SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực tham gia học số lượng, số đếm ở trường mầm non
Năm học 2022-2023 tôi được phân công dạy lớp 5 tuổi tôi nhận thấy ở độ tuổi cuối cấp học này đòi hỏi các con phải có một tâm thế vững vàng, tự tin để trẻ có được tiền đề tốt khi ngưỡng cửa của trường tiểu học đang hé mở đón các cháu vào lớp 1. Để đáp ứng được yêu cầu này trong chương trình giáo dục mầm non, trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi được làm quen với rất nhiều các hoạt động. Trong đó trẻ được làm quen với rất nhiều nội dung về toán học như: Số lượng, số đếm, biểu tượng về hình dạng, kích thước, biểu tượng về không gian, thời gian.... Ở độ tuổi này trẻ phải có những khả năng đếm thành thạo trong phạm vi 10 nắm vững thứ tự gọi tên các số, trẻ hiểu số cuối cùng được gọi trong phép đếm chỉ số lượng trong tập hợp đó, đồng thời có khả năng gọi tên chung cho các tập hợp có số lượng bằng nhau trong phạm vi 10, bởi các số từ 1 đến 10 và nhận biết các số dãy số tự nhiên từ 1 đến 10 thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau, trẻ còn biết thực hiện một số những phép biến đổi đơn giản như thêm bớt, tạo nhóm, chia nhóm đồ vật có số lượng trong phạm vi 10 ra 2 phần.
Toán học là một môn khoa học rất trừu tượng và khó, đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo, hình thành biểu tượng toán cho trẻ cần sự chính xác cao. Nhận thức của trẻ mang tính chất là tư duy trực quan hành động. Trẻ tiếp thu kiến thức một cách thụ động, máy móc. Dạy trẻ như thế nào? Làm thế nào để trẻ học ở nhà tiếp thu bài có hiệu quả? Nhận thấy tầm quan trọng và thực trạng trên tôi luôn trăn trở suy nghĩ, mình phải làm gì để trẻ khi học ở nhà vẫn hứng thú với các hoạt động học và để hoạt động hình thành biểu tượng toán cho trẻ đạt hiệu quả. Nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi tích cực tham gia học số lượng, số đếm ở trường mầm non”.
Toán học là một môn khoa học rất trừu tượng và khó, đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo, hình thành biểu tượng toán cho trẻ cần sự chính xác cao. Nhận thức của trẻ mang tính chất là tư duy trực quan hành động. Trẻ tiếp thu kiến thức một cách thụ động, máy móc. Dạy trẻ như thế nào? Làm thế nào để trẻ học ở nhà tiếp thu bài có hiệu quả? Nhận thấy tầm quan trọng và thực trạng trên tôi luôn trăn trở suy nghĩ, mình phải làm gì để trẻ khi học ở nhà vẫn hứng thú với các hoạt động học và để hoạt động hình thành biểu tượng toán cho trẻ đạt hiệu quả. Nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi tích cực tham gia học số lượng, số đếm ở trường mầm non”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực tham gia học số lượng, số đếm ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực tham gia học số lượng, số đếm ở trường mầm non

2 của trẻ mang tính chất là tư duy trực quan hành động. Trẻ tiếp thu kiến thức một cách thụ động, máy móc. Dạy trẻ như thế nào? Làm thế nào để trẻ học ở nhà tiếp thu bài có hiệu quả? Nhận thấy tầm quan trọng và thực trạng trên tôi luôn trăn trở suy nghĩ, mình phải làm gì để trẻ khi học ở nhà vẫn hứng thú với các hoạt động học và để hoạt động hình thành biểu tượng toán cho trẻ đạt hiệu quả. Nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi tích cực tham gia học số lượng, số đếm ở trường mầm non”. 2. Mục đích nghiên cứu. Tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia học số lượng, số đếm ở trường mầm non” với mục đích giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động học để trẻ có nhận thức về biểu tượng số lượng, số đếm. Góp phần phát triển nhận thức cho trẻ, nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục mầm non, tạo điều kiện cho trẻ được phát triển toàn diện và có tâm thế tự tin, mạnh dạn bước vào lớp 1. 3. Đối tượng nghiên cứu. Một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia học số lượng, số đếm tại trường mầm non. 4. Đối tượng khảo sát và thực nghiệm. Trẻ lớp 5 tuổi A2 tại trường mầm non Sơn Đà. 5. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp thực nghiệm. + Áp dụng các biện pháp đề xuất. + Kiểm tra, so sánh áp dụng các biện pháp đã đề xuất. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu: Trẻ lớp 5 tuổi A2 tại trường mầm non Sơn Đà. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023. PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Cơ sở lý luận. Bằng thực tế giảng dạy hàng ngày trên lớp, trao đổi với phụ huynh qua giờ đón trả trẻ, tôi nhận thấy việc nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với toán, 4 Với mong muốn: “Giúp trẻ 5- 6 tuổi tích cực tham gia học số lượng, số đếm tại trường mầm non”, tôi đã dành nhiều thời gian khảo sát thực tế trên trẻ và nhận thấy ở trẻ: chất lượng trẻ không đồng đều. Với trẻ tôi khảo sát theo những nội dung sau: Bảng 1: Khảo sát thực trạng đầu năm (Tổng số trẻ: 30 trẻ) Mức độ đánh giá Phân loại khả năng Tốt Khá TB Yếu Stt của trẻ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ trẻ % trẻ % trẻ % trẻ % 1 Quan tâm đến các con số như thích 13,3 2 6,7% 4 5 17 % 19 63% nói về số lượng và % đếm 2 Trẻ biết đếm trên đối tượng trong 13,3 13,3 53,3 4 4 6 20% 16 phạm vi 10 và đếm % % % theo khả năng. 3 Trẻ biết so sánh số lượng của ba nhóm đối tượng trong 6,7 13,3 26,6 53,3 2 4 8 16 phạm vi 10 bằng % % % % 0 các cách khác nhau và nói được kết quả 4 Trẻ biết gộp – tách các nhóm đối tượng 6,7 trong phạm vi 10 2 3 10 % 6 20 % 19 63% % bằng các cách khác nhau và đếm. 5 Trẻ nhận biết các số từ 5 - 10 và sử dụng 13,3 2 6,7% 4 6 20% 18 60% các số đó để chỉ số % lượng, số thứ tự * Đối với phụ huynh tôi khảo sát theo nội dung sau: Nội dung Đầu năm Tỉ lệ % Phụ huynh quan tâm đến trẻ em 14 47 % Phụ huynh quan tâm đến dạy trẻ biểu 6 20 % tượng số lượng, số đếm 3. Các biện pháp thực hiện. Dựa vào số liệu điều tra trên tôi đưa ra một số biện pháp sau: - Biện pháp 1: Nghiên cứu, tìm hiểu, sưu tầm tiết dạy về biểu tượng số lượng, số đếm cho trẻ. 6 sơ xài, chưa đa dạng về loại hình và mức độ cũng như nội dung chơi, trẻ đến với góc toán chỉ chơi que tính, bảng chun, các con số, hình học... hay các bài tập cho trẻ làm phần đa là lấy trong vở bé học toán nên nội dung chưa được phong phú, trẻ đã được làm trong tiết học nên không lôi cuốn được trẻ chơi ở góc toán. Thấy được điều đó tôi mạnh dạn xây dựng góc toán theo hướng mới với các ngân hàng trò chơi và các nội dung chơi phong phú đa dạng về thể loại, hình thức chơi, cũng như các mức độ chơi để trẻ được thỏa sức phát triển tư duy theo sở thích và khả năng của bản thân. Để đáp ứng tiêu chí trang trí góc mở cho trẻ hoạt động thì ở lớp, tôi cũng đã thiết kế được các góc mở, với mỗi góc tôi có những bài tập, những trò chơi nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đưa vào kế hoạch theo từng chủ đề sự kiện. Ví dụ: Với nội dung nhận biết số lượng, số đếm Tôi làm một quyển sách “Bé vui học toán”. Để trẻ thích thú và tích cực chơi với quyển sách này, tôi đã trang trí mỗi bài tập là một bức tranh, tôi dùng chất liệu là vải dạ, chỉ màu để tạo hình và trang trí Những nội dung và bài tập sau: - Trang 1: Trò chơi Chơi cùng hột hạt. Ở trò chơi này nhiệm vụ của trẻ là xâu hạt và gắn thẻ số tương ứng. Với trò chơi này tôi làm bức tranh về bầu trời, dây để trẻ xâu hạt được trang trí làm tia nắng, các chữ số được gắn vào những đám mây - Trang 2: Tìm nhụy cho hoa. Trong bài tập này nhiệm vụ của trẻ là đếm những cánh hoa và tìm nhụy có chứa chữ số tương ứng với số cánh hoa và gắn. Bức tranh này được tôi phối hợp rất nhiều màu sắc tạo ra bức tranh vườn hoa rất đẹp, ngoài ra tôi còn trang trí thêm cỏ, bướm cho bức tranh sinh động hơn - Trang 3: Đoàn tàu tí hon. Ở trò chơi này, tôi làm một đoàn tàu với rất nhiều toa tàu, đường ray, cỏ cây. Với “Đoàn tàu tí hon” trẻ phải chọn các chữ số gắn vào các toa tàu theo thứ tự từ bé đến lớn. - Trang 4: Vườn cây ăn quả. Trong vườn cây có rất nhiều cây và trên mỗi thân cây có in một chữ số, nhiệm vụ của trẻ là tìm những tán lá, đếm số quả trên đó rồi gắn lá cho các cây có chữ số tương ứng - Trang 5: Những mảnh ghép kỳ diệu. Trên các mảnh ghép có khâu hình các con vật, bông hoa, quả và những mảnh ghép còn lại có các chữ số. Trẻ sẽ phải đếm các đối tượng và tìm chữ số tương ứng xếp vào với nhau, sao cho mỗi mảnh ghép ghép lại với nhau sẽ trùng khớp và tạo thành một hình học nhất định - Trang 6: Trong trang này tôi để nền trắng, và chuẩn bị cho trẻ các quả bóng khâu bằng dạ, các dấu cộng, trừ, dấu bằng để trong các giỏ cuối tranh để trẻ làm bài tập thêm bớt 8 Thay việc chuẩn bị cho mỗi trẻ một rổ đồ dùng, ngồi đội hình chữ u để cô dạy về số đếm và số lượng một cách cứng nhắc là cô làm mẫu rồi cho trẻ làm và nói lên kết quả trong hoạt động làm quen với toán như trên lớp thì tôi cũng đã mạnh dạn đưa thêm nội dung và thay đổi hình thức, phương pháp cho trẻ nhận biết số lượng, chữ số như sau: * Trên tiết học: Trong chương trình giáo dục mầm non có rất nhiều hoạt động để tôi lựa chọn, lồng ghép nội dung “nhận biết số lượng, chữ số” để dạy trẻ. Như trong hoạt động: Làm quen văn học, tạo hình, âm nhạc,... Nhưng hoạt động chủ đạo để tôi đưa thêm nội dung, cũng như thay đổi hình thức, phương pháp là hoạt động cho trẻ làm quen với toán + Hoạt động cho trẻ làm quen với toán: Những năm học trước trong hoạt động làm quen với toán, các con chỉ được học số đếm, số lượng theo các bước cứng nhắc.Trẻ ngồi chủ yếu đội hình chữ u, mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng phục vụ cho tiết học. - Với trẻ: Vì giờ học khô khan, cứng nhắc nên khi tham gia hoạt động trẻ mệt mỏi, dẫn đến tình trạng chán học, không tập trung chú ý vào các hoạt động cô tổ chức nên kiến thức kỹ năng cô cung cấp trong hoạt động trẻ tiếp thu một cách thụ động và kết quả đạt trên trẻ chưa cao. - Với giáo viên: Phải chuẩn bị nhiều đồ dùng, cô là người phải nói nhiều, trẻ không hứng thú với hoạt động nên dẫn đến giáo viên áp lực khi phải chuẩn bị và tổ chức một hoạt động cho trẻ làm quen với biểu tượng toán. Để khắc phục những hạn chế trên tôi mạnh dạn đưa thêm nội dung vào hoạt động làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi lớp tôi đang phụ trách, cùng với đó tôi đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động với mong muốn trẻ sẽ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động cho trẻ học số lượng, số đếm và để giảm tải áp lực trong việc chuẩn bị đồ dùng cho hoạt động dạy trẻ học toán, cũng như để tránh việc cô phải nói và làm nhiều trong 1 tiết dạy trẻ số lượng, số đếm. Ví dụ: Đối với hoạt động cho trẻ làm quen với toán, lĩnh vực phát triển nhận thức, tôi chọn đề tài: Số chẵn, số lẻ. Tôi xây dựng nội dung bài dạy như sau: 1.Hoạt động ổn định tổ chức Tôi chuẩn bị xung quanh lớp có cây, các con vật: Con khỉ, con sóc. Giới thiệu cùng vào rừng để khám phá khu rừng - Cho trẻ nghe tiếng các con vật trong rừng (Con khỉ, con tắc kè, chim) - Vừa đi vừa hát, đếm bước chân 2. Phương pháp, hình thức tổ chức: 10 - Các nhóm hãy quan sát thật kỹ xem trong nhóm mình những chiếc lá nào có con vật khi ghép thành cặp có con vật bị thừa ra, không ghép được đôi và hãy đẩy chiếc lá vào bên trong vòng tròn. - Hãy đọc giúp cô đọc các con số trên những chiếc lá đó nào! ( Cô cho cả lớp đọc, từng nhóm đọc, các nhân trẻ đọc: 1,3,5,7,9) - Bạn nào thật tinh mắt nhìn cho cô những con vật trên chiếc lá các con vừa đẩy vào trong có điều gì giống nhau? (Đều có con vật thừa ra). Đâu, các con hãy cùng chỉ vào con vật bị thừa ra nào.(trẻ chỉ vào con vật thừa ra trên chiếc lá) - Cô kết luận: Những con số khi ghép các con vật thành từng đôi có con vật bị thừa ra hoặc đứng một mình được gọi là số lẻ. - Số gì hả các con? (số lẻ) - Hãy đọc cho cô những số lẻ? (1,3,5,7,9). Cô cho tập thể lớp đọc, nhóm trẻ đọc, cá nhân trẻ chỉ và đọc. - Còn những chiếc lá ở phía ngoài thì sao, các con hãy quan sát và xem chúng có điểm gì chung(không có con vật thừa ra). Đó là những số nào, các con hãy chỉ vào những chiếc lá đó và đọc to giúp cô nào.(2,4,6,8,10). Cho cả lớp, nhóm, cá nhân trẻ đọc. - Cô kết luận: Những số khi các con vật ghép thành từng cặp, đủ đôi, không có con vật bị thừa ra được gọi là số chẵn. Được gọi là số gì các con?(số chẵn) - Cô mời các con hãy đọc những số chẵn trên chiếc lá của mình nào. (2,4,6,8,10) - Ở các nhóm các con hãy cùng nhau xếp các chiếc lá thành hàng ngang theo thứ tự từ 1 đếm 10. Hãy đọc số theo thứ tự những chiếc lá các con vừa xếp được nào (trẻ đọc:1,2,3,4,5,6,7,8,9,10). Hãy đọc ngược lại giúp cô. (Trẻ đọc:10,9,8,7,6,5,4,3,2,1) - Các con hãy đọc cho cô những số lẻ (Cô cho nhóm trẻ đọc) - Các con hãy đọc cho cô những số chẵn (Cô cho nhóm trẻ đọc) - Bạn nào giúp cô có thể đọc những số lẻ/số chẵn. - Các con hãy quan sát những chiếc lá của nhóm mình và cho cô biết cách sắp xếp của số chẵn và số lẻ trong dãy số từ 1 đến 10. (một số lẻ xong đến 1 số chẵn) - Cô trình chiếu dãy số trên máy chiếu và giải thích.: Trong dãy số từ 1 đến 10 số lẻ và số chẵn được sắp xếp xen kẽ nhau, cứ một số lẻ rồi đến một số chẵn, một số lẻ rồi đến một số chẵn. Số nhỏ đứng trước số lớn đứng sau. - Và giờ ở các nhóm các con hãy tách số lẻ, số chẵn thành 2 hàng. - Hãy chỉ và đọc cho cô dãy số lẻ/ số chẵn - Hãy cất giúp cô những chiếc lá có số lẻ/số chẵn.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_tich_cuc_tham_gia_ho.doc