SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực tham gia hoạt động văn học
Hoạt động làm quen văn học là một trong những hoạt động rất quan trọng đói với trẻ mầm non. Nó cung cấp cho trẻ vốn từ, những hiểu biết về cuộc sống, những bài học thực tiễn bổ ích thông qua các tác phẩm thơ, truyện. Thực hiện tốt hoạt động này góp phần giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, mạnh dạn, tự tin phát biểu ý kiến. Đồng thời giúp trẻ có những kĩ năng cần thiết như kĩ năng quan sát, lắng nghe, sự tuy duy, sáng tạo. Đó đều là những kĩ năng cần thiết cho sự phát triển nhân cách của trẻ.
Trẻ em mầm non là lưa tuổi vô cùng hồn nhiên và ngây thơ, trong sáng. Trẻ thích tưởng tượng, thích những không gian cổ tích, thích được hóa thân thành những nhân vật cổ tích. Hoạt động làm quen văn học giúp trẻ được thể hiện, được hòa nhập vào môi trường cổ tích. Qua đó, giúp trẻ hiểu thêm về các tính cách của nhân vật, từ đó rút ra được các bài học kinh nghiệm cho mình, giúp trẻ hoàn thiện nhân cách của bản thân và phát triển nhân cách theo hướng tích cực nhật.
Hoạt động làm quen văn học giúp trẻ được trải nghiệm cuộc sống theo một cách nhẹ nhàng, vừa học, vừa chơi, dễ dàng thấm nhuần và tạo được sự hấp dẫn cho trẻ qua các đồ dùng như rối, sa bàn, ... Trẻ luôn luôn hứng thú với những đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, mới mẻ. Hiểu được tầm quan trọng của hoạt động làm quen văn học và những nhu cầu cần thiết của trẻ mà một giáo viên mầm non như tôi cần phải tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận và được hoạt động với văn học trong môi trường tốt nhất để thảo mãn những nhu cầu của trẻ. Nhận thấy được tầm quan trọng đó, tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi tích cực hoạt động văn học”. Với mong muốn rằng các con sẽ hứng thú, tích cực và phát triển được những kĩ năng cần thiết cho bản thân.
Trẻ em mầm non là lưa tuổi vô cùng hồn nhiên và ngây thơ, trong sáng. Trẻ thích tưởng tượng, thích những không gian cổ tích, thích được hóa thân thành những nhân vật cổ tích. Hoạt động làm quen văn học giúp trẻ được thể hiện, được hòa nhập vào môi trường cổ tích. Qua đó, giúp trẻ hiểu thêm về các tính cách của nhân vật, từ đó rút ra được các bài học kinh nghiệm cho mình, giúp trẻ hoàn thiện nhân cách của bản thân và phát triển nhân cách theo hướng tích cực nhật.
Hoạt động làm quen văn học giúp trẻ được trải nghiệm cuộc sống theo một cách nhẹ nhàng, vừa học, vừa chơi, dễ dàng thấm nhuần và tạo được sự hấp dẫn cho trẻ qua các đồ dùng như rối, sa bàn, ... Trẻ luôn luôn hứng thú với những đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, mới mẻ. Hiểu được tầm quan trọng của hoạt động làm quen văn học và những nhu cầu cần thiết của trẻ mà một giáo viên mầm non như tôi cần phải tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận và được hoạt động với văn học trong môi trường tốt nhất để thảo mãn những nhu cầu của trẻ. Nhận thấy được tầm quan trọng đó, tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi tích cực hoạt động văn học”. Với mong muốn rằng các con sẽ hứng thú, tích cực và phát triển được những kĩ năng cần thiết cho bản thân.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực tham gia hoạt động văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực tham gia hoạt động văn học

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ Tên đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động văn học 1. Lý do chọn đề tài Ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, trẻ em như một trang giấy trắng, gia đình và xã hội bắt đầu vẽ lên những nét bút đầu tiên cho tương lai của trẻ. Để trẻ có một tương lai tươi sáng, một nhân cách toàn diện, trẻ cần được phát triển đầy đủ các lĩnh vực ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ, thể chất, tình cảm xã hội và các kĩ năng sống cần thiết cho trẻ. Ngày nay trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, chúng ta càng thấy rõ vai trò đó đối với việc giáo dục, phát triển toàn vẹn nhân cách trẻ. Điều đó có nghĩa là giúp trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động là một điều hết sức cần thiết. Với vị trí là một giáo viên mầm non, đang và sẽ làm những gì để có thể tổ chức các hoạt động nói chung và hoạt động văn học nói riêng một cách hiệu quả? Phải làm sao để trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách đơn giản nhưng phát huy tính tích cực chủ động của trẻ một cách tối đa? Chúng ta sẽ làm gì để tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động? Và bằng cách nào để có thể giúp trẻ đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra? Đó quả là những câu hỏi khó, những băn khoăn mà chúng ta cần đi tìm lời giải đáp. Như chúng ta đã biết quan điểm giáo dục hiện nay là “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Nếu vận dụng một cách linh hoạt quan điểm này ta sẽ phát huy được tính tích cực và chủ động sáng tạo của trẻ. Trong tất cả các hoạt động của các lĩnh vực phát triển trong trường mầm non, tôi nhận thấy là lĩnh vực phát triển ngôn ngữ nói chung và hoạt động văn học nói riêng là lĩnh vực mà trẻ có thể thể hiện trí tưởng tượng, tư duy sáng tạo và đặc biệt trẻ có thể bộc lộ cảm xúc một cách chân thật, tự nhiên nhất, khơi gợi và bồi dưỡng tâm hồn của trẻ nhiều nhất. Hơn nữa chúng ta có thể nhận thấy rằng đến tuổi mẫu giáo lớn thì trẻ đã đạt tới khả năng ngôn ngữ cao và sự tập trung nhất định. Tuy nhiên, thực tế tôi thấy khá nhiều bất cập trong việc tổ chức các hoạt động văn học cho trẻ. Là một giáo viên tôi đã đặt ra cho mình những câu hỏi như: Thông qua hoạt động học văn học, trẻ cảm nhận được điều gì? được nói những gì? được thể hiện cảm xúc như thế nào? được làm ra sao? Trẻ được chủ động bày tỏ vốn hiểu biết của mình hay là do cô áp đặt? Trẻ được tự mình thu lượm những kiến thức, chuẩn mực trong cuộc sống hay trẻ phải cố ghi nhớ tất cả những gì mà cô giáo truyền tải? Vậy thì đó là hoạt động học của trẻ? hay là của cô? Chỉ xoay quanh những câu hỏi đó thôi đã khiến tôi tự suy ngẫm và tìm lời giải đáp cho các câu hỏi của chính mình. Tôi hiểu, những hiệu quả giáo dục mà mình đã làm được thì không đáng kể, còn những tồn tại, hạn chế thì mình vướng phải khá nhiều. Điều đó đã thôi thúc tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động văn học” làm đề tài nghiên cứu và thực nghiệm trong năm học 2020 – 2021. 2. Mục đích nghiên cứu Giúp trẻ trải nghiệm để tích luỹ vốn kinh nghiệm, nó tác động trực tiếp đến việc trẻ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng sống, giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, kết nối tốt, giúp các bé tự tin hơn. 3/15 PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Tên đề tài Một số biện pháp giúp trẻ 5 – 6 tuổi tích cực tham gia hoạt động văn học 2. Cơ sở lý luận Hoạt động làm quen văn học là một trong những hoạt động rất quan trọng đói với trẻ mầm non. Nó cung cấp cho trẻ vốn từ, những hiểu biết về cuộc sống, những bài học thực tiễn bổ ích thông qua các tác phẩm thơ, truyện. Thực hiện tốt hoạt động này góp phần giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, mạnh dạn, tự tin phát biểu ý kiến. Đồng thời giúp trẻ có những kĩ năng cần thiết như kĩ năng quan sát, lắng nghe, sự tuy duy, sáng tạo. Đó đều là những kĩ năng cần thiết cho sự phát triển nhân cách của trẻ. Trẻ em mầm non là lưa tuổi vô cùng hồn nhiên và ngây thơ, trong sáng. Trẻ thích tưởng tượng, thích những không gian cổ tích, thích được hóa thân thành những nhân vật cổ tích. Hoạt động làm quen văn học giúp trẻ được thể hiện, được hòa nhập vào môi trường cổ tích. Qua đó, giúp trẻ hiểu thêm về các tính cách của nhân vật, từ đó rút ra được các bài học kinh nghiệm cho mình, giúp trẻ hoàn thiện nhân cách của bản thân và phát triển nhân cách theo hướng tích cực nhật. Hoạt động làm quen văn học giúp trẻ được trải nghiệm cuộc sống theo một cách nhẹ nhàng, vừa học, vừa chơi, dễ dàng thấm nhuần và tạo được sự hấp dẫn cho trẻ qua các đồ dùng như rối, sa bàn, ... Trẻ luôn luôn hứng thú với những đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, mới mẻ. Hiểu được tầm quan trọng của hoạt động làm quen văn học và những nhu cầu cần thiết của trẻ mà một giáo viên mầm non như tôi cần phải tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận và được hoạt động với văn học trong môi trường tốt nhất để thảo mãn những nhu cầu của trẻ. Nhận thấy được tầm quan trọng đó, tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi tích cực hoạt động văn học”. Với mong muốn rằng các con sẽ hứng thú, tích cực và phát triển được những kĩ năng cần thiết cho bản thân. 3. Khảo sát thực trạng Năm học 2020 - 2021 tôi được phân công dạy lớp 5 - 6 tuổi. Trong quá trình thực hiện giảng dạy đặc biệt đối với việc cho trẻ làm quen với văn học tôi cũng gặp phải một số thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi: - Về cơ sở vật chất: + Nhà trường trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi nhất là các đồ dùng phục vụ lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và hoạt động văn học: rất nhiều thơ, truyện, các nhân vật rối, băng đĩa truyện + Ban giám hiệu nhà trường và các cấp lãnh đạo tạo mọi điều kiện để học tập, bồi dưỡng chuyên môn đặc biệt là kiến thức về hoạt động văn học cho trẻ thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, các buổi dự giờ học hỏi lẫn nhau từ chị em đồng nghiệp. - Về giáo viên: + Bản thân tôi có năng khiếu đọc, kể chuyện diễn cảm. 5/15 điều ấy thì tôi đã tự bồi dưỡng, tìm hiểu, nâng cao trình độ nghiệp vụ theo đổi mới của ngành. Tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản bằng việc: Nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của ngành và nhà trường, sưu tầm những tài liệu liên quan đến ngành học mầm non, những phương pháp hình thức mới, đặc biệt là lĩnh vực ngôn ngữ và hoạt động văn học như: chiếu bóng, nhạc kịch, kể chuyện sáng tạo Để tạo thêm sự mới lạ và hứng thú cho trẻ, tôi đã tham khảo thêm một số tác phẩm văn học của nước ngoài, tôi ưu tiên chọn những tác phẩm có nội dung gần gũi, ngôn từ ngắn gọn, dễ hiểu, hình ảnh sinh động và phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Qua đó, vừa tạo thêm hứng thú cho trẻ, vừa giúp trẻ phát triển thêm các kỹ năng chọn lọc, các kỹ năng sống cần thiết trong cuộc sống. (Minh chứng 2: hình ảnh truyện thơ sưu tầm từ nước ngoài) Ngoài ra, tôi còn tự bồi dưỡng thêm kiến thức cho bản thân qua việc tiếp thu một số chuyên đề mẫu do nhà trường và các tổ chuyên môn xây dựng, thông qua hội thi giáo viên giỏi cấp trường, hay tham gia dự giờ chéo của đồng nghiệp về các hoạt động văn học, từ đó tôi đã mở rộng thêm vốn kinh nghiệm cho mình khi tổ chức các hoạt động văn học cho trẻ như sau: Hoạt động văn học có vai trò quan trọng và cần thiết trong cuộc sống hằng ngày của trẻ. Trẻ mầm non rất thích nghe kể chuyện, đọc thơ! Đó là một thực tế. Với sự phát triển của xã hội và ngành giáo dục hiện nay, cùng với tâm huyết của những nhà văn chuyên và không chuyên, chúng ta đã có được một kho tàng khá là phong phú các câu chuyện, bài thơ có thể vận dụng được trong việc giáo dục trẻ. Nên chúng ta càng có điều kiện hơn trong việc lựa chọn những câu chuyện, bài thơ, mới hấp dẫn nhưng lại phù hợp với nội dung mình định giáo dục trẻ. Có những tác phẩm văn học hay, hấp dẫn chẳng hạn như những tác phẩm giúp trẻ cảm nhận được nỗi vất vả, khó nhọc của người nông dân để làm ra hạt thóc, hạt gạo (bài thơ: Hạt gạo làng ta), quá trình sản xuất ra đồ dùng đồ chơi (bài thơ: Cái bát xinh xinh), truyền thống chống giặc ngoại xâm anh hùng (Truyện: Ông Gióng, Chú giải phóng quân). Những phong tục tập quán cổ truyền tốt đẹp (Truyện: Sự tích bánh chưng bánh dày, Cây đào) Để làm mới kế hoạch hoạt động học văn học, bản thân tôi luôn muốn mang đến cho trẻ một luồng gió lạ bằng cách lựa chọn những tác phẩm văn học mang tính giáo dục cao, tình tiết đơn giản, lời thoại phong phú, nhiều từ tượng thanh, tượng hình nội dung dễ hiểu, dễ nhớ giúp trẻ yêu thích hoạt động. Trẻ thực sự được thả hồn được vui, hứng thú, cảm xúc khi trải nghiệm các tác phẩm mà cô lựa chọn phù hợp với trẻ và từng chủ đề sự kiện cụ thể. 5.2. Biện pháp 2: Giúp trẻ tích cực hoạt động văn học thông qua hướng dẫn trẻ đọc sách, truyện và kể chuyện sáng tạo Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ được đọc sách từ nhỏ sẽ có xu hướng cảm nhận tốt về sự thay đổi của âm thanh, điều này tác động tích cực đến khả năng ngôn ngữ của trẻ, giúp trẻ làm giàu vốn từ, đặc biệt là khi trẻ được tham gia vào việc trả lời câu hỏi và thảo luận về nội dụng của sách. Và những tác động của sách trong việc phát triển toàn diện của trẻ sẽ đến thật tự nhiên, trẻ càng được nghe, được đọc nhiều thì vốn từ, suy nghĩ của trẻ ngày càng được mở 7/15 sách, hào hứng khi đến giờ đọc sách và rất chú ý lắng nghe cô đọc, hào hứng bàn luận sôi nổi về những câu truyện, bài thơ, hình ảnh trong sách và qua đó trẻ lớp tôi đã có vốn từ được mở rộng hơn, diễn đạt mạch lạc hơn, và tự tin hơn trong giao tiếp hằng ngày với mọi người xung quanh. Và điều đó góp phần không nhỏ trong việc giúp trẻ hoạt động văn học một cách tích cực. (Minh chứng 5: hình ảnh trẻ say mê với sách, truyện tại góc sách truyện) * Giúp trẻ tích cực hoạt động văn học, thông qua hình thức kể chuyện sáng tạo. Tôi nhận thấy rằng, đối với lứa tuổi mầm non và đặc biệt là trẻ lớp tôi rất nhảy cảm và bị hấp dẫn, thu hút bởi ngôn từ, âm điệu và hình tượng của các bài hát, bài thơ, những câu chuyện cổ tích cũng như những câu chuyện mới. Đặc biệt qua hoạt động kể chuyện sáng tạo sẽ giúp trẻ phát triển tư duy, óc tưởng tượng bay bổng, phát triển khả năng mạnh dạn, tự tin vào chính bản thân mình Qua những hoạt động kể chuyện sáng tạo đó tôi nhận thấy rằng muốn một giờ kể chuyện sáng tạo đạt hiệu quả cao giáo viên cần phải hiểu thế nào là kể chuyện sáng tạo? Kể chuyện sáng tạo gồm những hoạt động, hình thức nào? Với hoạt động kể chuyện sáng tạo là hoạt động mà trẻ đưa ra những ý kiến sáng tạo của cá nhân mình về một câu chuyện hay hình ảnh đã có, trẻ kể sáng tạo một câu chuyện mới dựa trên một gợi ý hoặc một đề tài cho trước, hoặc trẻ kể sáng tạo ra một câu chuyện mới dựa trên những kinh nghiệm, khả năng của trẻ và qua các hoạt động đó giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, khả năng tư duy sáng tạo và trên hết là làm giàu tâm hồn và hình thành các hành vi văn hoá cho trẻ. Theo kinh nghiệm của bản thân tôi thì tôi chia hoạt động kể chuyện sáng tạo thành các hình thức khác nhau như sau: a) Kể chuyện sáng tạo dựa trên một câu chuyện đã có: Đặt tên cho câu chuyện vừa được nghe: Đối với hình thức này tôi thường kể cho các con nghe câu chuyện từ 2 đến 3 lần sau đó đàm thoại về các tình tiết trong câu chuyện. Sau đó, tôi cho các con đặt tên cho câu chuyện, với những cái tên khác nhau tôi luôn hỏi trẻ: "Tại sao lại đặt như vậy?”. Tất cả các ý kiến mà trẻ đưa ra đều được tôi ghi lại vào bảng điều đó giúp trẻ cảm nhận được ý kiến của mình được cô giáo trân trọng và ghi nhận. Với việc ghi lại như vậy cũng là một cách để trẻ làm quen với chữ viết. Cuối cùng tôi sẽ đọc tất cả tên câu chuyện mà trẻ tự đặt lên cho trẻ nghe, nếu là câu truyện mới do cô sáng tạo ra thì tôi và trẻ sẽ chọn một cái tên phù hợp nhất với nội dung câu truyện để đặt. Nghĩ kết cho câu chuyện: Tôi nhận thấy việc lựa chọn truyện vô cùng quan trọng bởi vì không phải câu chuyện nào đưa vào hoạt động này cũng đạt hiệu quả cao. Với những câu chuyện quá dài và có tình tiết quá phức tạp, nội dung chưa thực sự rõ ràng và không gần gũi với trẻ, không đúng với lứa tuổi khi đưa vào sẽ khiến trẻ bị phân tán, không nhớ hết được các trình tự vừa diễn ra trước đó nên sẽ hạn chế sự sáng tạo khi trẻ nghĩ cái kết cho câu chuyện. Chính vì thế những câu chuyện dành cho hoạt động này cần ngắn gọn, có nội dung, tình tiết rõ ràng, dễ hiểu, gần gũi với trẻ để trẻ dễ nắm bắt. Ví dụ: Kể chuyện sáng tạo dựa trên một câu chuyện đã có “Cáo, Thỏ và Gà trống”
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_tich_cuc_tham_gia_ho.doc