỗ lực, cố gắng tìm tòi để giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động giáo dục âm 
nhạc. Tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi tích cực tham gia vào 
hoạt động giáo dục âm nhạc”.
 - Trước khi áp dụng đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi tích cực tham gia 
vào hoạt động giáo dục âm nhạc” tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn như sau:
 *Thuận lợi 
 + Giáo viên luôn tâm huyết với nghề,có lòng yêu thương trẻ,tận tình với công 
việc. Luôn có ý thức phấn đấu vươn lên học hỏi,thường xuyên tham khảo các tài 
liệu,thông tin trên mạng,chị em đồng nghiệp có liên quan đến phương pháp dạy học 
của bộ môn 
 + Giáo viên trong lớp có tinh thần đoàn kết, có sự phối hợp nhau trong công tác 
giảng dạy, chịu khó làm đồ dùng đồ chơi.
 + Phụ huynh luôn nhiệt tình ủng hộ,quan tâm đến trẻ.
 + Học sinh ở lớp đa số các cháu được đến trường từ lứa tuổi nhà trẻ nên trẻ có 
nề nếp,thói quen trong sinh hoạt hàng ngày ở lớp,ở trường.
 * Khó khăn
 + Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động âm nhạc chưa phong phú.
 + Mức độ cảm thụ âm nhạc của trẻ khác nhau.
 + Một số trẻ còn nhút nhát, chưa hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động giáo 
dục âm nhạc. 
 2 *Biện pháp 1. Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc 
cho trẻ cụ thể theo chủ đề một cách khoa học, phù hợp và linh hoạt
 Từng chủ đề tôi xây dựng kế hoạch phù hợp với khả năng của trẻ kế hoạch hoạt 
động ngay từ đầu chủ đề: Sưu tầm những bài hát mới có nội dung ngắn, dễ nhớ, gần 
gũi với trẻ phù hợp với chủ đề, chủ điểm, phù hợp với nhận thức của trẻ chứa đựng 
tính nhân đạo đi sâu vào tình cảm, phản ánh được những hứng thú của trẻ. 
 - Ví dụ 1: Chủ đề: “Trường mầm non” tôi chọn bài “Trường mẫu giáo yêu 
thương” , “Trường chúng cháu là trường mầm non” 
 - Ví dụ 2: Chủ đề: “Động vật” tôi lựa chọn bài hát về các con vật trẻ yêu thích 
như bài hát: “Đố bạn”,tác giả Hồng Ngọc, “Chị ong nâu và em bé” của Tâm Huyền, 
“Chú ếch con”, các bài đồng dao “xỉa cá mè”, “con gà”, “làng chim”. 
 Để chuẩn bị một hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ tôi vạch sẵn 1 loạt các hoạt 
động giữa yên tĩnh và ồn ào giữa năng động và nghỉ ngơi, Duy trì cân đối giữa vận 
động “động và tĩnh”: khi kết thúc một hoạt động, tạo sự chuyển tiếp ngọt ngào uyển 
chuyển giữa các hoạt động. Nếu dừng lại đột ngột đứt quãng khi chuyển sang hoạt 
động kế tiếp sẽ làm cho trẻ mất tập trung, dễ xảy ra lộn xộn. 
 Muốn hoạt động giáo dục hiệu quả, tôi phải tìm hiểu phân tích bài hát trên cơ sở 
đó luyện hát diễn cảm, thể hiện sắc thái tình cảm phù hợp với nội dung bài hát và phải 
biết đánh đàn và sử dụng thành thạo trong một hoạt động âm nhạc vì khi được nghe 
nhạc trẻ rất hứng thú. Thường khi dạy bài hát mới trẻ đã được làm quen từ trước, ở 
mọi lúc, mọi nơi, qua các phương tiện truyền thông nên chỉ cần nghe nhạc là trẻ đã 
đoán được tên bài hát. 
 Để gây hứng thú cho trẻ tôi còn sưu tầm cải biên một số trò chơi phục vụ âm 
nhạc phù hợp với chủ đề chủ điểm để giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo 
cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc, cảm thụ âm nhạc một cách nhẹ 
nhàng, thoải mái. 
 - Ví dụ 1: Ở chủ điểm “Gia đình” tôi sưu tầm trò chơi: “ Ô cửa bí mật” qua đó 
rèn trí nhớ âm nhạc. 
 4 Một số vận động sáng tạo, trò chơi đóng vai, trò chơi đóng kịch có tác dụng rất 
lớn trong việc tạo hưng phấn, phát triển nhận thức, trí tưởng tượng, kích thích khả 
năng sáng tạo của trẻ . Lựa chọn trò chơi phải phù hợp với các hoạt động của bài học 
xen kẽ hài hoà giữa động và tĩnh tất cả mọi trẻ đều được tham gia. Để tổ chức tốt trò 
chơi đóng kịch vận động sáng tạo theo nhạc mỗi hoạt động tôi đều phải lập kế hoạch 
và tập duyệt nghiêm túc. Có như vậy mới phát huy hết vai trò của trò chơi đáp ứng 
được nhu cầu vui chơi của trẻ, góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động.
 *Biện pháp 2: Tạo môi trường mở, sử dụng đồ dùng đồ chơi, nguyên liệu 
phong phú giúp trẻ tích cực hoạt động
 Đối với trẻ mầm non hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo là yếu tố quyết 
định sự hình thành và phát triển nhân cách. Điều kiện thiết yếu để đạt được hiệu quả 
giáo dục chính là đồ dùng đồ chơi các nguyên liệu nhằm giúp trẻ ham muốn tìm tòi 
khám phá, suy đoán và phát hiện nhiều điều mới lạ khuyến khích trẻ tích cực tham gia 
biểu diễn, nên góc âm nhạc tôi cùng trẻ sưu tầm tranh ảnh, vẽ, cắt, xé dán, làm đồ chơi 
từ các nguyên vật liệu thiên nhiên, phế thải, xốp màu ,vải vụn, hộp bìa, bông len, lông 
ngan, lông gà, hột hạt, ống nhựa, gáo dừa, tre, mốc tre, vỏ trai... Với những nguyên 
liệu như vậy bản thân tôi phải suy nghĩ nghiên cứu học hỏi đồng nghiệp, học tập qua 
mạng Intenet để tạo ra những đồ dùng đồ đồ chơi cho trẻ hoạt động phù hợp với từng 
bài hát, từng trò chơi âm nhạc. Không những thế tôi cho trẻ tham gia làm đồ chơi âm 
nhạc cùng với mình. Qua đó giúp trẻ hát vận động theo nhạc nghe hát và chơi trò chơi 
âm nhạc đạt hiệu quả đặc biệt những đồ chơi trẻ được làm cùng cô hay tự mình làm ra 
tuy không đẹp nhưng trẻ rất thích.
 Để trang trí góc thay đổi theo từng chủ đề và làm mô hình , đồ dùng dụng cụ 
âm nhạc, mũ múa, phách tre, trống lắc, đàn, những con rối. 
 Ví dụ: Những hình ảnh ngộ nghĩnh, những đồ dùng dụng cụ do cô và trẻ làm, 
trẻ rất vui thích. Ở giờ hoạt động góc những lúc rảnh rỗi trẻ được linh hoạt lựa chọn 
các dụng cụ và được tự vận động theo ý thích của mình dưới nhiều hình thức: Hát, vỗ 
đệm theo nhịp, theo tiết tấu chậm, vận động cơ thể, hát nhảy múa, giậm chân, lắc lư. 
 6 còn giúp trẻ làm quen, củng cố các bài hát trong chương trình trẻ phải học hát. Đây là 
một phương pháp tiếp xúc cần thiết, chuẩn xác bởi vì học nhạc chỉ bằng sự truyền đạt 
của cô giáo sẽ dẫn tới đơn điệu khô cứng.
 - Giờ thể dục sáng: Vào đầu giờ buổi sáng trẻ tập thể dục thay thế cho lối hô 1, 2 
tôi dùng nhạc, lời của các bài hát phù hợp với chủ đề trẻ học để trẻ tập các bài hát 
theo nhạc, lời bài hát.
 Ví dụ: ở chủ đề: Bản thân tôi cho cháu tập với bài: “Nào chúng ta cùng tập thể 
dục”. Hoặc bài: “Vươn hai cánh tay”( Vươn hai cánh tay với lấy ông mặt trời, hai bàn 
tay chạm vai rồi bé lắc lắc cái hông; chân bé nâng thật cao bước đều bước thật nhịp 
nhàng).
 Tôi cũng kết hợp âm nhạc như để luyện hơi dài cô dạy các cháu vừa giả làm còi 
tàu tu tu theo bài “Đoàn tàu tí xíu” hoặc làm tiếng Gà gáy Ò ó o... Ở đây tôi muốn 
đưa âm nhạc vào để tăng thêm sự hào hứng, phấn khởi cho trẻ khi tham gia tập thể dục 
đồng thời cũng nhằm muốn giáo dục cho trẻ phát triển năng lực cảm thụ, khả năng vận 
động theo nhạc cho trẻ.
 Trong giờ dạy thể dục kĩ năng: Vận động cơ bản “Bật liên tục qua 5 vòng” 
(Thuộc chủ điểm gia đình ) lần thi dua thứ 2 tôi đã mở nhạc bài “Cả nhà thương 
nhau”làm nhạc nền để kích thích sự thi đua của trẻ, làm cho trẻ phấn khởi hứng thú 
tham gia hoạt động
 Giờ ngủ của trẻ: Hát ru là giai đoạn đầu tiên đối với con người từ thuở còn thơ. 
Người mẹ Việt Nam đã hát cho con nghe những bài hát quen thuộc của quê hương. 
Gửi gắm bao niềm tâm sự sâu sắc, trẻ nhỏ tuy không hiểu hết những giai điệu thắm 
thiết. Tác động vào đôi tai tuổi thơ được sự cảm thụ âm nhạc tinh tế. Tổ ấm thứ hai sau 
gia đình là mái trường nơi trẻ cảm nhận được tình yêu thương từ cô giáo. Vì thế trước 
khi trẻ bắt đầu đi vào giấc ngủ tôi hát ru cho trẻ nghe những bài hát về quê hương; hát 
phụ tử tình thâm cho trẻ nghe và những bài hát dân ca cho trẻ nghe ngoài ra tôi còn 
sưu tầm băng đĩa về những bài hát ru; những bài nhạc du dương nhẹ nhàng, tạo cho 
trẻ làm cho trẻ dễ đi vào giấc ngủ, cảm nhận được sự trìu mến của cô đối với trẻ, giúp 
 8 + Tính mới: Nâng cao được chất lượng hoạt động giáo dục âm nhạc. Trẻ hứng 
thú, tích cực trong hoạt động giáo dục âm nhạc, mạnh dạn tự tin khi biểu diễn trong 
các ngày hội ngày lễ.
 + Tính sáng tạo: Tạo được nhiều đồ chơi âm nhạc từ các phế liệu, xây dựng 
được môi trường âm nhạc phong phú, ứng dụng được nhiều trò chơi mới và phát huy 
được tính tích cực của trẻ trong giờ học.
II.2. Khả năng áp dụng, nhân rộng
 Sáng kiến của tôi đơn giản, dễ áp dụng có thể nhân rộng ra các lớp của trường 
mầm non Quốc tuấn và ở một số đơn vị trong huyện.
II.3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
 a. Hiệu quả kinh tế: Từ những biện pháp mà tôi đã áp dụng tại trường Mầm 
Non Quốc Tuấn nói chung và tại lớp mà tôi chủ nhiệm nói riêng đã mang lại hiệu quả 
tốt. Tôi thấy mất rất ít kinh phí mua đồ dùng, đồ chơi, không tốn kém nhiều tiền bạc 
mà chỉ cần tận dụng các nguyên học liệu sẵn có ở địa phương để làm đồ chơi âm nhạc 
cho trẻ.
 Giải pháp tôi xây dựng có thể áp dụng cho tất cả các lớp học trong trường Mầm 
non Quốc Tuấn nói riêng và áp dụng cho tất cả các trường học trong toàn cụm, huyện 
và thành phố.
 b. Hiệu quả xã hội: Qua một năm thực hiện tại lớp tôi thấy trẻ trong lớp tôi 
mạnh dạn tự tin hơn, tích cực tham gia biểu diễn văn nghệ ở trường cũng như ở nhà, 
thích đến trường học cùng cô cùng bạn.
 Giáo viên có thêm nhiều cộng tác viên cùng song hành giáo dục trẻ, mối quan 
hệ giữa cô giáo và phụ huynh sẽ trở lên mật thiết hơn.
 c. Giá trị làm lợi khác:
 Năm học 2018 -2019 cuối năm học thông qua phiếu đánh giá sự phát triển của 
trẻ 5 - 6 tuổi tất cả các lĩnh vực học sinh lớp tôi đạt 85 - 90% đây là con số khiêm tốn 
nhưng cũng rất tự hào với tôi. Năm học 2019 - 2020 tôi mong các biện pháp trên tôi đã 
thực hiện được áp dụng trong toàn khối 5 - 6 tuổi và có thể áp dụng nhân rộng trong 
 10

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_tich_cuc_tham_gia_va.doc