SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi thực hành trải nghiệm trong trường mầm non

Trong rất nhiều quan điểm, triết lý khác nhau về giáo dục trải nghiệm, không thể không nhắc đến quan điểm giáo dục Montessori. Bà là Bác sỹ nhi, nhà tâm lý học người ý bà có những nghiên cứu về phương pháp dạy trẻ nổi tiếng mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng. Ma Ri A Montessori khẳng định: "Trẻ tự đào luyện mình trong mối quan hệ với môi trường” . Có nghĩa là những gì mà trẻ có được phải " Thông qua hoàn cảnh sống bên ngoài", thông qua hoạt động tương tác trực tiếp của trẻ với môi trường. Một trong những tư tưởng triết lý của Montessori là chúng ta "không nên coi trọng trí óc hơn là đôi tay, mà phải kết hợp cả hoạt động của trí óc với đôi tay tạo thành một hoạt động sáng tạo song hành". Montessori gọi đôi tay là công cụ của trí tuệ và nhận định". Đôi tay phối hợp với bộ não để tạo nên trí thông minh của trẻ. Như vậy, "Trải nghiệm" Theo quan điểm Montessori nhấn mạnh việc học được thực hiện thông qua các tương tác với môi trường bằng sự kết hợp của nhận thức cảm tính và lý tính (Sự phối hợp của đôi tay và trí óc) và cho rằng đó là một phần không thể thiếu để trẻ phát triển và hoàn thiện. Các nhà nghiên cứu giáo dục học Việt Nam PGS. TS Hoàng Thị Phương Nghiên cứu tổ chức hoạt động cho trẻ Mầm Non cũng nêu rõ vai trò của giáo dục gắn với hoạt động trải nghiệm là trẻ được kết nối kiến thức, kỹ năng với thực tiễn cuộc sống phong phú, sinh động mà trẻ em đã và sẽ trải qua trong cuộc sống… Như vậy tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non thực sự quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển toàn diện cho trẻ, giúp cho trẻ sau này sẽ trở thành những con người có ích cho xã hội, góp phần trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
docx 28 trang skmamnonhay 16/12/2024 210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi thực hành trải nghiệm trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi thực hành trải nghiệm trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi thực hành trải nghiệm trong trường mầm non
 Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 Tuổi
 thực hành trải nghiệm trong trường Mầm non
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Mẫu giáo là viên gạch đầu tiên xây nền móng cho hệ thống giáo dục quốc 
dân. Mãu giáo tốt mở đầu cho nền giáo dục tốt. Chính vì vậy mà Đảng và nhà 
nước ta nói chung, ngành giáo dục mầm non nói riêng rất quan tâm đến việc đổi 
mới phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ. Trong 5 năm thực hiện đổi mới 
phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2016- 2020. . Trong thời 
gian thực hiện bản thân tôi tâm đắc với phương pháp tổ chức các hoạt động theo 
hướng trải nghiệm. Các hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non phong phú được 
tổ chức nhiều điểm khác nhau và thường gắn với hoàn cảnh thực tế của cuộc 
sống nên luôn tạo ra sự hấp dẫn, mới mẻ đối với trẻ. Tôi nhận thấy không nên 
tiếp tục chỉ xoay quanh truyền thụ kiến thức, mà cần đi theo một con đường mới 
có tính khả thi, theo đuổi việc giải phóng tiềm năng, phát triển cá nhân trẻ. Đặc 
biệt với trẻ 5-6 tuổi đây là giai đoạn trẻ ham thích học hỏi, muốn tự mình được 
làm mọi việc nên việc để trẻ được trực tiếp thực hành trải nghiệm, học hỏi trực 
tiếp bằng thị giác và tri giác sẽ giúp trẻ ghi nhớ và khắc sâu hơn, khơi gợi sự tò 
mò, phát triển được tính sáng tạo cho trẻ. Qua trải nghiệm trẻ được trực tiếp, 
chiêm nghiệm, tự lực tích lũy kiến thức, kỹ năng, thái độ thực tiến để trẻ tự mình 
tạo thành kinh nghiệm riêng của bản thân và phát triển cá nhân theo năng lực. 
Tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi thực hành 
trải nghiệm trong trường mầm non” Tôi đã nỗ lực tìm ra các giải pháp thực hành 
trải nghiệm phù hợp đem đến hiệu quả trong giáo dục trẻ tại lớp tôi, rất mong 
nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí trong chuyên môn để giúp cho 
đề tài được hoàn thiện và áp dụng vào nhằm nâng cao chất lượng dạy và học 
trong trường mầm non. Tôi viết sáng kiến ra đây cho các đồng chí đồng nghiệp 
trong ngành cùng tham khảo và góp ý. Chúng ta hãy “ Vì lợi ích mười năm 
trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người” vì nền giáo dục mầm non nước nhà, 
vì lợi ích của dân tộc của Quốc gia hãy tạo nền tảng vững chắc cho chặng đường 
khôn lớn của trẻ.
 2. Mục tiêu – Nhiệm vụ của đề tài 
 * Mục tiêu:
 - Các biện pháp áp dụng đạt kết quả từ 75% trở lên
 - Thông qua hoạt động thực hành trải nghiệm sẽ khơi gợi sự hứng thú, ham 
học hỏi của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện 5 mặt: Đức, trí, thể, mỹ và tình cảm 
xã hội của trẻ. 
 - Qua đề tài nghiên cứu giúp giáo viên có những định hướng phù hợp trong 
công tác dạy và học cho trẻ mầm non.
 * Nhiệm vụ của đề tài
 1/16 Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 Tuổi
 thực hành trải nghiệm trong trường Mầm non
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận.
 Trong rất nhiều quan điểm, triết lý khác nhau về giáo dục trải nghiệm, 
không thể không nhắc đến quan điểm giáo dục Montessori. Bà là Bác sỹ nhi, 
nhà tâm lý học người ý bà có những nghiên cứu về phương pháp dạy trẻ nổi 
tiếng mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng. Ma Ri A Montessori khẳng 
định: "Trẻ tự đào luyện mình trong mối quan hệ với môi trường” . Có nghĩa là 
những gì mà trẻ có được phải " Thông qua hoàn cảnh sống bên ngoài", thông 
qua hoạt động tương tác trực tiếp của trẻ với môi trường. Một trong những tư 
tưởng triết lý của Montessori là chúng ta "không nên coi trọng trí óc hơn là đôi 
tay, mà phải kết hợp cả hoạt động của trí óc với đôi tay tạo thành một hoạt động 
sáng tạo song hành". Montessori gọi đôi tay là công cụ của trí tuệ và nhận định". 
Đôi tay phối hợp với bộ não để tạo nên trí thông minh của trẻ. Như vậy, "Trải 
nghiệm" Theo quan điểm Montessori nhấn mạnh việc học được thực hiện thông 
qua các tương tác với môi trường bằng sự kết hợp của nhận thức cảm tính và lý 
tính (Sự phối hợp của đôi tay và trí óc) và cho rằng đó là một phần không thể 
thiếu để trẻ phát triển và hoàn thiện. Các nhà nghiên cứu giáo dục học Việt 
Nam PGS. TS Hoàng Thị Phương Nghiên cứu tổ chức hoạt động cho trẻ Mầm 
Non cũng nêu rõ vai trò của giáo dục gắn với hoạt động trải nghiệm là trẻ được 
kết nối kiến thức, kỹ năng với thực tiễn cuộc sống phong phú, sinh động mà trẻ 
em đã và sẽ trải qua trong cuộc sống Như vậy tổ chức hoạt động trải nghiệm 
cho trẻ mầm non thực sự quan trọng trong việc hình thành nhân cách và 
phát triển toàn diện cho trẻ, giúp cho trẻ sau này sẽ trở thành những con người 
có ích cho xã hội, góp phần trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt 
Nam xã hội chủ nghĩa. 
 Năm học 2020-2021 trường tôi tục thực hiện và báo cáo 5 năm công tác 
xây dựng trường mầm non giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và xây dựng kế hoạch 
phù hợp với nhu cầu vui chơi, học tập cho trẻ tại cơ sở. Bản thân tôi đã lên kế 
hoạch nghiên cứu giáo dục trẻ theo hướng trải nghiệm để trồng nên những mầm 
sống mới, con người mới ở Việt Nam. Đó chính là cơ sở cho tôi tiếp tục nghiên 
cứu đề tài này.
 3/16 Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 Tuổi
 thực hành trải nghiệm trong trường Mầm non
 T Mức độ nhận thức Đạt Chưa đạt
TT
 Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ 
 Nội dung khảo sát (%) (%)
 1Trẻ chủ động lựa chọn nội 
1 dung chơi và biết cách 15/33 45 18/33 55
 chơi.
 2Trẻ hoạt động tích cực 25/33 76 8/33 24
2
 3Trẻ sử dụng dụng cụ có 
3 22/33 67 11/33 33
 hiệu qủa.
 4Trẻ tương tác với bạn 20/33 61 23/33 39
4
 Từ kết quả như trên, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ tìm nhiều biện pháp trải 
nghiệm cho trẻ hoạt động. Dựa vào vốn kiến thức được bồi dưỡng chuyên môn, 
tôi đã tìm ra một số biện pháp sau :
 3. Một số biện pháp tiến hành
 Biện pháp 1: Tạo môi trường cho trẻ hoạt động trải nghiệm
 Sáu năm đầu đời đối với trẻ được coi là giai đoạn “vàng” để trẻ phát triển 
toàn diện về nhân cách và trí tuệ. Để hỗ trợ trẻ nhỏ, chúng ta phải tạo ra một môi 
trường mở cho phép nó phát triển tự do. Môi trường phong phú về động lực, có 
thể khơi dậy sự hứng thú hoạt động và mời gọi trẻ nhỏ tự có trải nghiệm của 
riêng mình. 
 * Tạo môi trường hoạt động trải nghiệm ngoài trời:
 Khi tạo môi trường hoạt động trải nghiệm ngoài trời chúng tôi đã phác thảo 
sơ đồ bố trí môi trường trải nghiệm giúp trẻ dễ định hướng nội dung các hoạt 
động. Để nhằm đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, 
học bằng chơi. Bản thân tôi đã cùng đồng nghiệp trong trường tham khảo từng 
vị trí sau đó tạo ra những môi trường phong phú hấp dẫn cho trẻ trải nghiệm. 
Với môi trường hoạt động trải nghiệm ngoài trời chúng tôi đã tận dụng hết mọi 
khoảng không gian để xây dựng một cách khoa học cụ thể tôi cùng đồng nghiệp 
đã tạo ra một số công trình như sau:
 - Vẽ lên tường những hình ảnh sinh động tái tạo lại những nét văn hóa dân 
tộc các vùng miền khi trẻ chiêm ngưỡng trẻ được khắc sâu hơn về bản sắc văn 
hóa dân tộc mình và hiểu thêm về các dân tộc khác trên địa phương. 
 5/16 Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 Tuổi
 thực hành trải nghiệm trong trường Mầm non
hành xới đất, gieo hạt (trồng cây), chăm sóc cây.qua đó trẻ hiểu hơn về sự 
phát triển của câyMinh chứng 4
 - Xây dựng Thư viện trường em trong đó có: Góc sách của bé, các trò chơi 
học tập của bé, giá sách chuyện, tủ tài liệu chuyên môn của giáo viên đã giúp 
cho CBGV nghiên cứu thêm về chuyên môn, góc sách dành cho phụ huynh dúp 
phụ huynh hiểu sâu hơn về việc chăm sóc giáo dục trẻ qua hướng trải nghiệm.
 * Tạo môi trường trải nghiệm trong lớp học: Thực hiện theo kế hoạch 
của chuyên môn trường và kế hoạch tạo môi trường cho trẻ trải nghiệm của lớp 
tôi. Ngay từ đầu năm học bản thân tôi đã cùng giáo viên trong lớp thực hiện 
trang trí lớp theo hướng mở. lớp tôi được đánh giá là đảm bảo thẩm mỹ, thân 
thiện, phù hợp lứa tuổi, các góc cho trẻ hoạt động được bố trí thuận tiện, hợp lý 
linh hoạt đáp ứng nhu cầu hứng thú hoạt động trai nghiệm của trẻ, có đa dạng đồ 
dùng, đồ chơi, cho trẻ hoạt động, các đồ chơi sáng tạo do tự tay tôi làm từ các 
nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương, với đồ chơi đa dạng phong phú các hoạt 
động học- chơi của lớp đều theo hướng trải nghiệm dưới nhiều hình thức hấp 
dẫn trẻ khắc sâu kinh nghiệm kết quả đạt được rất cao.. Ngoài ra tôi xây dựng 
được một góc thiên nhiên ở đó trẻ được khám phá trải nghiệm khoa học tự nhiên 
với các trò chơi như: Trò chơi dân gian, trò chơi với thiên nhiên: Chơi với cát, 
chơi sỏi, con đường trải nghiệm, thả chìm nổi, làm tranh từ lá, vẽ tranh cát, tranh 
đá, đong đo nước..tạo môi trường an toàn, sạch đẹp, tạo hình ảnh và ấn tượng 
riêng của lớp đảm bao nhiệm vụ xây dựng môi trường trải nghiệm trong lớp học. 
Giải pháp này thực sự cần thiết và đem đến thành công nhất định trong giáo dục 
xứng đáng là nền móng xây dựng cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách 
con người.
 Biện pháp 2: Hướng dẫn hoạt động chơi theo hướng trải nghiệm.
 Cũng như tôi nêu trong lý do chọn đề tài và nêu rõ quan điểm trong cơ sở 
lý luận các hoạt động cho trẻ mầm non theo hướng trải nghiệm có vai trò đặc 
biệt đối với sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Trong các hoạt động việc 
học tập vui chơi của trẻ theo hướng trải nghiệm tích hợp được chúng ta tiến 
hành thường xuyên nhưng làm thế nào để tìm ra cái mới đem đến hiệu quả nhất 
thì bản thân tôi luôn băn khoăn tôi đã dùng các phương pháp tìm tòi đọc, nghiên 
cứu tài liệu, tiến hành áp dụng từ lý thuyết vào thực hành rồi đúc rút kinh 
nghiệm. Tôi viết nhưng cái mới thành công của biện pháp trải nghiệm chơi tại 
lớp tôi trong sáng kiến nay
 - Lựa chọn chủ đề: Dựa vào kế hoạch chuyên môn tôi lựa chọn hướng chủ 
đề chơi cho trẻ. Các chủ đề phụ thuộc vào đặc điểm môi trường tự nhiên, xã hội, 
 7/16 Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 Tuổi
 thực hành trải nghiệm trong trường Mầm non
động tôi cho trẻ tự đánh giá kết quả hoạt động cuối cùng cho các cháu lao động 
vệ sinh.
 + Chia sẻ kinh nghiệm: Việc phản hồi kinh nghiệm của trẻ tiến hành bất kỳ 
thời điểm nào trong ngày cũng có thể cho trẻ nói nhiều lần kinh nghiệm trẻ đã 
trải qua. Tôi đã dựa vào nội dung trải nghiệm đặt câu hỏi chủ yếu là về cảm xúc, 
kỹ năng mà trẻ đã tham gia chơi
 + Trẻ rút kinh nghiệm: Những ký năng, cảm xúc, kinh nghiệm được trẻ 
chia sẻ tôi hệ thống khái khoát cho gọn cho trẻ dễ ghi nhớ tôi hay đặt câu hỏi trẻ 
lớp tôi tự rút ra kinh nghiệm: hãy nói về điều con biết qua hoạt động này.
 +Trẻ vận dụng kinh nghiệm vào cuộc sống:
 Tôi thường xuyên khơi gợi cho trẻ vận dụng về các kinh nghiệm thông qua 
trải nghiệm vào các hoạt động thực tế khác nhau trong ngày. 
 Cũng cần phối hợp với phụ huynh khuyến khích trẻ vận dụng kinh nghiệm 
trong sinh hoạt ở gia đình.
 Biện pháp 3: Hoạt động học theo hướng trải nghiệm.
 - Lựa chọn chủ đề: Phụ thuộc vào đặc điểm của giờ học tôi lựa chọn chủ đề 
trải nghiệm phù hợp với sự kiện xã hội tại địa phương hoặc sự kiện chung dẫn 
dắt đến môn học, bài học.
 - Xác định mục tiêu: Dựa vào đặc điểm hiểu biết của trẻ lên mục tiêu về đối 
tượng, nội dung trải nghiệm và khả năng hoạt động của trẻ.
 - Chuẩn bị: Tùy vào nội dung học của các môn học khác nhau cần chuẩn bị 
địa điểm phù hợp tôi thường thay đổi địa điểm để tạo sự mới mẻ hấp dẫn về chủ 
đề trải nghiệm. Chuẩn bị đồ dùng vật liệu đủ cho số lượng trẻ. Chuẩn bị thêm 
các dụng cụ ghi lại hình ảnh hoạt động của trẻ để sau các hoạt động trẻ đúc rút 
kinh nghiệm bản thân.
 - Tiến hành các hoạt động:
 + Trải nghiệm thực tế.
 Giới thiệu bài học bằng cách ứng dụng thực tế trong đời sống hằng ngày có 
liên quan đến trải nghiệm trước đó của trẻ hoặc tạo tình huống bằng kích, 
chuyện phim ngắngây hứng thú và định hướng vào bài dạy như cho trẻ thăm 
quan viện bảo tàng và xưởng gốm . Sau khi trẻ trải nghiệm tôi cho trẻ phản hồi 
lại để trẻ nêu kết quả trải nghiệm rồi lựa chọn đồ dùng vào hoạt động tạo hình . 
Ví dụ: Nặn sản phẩm nghề gốm. Minh chứng 5. Cũng như hoạt động nhận thức. 
Ví dụ: Bộ môn làm quen với toán: Số 7 tiết 2- Chủ đề gia đình. Giới thiệu bài: 
Trẻ đã từng hoạt động trải nghiệm với hồ cá nên tôi sẽ dựng kịch gia đình nhà cá 
bơi lội tung tăng kiếm ăn cùng nhau. Sau đó đố trẻ gia đình cá có bao nhiêu 
 9/16

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_thuc_hanh_trai_nghie.docx