SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực, chủ động, sáng tạo trong các hoạt động ở trường mầm non
Cùng với yêu cầu tổ chức các hoạt động cho trẻ ở trường mầm non theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, các cháu phải tự giác phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình. Tuy nhiên, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ không phải là thuộc tính sẵn có, mà nó chỉ được bộc phát khi có một động lực thúc đẩy. Ở lứa tuổi này, trẻ phần nào đã hình thành được ý thức nên khi hứng thú và tự tin vào bản thân sẽ chủ động tham gia các hoạt động tích cực và mạnh dạn thể hiện sự sáng tạo của mình.
Vậy làm thế nào để giúp trẻ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong các hoạt động ở trường mầm non, đó là nhiệm vụ rất khó khăn của một giáo viên phụ trách nhóm lớp. Nhận thức được tầm quan trọng của tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong các hoạt động, tôi đã luôn suy nghĩ làm thế nào để phát huy hơn nữa tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong các hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi trước khi trẻ rời môi trường mầm non, bước sang môi trường học tập đòi hỏi tính tự lập nhiều như trường tiểu học. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực, chủ động, sáng tạo trong các hoạt động ở trường mầm non” để làm sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân trong năm học này.
Vậy làm thế nào để giúp trẻ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong các hoạt động ở trường mầm non, đó là nhiệm vụ rất khó khăn của một giáo viên phụ trách nhóm lớp. Nhận thức được tầm quan trọng của tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong các hoạt động, tôi đã luôn suy nghĩ làm thế nào để phát huy hơn nữa tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong các hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi trước khi trẻ rời môi trường mầm non, bước sang môi trường học tập đòi hỏi tính tự lập nhiều như trường tiểu học. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực, chủ động, sáng tạo trong các hoạt động ở trường mầm non” để làm sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân trong năm học này.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực, chủ động, sáng tạo trong các hoạt động ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực, chủ động, sáng tạo trong các hoạt động ở trường mầm non

2 đu quay, bập bênh, nhà bóng); khu vực sân chơi giao thông; khu vực trải nghiệm cát, nước, sỏi; khu vực cho trẻ trồng rau, trồng cây và chăm sóc cây cối, khu cổ tích; khu sân khấu ngoài trờitạo sân chơi hết sức đa dạng cho trẻ. Khi được tham gia vui chơi cùng các bạn, được cùng nhau khám phá trải nghiệm sẽ tạo sự gần gũi, gắn kết giữ trẻ và bạn, đáp ứng được nhu cầu của trẻ về mặt tình cảm. Qua đó, tạo động lực giúp trẻ tự tin tham gia tích cực vào các hoạt động, mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm của bản thân, biết hợp tác chia sẻ với bạn khi chơi, phát huy được sự tích cực, chủ động của trẻ Bên cạnh đó, bản thân cũng đã phối hợp cùng với chị em đồng nghiệp xây dựng rất nhiều góc chơi mở ngoài trời phù hợp với nhu cầu của trẻ và văn hoá địa phương,vô cùng hấp dẫn như: Khu mua sắm các mặt hàng gia dụng, thực phẩm, đồ lưu niệm; khu ẩm thực, giải trí; khu trò chơi học tập ngoài trời; vườn cổ tích; góc chơi với sỏi, thả bi Ở các góc chơi này, tôi sử dụng các nguyên vật liệu phế thải do phụ huynh và học sinh đóng góp. Từ những sản phẩm tưởng chừng như đã bỏ đi, qua bàn tay của các cô giáo chúng trở thành những đồ chơi đẹp mắt và hấp dẫn, trẻ cũng trở nên hứng thú hơn với chính những nguyên liệu mà mình mang đến, từ đó sẽ thích thú, chủ động hơn khi chơi. Bên cạnh đó, khi khi tham gia chơi ở những góc này trẻ sẽ được thể hiện những kỹ năng như trao đổi, mua bán. Đây là những kỹ năng hết sức cần thiết cho trẻ mầm non đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi, đáp ứng được nhu cầu của trẻ. Hình 1: trẻ hoạt động các khu vui chơi ngoài trời Bên trong lớp học, tôi đã tạo nên một môi trường rộng rãi, thoáng mát với những đồ chơi màu sắc sinh động, nhân vật ngộ nghĩnh, được sắp xếp phù hợp, đẹp mắt, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống hằng ngày của trẻ, luôn thay đổi để tạo ra sự hấp dẫn, mới lại đối với trẻ. Cùng với việc xây dựng các góc mở với nhiều đồ chơi cho trẻ hoạt động, tôi đặc biệt dành một mảng tường trống để trẻ được phát huy khả năng sáng tạo theo ý thích của mình. Khi không thích chơi ở những góc khác trẻ có thể đến đây vẽ viết ngệch ngoạt, in hình bàn tay hay thể hiện ý tưởng của mình bằng một sản phẩm nào đó Đa số những đồ dùng đồ chơi trong lớp đều là sản phẩm của cô và trẻ. Những giờ rảnh rỗi lúc đón trẻ hoặc chờ trả trẻ, tôi thường cho trẻ xem các video về cách làm đồ chơi từ nguyên vật liệu tái chế. Qua đó tôi gợi ý trẻ nêu ý tưởng làm đồ chơi cùng cô, vận động phụ huynh thu gom nguyên vật liệu. Điều này khiến trẻ vô cùng thích thú khi được tự tay làm những sản phẩm tự tạo từ chính những nguyên vật liệu bỏ đi, kích thích trẻ nỗ lực suy nghĩ sáng tạo để thực hiện sản phẩm của mình. Chính sự thú vị khi được chơi những đồ chơi do mình làm ra sẽ góp phần thu hút trẻ tham gia tích cực vào hoạt động, biết quý trọng và giữ gìn đồ dùng đồ chơi. Hình 2: Trẻ làm đồ chơi cùng cô Cùng với việc xây dựng môi trường vật chất thì xây dựng môi trường không khí vui vẻ, thoải mái, đầy tình thương yêu lẫn nhau giữ cô và các cháu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm tư, nguyện vọng của trẻ. Môi trường giao tiếp thân thiện, cởi mở giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường 4 trình hoạt động nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ. Đối với trẻ mầm non, hoạt động vui chơi chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt động của trẻ ở trường. Trẻ mầm non “học bằng chơi, chơi mà học”, qua hoạt động vui chơi trẻ nhận thức được thế giới xung quanh, qua vui chơi trẻ được thể hiện tính tích cực, chủ động và sáng tạo của bản thân mình. Chính vì trẻ học thông qua chơi, nên việc thường xuyên đem lại những trò chơi mới mẻ, thu hút sự hứng thú tham gia của trẻ là điều hết sức quan trọng. Qua các trò chơi phải đòi hỏi ở trẻ sự tư duy, tích cực hoạt động mới có thể hoàn thành nhiệm vụ chơi. Trong quá trình chơi, trẻ phải biết giao lưu, phối hợp, cùng nhau hoạt động nhóm, tăng cường vận dụng tư duy suy nghĩ của bản thân để thực hiện trò chơi. Bên cạnh đó, sự chủ động sáng tạo của trẻ còn được phát triển khi trẻ tham gia vào các hoạt động chơi như chơi ở các góc (bán hàng, làm bác sĩ); chăm sóc vườn thiên nhiên Ví dụ 1: Trong hoạt động góc, khi chơi đóng vai bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân, trẻ sẽ phải biết được thái độ của bác sĩ đối với bệnh nhân, biết dùng tai nghe để khám bệnh cho mọi người, biết được cách khám bệnh, các dụng cụ cần thiết cho bác sĩ, biết được một số bệnh thường gặp dễ bị mắc phải và từ đó đòi hỏi trẻ phải tích cực, chủ động thì mới đảm nhận được vai chơi của mình. Hình 3: Trẻ đóng vai bác sĩ, y tá Ví dụ 2: Thông qua hoạt động góc, ở góc phân vai, chơi làm người bán hàng. Trẻ được cô giáo hướng dẫn cách giao tiếp giữa người mua và người bán. Người bán thì phải chào hỏi đầy đủ, mời khách mua hàng, khi nhận tiền phải cảm ơn. Người mua thì phải hỏi giá cả, khi hỏi cũng phải sử dụng câu trọn vẹn, như thế mới là người lịch sự. Từ đó, trẻ sẽ có kỹ năng giao tiếp phù hợp trong cuộc sống, tạo nên sự tự tin, mạnh dạn và chủ động ở trẻ hơn. Hình 4: Trẻ đóng vai bán hàng và người mua hàng Đối với những trò chơi ngoài trời cũng phải đảm bảo phù hợp với nhu cầu về khả năng và hứng thú của trẻ, không nặng nề, áp đặt trẻ. Tuỳ mỗi hoạt động mà lựa chọn trò chơi và cách tổ chức khác nhau. Một yêu cầu quan trọng khi tổ chức các trò chơi cho trẻ là trẻ phải hoàn toàn được chơi theo ý thích, được thể hiện chính mình khi tham gia các trò chơi. Trong quá trình tổ chức trò chơi, tôi còn khuyến khích trẻ giải quyết nhiệm vụ chơi bằng cách đưa ra điều kiện cho trẻ như “bạn nào (đội nào) hoàn thành trò chơi thì sẽ được tuyên dương trước lớp hoặc sẽ được tặng một món quà”nhằm tạo cho trẻ sự thích thú, hưng phấn khi tham gia trò chơi. Ngoài ra, tôi còn thường xuyên thay đổi và làm nhiều góc chơi mở giúp trẻ tích cực hơn phát triển tư duy, sáng tạo cho trẻ. Hình 5:Tạo nhiều góc mở cho trẻ sáng tạo Trong quá trình trẻ chơi, tôi tăng dần độ khó của trò chơi và tình huống chơi, làm phức tạp hoá luật chơi, nội dung chơi, hành động chơi, đưa ra trò chơi 6 bản thân tôi được phụ huynh tin yêu, tạo được uy tín trong đồng nghiệp. 2.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết: Trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình GDMN, giáo viên được nhà trường chỉ đạo rất chặt chẽ trong việc thực hiện phương pháp giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”. Những nội dung, đề tài được thực hiện tại lớp đều phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ, trẻ có nề nếp trong học tập, giáo viên nắm vững phương pháp tổ chức của các hoạt động, kết quả các hoạt động đạt từ mức Khá trở lên đạt 80 %. Tuy nhiên, một trong những tồn tại của giáo viên ở hầu hết các hoạt động là chưa phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của trẻ hoặc có nhưng còn rất ít. Trẻ răm rắp làm theo yêu cầu của cô với thái độ sợ sai, sợ không đúng yêu cầu của cô chứ chưa thể hiện khả năng thực sự của bản thân. Là một giáo viên, bản thân tôi có nhiều trăn trở trước tồn tại hạn chế này. Nhìn nhận lại cả quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình và của chị em đồng nghiệp, tôi nhận thấy rằng nguyên nhân của việc chưa phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo ở trẻ là do giáo viên chưa tạo được môi trường thực sự hứng thú cho trẻ hoạt động; ít chú ý đến việc phát huy khả năng của cá nhân trẻ; quá trình tổ chức còn nặng nề về kiến thức, ít chú ý đến yếu tố lồng ghép các trò chơi nhằm tạo hứng thú cho trẻ; công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh về nội dung này cũng ít được quan tâm. Kết quả đầu năm khảo sát ở trẻ: Kết quả TT Nội dung Số trẻ Tỷ lệ Trẻ thích thú chủ động tiếp xúc, khám phá tìm 1 16/30 53% hiểu các đối tượng gần gũi xung quanh Trẻ chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được 2 15/30 50% giao hay tự chọn. Trẻ sử dụng thao tác tư duy như phân tích, tổng 3 hợp, so sánh, phân loại... vào nhận thức của mình 13/30 43% để hoàn thành công việc được tốt. 2.3. Nêu nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết: Từ thực tế trên, với khả năng và kinh nghiệm công tác của bản thân tôi đã tìm tòi, nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giúp trẻ 5-6 phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động ở trường mầm non và đã mạnh dạn áp dụng tại lớp. Bao gồm các giải pháp sau: - Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ thông qua việc tạo môi trường tốt nhất cho trẻ hoạt động - Thực hiện có hiệu quả phương pháp giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”, 8 hợp, so sánh, phân loại... vào nhận thức của mình để hoàn thành công việc được tốt. * Đối với phụ huynh: Phụ huynh cũng có nhiều chuyển biến. Ba mẹ luôn coi trọng trẻ và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục trẻ ở nhà trường. Có thói quen liên kết chặt chẽ với cô giáo thông qua nhiều hình thức trong việc dạy trẻ các kỹ năng, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ Giao tiếp giữa ba mẹ và con cái tốt hơn, đa số cha mẹ không còn la mắng trẻ, thay đổi cách rèn kỹ năng cho trẻ, phân việc cho trẻ, không chiều chuộng, bao bọc trẻ như trước. * Đối với giáo viên: Sáng kiến này đã được áp dụng ở các lớp mẫu giáo Lớn trong trường Mầm non Đại Phong năm học 2022-2023. Bản thân tôi học hỏi và rút ra được bài học kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Thành công của sáng kiến cũng chính là cái đích mà bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp hướng đến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. 2.5.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử: Các giải pháp trên đã được các giáo viên lớp 5 tuổi trong trường áp dụng và mang lại hiệu quả trên trẻ ở các lớp. 3. Những thông tin cần được bảo mật: Không 4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Tài liệu hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ theo phương pháp lấy trẻ làm trung tâm. - Nguyên vật liệu phế thải để trẻ sử dụng làm đồ dùng, đồ chơi. - Tham gia các buổi tập huấn, chuyên đề của trường bạn để học hỏi những cái hay, cái mới về phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ thông qua các hoạt động. - Nghiên cứu tài liệu trên Internet về các biện pháp giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo của trẻ. 3. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Trình độ Ngày tháng Chức Nội dung công TT Họ và tên Nơi công tác chuyên năm sinh danh việc hỗ trợ môn Nguyễn Thị Trường MN Cao Phát huy tính 1 14/05/1993 GV Hoàng Anh Đại Phong đẳng tích cực, chủ động, sáng tạo
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_tich_cuc_chu_dong_sa.doc