SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực tham gia hoạt động khám phá ở trường mầm non

Muốn đưa trẻ tới hoạt động khám phá khoa học được tốt trước hết đòi hỏi giáo viên phải nắm vững phương pháp, có tâm huyết với nghề, chu đáo tỉ mỉ, chịu khó tìm tòi, sáng tạo hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động học một cách có khoa học, trẻ bước đầu có thể giao lưu và bày tỏ nguyện vọng của mình hình thành và nhận thức sự vật, hiện tượng xung quanh từ đó giáo viên sẽ giáo dục trẻ có thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên, với xã hội. Thông qua hoạt động này hình thành cho trẻ kĩ năng quan sát, tư duy, phân tích tổng hợp khái quát. Hoạt động khám phá với trẻ mầm non là quá trình tham gia các hoạt động thăm dò, tìm hiểu thế giới tự nhiên, qua đó giúp trẻ được hoạt động và tự phục vụ bản thân. Những công việc đó có thể sẽ là bài học trải nghiệm tốt cho trẻ về khoa học.
Vì thế cho trẻ khám phá sẽ cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết những gì xung quanh mình, từ môi trường tự nhiên đến môi trường xã hội. Từ những lý do trên cho ta thấy rằng, nếu giáo viên không quan tâm tạo điều kiện học tập cho trẻ, không sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động nói chung, tổ chức các hoạt động học nói riêng nhằm làm cho trẻ nắm bắt, hình thành những kỹ năng học tập đối với hoạt động khám phá. Thì trẻ sẽ không phát triển được khả năng quan sát, sự suy đoán logic, khả năng đánh giá, khám phá các sự vật hiện tượng thế giới xung quanh. Như vậy thì trẻ sẽ không được phát triển một cách toàn diện như mong muốn.
doc 16 trang skmamnonhay 16/04/2024 1741
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực tham gia hoạt động khám phá ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực tham gia hoạt động khám phá ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực tham gia hoạt động khám phá ở trường mầm non
 phá cho trẻ chưa cao, trẻ chưa hứng thú. Một mặt do quá trình thực hiện các thí 
nghiệm khám phá khoa học rất phức tạp mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, việc 
nắm vững yêu cầu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động khám 
phá của giáo viên vẫn còn hạn chế. Việc nghiên cứu tìm tài liệu, sách báo của 
giáo viên hướng dẫn các trò chơi thực nghiệm còn đơn giản chưa phong phú. 
Chính vì vậy, là người giáo viên tôi đã trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu và 
lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực tham gia hoạt động 
khám phá ở trường mầm non”.
 2.Mục đích nghiên cứu.
 Nhằm tìm ra một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực khi tham gia hoạt 
động khám phá ở trường mầm non, đồng thời phát huy cao nhất được tính tự tin, 
hứng thú của trẻ.
 3. Đối tượng nghiên cứu.
 Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực khi tham gia hoạt động khám phá 
ở trường mầm non.
 4.Đối tượng khảo sát thực nghiệm.
 Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi lớp A1 trong Trường mầm non Phú Cường.
 Số trẻ : 26 trẻ. 
 5. Phương pháp nghiên cứu.
 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
 Phương pháp quan sát.
 Phương pháp dùng lời nói.
 Phương pháp dùng trò chơi.
 Phương pháp thực hành.
 Phương pháp phân tích tổng hợp
 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.
 Đề tài được thực hiện tại trường mầm non Phú Cường huyện Ba Vì - Hà Nội.
 Từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020. 
 2/15 động, làm tiền đề giúp trẻ học tốt các hoạt động học khác như: Văn học, toán, 
âm nhạc, tạo hình chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp 1 phổ thông. 
 1.2. Cơ sở thực tiễn
Căn cứ vào nhu cầu và khả năng phát triển của trẻ 5 – 6 tuổi, đây là lứa tuổi kỳ 
diệu, trẻ rất hiếu động tò mò, muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới tự nhiên và xã 
hội. Trong các hoạt động của tuổi mẫu giáo: chơi giữ vai trò hoạt động chủ đạo, 
giữa hoạt động vui chơi và hoạt động học tập chưa có ranh giới rõ ràng. 
 Trẻ là chủ thể tích cực, giáo viên là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở các 
hoạt động tìm tòi khám phá của trẻ. Trẻ chủ động tham gia các hoạt động đó để 
phát triển khả năng, năng lực của mình. Trước những vấn đề trên, không chỉ 
cho trẻ hoạt động tích cực trong giờ chơi mà còn phải cho trẻ hoạt động tích cực 
ở các giờ hoạt động học. Cho nên việc tạo ra hứng thú khi cho trẻ tham gia hoạt 
động khám phá là rất cần thiết, nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân, 
theo nhóm nhiều hơn, được tự do khám phá theo ý thích, theo khả năng của 
mình giúp trẻ phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, các kiến 
thức kỷ năng của trẻ được củng cố và bổ sung. Chính vì vậy tôi đã chọn nghiên 
cứu các biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực khi tham gia hoạt động khám phá ở 
trường mầm non, góp phần thực hiện tốt phương pháp đổi mới giáo dục mầm 
non của trường nói riêng và ngành học nói chung.
 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
 2.1. Thuận lợi .
 Luôn nhận được sự quan tâm của nhà trường, giáo viên được tham gia các lớp 
bồi dưỡng về chuyên môn để tăng thêm sự hiểu biết về kiến thức chăm sóc giáo 
dục trẻ.
 Lớp học được Ban giám hiệu quan tâm, chú trọng đầu tư về cơ sở vật chất, 
trang thiết bị đồ dùng để phục vụ cho hoạt động.
 Giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, yêu 
thương, tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ. 
 Giáo viên có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, luôn cố gắng tìm tòi, sáng tạo 
trong giảng dạy để tìm ra các biện pháp gây hứng thú cho trẻ trong các hoạt 
động khám phá.
 Trẻ phát triển tốt về thể lực, đi học đều, thích tìm tòi khám phá, thích các hoạt 
động thí nghiệm, trải nghiệm.
 2.2. Khó khăn:
 Điều kiện để tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm, thí nghiệm, 
thực hành còn hạn chế.
 4/15 Để nâng cao được kết quả giáo dục trong các hoạt động mà đặc biệt là hoạt động 
khám phá thì trước tiên bản thân tôi phải tự học, tự bồi dưỡng nâng cao nhận 
thức và phương pháp, hình thức tổ chức của hoạt động khám phá.
 Đầu tiên, tôi tự bồi dưỡng về cách xây dựng kế hoạch, lựa chọn các đề tài 
khám phá hợp lý, phù hợp với độ tuổi, có tính sáng tạo và giáo dục cao. Bản 
thân tôi nghiên cứu kỹ bài dạy trước khi lên lớp, khi soạn cần phải bám sát mục 
tiêu, ngân hàng nội dung chương trình, tìm hiểu, nắm chắc được yêu cầu và 
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp. 
 Ngoài ra, khi được Ban giám hiệu cho đi dự giờ các đồng nghiệp tôi thấy đây 
là một cơ hội rất tốt để trau dồi, học hỏi kinh nghiệm. Bởi vì, trong quá trình dự 
giờ mọi người sẽ đưa ra những nhận xét về ưu diểm và tồn tại mà giáo viên còn 
mắc phải, từ đó sẽ đúc rút được kinh nghiệm cho bản thân.
 (Minh chứng 2: Hình ảnh: Đi dự giờ đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm).
 Bản thân tôi tích cực tham gia đầy đủ các hoạt động chuyên đề tiếp cận với 
những thay đổi và sáng tạo trong giáo dục. Luôn có ý thức học hỏi những người 
đi trước, dự giờ, tham quan các lớp, trường bạn nhằm trau dồi kiến thức, học 
những điều hay, điều mới lạ để thực hiện dạy trẻ có hiệu quả nhất.
 Việc tham gia thi giáo viên giỏi cũng là một trong những cách tự bồi dưỡng 
để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho bản thân. Thông qua việc giảng dạy trực 
tiếp, được đồng nghiệp, ban giám khảo góp ý, đánh giá về hoạt động dạy sẽ tăng 
thêm kinh nghiệm cho bản thân.
 4.2. Xây dựng môi trường và làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ khám phá
 Xây dựng môi trường hoạt động khác nhau trong lớp nhằm tạo điều kiện cho 
trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình thức hoạt động 
phong phú, đa dạng hơn . Giúp trẻ tìm hiểu và khám phá cái mới linh hoạt, sáng 
tạo hơn. Bởi vì, môi trường là yếu tố trực tiếp tác động hằng ngày đến trẻ. Môi 
trường trang trí trong lớp và ngoài lớp học, môi trường học tập, môi trường vui 
chơi đều có vai trò quan trọng đến giáo dục trẻ. 
 Để tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên được khám phá môi trường xung 
quanh bằng vật thật thông qua hoạt động thực tiễn thì điều kiện khuôn viên 
trong trường và ngoài trường cần đảm bảo đủ các yêu tố cho trẻ trải nghiệm 
khám phá thực tế theo yêu cầu cho phép. Nếu môi trường không có thì trẻ không 
thể có điều kiện tham gia thực tế được.
 Chính vì vậy dựa vào ngân hàng đề tài theo các chủ đề thiết kế các hoạt động 
khám phá thì tôi cùng với các đồng nghiệp đã tham mưu với nhà trường xây 
dựng môi trường học tập cho trẻ được khám phá thế giới xung quanh bằng các 
 6/15 mà còn cần giúp trẻ nhận biết được việc học tập là một quá trình thú vị, tạo cơ 
hội cho trẻ khám phá, không gian các đối tượng và chia sẻ với những hài lòng, 
vui thích khám phá nhằm kích thích trẻ tính tò mò, thích tìm hiểu khám phá thế 
giới xung quanh.
 Ví dụ: Tôi cho trẻ khám phá về “Sự nảy mầm của cây” 
 Nếu như bình thường giáo viên chỉ dạy trẻ trên máy tính, lô tô. thì trẻ sẽ 
hiểu theo cách thụ động, gò ép hiệu quả giáo dục không cao Thay vì cho các con 
xem tranh ảnh cô cho trẻ cùng làm thí nghiệm theo nhóm: Trồng cây, theo dõi, 
quan sát, ghi kết quả quá trình nảy mầm của cây. Trẻ được tự làm thí nghiệm 
cảm thấy rất hào hứng, thích thú để quan sát thảo luận và đưa ra kết quả khám 
phá của riêng mình. Sau đó cho trẻ trình bày về kết quả thí nghiệm của nhóm 
mình. 
 Trong hoạt động khám phá để tăng sự sáng tạo và kết quả giáo dục tôi thường 
lồng ghép tích hợp hoạt động và trò chơi để trẻ ghi nhớ tốt hơn, hiểu vấn đề sâu 
và rộng hơn. Linh động, đan xen giữa các phần chuyển tiếp trong hoạt động dạy 
để hoạt động dạy thêm hào hứng, sôi động cho trẻ. 
 (Minh chứng 4: Hình ảnh trẻ chia nhóm cùng gieo hạt đậu và theo dõi sự nảy 
 mầm của hạt đậu).
 4.4. Tăng cường cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm thí nghiệm 
khoa học.
 Trẻ mầm non là lứa tuổi rất hiếu động, thích khám phá, tìm tòi thế giới xung 
quanh. Vì vậy một trong những phương pháp giáo dục mang lại hiệu quả cao 
nhất đối với trẻ khi tổ chức hoạt động khám phá là phương pháp thực hành và 
trải nghiệm. Thông qua các thao tác nhìn, sờ, ném, ngửitrẻ dễ dàng lĩnh hội 
nắm bắt và khắc sâu kiến thức. Khi tổ chức hoat động khám phá thiếu những 
thao tác thực hành, trải nghiệm, thí nghiệm thì trẻ không tập trung, không chú ý 
và sẽ không khắc sâu được kiến thức.
 Tạo điều kiện cho trẻ thực hành trải nghiệm, thí nghiệm với sự vật hiện tượng 
chính là cho trẻ làm quen với sự vật hiện tượng xung quanh một cách trực tiếp 
giúp cho trẻ phát triển tư duy, óc sáng tạo, cách nhận biết sự vật hiện tượng đạt 
được kết quả cao hơn.
 *Cách tiến hành một thí nghiệm. 
 Cô giáo dùng những thủ thuật khác nhau để gây sự chú ý và khêu gợi sự hứng 
thú của trẻ, như đặt câu hỏi, hát, xem video đưa ra các tình huống có ý nghĩa 
đối với trẻ để khuyến khích trẻ suy nghĩ về hiện tượng sẽ tiến hành thí nghiệm.
 Cho trẻ quan sát và trò chuyện về hiện trạng ban đầu của vật làm thí nghiệm.
 8/15 Ban đầu cô chỉ có 3 màu nhưng giờ cô đã có 5 màu rồi đó
 ( Minh chứng 5: hình ảnh cô làm thí nghiệm giấy truyền nước cho trẻ quan sát 
 hình ảnh cắt từ video gửi phụ huynh học sinh qua facebook).
 (Hình ảnh trẻ thực hiện thí nghiệm tại nhà hình ảnh cắt từ video do phụ huynh 
 học sinh gửi qua Facebook nhóm lớp).
 *Thí nghiệm 2: Hoa nở trong nước
 -Chuẩn bị: 
 2 bông hoa vẽ bằng giấy A4, đĩa, nước.
 -Cách tiến hành:
 Những bông hoa cô đã chuẩn bị cô sẽ gấp những cánh hoa lại. Sau đó đổ nước 
vào đĩa và thả những bông hoa vào trong đĩa.
 Các con hãy quan sát xem điều gì xảy ra nhé
 Những bông hoa đang dần nở ra.
 -Giải thích: 
 Vì trong giấy có những phân tử và có những thành phần khi gặp nước sẽ 
chuyển hóa thành chất khác, cho nên làm cho giấy nở ra đó.
 ( Minh chứng 6 : hình ảnh cô làm thí nghiệm hoa nở trong nước cho trẻ quan 
 sát hình ảnh cắt từ video gửi phụ huynh học sinh qua Facebook).
 ( Hình ảnh trẻ thực hiện thí nghiệm tại nhà hình ảnh cắt từ video do phụ huynh 
 học sinh gửi qua Facebook nhóm lớp).
 *Thí nghiệm 3: Trứng nổi hay chìm khi cho vào nước muối.
 -Chuẩn bị: 2 quả trứng, nước, muối, 2 cốc đựng nước nước trong suốt.
 -Hướng dẫn: Cô hỏi trẻ các đồ dùng cô đã chuẩn bị? Cô làm gì với những đồ 
dùng này?
 Đổ nước vào 2 cốc cho đến khi nó được khoảng một nửa.
 Cho khoảng 6 muỗng canh muối vào 1 cốc nước và khuấy đều.
 Nhẹ nhàng thả 2 quả trứng vào trong 2 cốc nước.
 Điều gì đang xảy ra? ( cốc nước muối quả trứng nổi lên, cốc nước không có 
muối quả trứng chìm xuống dưới).
 -Kết luận: Lượng nước muối đậm đặc khiến cho quả trứng có thể nổi được.
 ( Minh chứng 7 : hình ảnh trẻ tham gia trải nghiệm làm thí nghiệm trứng nổi 
 hay chìm khi cho vào nước muối).
 *Thí nghiệm 4: Nến cháy nhờ khí gì?
 -Mục đích :
 Trẻ biết được không khí rất cần thiết và quan trọng với con người.
 Trẻ nhận biết nến cháy nhờ có khí ôxi. Khi khí ôxi hết thì nến sẽ bị tắt.
 -Chuẩn bị :
 Nến , Diêm, bật lửa, 2 cốc thuỷ tinh
 10/15

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_tich_cuc_tham_gia_ho.doc